Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ ...

Tài liệu Sáng kiến một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mầm non ở trường bán trú

.DOC
19
271
68

Mô tả:

CỘNG HÒA XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:……………………………. 1. Tên sáng kiến: Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mầm non ở trường bán trú. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ 3. Mô tả bản chất sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết 3.1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới Xã hội của chúng ta ngày nay đang trên đà phát triển không ngừng, về tất cả mọi mặt. Tất cả mọi người đều đồng ý rằng, con người là vốn quí của xã hội, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi thắng lợi của đất nước nói chung. Đặt biệt trẻ mầm non là đội ngũ kế thừa, có nhiệm vụ hoàn thiện những nhu cầu cấp bách của đất nước để sánh giai cùng các cường quốc năm châu thế giới. Chính vì tầm quan trọng của lớp trẻ sau này là chủ nhân của đất nước thì phải khỏe mạnh, cường tráng; trẻ Mầm Non rất cần sự chăm sóc - nuôi dưỡng theo khoa học. Bởi gì cơ thể trẻ đang phát triển mạnh, chức năng tâm sinh lí của trẻ dần dần hoàn thiện. Do đó bất cứ sai lầm nhỏ nào về chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ trong thời kỳ này điều ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ. Sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Vệ sinh, chăm sóc dinh dưỡng, phòng bệnh và đảm bảo an toàn…trong trường mầm non. Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của tôi “Nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ mầm non ở trường bán trú”, năm sau cao hơn năm trước”. 3.1.2. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ, cho thấy sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới * Ưu điểm Bậc học mầm non luôn được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm, trường luôn nhận kịp thời mọi chỉ đạo của lãnh đạo ngành giáo dục; các cấp chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể trên địa bàn của trường đang hoạt động; một số các bậc phụ huynh có tinh thần phối hợp cùng nhà trường trong chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ; Đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên đều có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ; đã góp phần không nhỏ vào kết quả chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non An Định. * Nhược điểm - Cơ sở vật chất trường được cải tạo từ trường không bán trú; trong quá trình chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ muốn đạt được kết quả mất rất nhiều thời gian để phục hồi, rèn trẻ có nền nếp thói quen tốt trong ăn, uống, ngủ, vệ sinh cá nhân, do đa số phụ huynh cưng chiều con của mình ở nhà; một số phụ huynh có quan niệm nuôi con khác nhau, hạn chế kinh nghiệm chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ bởi điều kiện gia đình, kiến thức nuôi, dạy con theo khoa học; - Giá cả thị trường luôn biến động cũng ảnh hưởng đến định lượng khẩu phần ăn của trẻ; năng lực giáo viên, nhân viên không đồng đều; một số phụ huynh thờ ơ trong việc trao đổi về vấn đề con của mình với các cô để hiểu rõ hơn về nhu cầu của bé cùng nhau thống nhất đáp ứng và chấn chỉnh kịp thời. * Sự cần thiết của giải pháp mới Để áp ứng tốt cho nhu cầu xã hội đang phát triển, bắt buộc nước ta phải có đội ngũ kế thừa có tầm vóc, sức khỏe tốt, trí tuệ thông minh từ đó đủ điều kiện tiếp nhận nền khoa học hiện đại của đất nước; theo nghiên cứu của các nhà khoa học về sự phát triển của con người thì (trẻ mầm non cần phải được chăm sóc - nuôi dưỡng tốt thì trẻ sẽ phát triển tốt về mọi mặt, đây là tiền đề hình thành nhân cách của con người). Hiểu được tầm quan trọng của trường Mầm non bán trú nên tôi tìm tòi, vận dụng giải pháp mới “Nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ mầm non tại 2 trường”, năm sau cao hơn năm trước. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1. Mục đích nghiên cứu - Mục đích của giải pháp là: Nâng cao kết quả chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường năm sau cao hơn năm trước; Giúp trẻ phát triển hài hòa tốt về thể lực, trí tuệ. “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Đây là nền tảng hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ; - Bản thân và đồng nghiệp, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ mầm non theo đúng yêu cầu của bộ giáo dục và đào tạo đối với trường bán trú ngày càng tốt hơn; không để ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh xảy ra trong nhà trường; giảm tỉ lệ trẻ bệnh, suy dinh dưỡng, thừa cân đạt yêu cầu đề ra ở cuối năm; - Tạo được niềm tin, quy tính của trường bán trú để phụ huynh đưa trẻ đến trường nhiều hơn; - Công tác tuyên truyền chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ đến phụ huynh có hiệu quả. Phụ huynh thấy được sự phát triển khác biệt trẻ đến trường với trẻ chăm sóc ở nhà. Từ đó giúp phụ huynh có thêm kiến thức nuôi, dạy con theo khoa học; - Nhà trường và phụ huynh có sự thống nhất cao trong rèn luyện cho từng cá nhân trẻ có nền nếp thói quen tốt để trẻ phát triển và hình thành các yếu đầu tiên tốt về nhân cách con người, chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học. 3.2.2. Nội dung của giải pháp a) Tính mới của giải pháp - Trường bán trú phải đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em về số lượng và chất lượng phù hợp theo từng độ tuổi, không những đảm bảo cho hoạt động sống mà còn đủ chất cho cơ thể trẻ phát triển toàn diện. Là cha mẹ ai cũng mong muốn con mình khỏe mạnh, thông minh, để đáp ứng được nhu này, mọi chúng ta cần phải thực hiện: “Nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ Mầm non”, một cách hợp lý, khoa học; - Chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ Mầm non là trách nhiệm của cả cộng đồng, cần 3 thống nhất về quan điểm, phương pháp rèn luyện, giáo dục có như thế mới đem lại kết quả tốt về chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ ở trường bán trú năm sau cao hơn năm trước. b) Sự khác biệt giải pháp mới so với giải pháp cũ Nội dung - Kết quả bé khỏe bé Giải pháp cũ - Tỉ lệ đạt 96% Giải pháp mới - Tỉ lệ đạt 98% ngoan - Tỉ lệ SDD; thừa cân -Tỉ lệ trẻ bệnh - Còn 5% cuối năm - Giảm các tháng cuối - Còn 3% cuối năm - Giảm nhanh từ tháng 10, năm các tháng cuối năm không - Sự phối hợp, trợ giúp - Có nhưng không thường có trẻ bệnh - Thường xuyên tiếp nhận từ từ các tổ chức, cộng xuyên phụ huynh, các tổ chức trên đồng trong xã hội - Giá trị của trường Số trẻ ra lớp thấp địa bàn Tỉ lệ trẻ ra lớp vượt chỉ tiêu mầm non Kiến thức, kinh nghiệm Vẫn còn hạn chế Có vốn kinh nghiêm tốt, vận chăm sóc – nuôi dưỡng dụng hiệu quả vào công việc trẻ của tập thể nhà được giao trường c) Cách thực hiện - Bằng cơ sở lý luận; các tài liệu tâm lý giáo dục trẻ mầm non, cùng các tài liệu có liên quan bậc học mầm non; dựa vào tình hình thực tế của trường; tôi đã sử dụng các biện pháp: + Trực quan; trao đổi; nghiên cứu tài liệu; trải nghiệm. d) Các bước thực hiện của giải pháp mới * Giải pháp 1: Tầm quan trọng năng lự quản lý, phải tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn - Xây dựng kế hoạch chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ theo thực trạng, thực tiển của trường; 4 - Cần phải hiểu rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau khi tổng họp cân đo lần thứ nhất: Là trình trạng trẻ ngừng phát triển do thiếu dinh dưỡng, vi chất, hoặc do mắc một số bệnh nhiểm khuẩn... có ảnh hưởng đến phát triển thể chất, vận động, tinh thần của trẻ. Đầu năm có 09 cháu suy dinh dưỡng (cân nặng, chiều cao), 17 trẻ béo phì; - Ngoài việc học bạn đồng nghiệp, tôi giành nhiều thời nghiên cứu các tài liệu trên mạng Internet, cập nhật cách chế biến các món ăn mới lạ sử dụng vào thực đơn giúp trẻ ăn ngon miệng, liên tục cải thiên thực đơn phong phú và đa dạng phù hợp theo mùa, theo địa phương, thực đơn chú trọng đến dinh dưỡng giúp trẻ phát triển cân nặng, chiều cao, giúp trẻ béo phì đứng cân (canh cua nấu mướp, mồng tơi; cháo nghêu thịt sà lách son, chè đậu xanh và hạt sen…) tôi ghi chép cách chế biến hay một số phương pháp kết họp các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe trẻ. Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thường xuyên theo dõi thông tin về thực phẩm không an toàn trên các thông tin; sau đó tôi vận dụng vào thực tại của trường mình triển khai kinh nghiệm chế biến thực phẩm đúng phương pháp, giữ lại các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà trẻ vẫn dễ ăn, ăn ngon miệng, ăn hết suất; tính khẩu phần theo quí, rút kinh nghiệm và bổ sung kịp thời những nhóm dinh dưỡng chưa đạt yêu cầu đề ra; - Xây dựng kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; - Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường; - Các kế hoạch đều được triển khai ở cuộc họp đầu năm. * Giải pháp 2: Phối hợp các thành phần có liên quan trong chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ - Ban giám hiệu: Đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường có cuộc họp đầu năm để thống nhất chế độ ăn uống của trẻ hai lần ăn chính, hai lần ăn phụ, mức thu tiền ăn 18.00/ 1 ngày cho trẻ nhà trẻ, 20.000/ 1ngày cho trẻ mẫu giáo. Họp đồng bằng văn bản nguồn cung cấp thực phẩm sạch, đáng tin cậy, có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định; 5 - Nhân viên cấp dưỡng: Các cô cấp dưỡng, khám sức khỏe đúng định kỳ, đúng quy định; có kiến thức về chọn thực phẩm như (thực phẩm phải tươi ngon, không mang mần bệnh; thịt, cá, không ươn thối, không có mùi lạ; cần xem nhản mác, hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm đóng gói, chai, lọ) - Thực hiện tốt bếp một chiều khi sơ chế: Đồ dùng chín, sống tách bạch rỏ ràng, thức ăn sống, chín bảo quản tốt tránh để côn trùng xâm nhập hay ở nhiệt độ không phù hợp; - Rửa thực phẩm nhiều lần dưới vòi nước chảy, ngâm muối 30-60 phút. Quả chín rửa trước khi bỏ vỏ; - Khi chế biến thức ăn phải đúng cách đảm bảo an toàn hạn chế tiêu hao vitamin (vitamin tan trong nước) ở nhiệt độ cao mở vun cho các thuốc bảo vệ thực vật bay hơi. Nấu đúng cách tiêu diệt các vi khuẩn gây ngộ độc; - Không dùng phẩm màu, bột ngọt ảnh hưởng đến tế bào não của trẻ, nên dùng màu thực vật (hạt điều, quả gấc, lá dứa, củ dền, lá cẩm...); - Dùng muối Iốt 100%. Nấu thức ăn chín không để quá 4 giờ cho trẻ ăn; - Kỹ thuật khi chế biến rất cần: loại thực phẩm lâu chín để vào trước, mau chín để sau, đảm bảo đủ mền, dễ nhai, dễ nuốt, không quá mặn, quá ngọt, có rau mùi, hành tỏi mùi thơm hấp dẫn trẻ; - Cấp dưỡng mặc trang phục đúng qui định (đeo tạp dề, khẩu trang, đầu tóc, quần, áo gọn gàng, móng tay cắt ngắn, không đeo nhẩn hột, vòng có nhiều khía dể bám bẩn); - Khi tiếp xúc với thực phẩm chín phải đeo bao tay. Lưu mẫu đúng qui định. Thực hiện đầy đủ các loại sổ nhà bếp theo qui định; - Thực hiện tốt các lịch vệ sinh hàng ngày, tuần, tháng (tủ đựng thức ăn, tủ lạnh... nơi chứa nước). - Khi cô sơ chế, chế biến bị bệnh tiêu chảy, cúm, vết thương hở... có khả năng lây nhiểm qua thực phẩm phải nghỉ hết bệnh mới làm lại; - Thực hiện tốt nội qui nhà bếp, bếp ăn năm tốt 6 Ngoài việc xây dựng thực đơn đạt chất lượng, nhà trường luôn chú trọng đến khâu chế biến và lựa chọn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Bằng việc hàng ngày tôi thực hiện tốt kiểm thực 3 bước; thực hiện nghiêm việc giao nhận với các nhà cung cấp thực phẩm luôn sạch, an toàn, thương hiệu uy tín như dã cam kết; thực hiện đúng, đủ nội quy nhà bếp và quy trình bếp một chiều; lưu ý rau phải rửa sạch dưới vòi nước chảy, không cắt nhỏ ngâm nước; - Hướng dẫn cấp dưỡng chế biến không làm mất vitamin từ thực phẩm, trong quá trình chế biến. Khi chế biến thực phẩm chín vừa, không nên chín nhừ, đây là quá trình cảm quan rất quan đối với trẻ như thường xuyên thay đổi cách chế biến, biết phối hợp từng món đem lại mùi vị đặc trưng, màu sắc hấp dẫn, tẩm ướp thức ăn tuân thủ thời gian 10-15 phút đủ các gia vị thơm ngon qua xào, rim cho thấm mới cho nước vào; trong niêm hạn chế muối, tăng nước mắn (cung cấp sắt); đối với các loại củ cải đỏ cần phải xào trước khi chế biến để vitamin A tan trong dầu, món ăn sẽ có màu sắc đẹp và không làm mất vitamin; + Kết quả: Không xảy ra ngộ đôc thực phẩm trong nhà trường. - Giáo viên chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ: Thực hiện quá trình chăm sóc - nuôi dưỡng ở nhóm lớp phải cần đạt : - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ 100%; - Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng tốt, các cô chăm sóc trẻ ở nhóm lớp cần phải nhiệt tình , tận tâm, tận lực, chăm sóc trẻ như con của mình, giờ ăn, giấc ngủ, vệ sinh cá nhân trẻ, cô luôn theo dõi mọi hoạt động của trẻ trong suốt thời gian trẻ ở trường có như thế mới đảm bảo an toàn cho trẻ về thân thể, tinh thần….; - Cân đo chấm biểu đồ phát triển trẻ theo qui định. Sau lần cân đo báo trình trạng sức khỏe trẻ cho phụ huynh, cùng thực hiện biện pháp khắc phục; - Làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh phòng chống SDD, VSTATP góc phụ huynh cần biết, họp phụ huynh lớp; - Bảo quản tốt thức ăn khi đem lên nhóm, chia xong cho trẻ ăn ngay. Cô nên rửa tay trước khi chia ăn, trẻ rửa tay trước khi ăn; 7 - Giáo dục dinh dưỡng trên từng bữa ăn (ăn nhiều loại rau củ, thịt, cá có lợi cho sức khỏe); - Thái độ yêu thương khi chăm sóc trẻ ăn giúp trẻ ăn ngon miệng; - Cô quan tâm cháu SDD, sụt cân, đứng cân, cháu bệnh vừa khỏi. Riêng cháu thừa cân tăng cường vận động, hạn chế ăn bột đường, chất béo, tăng cường rau xanh, do cháu béo phì; - Chăm sóc cháu ngủ đúng giờ, đủ giấc, nơi ngủ thoáng mát; - Giữ môi trường trong sạch nơi nhóm lớp, vệ sinh cá nhân; - Kích thích trẻ hoạt động, lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt đông của trẻ; Thí dụ: + Các bài học liên quan về dinh dưỡng; + Trò chơi thao tác vai (bé tập làm nội trợ). - Môi trường lớp học thoáng, mát, đủ ánh sáng muốn thế các đồ dùng đồ chơi sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, thông thóng phòng nhóm trước giờ đón trẻ, xịt muỗi sau giờ trả, thường xuyên thay nước bình cấm hoa, thực hiện lịch vệ sinh hàng ngày, tuần, tháng theo qui định chung của hiệu phó nuôi đề ra…ngoài ra còn sát khuẩn nền nhà, vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ; - Môi trường, không khí nơi trẻ vui chơi, học tập ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ nên tôi chú trọng đến vệ sinh khuôn viên trường có cây xanh, hoa kiểng, thùng rác có nắp đậy, đồ dùng đồ chơi sạch an toàn, nhà vệ sinh luôn khô, sạch, sát khuẩn mỗi chiều….tất cả đều hướng đến trường học thân thiện học sinh tích cực, giúp yêu thương, vui thích khi đến trường Mầm Non; + Kết quả: - Da trẻ hồng hào, mắt sáng, trẻ yêu thích đến trường, duy trì sỉ số tốt; các cháu ăn hết suất, tăng cân , xóa SDD tốt, trẻ BP đứng cân; đảm bảo an toàn cho trẻ 100% khi đến trường; 8 - Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân tốt, dùng đồ dùng cá nhân theo ký hiệu riêng. Trẻ ít bị sâu răng. không có dịch bệnh lây lan xảy ra trong trường. - Tổng họp trẻ bệnh hàng tháng: Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 17 trẻ 12 trẻ 9 trẻ 5 trẻ Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 2 trẻ 2 trẻ 0 trẻ Nhân viên Y tế: - Thực hiện các loại hồ sơ theo dõi sức khỏe trẻ; công tác phối hợp gia đình nhà trường - xã hội rất quan trọng về vấn đề chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ; - Tham mưu với y tế xã khám sức khỏe định kỳ cho trẻ ít nhất 2 lần trên năm; - Tuyên truyền 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý. Kiến thức chọn thực phẩm an toàn, thông tinh dịch bệnh kịp thời đến phụ huynh. Ít lợi muối Iốt….qua góc tuyên truyền lớp, trường, họp phụ huynh. Nêu tác hại của SDD, béo phì đến sức khỏe của trẻ, tận dụng nguồn thực phẩm có gia đình; luôn lắng nghe sự góp ý từ phụ huynh, trao đổi kinh nghiệm kiến thức nuôi trẻ theo khoa học; - Khi có dịch bệnh đang bùng phát ở các địa bàn, tôi triển khai thông tin kịp thời giáo viên chú trọng khi đón cháu. Nếu cháu bệnh hay có gì lạ, động viên phụ huynh khám cho cháu, nếu cần cách ly cho cháu nghỉ tránh lây lan (bệnh tay chân miệng, quai bị, đau mắt đỏ…); - Tuyên truyên vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêm chủng đúng lịch, tiêm chủng một số bệnh (viêm não, cúm…); - Hàng ngày nhân viên Y tế có sổ theo dõi trẻ gởi thuốc, luôn làm tốt nhiệm vụ được giao; - Thực hiện kiểm tra việc trẻ vệ sinh cá nhân, môi trường lớp học, vệ sinh phòng bệnh các lớp để góp ý, nhắc nhỡ kịp thời. Trẻ vệ sinh cá nhân tốt hàng ngày như rữa tay theo qui trình trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, chảỉ răng sau khi ăn…quần áo, đầu tóc gọn gàng, dùng đồ dùng cá nhân theo ký hiệu riêng, thì 9 phòng được nhiều loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cho nên họp chuyên môn tôi rất chú trọng phần này. Tôi thường xuyên kiểm tra, nhắc nhỡ, góp ý, chấn chỉnh ngay; + Kết quả: Sự phối họp có hiệu quả, thống nhất trong chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ. Phụ huynh quan tâm các hình thức tuyên truyền hơn trước; giáo viên chăm sóc trẻ ngày càng tốt hơn. * Giải pháp 3: Làm công tác tuyên truyền đến phụ huynh - Tham mưu hiệu trưởng xin phép họp phụ huynh đầu năm báo cáo trình trạng sức khỏe của trẻ lần cân đo đầu năm; thông tin đến phụ huynh các hoạt động của trẻ trong ngày cho phu huynh nắm rõ chế độ sinh hoạt của trẻ; - Tuyên truyền kiến thức nuôi con theo khoa học; nuôi con bằng sữa mẹ, cho bú ngay sau khi sinh; - Lợi ích của việc sử dụng thực phẩm sạch; phối hợp với nhà trường trong chế độ ăn uống của trẻ; không cho trẻ ăn sáng quá muộn hay kết hợp nhiều loại thực phẩm, hạn chế cho trẻ ăn chất béo, tăng cường chất sơ; - Các trẻ suy dinh dưỡng cân nặng phụ huynh cần quan tâm: Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm, đảm bảo đủ bốn nhóm thực phẩm (đạm, đường, béo, vitamin và muối khoáng); Thí dụ: + Nhóm thức ăn giàu Glucil: (gạo, ngũ cốc, khoai mì…); + Giàu Prôtit: Động vật (trứng, thịt, cá , tôm, cua, sữa...); Thực vật (các loại đậu); + Giàu năng lượng: (Dầu, mỡ, bơ . .); + Giàu vitamin và muối khoáng: Rau xanh, quả chín, có nhiều sắt như rau ngót, rau dền, rau muống…nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi. . . + Ở nhà cần tăng độ đậm đặc năng lượng bằng cách thêm dầu mỡ vào thức ăn. Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn bình thường, uống thêm sữa, ăn thêm bánh ngọt, tinh bột, ăn trái cây kích thích trẻ vận động. . .; 10 + Trẻ suy dinh dưởng thể thấp còi: Ngoài việc chăm sóc trẻ, như trẻ suy dinh dưỡng chúng ta cần tăng cường thực phẩm giàu caxi, cho trẻ tắm nắng để giúp tiền sinh tố D dưới da chuyển sang vitamin D giúp trẻ tăng chiều cao, phụ huynh tạo điều kiện trẻ lớn bơi lội, uống sữa tăng chiều cao; - Đối với trẻ béo phì: Không cho trẻ ăn nhiều bữa hơn bình thường, ăn quá khuya cận giờ ngủ, uống sữa có đường, sữa béo, ăn bánh ngọt, tinh bột, nước có ga….Phải tăng cường cho trẻ vận động, ăn nhiều rau, quả ít vị ngọt; - Theo dõi trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân hàng tháng qua biểu đồ phát triển, tìm ngay nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục sớm nhất; - Các trẻ kênh A theo dõi cân đo theo quí sớm phát hiện trẻ đứng cân, sụt cân. Để có biện pháp giúp trẻ sớm hồi phục. Kết quả SDD BP Lần 1 9 trẻ 17 trẻ Lần 2 6 trẻ 17trẻ Lần 3 3 trẻ 16 trẻ Ghi chú * Giải pháp 4: Nghiên cứu cải thiện món ăn, xây dựng thực đơn - Xây dựng thực đơn phải nghỉ đến cơ thể trẻ còn non yếu, khả năng hấp thu thức ăn chưa cao, khả năng chuyển hóa dinh dưỡng chưa hoàn chỉnh cho nên không chỉ nói cung cấp dinh dưỡng thôi mà phải nghỉ sự đáp ứng đó đến khả năng tiêu hóa, hấp thụ, chuyển hóa còn yếu, khả năng dự trử dinh dưỡng của trẻ; hàng ngày xem trẻ ăn có ngon miệng không, ăn hết suất không, kịp thời chấn chỉnh khâu chế biến, sơ chế, thực đơn cho phù hợp ngay; - Nói chung để cung cấp đạt chế độ dinh dưỡng cho trẻ phải kết hợp từ thực đơn- tiếp phầm - sơ chế - chế biến - chăm sóc, nơi ăn đẹp, thoải mái thì trẻ ăn ngon hơn dinh dưỡng hấp thu tốt; Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng tôi xây dựng thực đơn luôn đảm bảo các nguyên tắc theo khẩu phần ăn của trẻ; + Căn cứ vào định lượng trên phù hợp theo lứa tuổi trẻ đảm bảo tỉ lệ cân đối các thực phẩm cần thiết như sau: 11 Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng từ 12 - 15% năng lượng khẩu phần; Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng từ 20 - 30 % năng lượng khẩu phần; Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 55 - 68 % năng lượng khẩu phần; + Đáp ứng 70 % nhu cầu năng lượng hàng ngày. * Định lượng cho một suất ăn + Mẫu giáo: Cháo 250 gam; món mặn 65 gam; canh 200 gam; cơm 200 gam; súp 260gam; Yaourt 100 gam; tráng miệng 200 gam; + Đảm bảo tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng. Mỗi bữa không chỉ cần có đủ các nhóm thực phẩm mà ngay trong từng nhóm thực phẩm cũng nên thay thế nhiều loại khác nhau kể cả thịt, ngũ cốc hay rau quả. Các món ăn phong phú về màu sắc, mùi vị, nấu nướng ở nhiệt độ thích hợp; + Xây dựng thực đơn trong thời gian dài là 5 ngày nhầm giup cho việc điều hòa khối lượng thực phẩm và tổ chức công việc chế biến; - Ngoài ra thực phẩm đủ 04 nhóm chính: + Nhóm thức ăn giàu chất đạm còn gọi là Proid trong động vật gồm: Thịt, cá, sữa, trứng, tôm, cua… và từ nguồn thực vật như: Đậu hủ, đậu tương, đậu đỗ, vừng…; là yếu tố tạo nên sự sống, thành phần chính kháng thể chống lại các bệnh nhiểm khuẩn, chức năng miễm dịch…Đặc biệt, quan trọng hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh giúp cơ thể phát triển cả về trí tuệ và tầm vóc; + Nhóm thức ăn giàu chất béo còn gọi là Lipid gồm: Sữa mẹ, bơ, mỡ, sữa lòng đỏ trứng…từ nguồn gốc động vật; nguồn gốc thực vật có hàm lượng Lipid cao như: Dầu thực vật, vừng, lạc, đậu tương, hạt điều, hạt dẻ, cùi dừa…; dây là nguồn cung cấp năng lượng gấp 2 lần so chất đạm, cho acid béo cần thiết, là dung môi tan các vitamin (A, D, E, K…) và tăng cảm giác ngon miệng; + Nhóm thức ăn giàu chất bột đường còn gọi là glucid cung cấp khoảng 4 Kcal tham gia cấu tạo nên tế bào, các mô và điều hòa hoạt cơ thể gồm: gạo, khoai, bún, miến, hủ tiếu, bột mì, mì sợi... ngoài ra có trong một số hoa quả tươi có vị ngọt (chuối, táo, xoài, cam, mật, bánh kẹo…); 12 + Nhóm thức ăn chứa nhiều vitaminvà muối khoáng gồm: * VitaminA có nhiều trong trứng, sữa, cá, thịt, gan lợn, bầu dục, tôm…; nhiều trong thực phẩm thực vật như rau có màu xanh đậm (rau ngót, muống, dền, diếp, xà lách...); các loại củ quả có màu vàng, da cam (gấc, cà rốt, bí đỏ, quả chín như xoài, đu đủ, hồng…); vitamin C tăng sức đề kháng, chống bệnh nhiễm trùng và tham gia quá trìn tạo máu nhiều trong (bắp cải, cải thìa, cần tây, rau dền, rau ngót,muống, hành lá, cần tây…quả có vị chua (ổi, quýt, bưởi, cam, chanh…) tất cả có chức năng điều hòa và tăng trưởng cơ thể trẻ; * Vitamin B, D, PP, E…., nước rất cần thiết cho cơ thể trẻ đang phát triển; * Những chất khoáng rất quan trọng với sức khỏe của trẻ như sắt, canxi, iod, axitfolic, kẽm…; Mọi sự thiếu hay thừa năng lượng đều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. nếu thiếu trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, nếu thừa trẻ sẽ bị béo phì. Vì thế để xây dựng thực đơn cân đối đủ chất; Số bữa ăn và giá trị năng lượng dựa theo nhu cầu lứa tuổi, trẻ em tuổi mầm non cần ăn 03 đến 04 bữa trong một ngày; Lựa chọn thực phẩm là khâu quan trọng trong có ý nghĩa quyết định chất lượng của thực đơn; chú ý: Cân đối tỷ lệ đạm động vật và thực vật, chất béo của mỡ động vật và dầu thực vật, cân đối các loại vitamin và khoáng chất; thực phẩm phải tươi ngon, rẻ tiền, sẳn có ở địa phương, theo mùa, tép theo con nước, số thực phẩm vừa đủ dùng cho một thực đơn/1 ngày, kể cả gia vị; Ví dụ: Món canh chua cá lóc tôi chọn những thực phẫm có màu sắc phối hợp như sau: - Màu xanh của rau nhút, rau muống, đậu bắp, bạc hà, rau thơm; màu vàng của khóm; màu đỏ của cà chua; màu trắng của cá; Qua những màu sắc phối hợp đa dạng trên tạo cho món ăn một màu sắc hài hòa đẹp mắt, trẻ rất thích và hấp dẫn trẻ, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn; Thực đơn tôi luôn thay đổi món ăn trong tuần để trẻ ăn ngon miệng và khi thay 13 đổi thực phẩm luôn đảm bảo thay thế trong cùng một nhóm; nếu như thay thế 100 gam cá hoặc 150 gam tép + 15 gam mỡ để đạt được giá trị dinh dưỡng tương đương 100 gam thịt; Tôi chọn những thực phẩm có ở địa phương để thuận tiện việc cung cấp cho bếp ăn của trường nhưng vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng và năng lượng cao; tráng miệng thay gì chọn trái cây đắt tiền như: Nho, táo mỹ, lê nhưng tôi chọn những loại trái cây có ở địa phương như: chuối cau, chuối sáp, chuối xiêm, sabô, mít, dưa gang, quýt ta, cam…; Món canh rau tôi chọn rau dền, mồng tơi, rau ngót thay vì chọn rau xà lách xoang, tầng ô sẽ đắt tiền hơn mà giá trị dinh dưỡng vẫn tương đương; Khi thay đổi thực đơn tôi không chỉ đơn thuần thay đổi thực phẩm mà còn thay đổi dạng chế biến trong cùng một loại thực phẩm. Các bước thực hiện cụ thể: Xác định số ngày trẻ ăn trong tuần, số bữa ăn trong ngày của từng chế độ ăn (một bữa chính, hai bữa phụ) tráng miệng trái cây, yaourt; - Chọn thực phẩm giàu đạm động vật, thực vật; - Chọn các loại rau có màu xanh đậm; - Chọn cách chế biến món ăn để đạt năng lượng theo nhu cầu khuyến nghị; - Năng lượng cho trẻ tính trên một ngày trẻ mẫu giáo đạt: 882 Kcl; - Chế độ ăn cơm gồm một món canh và một món mặn, yaourt; - Tráng miệng: trái cây có tại địa phương; - Súp hoặc hủ tiếu, bánh hỏi xíu mại, bánh mì cari, lẩu bún…; Căn cứ vào định lượng trên phù hợp theo lứa tuổi trẻ đảm bảo tỉ lệ cân đối các thực phẩm cần thiết như sau: Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng từ 12 - 15% năng lượng khẩu phần; Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng từ 20 - 30 % năng lượng khẩu phần; Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 55 - 68 % năng lượng khẩu phần. Thông tin đến phụ huynh thực đơn hàng ngày ở các bản tin tuyên truyền, bảng 14 công khai tài chính, để phụ huynh biết hàng ngày trẻ được ăn món gì ở trường, từ đó phối hợp chế biến món ăn ở nhà vào buổi tối. * Lấy thông tin từ các cô giáo và các cô cấp dưỡng qua 23 phiếu thăm dò ý kiến kết quả như sau: Nội dung thăm dò ý kiến - Thực đơn phù hợp với trẻ Mầm non - Thực phẩm có ở địa phương, rẻ tiền đạt nhu cầu dinh dưỡng - Thực đơn có đủ 4 nhóm thực phẩm, có bổ sung rau củ tăng cường vitamin - Thực đơn có phối hợp đa dạng các loại thực phẩm, tạo màu sắc đẹp - Thực đơn cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật - Trẻ thích nghi với chế độ ăn ở trường Đồng ý Không đồng ý 23 0 22 01 22 0 23 0 23 0 23 0 - Qua kết quả tham dò ý kiến của 18 giáo viên, 5 nhân viên cấp dưỡng các cô đều đồng ý áp dụng thực đơn. * Giải pháp 5: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ngoài việc xây dựng thực đơn đạt chất lượng, nhà trường luôn chú trọng đến khâu chế biến và lựa chọn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; - Nhân viên nhà bếp phải tuân thủ nghiêm các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: Rửa tay sạch; Bảo quản thức ăn đúng cách; vệ sinh đúng cách nhà bếp và các đồ dùng trong bếp; nấu thức ăn ở nhiệt độ thích hợp; rửa sạch rau xanh và trái cây; kiểm tra hạn sử dụng; sử dụng các giác quan của chính mình; - Bằng việc hàng ngày tôi thực hiện tốt kiểm thực 3 bước; thực hiện nghiêm việc giao nhận với các nhà cung cấp thực phẩm luôn sạch, an toàn thực hiện đúng, quy trình bếp một chiều; 15 + Kiểm tra thực phẩm trước khi sơ chế đây là bước kiểm tra đầu vào các loại thực phẩm phải đạt các yêu cầu về chất lượng, an toàn mới nhận vào; tổ kiểm thực thực hiện hàng ngày có biên bản kèm theo; + Kiểm tra thực phẩm trước khi chế biến: Xem thực phẩm đã được sơ chế sạch hay chưa, có an toàn không, có bình thường không; việc sơ chế thực phẩm có phù hợp cho trẻ mầm non hay chưa …; + Kiểm tra thực phẩm trước khi trẻ ăn: Xem thức ăn nấu có chín đều không, độ mềm, cứng, to, nhỏ thế nào, mùi, vị ra sao, màu sắc có hấp dẫn không; dụng cụ chia ăn phải sạch, khô ráo; quan tâm việc luu mẫu đúng quy định. - Hướng dẫn cấp dưỡng chế biến không làm mất vitamin từ thực phẩm, trong quá trình chế biến. Khi chế biến thực phẩm chín vừa, không nên chín nhừ, đây là quá trình cảm quan rất quan trọng đối với trẻ như thường xuyên thay đổi cách chế biến, biết phối hợp từng món đem lại mùi vị đặc trưng, màu sắc hấp dẫn, tẩm ướp thức ăn tuân thủ thời gian 10-15 phút đủ các gia vị thơm ngon qua xào, rim cho thấm mới cho nước vào; trong niêm hạn chế muối, tăng nước mắn (cung cấp sắt); đối với các loại củ cải đỏ cần phải xào trước khi chế biến để vitamin A tan trong dầu, món ăn sẽ có màu sắc đẹp và không làm mất vitamin; * Giải pháp 6: Đảm bảo vệ sinh môi trường - Bảo vệ chăm sóc tạo cảnh quan môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định trên sân trường, đồ chơi đẹp - sạch - an toàn; tập thể nhà trường; phụ huynh và trẻ đã hưởng ứng tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trường duy trì lịch vệ sinh hàng ngày, tuần, tháng, các lớp đều có tẩy rửa đồ dùng đồ chơi, sàn nhà bằng cloraminB do cơ quan y tế phát đô ng nhằm các nguồn bê ônh, ô đă ôc biê ôt là bê ônh tay chân miê ông hiê ôn nay; - Thực hiện xử lý rác thải: Có rất nhiều loại rác thải khác nhau rác thải từ nhà bếp, khu vệ sinh, thiên nhiên, từ các túi ni lông, vỏ họp sữa… đây là nơi tập trung các loại côn trùng, vi khuẩn phát triển, như ruồi, kiến nếu chúng bám vào thực phẩm 16 thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra rất cao; nhà trường đã cho rác vào thùng rác có nắp đậy và xử lý vào mỗi buổi chiều; - Hệ thống cống rảnh: Luôn khai thông, không có mùi hôi thoái; - Sử dụng nguồn nước: Nước sinh hoạt đều dùng nước máy, dụng cụ chứa phải được vệ sinh hàng ngày, có nắp đậy; nước để uống và chế biến thức ăn nhà trường sử dụng nguồn nước thùng có giấy kiểm tra đạt của ngành Y tế. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp - Giải pháp này có thể áp dụng cho các trường Mầm non có tổ chức bán trú; - Các trường bán trú không xảy ra ngô độc thực phẩm, hay dịch bệnh bùng phát; - Nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong quá trình chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện; 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp Quá trình thực hiện trường đạt những kết quả như sau: * Đối với trẻ: + Đánh giá kết quả kiểm tra sức khỏe; - Sự phát triển của trẻ tốt: Đầu năm có 251 trẻ kênh A đến tháng 3 có 263 trẻ kênh A; - Trẻ SDD thể cân nặng: Đầu năm 04 có đến tháng 3 còn 02 trẻ; - Trẻ SDD thấp còi: Đầu năm có 05 đến tháng 3 còn 01 trẻ; - Trẻ thừa cân: Đầu năm 17 trẻ đến tháng 3 còn 14 trẻ; + Đa số các cháu phát triển tốt về thể lực và trí tuệ, tỉ lệ bé bé khỏe bé ngoan đạt 98%; + Nhận thức, nền nếp, thói quen tốt: Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ; gìn giữ vệ sinh môi trường lớp học; vệ sinh cá nhân tốt, rữa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn; thường xuyên vệ sinh răng miệng; hành vi văn minh trong ăn, uống; ăn hết suất, ngủ đúng giờ và có mốt số hiểu biết về giá dinh dưỡng qua các món ăn hàng ngày; 17 * Đối với cán bộ- giáo viên- nhân viên: Không có ngộ độc thực phẩm xảy ra; kết quả kiểm tra đánh giá đều đạt các yêu cầu về bếp ăn tập thể đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thực đơn đạt kết quả dinh dưỡng, cân đối về năng lượng, giàu dinh dưỡng; trẻ tăng cân đều, da hồng hào, mắt sáng, khỏe mạnh, phát triển cân đối về thể chất và trí tuệ, đa số thông minh, nhanh nhẹn. Đặc biệt tỉ lệ trẻ bệnh, trẻ suy dinh dưỡng hàng tháng đều giảm đáng kể; giáo viên nâng cao kinh nghiệm chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ; nhân viên cấp dưỡng có nâng cao kiến thức chuyên môn và thường xuyên cập nhật thông tin, tìm tòi, sáng tạo chế biến, đầu tư vào xây dựng thực đơn cân đối về chất đủ về lượng, luôn đa dạng món ăn và phong phú thực phẩm; * Đối với cộng đồng: Nâng cao hiệu quả phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội: Mọi người đều nhận ra tầm quan trọng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ Mầm Non là cần thiết và đây là trách nhiệm của cả cộng đồng; phụ huynh nâng cao kiến thức nuôi, dạy con theo khoa học; thống nhất cao giữa nhà rường, phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, đã cùng nhau tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện. 3.5. Tài liệu 1. Dinh dưỡng và sự phát triển trẻ thơ. 2. Tài liệu tập huấn quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể. 3. Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học. 4. Một số nguyên tắc xây dựng bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam. 5. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên Mầm Non. 6. Thông tư 23/2010/TT- BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi; 7. Điều lệ trường Mầm non; 8. Chương trình chăm sóc - giáo dục mầm non (Vụ giáo dục mầm non) NXBGD năm 2007; 9. Kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi trẻ năm học 2015- 2016./. 18 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng