Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến một số giải pháp tích cực nhằm tác động sự thân thiện, tính tích cực h...

Tài liệu Sáng kiến một số giải pháp tích cực nhằm tác động sự thân thiện, tính tích cực học tập của học sinh ở trường tiểu học

.DOC
12
30
130

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số :....................................................................... 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp tích cực nhằm tác động sự thân thiện, tính tích cực học tập của học sinh ở trường tiểu học” 2. Lĩnh vực áp dụng Thuộc lĩnh vực chuyên môn 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết - Hiện nay, nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khoẻ...”. Do đó, trách nhiệm của ngành giáo dục là rất nặng, mà trách nhiệm của mỗi trường và mỗi giáo viên lại càng nặng nề hơn; - Trong quá trình dạy học trước đây, người giáo viên rất có uy tín, học sinh rất nể và rất sợ, vào lớp học học sinh ngồi rất ngay ngắn, không một tiếng ồn ào, rất chăm chú nghe giáo viên giảng. Bởi vì, giáo viên thường xuyên sử dụng mệnh lệnh, bắt trẻ làm theo ý mình, dạy theo một chiều - thầy nói trò nghe, thường xuyên trách phạt học sinh, học sinh không dám gần thầy, không dám bày tỏ những ý kiến của mình nên giáo viên không thể hiểu được hết hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các em; học sinh không có cơ hội trao đổi, thảo luận nhau trong học tập. Trước tình hình đó, ngành giáo dục đã mạnh dạn đổi mới hình thức, tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tạo sự thân thiện giữa giáo viên với giáo viên, giữa học sinh với học sinh, đặc biệt là giữa người dạy với người học. Chính vì vậy, chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 ra đời nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Tuy phong trào này đã được tổng kết và trường nào cũng thực hiện phong trào này như là một “quy cũ”. Thế nhưng đâu đó vẫn còn râm ran một số giáo viên vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo được thể hiện rất nhiều khía cạnh khác nhau như: đánh học sinh, có những lời nặng nhẹ, mắng chưởi học sinh,… hoặc sự gây hấn với nhau giữa học sinh với học sinh như: đánh nhau, chưởi mắng nhau, thanh toán lẫn nhau,… Đó là một số hành động thiếu thân thiện, hiển cận, thậm chí là thiếu kiến thức trong cách ứng xử. Đây là những vấn đề không chỉ gây đau đầu các nhà quản lý, quý thầy cô giáo luôn yêu nghề, mến trẻ mà còn là nỗi băng khoăng của các bậc phụ huynh; bậc làm cha, làm mẹ và toàn xã hội. - Do đó, trong suốt thời gian qua, tôi cảm thấy: Muốn “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trước tiên ta cần “Xây dựng tính thân thiện và tích cực học tập của học sinh trong mỗi lớp học”. Vì mỗi lớp học thân thiện, học sinh tích cực học tập sẽ là một nền móng vững chắc thì chất lượng dạy học trong trường tiểu học được nâng cao. Chính vì vậy, bản thân luôn tìm tòi học hỏi, đồng thời trao đổi kinh nghiệm với những đồng nghiệp đi trước, kết hợp nghiên cứu tài liệu chuyên môn tôi đã mạnh dạn tiến hành thực hiện nhằm để giúp các em có kết quả học tập tốt hơn, làm sao tạo cho các em có cảm giác, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" và giúp các em hiểu rằng: “Học để trở thành người công dân tốt”. - Giải pháp này đã phần nào nâng cao được ý thức, vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trong việc quản lí tổ chức lớp học; chất lượng công tác chủ 2 nhiệm được nâng lên; nề nếp lớp ổn định đi vào quy củ; ý thức học tập và rèn luyện của học sinh ngày một tiến bộ; chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng lên. Đặc biệt là tạo được sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên,… - Tuy nhiên, trong việc ứng dụng, giải pháp cũ đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, hạn chế như: tình trạng đánh đập học sinh ở một số giáo viên hầu như không còn nhưng hiện tượng trách phạt, chưởi mắng, nặng nhẹ vẫn còn; chưa hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh; truyền đạt kiến thức cho học sinh vẫn còn nhồi nhét, áp đặt; việc đánh giá sửa sai còn khắt khe, thiếu tính công bằng, chưa thân thiện làm cho học sinh cảm thấy chán nản, sợ phát biểu, mất đi tính hiếu kỳ ngây thơ, làm ảnh hưởng tính tích cực học tập của các em; giáo viên dạy chay, dạy một chiều, không sử dụng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm nên làm cho tiết học không sinh động, cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có học sinh yếu kém, từ đó dễ dẫn đến nguy cơ chán nãn, bỏ học của học sinh. Ngoài ra, hiện nay, phẩm chất đạo đức của học sinh ngày một giảm xúc, nhất là con em nhà giàu có, con cưng hay những học sinh cha mẹ chỉ lo làm ăn mà thiếu sự quan tâm,…; học sinh thiếu kỹ năng ứng xử, có những lời lẽ khiếm nhã, thậm chí còn vô lễ với thầy cô, xem thường thầy cô, đánh nhau với bạn; xem nhẹ việc học, thụ động, không có tinh thần cầu tiến,… - Với lòng nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ, không ngại khó khăn, tôi tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, qua nghiên cứu tài liệu,… đã tìm ra được một số giải pháp rất có hiệu quả nhằm giúp học sinh có nhiều hứng thú, tích cực, linh hoạt, tự giác trong học tập, có kỹ năng trong giao tiếp, sinh hoạt, lao động vui chơi,… qua đề tài: “Một số giải pháp tích cực nhằm tác động sự thân thiện, tính tích cực học tập của học sinh ở trường tiểu học”. Bản thân rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của các nhà quản lý và đồng nghiệp để góp phần nhỏ bé vào sự thành công của phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3 - Mục đích của giải pháp: Nhằm góp phần vào công tác giảm thiểu tỉ lệ học sinh yếu kém, đồng thời tạo tính thân thiện và tích cực học tập, có kĩ năng sống phong phú của các em học sinh. Phát huy các biện pháp dạy học tích cực nhằm giúp các em hứng thú trong học tập, giảm tối đa tình trạng học sinh yếu trong một lớp học, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học, bên cạnh tạo không khí tích cực học tập cho các em. Chia sẽ với đồng nghiệp một vài phương pháp vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính động viên khuyến khích, với những hình thức nhẹ nhàng tạo nên sự thân thiện giữa thầy với trò, giữa trò với trò, giáo viên với giáo viên và giữa giáo viên với phụ huynh học sinh. - Nội dung giải pháp: + Giải pháp này có nhiều điểm mới so với giải pháp cũ, đó là: Tạo môi trường học tập trong lớp đa dạng, phong phú, có nhiều gốc học tập khác nhau, xanh hóa lớp học,…; giáo viên mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin, các kỹ thuật dạy học tích cực vào tiết dạy nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh; luôn lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người tư vấn, giúp đỡ; lồng ghép tổ chức nhiều hoạt động vui chơi thông qua các tiết sinh hoạt lớp, giáo dục ngoài giờ lên lớp,… + Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ là mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên ngày càng thân thiện, gần gũi hơn; học sinh rất thích đến trường, hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong học tập; học sinh có nhiều kỹ năng trong trong học tập, vui chơi, lao động, giao tiếp,… + Trong những năm học qua, ngành giáo dục luôn đổi mới phương pháp dạy học, coi trọng chất lượng dạy và học gắn với rèn kĩ năng sống cho học sinh. Do đó với vai trò là một giáo viên, một nhà quản lý, tôi suy nghĩ mình phải làm gì để trong mỗi lớp học có một sự thân thiện và tích cực học tập để góp phần tạo nên sự thành công của phong trào thi đua. Để làm được việc đó, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau: 3.2.1. Những yêu cầu cần thiết trong một lớp học - Lớp học cần có góc trang trí và góc trưng bày sản phẩm; lớp học phải sạch, đẹp, có cây xanh, có đủ các nội qui, các khẩu hiệu. Đây là một yếu tố 4 không thể thiếu trong một lớp học, đó là công việc trang trí lớp, là yêu cầu rất cần thiết, bởi vì công tác trang trí vừa thể hiện được tính thẩm mĩ, vừa mang tính hợp tác, thể hiện tính vui vẻ, thân thiện giữa thầy với trò, giữa các bạn học sinh với nhau. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút mọi người đến gần nhau hơn, đồng thời rèn luyện cho các em có một số kĩ năng sống tốt đẹp; - Với góc trưng bày “Sản phẩm của chúng em” phải được trang trí đẹp, nội dung phong phú, phù hợp với bản tin và tâm lý lứa tuổi của các em như: + Thành tích học tập: Cá nhân, tập thể. Kích thích tinh thần, ý thức học tập; + Ai tài thế: Trưng bày những sản phẩm tự sáng tạo mà các em tự làm của môn Thủ công, Mĩ thuật . Kích thích khả năng sáng tạo của học sinh; + Điều ghi nhớ: Các phần ghi nhớ môn Tiếng việt, các qui tắc Toán… Giúp các em có thể ôn lúc đầu giờ và lúc ra chơi, nhằm rèn cho các em có tính chủ động trong học tập; + Người tốt việc tốt: Nêu những gương tốt trong ngày, tuần, tháng. Nhằm nhân điển hình gương tốt trong các em; + Văn hay chữ tốt: Trưng bày các bài văn hay,chữ viết đẹp của học sinh. Tạo động lực các em có gắng nắn nót chữ viết đẹp hơn, làm văn hay hơn; + Tiếng nói trẻ thơ: Dán một thùng thư bằng bìa cứng, để học sinh viết ý kiến của mình để vào đó. Tạo điều kiện cho các em mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình về thầy cô, bạn bè, các mối quan hệ hằng ngày, góp phần thực hiện tốt quyền trẻ em. - Tùy theo từng khối lớp, giáo viên có thể biến đổi bản tin này phù hợp lứa tuổi học sinh lớp mình. 3.2.2. Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm - Thông qua phương pháp này kích thích khả năng phát triển tư duy, lòng tự tin, lớp học thân thiện, học sinh tích cực, tạo cho các em có không khí học tập tự nhiên như ở trong gia đình giúp các em có cơ hội tự bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình học tập, trao đổi, thảo luận, vui chơi, lao động, sinh hoạt ngoại khóa, 5 …; hình thành kĩ năng xử lý, phán đoán, giải quyết, quyết định,… một vấn đề đúng với mục đích yêu cầu đặt ra; - Đã nhiều năm nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng, người giáo viên cần thể hiện cách ứng xử công bằng với các em, gần gũi như một người thân trong gia đình, không phân biệt đối xử với bất kỳ em học sinh nào, để tránh cho các em sự mặc cảm. Đối với học sinh yếu, kém thiếu điều kiện học tập, thiếu tình cảm gia đình thì được tôi quan tâm chăm sóc hơn, sự dịu dàng, vừa cương vừa nhu để làm cho các em yên tâm hơn và ham thích đến trường. Dù cuộc sống rất khó khăn, nhưng đến trường mỗi giáo viên đều là người cha, người mẹ thứ hai của các em, tôi hết sức thương yêu, chăm sóc các em, vừa dạy vừa dỗ dành giáo dục cho các em nên người. Trong hoàn cảnh nào tôi cũng không làm cho các em sợ sệt, mà lúc nào cũng luôn khuyên răn các em giúp các em hiểu được sâu sắc của việc học. Học sinh bậc tiểu học rất dể nghe lời, nên tôi luôn dùng lời lẽ dịu ngọt pha trò, an ủi giáo dục hơn là dùng hình phạt. Giúp các em phân biệt được tầm quan trọng của việc đi học và hậu quả của việc nghỉ học để hình thành trong các em có tinh thần say mê học tập và hiểu được mình sẽ là người có ích cho xã hội trong tương lai; - Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên không ngừng trao dồi và rèn luyện nâng cao kiến thức cho mình, luôn dành nhiều công sức trong giảng dạy và giáo dục. Đầu tư, sáng tạo nhiều phương pháp giảng dạy, giáo dục sinh động nhằm cuốn hút lòng ham thích học tập ở các em, giúp các em hứng thú tìm tòi kiến thức mới và luôn lấy giáo viên là “thước đo” phấn đấu. 3.2.3. Công tác giảng dạy kết hợp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh - Trong công tác giảng dạy cần tập trung đầu tư cao cho từng tiết dạy kể cả những môn phụ, đòi hỏi người giáo viên phải chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào cá thể hóa từng học sinh. Dần dần chuyển hướng từ cung cấp nội dung kiến thức sang trang bị những kĩ năng cơ bản cần thiết cho các em. Tạo điều kiện cho các em phát huy mọi năng lực, khả năng của mình mà tích cực, chủ động hơn trong học tập; từ đó kích thích lòng tự tin, ý thức tự giác trong học tập, cũng như trong mọi sinh hoạt cuộc sống. Đặc biệt, mạnh dạn đổi mới phương 6 pháp dạy học - phương pháp bàn tay nặn bột, sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học vào các tiết dạy có hiệu quả, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Trong giảng dạy luôn tích hợp giáo dục kĩ năng sống để các em có được những kĩ năng thật cần thiết thích ứng nhanh với những điều xảy ra bất ngờ trong cuộc sống; - Trong dạy học, giáo viên cần chú trọng trong hoạt động nhóm: Đây là phương pháp dạy học hợp tác, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, còn học sinh là người trực tiếp tham gia, hợp tác với nhau vào các hoạt động trong nhóm để giải quyết một vấn đề đặt ra. Hoạt động này nhằm tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò, trò và trò, biết tự phân công và điều khiển công việc, xử lí được tình huống và giải quyết vấn đề; tăng cường sự đoàn kết, phát huy tính tích cực trong học tập; tạo môi trường thân thiện để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập;... Thông qua đó, giúp các em phát triển tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, tự tin, tự khẳng định, giải quyết, quyết định,... ngoài ra, học sinh yếu có điều kiện học tập cùng các bạn trong nhóm, có điều kiện tiến bộ trong quá trình hoàn thành các nhiệm vụ được giao; - Trò chơi học tập cũng góp phần hình thành sự thân thiện đối với mọi người góp phần hình thành những thái độ, hành vi, cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong mọi tình huống. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm cao, đồng thời giảm bớt được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập. Chính sự trãi nghiệm này, sẽ góp hình thành nhân cách ở các em và thông qua đó giúp các em vững niềm tin vào trong cuộc sống. 3.2.4. Công tác nhận xét, đánh giá học sinh - Việc đánh giá học sinh là công việc cực kỳ quan trọng trong quá trình hình thành hành vi, thái độ của các em. Bởi vì, mỗi khi giáo viên xem nhẹ việc nhận xét đánh giá, xem học sinh tiểu học còn nhỏ, không biết gì, cứ nhận xét, đánh giá theo cảm tính, không căn cứ vào thực tế, thiếu công bằng, khách quan là một cách suy nghĩ rất sai lầm. Tuy học sinh tiểu học còn rất nhỏ, không dám phản ánh giáo viên,… nhưng trẻ rất biết đâu là đúng sai, công bằng hay không 7 công bằng. Từ đó làm cho trẻ thiếu lòng tin đối với thầy cô, người lớn, hình thành nên những suy nghĩ lệch lạc, thiếu chân thật với mọi người,… Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thật sự xem trọng việc nhận xét, đánh giá học sinh; nhận xét, đánh giá phải chính xác, khách quan, công tâm, phản ánh đúng năng lực, trình độ học tập của học sinh. Từ đó mới tạo được động lực, niềm tin cho học sinh phấn đấu và vươn lên; - Học sinh tiểu học như một búp măng non, một ngọn cây mới đâm chồi rất nhiều sức sống, rất mạnh mẽ nhưng cũng rất dễ gãy bởi sự tác động không tốt từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt là quý thầy cô trong nhà trường, bởi các em xem thầy cô như là “thần tượng sống”. Các em luôn “thần tượng” và làm theo “thần tượng” đó. Chính lẽ đó, chúng ta là giáo viên phải hết mực công tâm, hết lòng thương yêu các em như con cháu của mình, có trách nhiệm giáo dục, uốn nắn chúng. Trong quá trình nhận xét, đánh giá, giáo viên nắm rõ thông tin, năng lực, sở trường, hoàn cảnh của học sinh từng ngày để đánh giá một cách tổng thể, chính xác. Đánh giá học sinh phải nhẹ nhàng, tìm những mặt ưu điểm, những mặt các em làm được để khen, tuyên dương (dù nhỏ hay lớn) kịp thời đây là liều thuốc cực kỳ có hiệu quả vì trẻ rất thích được khen; bên cạnh đó những hạn chế thiếu sót, ta cần nhắc nhỡ, phê bình một cách nhẹ nhàng, chân tình, không nên chỉ trích trước lớp, thậm chí ta có thể trao đổi riêng với em đó trong giờ ra chơi hoặc sau buổi học; song song đó ta định hướng một số giải pháp hỗ trợ giúp các em tiến bộ, giúp các em phát huy hết khả năng, năng lực và sở trường của mình; - Sau một học kỳ hay một năm học, việc đánh giá học sinh lại càng quan trọng hơn, bởi đây là một kết quả phấn đấu cả một quá trình. Do đó, khi giáo viên đánh giá một học sinh phải dựa trên nhiều khía cạnh: học tập, năng lực, phẩm chất, đạo đức tác phong, tham gia phong trào, lao động,…; phải đảm bảo đúng quy trình: đánh giá của học sinh (trước khi đánh giá bạn, giáo viên nên hướng dẫn kĩ cho học sinh cách đánh giá, quy trình đánh giá, có thể phân tích những điểm mạnh yếu từng bạn nếu những bạn được đánh giá chưa phù hợp), 8 mời toàn thể cha mẹ học sinh tham gia đánh giá, giáo viên chốt lại danh sách trình lên hiệu trưởng và chịu trách nhiệm về danh sách đánh giá đó. 3.2.5. Công tác chủ nhiệm - Công tác chủ nhiệm ở cấp tiểu học là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng song hành với công tác giảng dạy kiến thức cho học sinh. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn đối với một giáo viên. Bởi lẽ, ta làm tốt nhiệm vụ này sẽ giúp cho các em học tốt tất cả các môn học. Nghĩa là giáo dục cho các em có được ý thức tự học tự rèn; ý thức tổ chức kỉ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu lao động; biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè; tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp;… thì tất nhiên các em sẽ có thái độ ham học, ham hiểu biết, thích tìm tòi, sáng tạo cái mới, cái lạ. Muốn làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải có “Cái tâm, cái tầm với nghề”, phải có tính kiên trì, nhẩn nại, biết khéo léo trong ứng xử, đặc biệt là phải biết thương yêu các em. Mặt khác, ta cần phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em, nắm và hiểu rõ tâm lý trẻ, đặc biệt là những em học sinh cá biệt, những em chậm tiến, học sinh lớn tuổi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật học hòa nhập,… - Bên cạnh đó, việc bầu chọn ban cán sự lớp cũng phải căn nhắc kĩ; lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó phải là người mạnh dạn, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc được giao, là học sinh giỏi, có đạo đức tốt. Vừa có tính năng động và sáng tạo trong việc điều hành các hoạt động của lớp. Có uy tín vui vẻ với bạn bè, biết gần gũi và thân thiện giúp đỡ bạn. - Một điều đặc biệt quan trọng, không thể thiếu để học sinh học tập và noi theo một cách nhanh nhất, đó chính là tấm gương sống của quý thầy cô và người thân của gia đình các em. Do đó, mỗi thầy cô giáo, người lớn phải thật sự gương mẫu trước các em từ lời nói đến hành động; từ lòng yêu thương, nhiệt thành trong dạy dỗ, chăm sóc đến cách đối nhân xử thế với mọi người sung quanh. Trẻ sẽ học và học rất nhanh từ những lời nói, cử chỉ, hành động của người lớn, nhất là từ người giáo viên. Chính vì vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh có một câu nói rất hay: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện 9 Tĩnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên.” 3.2.6. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Học sinh tiểu học vốn có tính hiếu kì và thích vui chơi, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn học của học sinh để chơi games hay một số trò chơi khác mà nhà trường không có. Vì thế, việc tạo một sân chơi lành mạnh, thân thiện bổ ích cho học sinh là điều rất cần thiết. Nhằm hướng tới mục tiêu “Thầy trò cùng học, cùng vui”. Mỗi tuần hai buổi giờ ra chơi, giáo viên Tổng phụ trách Đội cùng giáo viên chủ nhiệm hoặc đầu tiết giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho các em một số trò chơi tập thể để tạo sự gắn bó thương yêu trong học sinh và sự gần gũi thân mật giữa học sinh với giáo viên. Qua không khí sinh hoạt ngoài trời, các em lại được vui chơi thỏa thích, biết thêm các trò chơi dân gian như: kéo co, chơi keo, chơi ken, rồng rắn lên mây, tập tầm vông… Giúp cho các em có sức khỏe, nhanh nhẹn, hoạt bát, nghe giỏi, xử lí hay hoặc rèn kĩ năng nhanh tay lẹ mắt,... Đây cũng chính là dịp để các em phát huy sở trường và vốn hiểu biết của mình như: Hát, múa, đố vui, quản trò,…; - Ngoài ra, Tổng phụ trách Đội tổ chức sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao Nhi đồng và phát thanh Măng non tuyên truyền ý nghĩa các này lễ lớn trong năm; đề phòng dịch bệnh; nghe nói chuyện truyền thống, nghe kể chuyện về tiểu sử các vị anh hùng dân tộc như : Võ Thị Sáu, Kim Đồng,… và đưa ra một số tình huống thường xảy ra trong cuộc sống để cho các em xử lí. Là địa phương không có di tích lịch sử gì nổi bậc nên hàng năm tôi thường xuyên phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ chức cho các em ít nhất hai lần đến thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng, thăm viếng Đền thờ liệt sĩ xã hoặc tổ chức cho các em tham quan về nguồn những nơi khác, … Từ đó giúp các em cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào truyền thống dân tộc. Lồng vào các buổi sinh hoạt, Tổng phụ trách tổ chức cho các em thi hát các làn điệu dân ca nhằm ôn lại truyền thống văn hóa vốn có từ nghìn năm của dân tộc. 10 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Những giải pháp trên, trường tôi đã và đang áp dụng rất thành công trong thời gian qua. Những giải pháp này có thể áp dụng được cho tất cả các trường tiểu học. Tuy nhiên vận dụng như thế nào để đạt được hiệu quả thì chúng ta cần cân nhắc sao cho phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị trường, điều kiện thực tế của địa phương, hoàn cảnh của học sinh. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp - Qua nhiều năm nghiên cứu, trường tôi đã và đang áp dụng các giải pháp này vào trong công tác giảng dạy và giáo dục đã phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh được thể hiện rất rõ qua việc tự học, tự tìm hiểu kiến thức, linh hoạt, chủ động, có nhiều kỹ năng trong các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, thể thao, sinh hoạt tập thể,... nhiều em rụt rè, nhút nhát cũng hứng thú, mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập. Mặt khác, còn kích thích được phong trào thi đua học tập trong lớp. Trong suốt thời gian qua, trường tôi không có trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo; mối thân thiện giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa học sinh với học sinh, giữa nhà giáo với phụ huynh là rất tốt; năm học qua, học sinh được đánh giá hoàn thành chương trình lớp học đạt 100%; học sinh đạt giải các kỳ thi năng khiếu cấp huyện, tỉnh tăng lên. - Từ những kết quả đạt được như trên, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: + Cần phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Không có phương pháp nào tối ưu, vạn năng, người giáo viên phải biết vận dụng những ưu điểm của từng phương pháp để áp dụng phù hợp cho từng bài dạy. Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, sinh động, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả nhằm lôi cuốn, thu hút sự tò mò ham hiểu biết của học sinh. Đồng thời dự đoán được các tình huống có thể xảy ra; + Thường xuyên có kế hoạch dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi những phương pháp dạy học hay để áp dụng vào trong giảng dạy; 11 + Người giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, say mê nghề nghiệp và ý chí quyết tâm cao, có trách nhiệm đối với bản thân, với học sinh và xã hội; + Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với đoàn thể địa phương tạo những điều kiện, môi trường giáo dục tốt; + Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm: luôn tạo sự đoàn kết, thương yêu giúp đỡ học sinh qua các phong trào, luôn tạo cho các em cơ hội học tập tốt; khi uốn nắn sửa sai các em, giáo viên phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội, không dùng lời lẽ nặng nề, thân thiện, vui vẻ với các em, xem học sinh như con đẻ của mình, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến của học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp; + Nhận xét, đánh giá phải vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập và rèn luyện ; phát huy hết năng lực sở trường; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; đánh giá toàn diện; không so sánh học sinh này với học sinh khác; + Học sinh phải luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với bản thân. Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, luôn tạo cho mình có động cơ và thái độ học tập tốt. - Đó là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được qua nhiều năm giảng dạy, quản lý. Tôi tin rằng, trong tương lai, bằng những phương pháp đã thực hiện, chất lượng của các trường tiểu học sẽ được nâng cao hơn nữa trong giảng dạy và giáo dục, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”./. ………………, ngày 30 tháng 3 năm 2016 Người viết ……………………… 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng