Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến một số biện pháp phát huy tính sáng tạo của trẻ từ đồ dùng đồ chơi làm...

Tài liệu Sáng kiến một số biện pháp phát huy tính sáng tạo của trẻ từ đồ dùng đồ chơi làm bằng nguyên vật liệu địa phương

.DOC
12
259
138

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập -Tự Do –Hạnh Phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: …………………………… 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo của trẻ từ đồ dùng đồ chơi làm bằng nguyên vật liệu địa phương” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực chuyên môn 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay các bậc phụ huynh đủ điều kiện để mua cho con những món đồ chơi đắt tiền để cho trẻ tìm hiểu và phát triển trí thông minh. Nhưng bên cạnh đó những trẻ gia đình có điều kiện khó khăn thì việc mua sắm những món đồ chơi cho các con cũng vượt quá khả năng. Trong khi đó ở lứa tuổi mầm non của các con việc hoạt động với đồ chơi luôn làm cho trẻ thích thú. Là người mẹ thứ hai tôi luôn muốn cho các con được phát triển toàn diện và an toàn. Hiện nay trên thị trường có nhiều đồ chơi cho trẻ phong phú cả về mẫu mã và xuất xứ, chúng ta dễ dàng tìm mua cho trẻ nhưng bên cạnh đó có những sản phẩm mang tính độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không đảm bảo tính an toàn. Trong khi sinh hoạt hằng ngày có nhiều vật bị loại bỏ sau khi sử dụng như: lõi giấy, chai nước xả, vỏ nghêu, vỏ sò, hạt bí, yếm dừa, hộp sữa,… Từ đó tôi đã tìm ra cho mình một phương pháp dạy khá hấp dẫn, rất tiết kiệm mà lôi cuốn trẻ vào các hoạt động giúp trẻ học tập tốt hơn, an toàn hơn. Chính điều đó tôi mạnh dạn ứng dụng vào thực tế: “Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo của trẻ từ đồ dùng đồ chơi làm bằng nguyên vật liệu địa phương” Tuy nhiên trong quá trình thực hiện gặp những thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi: -1- Được sự giúp đỡ của ban giám hiệu, sự hỗ trợ của các ban ngành địa phương, trường lớp được xây dựng khang trang; Giáo viên nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, chịu khó, tìm tòi học tập ứng dụng phương pháp giảng dạy mới, lấy trẻ làm trung tâm; Sự giúp đỡ và ủng hộ nguyên vật liệu từ phụ huynh. * Khó khăn: Cháu chưa học qua lớp mẫu giáo bé nên các kỹ năng cắt, dán còn hạn chế; Cháu ở vùng nông thôn nên kỹ năng giao tiếp, kiến thức còn hạn chế; Phụ huynh đa số làm nghề nông, kinh tế còn khó khăn nên rất ít quan tâm đến việc chăm sóc trẻ. * Nguyên nhân dẫn đến các cháu chưa biết tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có làm đồ chơi: Do phụ huynh mua nhiều đồ chơi cho trẻ; Do các cháu thiếu sự kiên nhẫn; Cháu nghĩ làm không đẹp; Cháu chưa biết kết hợp nhiều vật liệu để hoàn thành sản phẩm. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến - Mục đích của giải pháp: Để tạo điều kiện cho trẻ ý thức tận dụng nguyên vật liệu địa phương, vật liệu phế thải, biết tiết kiệm, phát triển khả năng sáng tạo. Cho trẻ ham học và vui chơi để từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục nghệ thuật mang tính tích hợp nhằm phát triển và giáo dục toàn diện cho trẻ. - Nội dung của giải pháp: Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài này là lựa chọn phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành, phương pháp tìm tòi, sáng tạo. Vì mỗi phương pháp đều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện. Với đề tài này sẽ giúp giáo viên mầm non có thêm tài liệu để tham khảo và vận dụng vào việc sử dụng đồ dùng đồ -2- chơi từ những nguyên vật liệu tái sử dụng một cách phong phú trong hoạt động dạy nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. - Các bước thực hiện của giải pháp được tiến hành cụ thể như: Để việc tận dụng các nguyên vật liệu địa phương, nguyên vật liệu tái sử dụng vào trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ thì đối với giáo viên mầm non luôn gặp nhiều thuận lợi. Nhưng làm thế nào cho hiệu quả, phát huy tích cực, khả năng sáng tạo và tưởng tượng ở trẻ mới là điều cần quan tâm. Trước tiên ta cần lưu ý những vấn đề sau: + Nguyên vật liệu phải thật đơn giản (rẻ tiền, dễ tìm, an toàn...); + Nguyên vật liệu dễ thực hiện (cô và cháu có thể cùng làm); + Cuối cùng nó phải được sử dụng thật hiệu quả (đẹp, sử dụng xuyên suốt được qua nhiều hoạt động khác nhau); + Cô giáo thường xuyên gợi mở để trẻ tự tin và có nhiều sự sáng tạo hơn; + Trong từng hoạt động của trẻ, cô phải luôn chú ý bao quát để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho trẻ. a) Đồ chơi: CHIẾC BÀO XINH Trong chủ đề nghề nghiệp tận dụng những vỏ hộp sữa để làm dụng cụ các nghề. Nhưng khi chọn phải đảm bảo tính vệ sinh không chọn những hộp sữa cũ ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu. * Mục tiêu Sử dụng vỏ sữa trang trí thành một cái bào cây xinh xắn. * Vật liệu Vỏ hộp sữa được rửa sạch, phơi khô, màu nước, keo dán, kéo, xốp màu. -3- * Tiến hành 1. Sau khi trẻ uống sữa xong cho trẻ đem những vỏ hộp sữa có kích cở khác nhau. Cô dùng kéo cắt 2 hình chữ nhật, 1 hình chữ nhật to và 1 hình chữ nhật nhỏ ở 2 mặt của hộp sữa; 2. Cho trẻ rửa sạch phơi khô và dùng màu nước sơn hộp sữa để làm thân bào; 3. Cô hướng dẫn trẻ dùng kéo cắt xốp màu thành các hình chữ nhật để làm lưỡi bào; 4. Sau đó, dán tất cả lên những vị trí thích hợp. * Kết quả đạt được Sau khi hoàn thành trẻ biết thêm tên dụng cụ các nghề biết được cách sử dụng và yêu quí các nghề trong xã hội. Trẻ biết bàn ghế là do Bác thợ mộc làm ra và có ý thức bảo vệ tốt …chắc chắn các cháu sẽ khắc sâu kiến thức hơn về hình thành biểu tượng về toán học hình chữ nhật, to nhỏ và rèn luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay khi cắt, dán từng chi tiết và trân trong sản phẩm làm ra. b) Đồ chơi: CHIẾC XẺNG CỦA BA * Mục tiêu Sử dụng vỏ hộp sữa, mo cau trang trí thành một cái xẻng xinh xắn làm phong phú trong dụng cụ các nghề. * Vật liệu Vỏ hộp sữa, mo cau, que đè lưỡi được rửa sạch, phơi khô, màu nước, keo dán, kéo. -4- * Tiến hành 1. Sau khi trẻ uống sữa xong cho trẻ gom những vỏ hộp sữa lại. Cô dùng kéo cắt lấy chiều dài của hộp sữa; 2. Cho trẻ rửa sạch phơi khô. Dùng keo, dán 2 mặt chữ của vỏ hộp sữa lại lấy mặt trong để tạo sự sáng bóng, dùng màu nước sơn mặt trong của vỏ hộp sữa và để cho khô; 3. Cô hướng dẫn trẻ dùng kéo cắt vỏ sữa thành hình chữ nhật rồi cắt 2 nét cong tạo hình giống như cái lưỡi xẻng; 4. Dùng que đè lưỡi làm cán; 5. Sau đó, dán tất cả lên những vị trí thích hợp. * Kết quả đạt được Sau khi hoàn thành trẻ biết thêm tên dụng cụ các nghề biết được cách sử dụng và yêu quí các nghề trong xã hội. Cháu sử dụng vào giờ hoạt động góc để làm phong phú thêm các sản phẩm khi bày bán…Giáo dục cháu đó là những dụng cụ của nghề thợ mộc để người lớn sử dụng rất sắc bén cháu không được đùa nghịch để đảm bảo an toàn. c) Đồ chơi: CHÚ THỎ TINH KHÔN Để tạo hứng thú, khám phá về môi trường xung quanh bé thì trong chủ đề thế giới động vật những nguyên vật liệu địa phương như: trái mù u để làm những con thỏ, con gà, con vịt; mo cau để làm những con tôm, con cá, con mực cũng làm cho trẻ thích thú và thỏa sức sáng tạo bằng chính đôi bàn tay của mình. * Mục tiêu -5- Sử dụng trái mù u trang trí thành một chú thỏ tinh khôn. Hình thành biểu tưởng về toán đếm số lượng, tạo nhóm, khám phá môi trường xung quanh… * Vật liệu Trái mù u được rửa sạch, phơi khô, vỏ sò, màu nước, bút lông, keo dán, kéo, xốp màu. * Tiến hành 1. Cô cho một nhóm pha màu nước cho trẻ sơn những trái mù u có kích cở khác nhau; 2. Nhóm thứ hai dùng xốp màu cắt thành tai thỏ; 3. Trang trí thêm mắt, mũi, miệng cho chú thỏ; 4. Sau đó, dán tất cả lên những vị trí thích hợp. * Kết quả đạt được Sau khi hoàn thành trẻ dùng những chú thỏ này để vào chuồng để nuôi, từ đó trẻ biết cách chăm sóc, yêu thương động vật. Dùng trong giờ học toán cùng đếm số thỏ ăn củ cải…chắc chắn sẽ rất hấp dẫn và thú vị. d) Đồ chơi: CHÚ CÚ MÈO BẰNG ỐNG GIẤY * Mục tiêu Sử dụng lõi giấy trang trí một chú cú mèo thật dễ thương. * Vật liệu Lõi giấy vệ sinh hoặc ống giấy cứng, bút chì màu hoặc bút lông, keo dán, kéo, giấy thủ công. -6- * Tiến hành 1. Cho trẻ dùng màu nước tô lên lõi giấy vệ sinh và để cho khô; 2. Dùng giấy màu cắt thành cánh cho chú cú mèo; 3. Trang trí thêm mắt mũi miệng thêm cho sinh động; 4. Sau đó, dán tất cả lên những vị trí thích hợp. * Kết quả đạt được Sau khi hoàn thành trẻ dùng những chú cú mèo này để trò chuyện cùng nhau, từ đó trẻ biết nơi sống, thức ăn, cách tìm mồi…. giúp cháu biết thêm về các loài động vật. Về nhà cháu biết tận dụng những lõi giấy để sáng tạo làm đồ chơi vừa mang tính an toàn, tiết kiệm còn phát triển về trí thông minh cho trẻ. e) Đồ chơi: CHÚ CÁ DỄ THƯƠNG Để tạo hứng thú, khám phá về môi trường xung quanh bé. Trong chủ đề thế giới động vật những nguyên vật liệu địa phương như: vỏ xò, vỏ nghêu, trái cau kiểng để làm những con cá. Rễ bần, mo cau cũng góp phần tạo ra những sản phẩm như: cá, tôm, mực cũng làm cho trẻ thích thú và thỏa sức sáng tạo bằng chính đôi bàn tay của mình. * Mục tiêu Sử dụng vỏ xò, vỏ nghêu để làm những con cá, … thật nổi bật. Hình thành biểu tưởng về toán đếm số lượng, tạo nhóm, khám phá môi trường xung quanh… * Vật liệu Vỏ sò, vỏ nghêu được rửa sạch để cho khô. Màu nước, bút lông, keo dán, kéo, xốp màu. -7- * Tiến hành 1. Cô cho một nhóm pha màu nước, cho trẻ sơn những vỏ sò, vỏ nghêu có kích cở khác nhau; 2. Nhóm thứ hai dùng xốp màu cắt thành đuôi, vay cá; 3. Trang trí thêm mắt, miệng cho chú cá; 4. Sau đó, dán tất cả lên những vị trí thích hợp. * Kết quả đạt được Sau khi hoàn thành trẻ dùng những chú cá thả vào ao để nuôi, từ đó trẻ biết cách chăm sóc, yêu thương động vật. Dùng trong giờ học toán cùng đếm cá được thả vào ao hay trong giờ học nhạc …chắc chắn sẽ rất hấp dẫn và thú vị; f) Đồ chơi: HOA MÙA XUÂN Trong chủ đề “Tết - Mùa Xuân” ngoài việc cung cấp kiến thức về ý nghĩa ngày tết cổ truyền. Để cho các cháu biết thêm những bông hoa đặc trưng vào ngày tết ở cả 2 miền Nam và Bắc. Những vật liệu đóng góp của phụ huynh cũng góp phần làm cho tiết dạy: “Dán hoa mùa xuân” thêm sinh động. * Mục tiêu Sử dụng hạt bí khô sơn màu làm hoa mai, hoa đào trang trí vào ngày tết. * Vật liệu -8- Cô chuẩn bị một số số hạt bí phơi khô, vật liệu này phụ huynh dễ dàng hỗ trợ, keo dán, màu nước, giấy thủ công, giấy vẽ, lá bàng. * Tiến hành 1. Cho trẻ dùng màu nước tô màu hồng và màu vàng và để cho khô; 2. Dùng bút màu vẽ những cành hoa mai, hoa đào, thêm những chiếc lá; 3. Gắn những hạt bí màu vàng thành bông hoa mai, hạt bí màu hồng thành bông hoa đào vào cành cây; 4. Sau đó cắt lá bàng thành dạng cái chậu và dán vào cành hoa được chậu hoa mai, hoa đào hoàn chỉnh. * Kết quả đạt được Sản phẩm cháu làm ra đẹp được sự khen ngợi. Phụ huynh hài lòng về sự sáng tạo, tỉ mỉ của các con. Nên thuận lợi cho việc đóng góp những vật liệu có sẵn ở gia đình. Hình thành biểu tượng toán về số lượng cánh hoa. Các cháu biết được vẽ đẹp các loại hoa, trẻ biết yêu hoa, không hái hoa. Thể hiện được sự sáng tạo, tính thẫm mỹ cao. g) Đồ chơi: THUYỀN BẰNG MO CAU Để tạo hứng thú, hình thành biểu tượng về toán đếm số lượng, tạo nhóm, khám phá về môi trường xung quanh bé thì trong chủ đề phương tiện giao thông, những nguyên vật liệu địa phương như: mo cau làm chiếc thuyền; hộp sữa làm xe ô tô, xe tải; hộp nước yến, hộp sữa chua làm máy bay,…. cũng làm cho trẻ thích thú và thỏa sức sáng tạo bằng chính đôi bàn tay của mình. -9- * Mục tiêu Sử dụng mo cau để làm những chiếc thuyền thật đẹp. Hình thành biểu tượng về toán đếm số lượng, tạo nhóm, khám phá môi trường xung quanh… * Vật liệu Cô chuẩn bị: mo cau, bút vẽ, kéo, keo, que tre, dầu bóng. * Tiến hành 1. Ép mo cau cho phẳng 2. Dùng bút vẽ thân thuyền to, nhỏ theo ý thích 3. Dùng kéo cắt chéo hai đầu ở khoảng giữa của mo cau 4, Dùng keo gắn chéo lại được mũi thuyền 5. Dùng một miếng mo cau uốn cong nhỏ làm mui thuyền 6. Gắn đứng que tre và dán một miếng mo lên que tre làm cánh buồm 7. Quét dầu bóng và trang trí thành thuyền buồm.. * Kết quả đạt được Sau khi hoàn thành trẻ biết thuyền là phương tiện giao thông đường thủy, biết được tên gọi, đặc điểm, công dụng và yêu quí các loại phương tiên giao thông và rèn luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay khi vẽ, cắt, dán từng chi tiết và trân trọng sản phẩm làm ra; Đa số các cháu ở lớp thuộc vùng sâu, kinh tế gia đình còn khó khăn nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn hạn chế. Để thỏa mãn nhu cầu được thỏa sức sáng tạo với đồ chơi và làm đồ chơi từ đôi bàn tay của mình. Nên trong các hoạt động học cô còn ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng điện tử, cung cấp nhiều hình ảnh mới lạ hấp dẫn lồng ghép vào các môn học gây hứng thú cho trẻ, - 10 - qua đó giáo dục cháu biết tận dụng những nguyên vật liệu địa phương, vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi theo ý thích của mình; Qua các bước thực hiện trên cô giáo thường xuyên nhắc nhỡ các cháu biết yêu quí, giữ gìn đồ dùng đồ chơi cẩn thận. Biết thể hiện sự sáng tạo của mình trong từng sản phẩm, biết tiết kiệm, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ mọi người; Giáo viên kết hợp với phụ huynh thông tin 2 chiều qua sổ bé ngoan hàng tháng để thông báo đến phụ huynh kết quả học tập, nề nếp, thói quen tốt của trẻ khi ở lớp để giúp cháu học tốt hơn. 3. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp Khả năng áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao được sự đồng tình của nhà trường và bạn đồng nghiệp, vì khi trẻ thể hiện sự sáng tạo và phát huy được tính sáng tạo của trẻ. Phù hợp với việc dạy lấy trẻ làm trung tâm. Có khả năng nhân rộng ra cho giáo viên dạy trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi học mầm non trong toàn tỉnh . 3.4 . Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp Qua các biện pháp nêu trên đạt được hiệu quả phổ biến cho giáo viên thực hiện, ứng dụng cho các tiết dạy, hoạt động vui chơi, các góc chơi và dùng trang trí lớp, gây hứng thú cho trẻ khi học. Tận dụng được nguyên vật liệu thừa, dễ tìm có sẵn, tiết kiệm được nhiều tiền của, hiệu quả đạt được khá cao, sử dụng nhiều lần. đồng thời phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ.Trẻ tham gia thực hiện cùng cô một cách dễ dàng ở mọi lúc, mọi nơi; Phụ huynh hài lòng về sự sáng tạo, tỉ mỉ của các con. Nên thuận lợi cho việc đóng góp những vật liệu có sẵn ở gia đình. Phụ huynh rất an tâm khi gởi trẻ vào trường; Trên 95% trẻ nhận biết tác hại của đồ chơi mang tính độc hại; Trên 95% trẻ rất thích thú, tận dụng và yêu thích làm đồ dùng đồ chơi làm bằng nguyên vật liệu địa phương; - 11 - Cháu ngoan lễ phép, gọn gàng khi bước vào lớp. So với đầu năm tỉ lệ bé ngoan đạt từ 96% trở lên; Đạt kết quả trên trẻ dần dần hình thành thói quen biết yêu quí, giữ gìn đồ dùng đồ chơi cẩn thận. Biết thể hiện sự sáng tạo của mình trong từng sản phẩm, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, biết tiết kiệm, chia sẽ yêu thương, giúp đỡ mọi người. - 12 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng