Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến một số kinh nghiệm trong việc xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm...

Tài liệu Sáng kiến một số kinh nghiệm trong việc xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm

.DOC
11
153
92

Mô tả:

CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: …………………….. Tên sáng kiến: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP CHỦ NHIỆM 1. Lĩnh vực áp dụng: Công tác chủ nhiệm. 2. Mô tả bản chất giải pháp đã biết 2.1. Tình trạng giải pháp đã biết: - Xã hội càng phát triển thì sẽ có những nảy sinh, đặt ra những yêu cầu mới cho công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có lòng nhiệt tâm, tận tụy và sáng tạo trong công việc. Luôn phải cải tiến nội dung và phương pháp, điều kiện và yêu cầu cho từng đối tượng học sinh và tập thể học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý, giáo dục học sinh và tập thể học sinh, có trách nhiệm điều hành, dẫn dắt sự phát triển của tập thể học sinh, của từng thành viên trong tập thể đó và có trách nhiệm với nhà trường về chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Vì vậy cần phải có những phương pháp, kế hoạch hoạt động cụ thể và phải luôn đổi mới các phương pháp đó sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh, của từng năm, để góp phần nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm. Một trong những nhiệm vụ trên thì việc xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm là việc làm rất thường xuyên và hết sức quan trọng của người làm công tác chủ nhiệm lớp. * Những ưu, khuyết điểm của giải pháp đã – đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị: * Ưu điểm: - Được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn tận tình, kịp thời của Ban giám hiệu, Đoàn, Đội và các tổ chức trong nhà trường. - Được sự quan tâm dạy dỗ nhiệt tình, có tâm huyết của giáo viên bộ môn - Đa số học sinh có ý thức học tập, phấn đấu và rèn luyện tốt, nhiệt tình và năng động. - Ban cán sự lớp có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao. - Trong lớp có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong hoạt động chung của trường, lớp. - Đa số các em học sinh nhà gần trường nên thuâ ân lợi cho viê âc đến trường và tham gia các hoạt đô ng của trường. â - Nhiều phụ huynh học sinh quan tâm đến con em và có sự đầu tư tốt cho việc học tập của các em. * Hạn chế: - Hiện nay có một số em học sinh bị rỗng kiến thức, các bài giảng của thầy, cô các em tiếp thu chậm, thậm chí là rất chậm, không hiểu bài kỹ, cha chÞu khã häc bµi vµ lµm bµi ë nhµ, cảm thấy tiết học nặng nề, tâm trạng luôn luôn chán nản, ý thøc trong líp chưa nghiªm tóc. - Việc kết hợp giáo dục giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh đôi khi còn bị gián đoạn vì một số cha mẹ của các em đi làm ăn xa. - Mét sè phô huynh nu«ng chiÒu, cha thêng xuyªn quan t©m, nh¾c nhë, theo dâi s¸t sao t×nh h×nh häc tËp, rÌn luyÖn cña con m×nh. Kh«ng thèng nhÊt ®îc ph¬ng ph¸p gi¸o dôc con, gi÷a cha vµ mÑ nªn x¶y ra t×nh tr¹ng bÊt ®ång trong viÖc gi¸o dôc con c¸i trong gia ®×nh. - Môi trường xã hội xung quanh trường học tương đối phức tạp, sức hút của các trò chơi điện tử và các tệ nạn xã hội … làm ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận học sinh. 2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: - Để nâng cao chất lượng học tập và đạo đức học sinh trong trường học thì một trong những việc làm cần thiết của giáo viên chủ nhiệm lớp là xây dựng tốt nề nếp lớp học. Bởi lớp có nề nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính tự lập, nghiêm túc, tích cực trong học tập và lao động. Mặt khác, nề nếp lớp tốt sẽ làm tăng chất lượng dạy và học, đồng thời rèn luyện cho học sinh đạo đức, tác phong tốt góp phần hình thành nhân cách cho các em. - Nêu lên những kinh nghiệm mà bản thân đã thực hiện có hiệu quả để chia sẻ với đồng nghiệp trong công tác chủ nhiệm lớp. - Nội dung của giải pháp: * Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang áp dụng: - Điểm mới là đưa ra một số kinh nghiệm cụ thể trong việc xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm. - Cải tiến phương pháp giáo dục, quản lí cho từng đối tượng học sinh và tập thể học sinh. - Việc nghiên cứu đề tài này nếu áp dụng đại trà sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường trung học cơ sở. * Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: Tổ chức lớp học khi nhận lớp: - Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu khảo sát sau. Tôi phát cho mỗi em một phiếu và yêu cầu các em điền đầy đủ các thông tin trong phiếu: PHIỀU KHẢO SÁT 1. Họ và Tên:…………………………………………………………….. 2. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo, cận nghèo).......................... 3. Hiện tại đang sống với ai? Cha mẹ hay ông bà:....................................... 3. Kết quả học tập năm trước: (Giỏi, Khá, Trung bình).............................. 4. Môn học yêu thích:......................... 5. Môn học cảm thấy khó:................... 6. Những người bạn thân nhất trong lớp, ngoài lớp:.................................................... 7. Địa chỉ gia đình: Số nhà........tổ........ấp.......Số điện thoại gia đình:....... Qua phiếu khảo sát này, tôi nắm được một số thông tin cần thiết về từng học sinh của lớp mình. Tuy nhiên để tìm hiểu rõ hơn về hoàn cảnh gia đình, trình độ học tập, cá tính của từng học sinh tôi tìm đến và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ của các em ở năm học trước, các bạn học cùng lớp và qua quá trình gặp gỡ lớp trong thời điểm đầu năm. Sau đó sắp xếp nam và nữ theo tổ có giỏi, khá, trung bình, yếu, kém và hạnh kiểm tốt, khá, trung bình; bầu ban cán bộ lớp là những học sinh giỏi, khá, ngoan để làm gương cho lớp và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban cán sự lớp. Kế đó, giáo viên chủ nhiệm phân nhóm học sinh, hình thành đôi bạn cùng tiến mỗi nhóm có 2 em, trong đó một học sinh khá hoặc giỏi và một học sinh trung bình hoặc yếu giúp đỡ nhau học tập trong suốt năm học. Xây dựng nề nếp buổi truy bài đầu giờ : - Học sinh giỏi, khá truy bài học sinh trung bình, yếu, kém dưới sự kiểm tra của ban cán sự lớp và giáo viên chủ nhiệm. - Trong 15 phút truy bài đầu giờ của mỗi ngày, giáo viên chủ nhiệm có mặt để đôn đốc, nhắc nhở các em. Đồng thời cũng để kiểm tra ý thức của các em, từ đó phát hiện và nhắc nhở kịp thời cá nhân làm ồn lớp trong giờ truy bài. Xây dựng nề nếp kỉ luật trong giờ học: - Hướng dẫn học sinh học tập nội quy của nhà trường vào những ngày đầu năm học. - Phổ biến một số nội quy riêng của lớp (do học sinh tự thảo luận và thống nhất) đến học sinh. - Liên hệ với giáo viên bộ môn để phát hiện kịp thời các đối tượng nói chuyện, làm ồn trong giờ học để có biện pháp xử lí thích hợp. - Không cho học sinh làm việc riêng trong giờ học yêu cầu học sinh chú ý lắng nghe giáo viên giảng dạy. Đẩy mạnh thi đua trong tổ, thi đua cá nhân để tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu. Lập danh sách tuyên dương, học sinh chỉ cần có tiến bộ nhỏ là giáo viên đưa tên học sinh lên danh sách để động viên khuyến khích các em. - Làm công tác tư tưởng với từng nhóm đối tượng sao cho các em học sinh giỏi hòa đồng vui vẻ giúp bạn, nhóm học sinh yếu, kém không bị mặc cảm và được cuốn hút vào sự cố gắng cho cả lớp. - Nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy khi kiểm tra. - Giữ trật tự trong các giờ sinh hoạt tập thể. - Thường xuyên liên hệ với phụ huynh có học sinh vi phạm nội quy. - Giúp các em hiểu được sự cần thiết của việc thực hiện nội quy của lớp. Xây dựng nề nếp giờ sinh hoạt lớp: - Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu các tổ báo cáo tình hình thực hiện nội quy của học sinh trong tổ. - Yêu cầu cán bộ lớp nhận xét và đưa ra kế hoạch hoạt động cho tuần sau. - Giáo viên nhắc nhở các em và đưa kế hoạch hoạt động cho tuần tới. - Xử lí kịp thời các học sinh vi phạm trong tuần. - Có kế hoạch khen thưởng, nêu gương học sinh chăm ngoan học giỏi, tích cực. - Liên hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn để giáo dục học sinh. - Dùng tình thương, trách nhiệm của giáo viên để giáo dục, nhắc nhở, khuyên răn học sinh vi phạm. - Giáo dục các học sinh còn làm ồn trong giờ tự quản. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” - “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. - Công việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từng bước như sau: - Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây: - Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: cho dây trầu bà, cây trường sinh vào con tôm hoặc con cá bằng sành, đổ nước vào rồi treo trên vách tường. Dây trầu bà và cây phát tài chỉ sống bằng nước và rất ưa rợp, lại không có lá rụng nên rất sạch cho lớp. Những yêu cầu cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm: - Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh, vì thế giáo viên phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, dạy dỗ các em bằng tình yêu thương đúng với câu “Cô giáo như mẹ hiền”; gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn trong học tập; tránh những biểu hiện bực dọc khi lên lớp. Giáo viên cần bồi dưỡng cho các em những gương điển hình, gương người tốt việc tốt, những chuẩn mực đạo đức tốt và quan trọng hơn là tạo được niềm tin trong mỗi học sinh. Có như vậy mới tạo chất men thúc đẩy các em có ý thức tốt trong đạo đức cũng như trong học tập. - Giáo viên chủ nhiệm phải cố gắng xây dựng mối quan hệ giữa thầy và trò đúng mực, vừa là người thầy vừa là người bạn để có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng của học sinh, giúp các em vượt qua khó khăn, hướng các em có tinh thần tự giác phấn đấu, tự hoàn thiện nhân cách của mình, có ý thức và thói quen đạo đức sống vì mọi người, có tinh thần tập thể cao, đoàn kết tốt. - Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt đến học sinh tất cả các yêu cầu, kế hoạch giáo dục của trường bằng sự thuyết phục, cảm hóa để mục tiêu giáo dục được học sinh tiếp nhận một cách tự giác, tự nguyện, biến chủ trương kế hoạch của trường thành chương trình hành động của mỗi học sinh để các em tự giác và say mê học tập, rèn luyện. - Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ mọi hành động của học sinh, có hình thức khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời. Khi giáo dục các em phải chú ý tôn trọng nhân cách của học sinh, không áp đặt mà phải lắng nghe ý kiến cũng như nguyện vọng của các em, không độc đoán khi phân tích những khuyết điểm của các em, phải khách quan xử lý các mâu thuẩn của học sinh, không thiên vị hay hạ thấp nhân phẩm, xúc phạm nhân cách của học sinh. - Hàng tuần trong giờ sinh hoạt lớp phải luôn nhắc nhở các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, phải biết bản thân mình phải làm gì để phát triển toàn diện về năng lực, về phẩm chất đạo đức. Cho nên phải đảm bảo chế độ sinh hoạt lớp hàng tuần để tâm tình với học sinh hay để nắm bắt tình hình, diễn biến đạo đức, ý thức kỷ luật của học sinh là hết sức cần thiết 2.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: - Tôi nhận thấy đề tài tôi nghiên cứu có nhiều khả năng áp dụng cho những giáo viên làm công tác chủ nhiệm. - Trong quá trình triển khai đưa vào áp dụng có thể từng lúc bổ sung những biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh, của từng năm, để góp phần nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm. 2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Với những giải pháp trên đã giúp tôi ổn định được nề nếp lớp chủ nhiệm ngay từ đầu năm rất tốt, các em rất ngoan, nghiêm túc, tích cực trong học tập. Hằng tuần, tập thể lớp của các em vinh dự được nhận cờ luân lưu của trường. Chính điều này đã thúc đẩy các em càng hiểu sâu sắc hơn về tinh thần, thái độ học tập, các phong trào đoàn, đội tổ chức các em đều tham gia nhiệt tình tích cực và đạt được nhiều kết quả cao trong năm học qua. Sỉ số HS: 35 Đầu năm Học lực Giỏi TL % 8 22,9 Cuối năm 19 54,3 Các hoạt động khác: Khá TL 13 9 % 37,1 25,7 Trung TL bình 14 7 % 40 20 Hạnh kiểm Tốt TL Khá TL 35 35 % 100 100 0 0 % 0 0 - Lớp tham gia tất cả các phong trào do nhà trường cũng như các tổ chức phát động và đạt được một số kết quả như sau: + Giải nhất trong đợt tham gia trò chơi chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 + Giải nhì khi tham gia cuộc thi vở sạch chữ đẹp chào mừng ngày 20 - 11 + Hạng nhất trong thi đua học tập ở năm học 2014 - 2015 2.5. Tài liệu kèm theo: Không có.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng