Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến một số giải pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp...

Tài liệu Sáng kiến một số giải pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp

.DOC
11
27
138

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:……………………………………. 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giáo dục Tiểu học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết: * Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới: Trong những năm gần đây nền giáo dục nước ta không ngừng đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, tập trung đổi mới chương trình, phương pháp dạy học để đảm bảo về chất lượng dạy và học phát triển một cách toàn diện. Thế nhưng trong quá trình dạy và học vẫn còn những sai lầm, những tư tưởng lệch lạc về công tác chủ nhiệm lớp vì người giáo viên chỉ coi trọng về nội dung và phương pháp dạy học. Một số giáo viên chưa có kinh nghiện trong công tác chủ nhiệm lớp. Một số phụ huynh cứ giao phó con em mình cho thầy cô, học sinh tiểu học chưa có ý thức, chưa có kĩ năng sống, chưa có kĩ năng giao tiếp…Do đó, lớp học chưa có nề nếp, các em còn nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học, thậm chí trong giờ học một vài em lấy bánh ra ăn, lấy đồ chơi ra chơi, một số em thích gây gỗ và đánh nhau với bạn bè, một số em nói lời thô tục, không biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, không biết kính trọng thầy cô và người lớn tuổi… * Ưu điểm của giải pháp: - Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường. Sự hỗ trợ nhiệt tình của phụ huynh học sinh. - Học sinh phần lớn có ý thức thực hiện tốt nội quy trường lớp, biết tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp học và các phong trào thi đua của nhà trường. - Trong quá trình dạy học giáo viên chủ nhiệm đã có một số kinh nghiệm cần thiết, có nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong quá trình chủ nhiệm lớp. - Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho các lớp có đầy đủ bàn ghế, phòng học thoáng mát, có đầy đủ ánh sáng…. * Khuyết điểm của giải pháp: - Trong quá trình lên lớp, một số giáo viên chỉ chú trọng việc truyền thụ kiến thức và phương pháp dạy học mà ít quan tâm đến nề nếp, đạo đức, hành vi, thái độ, những biểu hiện xấu của học sinh, chưa tạo được môi trường thân thiện cho các em. - Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều, nhiều em là con của gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, một số em sống với ông bà già yếu. - Một số giáo viên chủ nhiệm còn nôn nóng vội vàng, chưa kiên trì nhẫn nại, còn xem nhẹ vai trò của người giáo viên chủ nhiệm. 3.2.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Đề ra những giải pháp hợp lí nhằm giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm của mình, rèn luyện cho học sinh kĩ năng sống cơ bản, giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3.2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: Nắm được tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, từ đó giáo viên đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp. Tiến hành điều tra và nắm bắt được tình hình học tập, hoàn cảnh gia đình học sinh, không bỏ sót một em nào, từ đó giáo viên tiến hành ổn định và xây dựng nề nếp lớp, quan tâm đầu tư phong trào mũi nhọn, thực hiện tốt tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp và tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Xây dựng kế hoạch dạy học dựa trên quá trình điều tra, tình hình thực tế của lớp, kế hoạch phải cụ thể rõ ràng theo từng tuần, từng tháng, năm. Không coi trọng việc dạy kiến thức mà giáo viên cần phải rèn kĩ năng sống cho các em thông qua từng môn học. 3.2.3. Cách thực hiện giải pháp, các bước thực hiện của giải pháp: Giáo viên tiểu học là người không chỉ giảng dạy nhiều môn mà còn phải làm công tác chủ nhiệm. Theo đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thì học sinh tiểu học chưa có khả năng tổ chức được các hoạt động cho mình, các em dễ nhàm chán đối với những hoạt động chiếm nhiều thời gian, những bài học mang tính lý thuyết, chưa có ý thức cao trong học tập cũng như vui chơi…Chính vì vậy quá trình tổ chức lớp học, các buổi vui chơi hay sinh hoạt tập thể rất cân đến người gáo viên chủ nhiệm. Sau đây là một số giải pháp giúp người giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm của mình. + Giải pháp 1: Nắm đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học: Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi thì đến Tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt, từ đó nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành. + Giải pháp 2: Thực hiện điều tra, nắm tình hình lớp học Sau khi được nhận lớp theo sự phân công của ban giám hiệu tôi tiến hành điều tra để nắm tình hình học sinh như sau: Trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm lớp dưới để nắm tình hình học tập và các hoạt động khác của các em.Tiến hành tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh thông qua lí lịch trích ngang, tìm hiểu trực tiếp từng học sinh và tiến hành đại hội phụ huynh học sinh để gặp gỡ phụ huynh học sinh của từng em. Qua quá trình điều tra tôi nắm bắt được tình hình học sinh như sau: Phần lớn các em luôn được cha mẹ quan tâm, kèm dạy tốt, có đủ dụng cụ học tập khi đến lớp, những em này luôn phát triển tốt về thể chất và năng lực. Bên cạnh đó không tránh khỏi một số em kém mai mắn, các em không được sống trong sự yêu thương dạy bảo của gia đình bởi cha mẹ li hôn, một số gia đình nghèo cha mẹ phải đi làm thuê rất xa gởi con cho ông bà lớn tuổi, một vài trường hợp các em sống trong gia đình bạo lực, một số em cha mẹ không quan tâm mà chỉ giao phó trách nhiệm cho giáo viên. Vì không được quan tâm chăm sóc và dạy bảo tốt từ phía gia đình nên những em kém mai mắn đó có những biểu hiện tiêu cực sau: thường xuyên nghỉ học, đi học trễ, nghịch ngợm, đánh nhau, gây mất trật tự trong giờ học, chửi tục, học yếu, không biết kính trọng thầy cô và người lớn tuổi. Việc nắm bắt thông tin này giúp giáo viên dễ dàng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phù hợp, sát tình hình thực tế của lớp đem lại tính khả thi cao. + Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm Công tác chủ nhiệm ở tiểu học rất quan trọng, nếu làm tốt nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Sau khi tiến hành điều tra và nắm bắt được tình hình của lớp giáo viên chủ nhiệm tiến hành xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phù hợp, sát tình hình thực tế lớp mình. Trong kế hoạch giáo viên đề ra chỉ tiêu và biện pháp thực hiện cụ thể, tỉ mỉ, sát thực tế, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Kế hoạch phải thực hiện theo từng tuần, từng tháng, năm. + Giải pháp 4: Ổn định tổ chức, xây dựng nề nếp học tập Dựa theo kết quả điều tra tôi tiến hành sắp xếp chỗ ngồi, họp bầu ban cán sự lớp. Khi sắp xếp chỗ ngồi giáo viên cần lưu ý bố trí dàn đều học sinh khá giỏi, tạo đôi bạn cùng tiến ngồi chung bàn dễ hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong học tập và từng lúc giáo viên có thể thay đổi chỗ ngồi nếu thấy không phù hợp. Khi bầu ban cán sự lớp( gồm lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó) giáo viên nên nêu rõ vai trò và nhiệm vụ của ban các sự để các em bầu chọn đúng năng lực của học sinh. Sau khi bầu chọn ban cán sự lớp theo đúng năng lực giáo viên phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em và tiến hành bồi dưỡng phương pháp quản lí lớp học cho các em. Ví dụ: Ban cán sự lớp có nhiệm vụ quản lí lớp khi giáo viên vắng mặt hoặc các em có thể tự giải quyết một số vấn đề thuộc thẩm quyền của mình như kiểm tra việc truy bài đầu giờ, kiểm tra vệ sinh lớp học, nhắc nhỡ những bạn không thực hiện tốt nội quy lớp học… Ban cán sự lớp mỗi em có một quyển sổ ghi chép tổng hợp về mặt học tập và thực hiện nội quy của các bạn trong tổ, trong lớp. Cuối tuần các em tổng hợp báo cáo trước lớp thông qua tiết sinh hoạt lớp. Việc xây dựng nề nếp lớp học là điều không thể thiếu trong công tác chủ nhiệm. Cho cả lớp học nội quy lớp học, thông qua mọi quy định của giáo viên, giúp các em lập thời gian biểu ở nhà, thường xuyên kiểm tra tập vở, đồ dùng học tập, phải giữ trật tự trong giờ học, thuộc bài và làm bài trước khi đến lớp, muốn phát biểu phải giơ tay, nói chuyện với thầy cô và người lớn phải dạ thưa…Công việc xây dựng nề nếp lớp đòi hỏi người giáo viên không nên nóng vội mà phải có tính kiên trì, nhẩn nại, trí tuệ và nghệ thuật của từng người. + Giải pháp 5: Quan tâm từng đối tượng học sinh Người giáo viên phải có tính kiên trì, nhẩn nại, tận tình quan tâm đến đều khắp các đối tượng học sinh, chẳng hạn như: - Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: giáo viên chủ nhiệm động viên về tinh thần và vật chất như các em thiếu sách tôi liên hệ thư viện mượn sách, em không có cặp tôi liên hệ mạnh thường quân của lớp hoặc hội phụ huynh giúp đỡ cho em. - Học sinh học yếu: tìm hiểu nguyên nhân, yếu do mất căn bản hoặc yếu do lười học, do chậm trí. Từ đó đưa ra biện pháp giúp đỡ. Ví dụ yếu do mất căn bản từ lớp dưới tôi sẽ dành 15 phút cuối giờ mỗi ngày để giảng dạy lại kiến thức hỏng cho em, đồng thời phân công bạn giỏi cùng giúp đỡ bạn thường xuyên. - Học sinh cá biệt về đạo đức: Tôi tìm hiểu nguyên nhân từ gia đình, bạn bè và trò chuyện trực tiếp với em. Năm qua ở lớp tôi có em Khang thường hay vô lễ với thầy cô, đánh bạn. Qua tìm hiểu từ nhiều phía tôi được biết cha mẹ em li dị lúc em 1 tuổi, em sống với cha, cha ít quan tâm vì mỗi ngày đều đi mua bán bò, mỗi khi ai mách với cha em về em không ngoan là cha em cứ đánh và chửi, không hề có một câu dạy bảo đúng sai. Biết được điều đó khi vào lớp ở giờ ra chơi tôi thường dành 5-7 phút trò chuyện thân mật với em như người mẹ, chỉ bảo điều hay lẽ phải cho em nghe, khi thì sửa lại sách vở cho em và dần dần tôi đã thay đổi được tính cách của em. - Học sinh năng khiếu: Lập kế hoạch bồi dưỡng thông qua nhà trường, giáo viên bộ môn nêu có và phụ huynh học sinh. Sau đó tiến hành bồi dưỡng ngay từ đầu năm học. Thường xuyên kiểm tra, động viên nhắc nhở nhằm khơi gợi lòng say mê học tập của các em. + Giải pháp 6: Xây dựng tiết hoạt động ngoài giờ và Sinh hoạt lớp tốt Mỗi tuần có 1 tiết hoạt động ngoài giờ. Trong tiết dạy giáo viên luôn tạo cho các em không khí vui chơi thoải mái như: các học sinh được thay nhau làm quản trò, đóng vai theo tiểu phẩm, làm người dẫn chương trình…rèn cho các em tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, linh hoạt, phát huy khả năng quan sát, sáng tạo, biết hợp tác và chia sẻ…Thông qua tiết dạy giáo viên giáo dục các em biết giữ gìn bàn ghế và đồ dùng học tập, biết thực hiện tốt nội quy nhà trường, có ý thức tiết kiệm và biết để dành tiền tiết kiệm giúp các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có ý thức thân thiện với môi trường, biết trân trọng truyền thống dân tộc… Tiết sinh hoạt lớp được thực hiện vào cuối tuần. Trong tiết này tôi để lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt. Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập của tổ mình trong tuần qua. Thư kí ghi vào bảng tổng kết xếp hạng. Lớp trưởng mời ý kiến các bạn, các em tự nhận xét ưu khuyết điểm của lớp mình. Kế đến là ý kiến của ban cán bộ lớp về ưu khuyết điểm, chỉ ra hướng khắc phục nếu có, sau đó đưa ra phương hướng hoạt động trong tuần tới. Giáo viên chủ nhiệm quan sát, theo dõi hoạt động của các em và giúp đỡ các em khi cần thiết. Khi lớp trưởng sinh hoạt xong giáo viên mới đưa ra nhận xét về: nề nếp chuyên cần, học tập và các hoạt động diễn ra trong tuần. Tuyên dương những em có tiến bộ trong học tập, hay trong các hoạt động, nhắc nhỡ, động viên các em còn hạn chế và chỉ ra biện pháp để em khắc phục. Sau cùng giáo viên đưa ra phương hướng hoạt động cho tuần tới. + Giải pháp 7: Phong trào mũi nhọn Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải đưa ra chỉ tiêu phấn đấu cho lớp dựa theo kế hoạch năm học của nhà trường như: thi viết đúng viết đẹp, vẽ tranh, kể chuyện Bác Hồ, hát dân ca, làm lồng đèn, an toàn giao thông, giải toán qua mạng, violimpic tiếng anh, các hội thao… Lập kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học. Chọn những em có năng khiếu thành lập đội tuyển năng khiếu. Gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh về phương pháp rèn luyện của các em và nhờ phụ huynh cùng hỗ trợ kiểm tra, nhắc nhở việc học của con em mình. Phối hợp với giáo viên bộ môn nếu lớp mình có năng khiếu ở các môn âm nhạc, mĩ thuật, thể dục. + Giải pháp 8: Công tác phối hợp với phụ huynh, nhà trường Đối với phụ huynh học sinh: có thể trao đổi trực tiếp với phụ huynh khi đưa đón con em đến lớp hoặc qua số điện thoại một cách thân mật, vui vẻ, không chờ đến các kì họp phụ huynh hay khi các em vi phạm nội quy trường lớp giáo viên mới mời phụ huynh trao đổi. Khi trao đổi tôi không đưa ra những khuyết điểm của con em họ để phê phán, chê bai mà trao đổi thân mật theo chiều hướng tận dụng, phát huy những điểm tốt và cùng đưa ra cách khắc phục mặt hạn chế. Chẳng hạn đối với học sinh học yếu bởi cha mẹ lo làm ăn kinh tế nên ít quan tâm: khi gặp phụ huynh ấy ta nên niềm nở chào hỏi để tạo sự gần gũi và khen ngợi những ưu điểm của con họ như em vào lớp có chú ý nghe giảng bài, biết giúp đỡ bạn bè, biết kính trong thầy cô và người lớn tuổi nhưng nếu ở nhà chị nhắc nhỡ em học thuộc bảng cộng, bảng trừ thì vào lớp em làm tính nhanh hơn và chính xác. Sau khi trao đổi phụ huynh ấy cảm thấy không bị chê bai, mặc cảm mà trái lại họ thấy cần có trách nhiệm với con mình nhiều hơn và cùng ra sức hỗ trợ những việc mà giáo viên đề ra. Thường xuyên liên hệ với ban đại diện cha mẹ học sinh để cùng phối hợp giáo dục giúp đỡ kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc phối hợp trong phong trào thi đua khen thưởng cuối năm. Đối với nhà trường: Phối hợp chặt chẽ với bộ ban của nhà trường, tổng phụ trách đội để sinh hoạt ý nghĩa các ngày lễ lớn trong năm, tham gia tốt các phong trào của Đội đề ra, giáo dục các em thực hiện tốt chủ đề năm học. + Giải pháp 9: Tuyên dương, khen thưởng và nhắc nhở Tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học thích được khen hơn là bị chê. Chính vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần tuyên dương khen thưởng kịp thời, đúng lúc. Việc tuyên dương, khen thưởng phải mang tính công bằng, khách quan nhằm tạo hứng thú cho các em trong quá trình học tập cũng như vui chơi, từ đó sẽ giúp các em ham tìm tòi, học hỏi và định hướng cho các em hình thành những thói quen và hành vi tốt, giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình. Bên cạnh đó giáo viên cũng không quên nhắc nhở những em có thái độ học tập không tốt, có hành vi xấu với các bạn…bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, độ lượng như người mẹ đối với con để các em tự thấy lỗi sai của mình và tự mình đưa ra hướng khắc phục. + Giải pháp 10: giáo viên luôn là tấm gương sang cho học sinh noi theo. Thực hiện tốt cuộc vận động: “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sang tạo”. Có lối sống lành mạnh, giữ gìn tốt tư cách đạo đức của người thầy, lời nói đi đôi với việc làm. Luôn là tấm gương sang cho học sinh noi theo. 3.3.Khả năng áp dụng của giải pháp: - Trong những năm học qua, tôi đã vận dụng khá thành công công tác chủ nhiệm lớp. Hiện tại, tôi đã và đang dùng kinh nghiệm của bản thân để giúp đỡ giáo viên trong tổ. - Những giải pháp mà đề tài chia sẻ có thể góp phần vào quá trình chủ nhiệm lớp cho tất cả giáo viên Tiểu học và giáo viên chủ nhiệm ở cấp THCS. 3.4.Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: * Đối với học sinh: Lớp học đi vào nề nếp tốt, không còn học sinh vi phạm nội quy nhà trường, các em có tinh thần đoàn kết, yêu quý bạn bè, biết giúp đỡ nhau trong học tập và vui chơi, đa số các em tham gia tích cực các hoạt động của lớp, hứng thú trong học tập, biết kính trọng thầy cô và người lớn tuổi, kết quả học tập được nâng cao cụ thể: trong năm học 2014-2015 tôi dạy lớp 2 sĩ số học sinh là 29 em, cuối năm hoàn thành chương trình lớp học là 29/29 tỉ lệ 100%, khen thưởng 17/29 tỉ lệ, về năng lực và phẩm chất các em đạt 29/29 tỉ lệ 100%, duy trì sĩ số 29/29 tỉ lệ 100%. Bên cạnh đó hình thành cho các em một số kĩ năng giao tiếp, hợp tác, chia sẻ, biết tự giải quyết vấn đề. * Đối với giáo viên: Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm của lớp mình. Tạo được sự tin yêu và tính nhiệm cao đối với bạn đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. Giúp giáo viên tự tin hơn trong công tác chủ nhiệm lớp. * Đối với phụ huynh: Tạo mối quan hệ gắn bó, mật thiết như liên lạc ngay từ đầu năm, nắm được số điện thoại và địa chỉ để liên lạc khi cần thiết, trao đổi về chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh cũng như những điểm cần lưu ý khi giáo dục học sinh mà gia đình thấy cần thiết đề nghị với giáo viên chủ nhiệm. * Đối với nhà trường: Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3.5.Tài liệu kèm theo: Không có
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng