Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến một vài biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu thi vẽ tranh hè cấp th...

Tài liệu Sáng kiến một vài biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu thi vẽ tranh hè cấp thcs

.DOC
15
120
125

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ...................................... 1. Tên sáng kiến: “Một vài biện pháp bồi dưỡng Học sinh năng khiếu thi Vẽ tranh hè cấp THCS” 2. Lĩnh vực: Giáo dục 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: - Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở các môn cấp THCS nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện; - Thực hiện theo Quyết định của PGD&ĐT về việc tham gia cuộc thi: “Vẽ tranh hè cấp THCS”; - Thực hiện theo kế hoạch hoạt động mỗi năm học của trường về việc bồi dưỡng học sinh giỏi, HS năng khiếu các môn. Trong đó có môn Mĩ thuật để chọn ra đội tuyển bồi dưỡng dự thi cấp huyện hàng năm đạt kết quả. - Đầu mỗi năm học, Ban giám hiệu trường tổ chức cho GV bộ môn tự lựa chọn HS vào đội tuyển trong số HS mình dạy dựa vào kết quả học tập (Năng khiếu riêng của mỗi HS). Có thể tổ chức cho HS thi vào các dịp lễ đầu năm như: Lễ nhà giáo Việt Nam 20. 11, thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22. 12,... Qua các hội thi GV bộ môn lựa chọn ra các em có năng khiếu tốt vào đội tuyển để bồi dưỡng (Chọn mỗi khối 1- 3 HS đủ số lượng theo qui định). - Sau khi chọn đội tuyển, GV tiến hành bồi dưỡng: + Số tiết: 1 tiết / tuần (Ôn kèm vào tiết dạy trên lớp trong tuần); + Cách thức: Ôn lồng vào giờ thực hành, luyện tập của phân môn vẽ tranh. Cho HS luyện tập thêm ở nhà. + Nội dung: Theo tinh thần chung của hội thi Vẽ tranh hè các năm. 1 + Phương pháp: GV hướng dẫn thêm cho HS các kiến thức về bố cục, ra đề tài cho HS vẽ bài. GV nhận xét cụ thể ưu, khuyết điểm từng bài. * Những ưu, khuyết điểm của giải pháp đã – đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị: - Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mĩ thuật THCS nói chung và công tác này ở tại trường của bản thân tôi nói riêng vẫn luôn được quan tâm vì chất lượng của đội tuyển học sinh năng khiếu cấp THCS không chỉ là nền tảng của đội tuyển học sinh năng khiếu cấp THCS mà còn là yếu tố nâng cao chất lượng bộ môn Mĩ thuật nói chung. Thực tế cho thấy số học sinh đạt giải Vẽ tranh hè các cấp ở mỗi năm chưa chưa cao, các giải đạt được còn nhiều chênh lệch. Điều này có nguyên nhân từ phía giáo viên và học sinh. Trước tiên là từ phía giáo viên: Do phải bám sát việc thực hiện theo phân phối chương trình, giáo viên ít có điều kiện đầu tư về chiều sâu cho nội dung nâng cao trong giờ chính khóa; thời gian tập trung bồi dưỡng cho HS năng khiếu chưa nhiều. Kế hoạch và chương trình dạy bồi dưỡng, sưu tầm tài liê êu là do giáo viên tự tìm tòi nghiên cứu theo kinh nghiệm của bản thân mình. Về phía HS, những học sinh được chọn chưa thật sự có năng khiếu cao, mức học chưa tốt, do phải học nhiều môn, các em chú trọng đến các môn Toán, Lí, Hóa,... nhiều hơn nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng Vẽ tranh không được nhiều, quyết tâm tập vẽ để đạt giải của các em cũng chưa cao. - Bồi dưỡng học sinh năng khiếu vẽ tranh là công tác nhằm phát hiện tài năng, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho HS. Vì vậy đây là công việc diễn ra thường xuyên hàng năm, là một công tác quan trọng ở các nhà trường. Bên cạnh, một khó khăn lớn đối với môn Mĩ thuật các trường là đa số những HS năng khiếu đều thích thi các môn tự nhiên và xã hội hơn. Cho nên thường có trường hợp học sinh có năng khiếu Mĩ thuật nhưng không chịu bồi dưỡng Mĩ thuật mà theo học môn khác. Hiê n ê nay, có đến tám môn học được tổ chức cho học sinh thi HSG nên học sinh có nhiều lựa chọn, do vâ êy mà số lượng học sinh lựa chọn môn Mĩ thuật giảm dần. Điều này có ảnh hưởng không ít đến chất lượng của đội tuyển năng khiếu vẽ tranh. - Một khó khăn nữa của GV bồi dưỡng học sinh năng khiếu vẽ tranh là vấn đề định hướng bồi dưỡng, nhất là cách thức, nội dung, phương pháp bồi dưỡng. Kinh nghiệm của mỗi cá nhân và những tư liệu tham khảo cũng còn quá ít. Chính từ những 2 lý do này mà GV rất lo lắng khi được phân công bồi dưỡng. Giáo viên phải không ngừng nghiên cứu vận dụng kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học để có cách hướng dẫn phù hợp nhất thu hút học sinh theo học bồi dưỡng môn Mĩ thuật mô êt cách tự giác, có niềm vui và hứng thú trong khi học. Bằng tấm lòng yêu thương, sự nhiệt tình, tận tâm để từ đó học sinh cảm nhận được mà ra sức luyện tâp và đạt được kết quả cao. Những ưu, khuyết điểm trên là tình hình thực tế mà tôi tìm hiểu được thông qua trao đổi, gặp gỡ trực tiếp với GV bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mĩ thuật ở tại trường và các trường bạn. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp Đề tài được thực hiện nhằm nêu lên một số biện pháp để giải quyết những khó khăn mà GV Mĩ thuật THCS thường gặp phải trong việc tuyển chọn và BD HS năng khiếu. Qua đó, góp phần thực hiện một số mục tiêu: - Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân; - Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; - Nâng cao chất lượng đội tuyển HS năng khiếu vẽ tranh hè nói riêng và chất lượng môn Mĩ thuật nói chung. 3.2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã và đang được áp dụng: - Tổng hợp, khái quát và phân tích rõ tình hình, đặc điểm của HS có năng khiếu môn Mĩ thuật để từ đó đề xuất giải pháp tuyển chọn được những HS có năng khiếu để tiến hành bồi dưỡng; - Định hướng cụ thể và có kế hoạch về nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành tuyển chọn và BD HS năng khiếu môn Mĩ thuật sao cho hợp lí và đạt kết quả cao trong điều kiện cho phép của tất cả các trường THCS; - Thực hiện quan điểm giáo dục hướng đến người học, đánh giá kết quả giáo dục phải hướng tới việc sau khi học, HS có thể áp dụng kiến thức, kĩ năng được học trong nhà trường vào cuộc sống chứ không chỉ đánh giá từng đơn vị kiến thức, kĩ năng riêng 3 lẻ. Do đó phải có cách đánh giá dựa trên năng lực. Như vậy, hướng ôn tập, bồi dưỡng theo hướng phát triển tư duy sáng tạo cho HS, GV chọn những đề tài từ gũi, quen thuộc đến nâng cao. Yêu cầu HS thể hiện hình vẽ và màu sắc từ đơn giản dần đến tư duy sáng tạo, kết hợp năng lực vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học để vẽ thật tốt các đề tài đặt ra trong thực tế. 3.2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp 3.2.3.1 Phát hiện và chọn học sinh năng khiếu Mĩ thuật 3.2.3.1.1. Thế nào là học sinh năng khiếu Mĩ thuật? Học sinh năng khiếu Mĩ thuật trước hết phải là những HS có niềm đam mê, yêu thích và có năng khiếu về hội họa, biết phát nét sinh động, vẽ hình rõ dáng, đúng tỉ lệ, vẽ màu hài hòa thể hiện trong tác phẩm,... Niềm đam mê ấy thể hiện thường xuyên, liên tục bằng tinh thần tự học, tự rèn, thông qua sự tự giác, chuẩn bị bài phác thảo cẩn thận chu đáo trước khi đến lớp, trong giờ học tham gia xây dựng bài, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức học tập để chiếm lĩnh kiến thức thông qua các bài vẽ thực hành rèn luyện kỹ năng mà GV hướng dẫn. Sự đam mê sẽ giúp các em chịu khó tìm tòi học hỏi bằng cách tìm thêm tài liệu, tham khảo tranh ảnh qua sách, báo, tác phẩm của các họa sĩ,... để mở rộng kiến thức. Và quan trọng hơn là nó giúp HS phát huy được trí tưởng tượng, sự liên tưởng từ cái hay, cái đẹp của tác phẩm để sống sâu sắc hơn với những cái mình đã thấy, đã học; HS năng khiếu Mĩ thuật là những HS vốn có năng khiếu vẽ tranh thể hiện qua cách lựa chọn nội dung đề tài, thể hiện bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc hài hòa trên một tác phẩm. Có khả năng tiếp thu nhanh, có trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện thẩm mỹ và biết sáng tạo, sắc sảo và chặt chẽ trong tư duy, tinh tế trong cảm thụ và trong cách thể hiện một bức tranh; HS năng khiếu Mĩ thuật phải có vốn tư liệu phong phú về hội họa, hiểu biết nhiều về cuộc đời và sự nghiệp của các họa sĩ trong và ngoài nước, trong và ngoài chương trình qua sự sưu tầm đọc, tích luỹ; phải có sự hiểu biết nhiều về các tác hội họa; Một trong những biểu hiện không thể thiếu của HS năng khiếu Mĩ thuật là rất giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề, trước cuộc sống. Sự nhạy cảm 4 ở các em luôn gắn liền sự thông minh, nhạy bén và nhất là thông minh trong lựa chọn sử dụng đường nét, hình ảnh, màu sắc để thể hiện tranh vẽ. 3.2.3.1.2. Phát hiện học sinh năng khiếu Mĩ thuật Việc phát hiện học sinh năng khiếu Mĩ thuật có tính chất quyết định đến chất lượng đội tuyển học sinh năng khiếu nên có ý nghĩa rất quan trọng. Giáo viên dạy Mĩ thuật cần quan sát để nắm bắt kỹ năng vẽ hình, vẽ màu của các em. Một phần, học sinh năng khiếu Mĩ thuật bộc lộ khả năng vẽ qua những kỹ năng này. Các em có khả năng vẽ hình nhanh, vẽ màu hài hòa các đề tài theo năng khiếu của bản thân. Hoặc thông qua một nét vẽ, một dáng người hoặc một hình ảnh nào đó thì đối với học sinh có năng khiếu Mĩ thuật cách vẽ hình, vẽ màu sắc cũng thường rõ ràng, có cảm xúc riêng dễ dàng thu hút người xem. Thông qua đó, giáo viên có thể phát hiện ra những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng.Việc phát hiện và BD HS năng khiếu Mĩ thuật cần được tiến hành từ đầu lớp 6. Cơ sở của việc tuyển chọn của tôi là: Trước tiên là, tìm hiểu kết quả của HS ở cấp Tiểu học qua cách xếp loại, đánh giá nhận xét thi cuối kì (chủ yếu ở lớp 5) qua kết quả cuộc thi “ Vẽ tranh hè” các năm học trước. Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu thêm ở giáo viên đã trực tiếp giảng dạy học sinh ở tiểu học để biết được khả năng vẽ tranh của học sinh; Tiếp theo, giáo viên xem kĩ những bài vẽ đầu tiên của HS ở các phân môn (đặc biệt là hs lớp 6) như một điểm xuất phát để bắt đầu cuộc hành trình phát hiện năng khiếu của HS. Trong xếp loại bài vẽ, giáo viên không chỉ chú trọng những bài có bố cục chặt chẽ, hình vẽ rõ ràng, màu sắc hài hòa,... mà còn quan tâm đến những bài vẽ tuy có thể có chỗ chưa thẩm mỹ cao, nhưng lại có chỗ sáng tạo, độc đáo, sâu sắc riêng,... phải nhận xét kĩ, đánh giá kĩ, thật sự nghiêm túc khi xếp loại giá và có sổ ghi nhận. Tuy nhiên, một bài vẽ không thể đánh giá được quá trình nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng, phát hiện, bổ sung ở những bài vẽ tiếp theo vì việc tuyển chọn HS năng khiếu không chỉ dừng lại ở một số bài vẽ mà phải theo dõi cả quá trình học tập và rèn luyện; Sau là tổ chức cuô c thi “Vẽ tranh chào mừng lễ Nhà giáo Việt Nam” vòng ê trường. Qua đó tuyển chọn nhằm chuẩn bị lực lượng kế thừa cho những năm sau. Áp dụng những biê ên pháp trên, hằng năm nhà trường đều có được đô êi tuyển học sinhnăng khiếu Mĩ thuật để dự thi Vẽ tranh hè các cấp. 5 3.2.3.2 Bồi dưỡng học sinh năng khiếu Mĩ thuật 3. 2.3.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu Mĩ thuật Sau khi đã phát hiện và thành lập được đội tuyển HS năng khiếu, giáo viên dạy bồi dưỡng lập kế hoạch và tiến hành bồi dưỡng (Củng cố kiến thức cơ bản, cung cấp kiến thức mở rộng, hướng dẫn HS tự vẽ và rèn kỹ năng). Các bước trên càng thực hiện sâu sát thì sẽ đem lai kết quả cao. Chọn đề tài “Một vài biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu thi Vẽ tranh hè cấp THCS”, tôi muốn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mĩ thuật với các đồng nghiệp để cùng tìm ra biện pháp bồi dưỡng hay góp phần nâng cao và giữ vững chất lượng học sinh năng khiếu môn Mĩ thuật. Trong phạm vi SKKN này tôi trình bày, trao đổi một vài kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng vẽ nét, vẽ hình;, kĩ năng thể hiện màu theo hướng phát triển năng lực tự chọn đề tài và năng lực sáng tạo thể hiện trong việc xác định các nội dung và những ý tưởng (đặc biệt là những ý tưởng được gửi gắm trong những tác phẩm hội họa); có cách cảm nhận riêng, độc đáo về bố cục, hình ảnh, màu sắc của tác phẩm; có cách vẽ, thể hiện bức tranh mang đậm sắc thái cá nhân… 3.2.3.2.2. Xây dựng nội dung BD HS năng khiếu Mĩ thuật a) Về kiến thức: Ôn tâ êp và hê ê thống lại các kiến thức đã học, mở rô êng nâng cao để học sinh hiểu sâu hơn những vấn đề đã tiếp thu trên lớp. Tăng cường thực hành để học sinh luyê n kĩ năng vẽ. Nô êi dung cụ thể là: ê - Lựa chọn nội dung đề tài: Triển khai các đề tài vẽ tranh trong chương trình các khối lớp. Nhưng chủ yếu đi sâu vào các đề tài thực tiễn, gắn với các hoạt động hè, thường tổ chức vẽ tranh các năm trước. Bên cạnh đó còn giới thiê u mở rô êng thêm ê các đề tài mang tính thời đại có liên quan qua nghiên cứu từ các sách, báo, truyền thông ngoài chương trình. Nắm bắt kịp thời các thông tin, GV cung cấp cho học sinh các chủ đề có thể vẽ tranh. Từng đề tài HS sẽ vận dụng kiến thức đã học để có thể tự khai thác nhiều nội dung, nhiều hoạt động để thể hiện thành một bức tranh. (VD: Vẽ một bức tranh đề tài môi trường. HS có thể vẽ các nội dung về: Môi trường không khí, Môi trường nước,...) - Các bước của một bài vẽ tranh: Hê ê thống lại kiến thức về: + Bố cục: Phải thể hiện một chặt chẽ, rõ mảng hình chính, mảng hình phụ; 6 + Hình vẽ: Cần rõ ràng về đường nét, hình chính, hình phụ. Hình người đúng tỉ lệ, đúng dáng,… Hình cây cối, đồ vật phải phù hợp nội dung của đề tài,…Bên cạnh cần đảm bảo đúng luật xa, gần,…; + Màu sắc: Phải có đậm, nhạt, hài hòa, rõ trọng tâm của chủ đề,... b) Về kĩ năng: Tâ êp trung nhiều thời gian để HS vẽ bài, chủ yếu xoáy sâu vào những đề tài: gần gũi, quen thuộc với nhiều hoạt động, nhiều nội dung: + Xây dựng được những ý tưởng tốt khi chọn nội dung của một đề tài; + Cảm nhâ n tốt các hoạt động diễn theo một chủ đề (Chủ đề Học tập gồm: Các ê hoạt động học tập ở trường, các hoạt động học tập ở nhà,… Chủ đề ngày Nhà giáo Việt Nam gồm các hình thức: Thi vẽ tranh, làm báo tường, trang trí lớp, các hoạt động thể thao và văn nghệ,…); + Hình thành được một bố cục chặt chẽ; + Vẽ hình cân đối, rõ dáng, đúng tỉ lệ theo luật xa gần; + Thể hiện màu hài hòa, rõ trọng tâm, rõ đậm nhạt cụ thể của từng chất liệu; + Biết tham khảo, quan sát, so sánh, phân tích các tác phẩm của các họa sĩ trong và ngoài nước vận dụng thể hiện vào bài vẽ của bản thân; + Trao đổi ý kiến, học hỏi cái hay với các bạn có năng khiếu vẽ tốt. 3.2.3.2.3. Định hướng phương pháp – cách thức bồi dưỡng HS năng khiếu Mĩ thuật Trước đây, lớp BD HS năng khiếu Mĩ thuật chỉ tiến hành vào đầu các dịp hè. Thời gian bồi dưỡng là 3 buổi/ tuần khi có ngày thi Vẽ. Ngoài ra còn dành thời gian cho các em đến thư viê n, tìm sưu tầm tư liê u, thời gian các em tự luyện tập vẽ hình, vẽ ê ê màu trên các chất liệu hình thành một bức tranh; Sau mỗi lần ôn luyê n thì tiến hành kiểm tra để đánh giá kết quả qua thời gian ôn ê luyện, nắm được sự tiến bộ, điểm hạn chế của HS để điều chỉnh cách thức ôn cũng như phương pháp vẽ của HS. Mỗi lần trả lại bài vẽ GV phân tích rất kĩ những ưu khuyết điểm từng bài để HS rút kinh nghiê m cho bài vẽ sau; ê Từ các năm học gần đây, nhà trường thống nhất với tổ chuyên môn chọn HS năng khiếu Mĩ thuật từ cuối năm lớp 8 và tiến hành bồi dưỡng trong đầu hè chuẩn bị 7 thi. Đến nay đã tiến hành tuyển chọn và bồi dưỡng HS ở cả các khối lớp 6, 7, 8, 9. Bước đầu dạy lồng vào các tiết trong tuần, dạy tập trung vào đầu hè đến ngày thi. Sự điều chỉnh này giúp GV BD có điều kiện theo dõi sát và nắm vững tình hình tâ êp vẽ cũng như tổ chức được các hoạt đô êng thi vẽ khác nhau để kích thích sự tìm tòi học vẽ ở các em hơn. Bên canh GV lập sổ theo dõi học sinh ghi nhận cụ thể từng HS về việc nắm kiến thức ở từng bài vẽ, từng phần; kĩ năng vẽ của từng em. Giáo viên phải theo dõi sát từng đối tượng học sinh kịp thời củng cố thêm và sửa chữa cách vẽ bài cụ thể cho các em; + Giáo viên hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu tham khảo một cách có chọn lọc, có hệ thống theo chủ đề nhất định. Khi xem các bức tranh tham khảo cần hướng dẫn học sinh biết rút ra những gía trị thẫm mỹ chính trong mỗi bài, ghi nhớ lại những cái hay, những ý tưởng chủ đạo phù hợp với thực tiễn để có thể vận dụng trong quá trình học vẽ bộ môn vào sổ tay Mĩ thuật. Tự tập luyện, tự vẽ thường xuyên có hệ thống, khoa học, hợp lý sẽ làm tăng khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh luôn chủ động trong lĩnh hội thẫm mỹ, biến cái đẹp quan sát được từ tranh vẽ thành những giá trị đích thực của bản thân để hình thành những phẩm chất, năng lực mới giúp các em đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập bộ môn; + Tổ chức cho các em học tập lẫn nhau: mỗi tuần/ 1 tiết GV chọn những bài vẽ tốt treo lên bảng cho các em cùng tham khảo, trao đổi theo từng chủ đề mà GV đã cho, sau đó HS nêu ý kiến nhận xét của bản thân. GV thống nhất ý kiến, bỗ sung lại cho HS về sửa chữa, hoàn chĩnh bài vẽ; + Nêu và giải đáp thắc mắc: mỗi tuần, GV dành ra một khoảng thời gian để HS trao đổi và đưa ra những vấn đề chưa rõ hoă êc còn vướng mắc mà nhóm không thống nhất để GV phân tích thêm. Từ đó giúp các em khắc sâu hơn các kiến thức. Trong khoảng thời gian này, GV cũng sẽ gợi ý để HS nêu thắc mắc nhiều hơn và khích lê ê để các em tự tìm hướng giải quyết ngày một tốt hơn; + Ra đề tài cho HS tự thi vẽ với nhau để GV nắm được kết quả học tâ êp của HS và kịp thời uốn nắn, sửa chữa những sai sót để các em rút kinh nghiê êm. Qua kết quả cuộc thi GV khen ngợi các em vẽ tốt để tăng sự phấn khởi, thi đua lẫn nhau của các em. Đồng thời, động viên các em vẽ còn nhiều sai xót nhanh tiến bộ hơn. 8 3.2.3.2.4. Định hướng bồi dưỡng, rèn kĩ năng phân tích và lựa chọn nội dung cho đề tài. * Rèn luyện kỹ năng phân tích nội dung cho đề tài. Xét đến cùng, việc dạy HS làm vẽ bài, rèn luyện kỹ năng thể hiện một bức tranh là một trong những khâu quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến kết quả dự thi của HS năng khiếu. Đây là khâu chủ yếu nhất của HS (kỹ năng phân tích các nội dung cho đề tài...); Trước hết, trong thời gian BD, GV cần cho HS làm quen với nhiều dạng đề tài thi Vẽ tranh hè. Ban đầu là những dạng đề tài quen thuộc, gần gũi; đến những đề tài khó hơn; đặc biệt là những dạng đề tài có cách lựa chọn nội dung dễ gây ngộ nhận hoặc có thể hiểu yêu cầu đề tài không thấu đáo; HS khi phân tích đề sẽ nhận diện bản chất của đề rất khác nhau. Một số em cho rằng yêu cầu của đề là chỉ là những hình ảnh đơn giản diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Một số em khác lại thấy đây là điều khám phá mới mẽ của cuộc sống được phản ánh qua tác phẩm của các họa sĩ. Từ đó, GV sẽ dần dần gợi mở đưa ra các hoạt động thường diễn ra trong các đề tài để HS chọn mà vẽ. Ví dụ: Để vẽ một bức tranh đề tài Giữ gìn vệ sinh mội trường ta có thể vẽ các bối cảnh: - Diễn ra ở nhà: + Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ; + Trồng nhiều cây xanh trước sân nhà; + Sử dụng nguồn nước sinh hoạt trong sạch, đảm bảo vệ sinh;…. - Diễn ra ở trường: + Cảnh quét lớp; lau bàn, ghế; lau kính; + Quét sân, làm cỏ sân trường; + Trồng nhiều cây xanh trong sân trường;…. - Diễn ra ngoài xã hội: + Làm sạch cỏ dại ven đường; + Trồng cây xanh ven đường; 9 + Tuyên truyền, giữ gìn và tham gia làm vệ sinh các nguồn nước ở kênh, rạch, dòng sông;…. Sau khi hiểu được nội dung của đề tài. HS không còn phải sợ bài vẽ mình sai đề tài. Tạo tâm lí thoải mái thể hiện năng khiếu vẽ bằng hết khả năng của bản thân. * Rèn luyện kỹ năng lựa chọn nội dung cho đề tài. Thực tế giảng dạy giúp tôi ý thức sâu sắc rằng, việc lựa chọn nội dung cho đề tài là một khâu quan trọng của quá trình thể hiện một bức tranh. Lựa chọn nội dung cho đề tài đúng và hay sẽ phân hoá được trình độ HS, giúp người thầy xác định đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi HS từ đó có thể đánh giá khách quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của HS; đồng thời tạo được niềm tin và hứng thú học vẽ cho HS khi các em hiểu được năng lực của mình. Ngược lại, lựa chọn nội dung thiếu chính xác hoặc sai đề tài không những không vẽ tốt một tác phẩm mà còn làm giảm hứng thú học vẽ, giảm tính sáng tạo, thẫm mỹ của HS; HS lựa chọn đúng nội dung cho đề tài để vẽ tranh. Trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy HS sẽ bọc lộ hết năng lực cảm thụ giá trị thẫm mỹ của các em. Từ nhận thức đó, trong quá trình rèn luyện kỹ năng vẽ tranh cho học sinh, chúng tôi thường tập trung nhiều vào lựa chọn nội dung cho đề tài. Ví dụ: Sau khi phân tích các nội dung để vẽ một bức tranh đề tài Giữ gìn vệ sinh mội trường như trên, GV yêu cầu HS lựa chọn cho mình một nội dung mình tâm đắc để vẽ. Có HS thích vẽ các hoạt động diễn ra ở nhà, cũng có HS lựa chọn những hoạt động diễn ra ở trường,… để hoàn thành một tác phẩm. 3.2.3.2.5. Định hướng rèn luyện kỹ năng sưu tầm tài liệu vẽ một bức tranh Sưu tầm tài liệu là một việc không thể thiếu để vẽ tốt một bức tranh. Ngay từ đầu năm học lớp 6 GV phải nhắc nhỡ HS thực hiện cuốn tư liệu Mĩ thuật. Cuốn tư liệu này HS sẽ cắt dán những hình ảnh liên quan đến hội họa nhất là phân môn vẽ tranh; Khi từ bắt đầu BD đội HS năng khiếu, GV kiểm tra và bắt buộc HS thực hiện cuốn tư liệu này. Yêu cầu sưu tầm ngày một tăng dần các tư liệu đặc biệt là tư liệu để vẽ một bức tranh như: Các dáng người, các nhóm bố cục liên quan đến các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giải trí,… 10 Ví dụ: Để vẽ một bức tranh đề tài Giữ gìn vệ sinh mội trường HS sẽ dựa vào các tư liệu về: dáng người ở các tư thế đi, đứng, khom, cúi,… Các bố cục đang lao động như: Quét sân, làm cỏ, vớt rác dưới dòng nước,…Có đầy đủ các tư liệu trên HS sẽ dễ dàng vẽ hoàn chỉnh một bức tranh về đề tài này để tham dự Vẽ tranh hè đạt hiệu quả. 3.2.3.2.6. Định hướng rèn luyện kỹ năng thể hiện các bước vẽ cho một bức tranh * Rèn luyện kỹ năng tìm bố cục (tìm các mảng hình) Hình thành mảng hình chặt chẽ là yếu tố quyết định sự thành công của một tác phẩm. GV BD định hướng ngay từ các tiết đầu các cách tìm mảng hình chính và mảng hình phụ để vẽ một bức tranh như: - Bố cục mảng chính: thường đặt ở trọng tâm và có kích thước lớn, có thể + Dạng hình chữ nhật; + Dạng hình vuông; + Dạng hình tam giác; + Dạng hình tròn,…; - Bố cục mảng phụ: Tương tự mảng hình phụ cũng là các hình chữ nhật, hình vuông, tròn, các nét thẳng, nét cong,… HS năng khiếu phải biết định hình được trong mỗi bức tranh vị trí mảng chính đặt ở trọng tâm và có kích thước lớn,… Mảng hình phụ thường đặt ở xung quanh và có kích thước nhỏ hơn mảng chính,... * Rèn kỹ năng vẽ hình Bước đầu tiên trong rèn kỹ năng vẽ hình là hướng dẫn cho HS năng khiếu tham gia BD các hình ảnh để vẽ tranh. Các hình ảnh này còn tùy thuộc vào nội dung của một bức tranh. Chủ yếu là hình: dáng người, cây cối, cảnh vật, con vật, các đồ vật,… Trong bức tranh bao giờ cũng có hình ảnh chính và hình ảnh phụ. Hình ảnh chính được đặt trong mảng chính, hình ảnh phụ đặt trong mảng phụ. Tùy theo nội dung mà GV BD hướng cho HS cách chọn hình ảnh chính, phụ cho phù hợp. Một bức tranh hoàn chỉnh không thể thiếu hình ảnh chính và hình ảnh phụ. Vì vậy, khi vẽ hình vào bức tranh cần phải tập: 11 - Vẽ hình người phải: Rõ dáng, đúng tỉ lệ, có dáng động (Đi đứng, chạy, nhảy, khom, vác, khiêng,..), dáng tĩnh; thể hiện được trang thái, lứa tuổi, trang phục,… - Vẽ hình cây cối, cảnh vật cho rõ cây gì, cảnh ở đâu, thời điểm nào,… - Vẽ hình con vật phải rõ con vật gì, tư thế của các con vật như thế nào cho phù hợp với các hình ảnh khác trong tranh,… - Vẽ hình các đồ vật cần cụ thể đồ vật đó, lựa chọn ví trí đặt trong tranh, góc nhìn các đồ vật,… Những kỹ năng này nếu HS làm nghiêm túc sẽ hình thành được ở các em khả năng chủ động và độc lập tư duy trong học vẽ, khắc phục dần tình trạng HS làm bài theo kiểu ngẫu hứng, nghĩ đến đâu vẽ đến đó, thậm chí làm vẽ bài xong mà không biết mình đã vẽ gì. Tác dụng của khâu này là giúp các em vẽ hình nhanh chóng, hình thành kỹ năng vẽ hình, định hướng các hình ảnh cho bài vẽ trong một khoảng thời gian ngắn đầu giờ; bức tranh của các em sẽ đầy đủ hình chính, hình phụ và tạo một bố cục vững chắc, mạch lạc. Đây cũng là một trong những biểu hiện của tính khoa học ở một bức tranh của HS năng khiếu. Qua thực tế thấy rất rõ, các em trong đội tuyển HS năng khiếu môn Mĩ thuật có khả năng tiếp nhận đề tài và vẽ phác hình khá nhanh và tự tin. Có ý thức rõ rệt cần phải thiết lập một cách hệ thống các hình ảnh chính, phụ trước khi bắt tay vào vẽ bài. * Rèn luyện kỹ năng vẽ màu Đây cũng là kỹ năng quan trọng bởi nhận thức và cảm nhận màu sắc của đề tài hợp lý, có kiến thức phong phú về màu sắc chưa đủ. Muốn có một bức vẽ đẹp, HS phải biết vẽ màu bằng những hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, tư duy và có sức thuyết phục. Hơn nữa, việc đánh giá lại căn cứ vào chính màu sắc bức tranh của HS vẽ. Rèn kỹ năng vẽ màu cho HS năng khiếu, GV BD thường tiến hành theo các trình tự: - Vẽ màu cho hình ảnh chính; - Vẽ màu cho hình ảnh phụ; - Vẽ màu nền. 12 Bên cạnh khi vẽ màu cho một bức tranh, cần chú ý thể hiện rõ trọng tâm, nổi bậc hình ảnh chính, đúng luật xa gần, đúng gam màu, tạo được sự hài hòa cho bức tranh,... Để đạt được những yêu cầu đó, HS cần phải tham khảo thêm những tranh vẽ của các họa sĩ; có thể học tập cách vẽ của các bạn của mình (những bài vẽ đẹp ở nhiều chất liệu). Hình thức này rất có hiệu quả bởi đó là những bức tranh, bài vẽ đẹp có thể do chính các em vẽ; Các em rất tự hào khi có được bức tranh, bài vẽ đẹp mà được thầy cô và bạn mình trân trọng. Kỹ năng vẽ màu một bức tranh phải được tiến hành thường xuyên bằng hình thức vẽ ở trường và vẽ thêm ở nhà, GV tranh thủ nhận xét thật kỹ bài vẽ màu cho các em. * Nhận xét và xếp loại bài vẽ Đối với các em HS năng khiếu môn Mĩ thuật, khi xếp loại bài vẽ GV phải chỉ ra được điểm mạnh, yếu cơ bản của mỗi bài; theo dõi và động viên kịp thời mức độ tiến bộ của mỗi HS trong từng bài vẽ. Khi xếp loại, GV phải chỉ ra các lỗi cụ thể về nội dung, bố cục, hình ảnh, màu sắc,... trên từng bài vẽ. Phân tích cho HS hiểu những nét tiêu biểu, nổi bậc, điểm yếu; tìm ra nguyên nhân và định hướng cách sữa chữa để HS có thể phát huy tốt ưu điểm và tự khắc phục các sai xót của mình. Và để tạo hứng thú, GV có thể tổ chức hướng dẫn cho học sinh tự nhận xét và xếp loại bài cho nhau. * Đánh giá học sinh theo định kì Khi thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phải kiểm tra tiến độ thực hiện và kết quả học sinh tiếp thu kiến thức ở mức độ nào, học sinh tiến bộ ở điểm nào, còn những điểm yếu nào cần khắc phục; kiểm tra đánh giá định kì (1- 2 tuần/ 1 bài vẽ) giúp cho học sinh đánh giá khả năng vẽ của mình so với các bạn trong đội tuyển để các em phấn đấu nhiều hơn. Giáo viên khen ngợi những em có kết quả tốt, động viên các em có kết quả chưa cao để các em thi đua cùng nhau phấn đấu. Mặt khác kiểm tra thường xuyên giúp GV tuyển chọn đúng đối tượng HS năng khiếu và qua kết quả GV đánh giá được hiệu quả của kế hoạch, phương pháp bồi dưỡng, nếu HS không tiến bộ GV kịp thời điều chỉnh phương pháp và từ đó có những quyết định sư phạm chính xác nhằm thúc đẩy HS tiến bộ thực sự. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 13 Một vài biện pháp BD HS năng khiếu môn MT cấp THCS đang trình bày đã được áp dụng vào thực tế giảng dạy. Có thể những điều này không còn mới mẻ với những đồng nghiệp có bề dày kinh nghiệm, nhưng với tôi, đó là những điều tôi tâm đắc và bước đầu đã có được những thành công . Do đó, mọi GV làm công tác BD HS năng khiếu môn Mĩ thuật cấp THCS hầu như đều có thể áp dụng. Trong quá trình thực dạy từng năm học, GV – bằng kinh nghiệm thực tế của mình – có thể khái quát bổ sung thành những vấn đề mang tính ứng dụng cao hơn, để thực hiện và đạt hiệu quả càng cao hơn. 3.4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Qua quá trình thực hiện công tác BD HS năng khiếu MT theo những biện pháp nêu trên, bản thân người viết đã thu được một số hiệu quả tích cực như: - Các giờ dạy BD HS năng khiếu trở nên sinh động, hứng thú, thu hút HS; - HS có tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng trong học vẽ; - Khả năng vẽ bài của HS được nâng lên một bước, kiến thức của HS được bổ sung đầy đủ, toàn diện, kĩ năng vẽ tranh vững vàng, chọn nội dung hợp chủ đề, hình ảnh mượt mà hơn, màu sắc sinh động, thuyết phục, mang tính thực tiễn cao. Qua cách thức thực hiện như trên, những năm gần đây học sinh có sự ham thích học vẽ hơn trước kia, số học sinh tham dự vào đô êi năng khiếu, đội thi “Vẽ tranh hè ” ngày càng cao và đều khắp hơn ở các khối lớp. Kết quả cụ thể: + Năm học 2013 – 2014: Đạt 01 giải III Hội thi Vẽ tranh hè cấp huyện; + Năm học 2014 – 2015: Không dự thi (Do không tổ chức). Với kết quả trên có thể khẳng định việc áp dụng các giải pháp trên đã mang lại kết quả tốt và mang tính bền vững. - Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không có - Tài liệu kèm theo: Không có 14 * DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - THCS: Trung học cơ sở BD: Bồi dưỡng HS: Học sinh GV: Giáo viên MT: Mĩ thuật SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng