Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến một số biện pháp nâng cao tay nghề của giáo viên...

Tài liệu Sáng kiến một số biện pháp nâng cao tay nghề của giáo viên

.DOC
10
111
143

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc hòa – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ………………………………………………… 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao tay nghề của giáo viên 2. Lãnh vực áp dụng Áp dụng trong công tác quản lý chuyên môn của trường 3. Mô tả bản chất của giải pháp 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Trường tôi mấy năm nay chất lượng học tập của học sinh thấp so với mặt bằng của huyện. Qua tìm hiểu nguyên nhân thấy được lí do học sinh yếu là do nhiều nguyên nhân trong đó tay nghề của giáo viên cũng có một phần không nhỏ trong việc góp phần nâng cao chất lượng học sinh. Những giáo viên có tay nghề trung bình, không có phương pháp dạy học phù hợp, hình thức dạy học không linh hoạt, chưa phát huy tính tích cực của học sinh, chưa có phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng, chưa biết vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, học sinh chưa chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, giáo viên không có biện pháp giúp học sinh nhớ dai. Chính vì vậy mà không nâng được chất lượng học sinh. Qua thời gian theo dõi giáo viên qua các tiết dự giờ, khảo sát chất lượng học sinh của các lớp có giáo viên 1 dạy giỏi và các lớp có giáo viên dạy trung bình rõ ràng là chất lượng có sự chênh lệch rất nhiều, nên tôi nghĩ phải có biện pháp để nâng tay nghề giáo viên thì mới nâng được chất lượng học tập của học sinh. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến - Mục đích của giải pháp nhằm chia sẻ kinh nghiệm với bạn đồng nghiệp một số biện pháp có hiệu quả trong việc nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy mà tôi đã thực hiện trong hai năm và đem lại kết quả khả quan; - Nội dung của giải pháp: Giải pháp tôi nêu ra dưới đây so với giải pháp cũ nó có tính hoàn thiện hơn, có sự kết hợp chặc chẽ giữa giáo viên, tổ chuyên môn, Công đoàn, Ban giám hiệu. Các biện pháp thực hiện có sự đồng bộ, trong thực hiện thường xuyên kiểm tra rút kinh nghiệm để sửa chữa, khắc phục… nên hiệu quả đạt được rất cao; - Thường thì những giáo viên có tay nghề trung bình thường là những giáo viên lớn tuổi, giảng dạy lâu năm, phương pháp truyền thụ kiến thức đã ăn sâu vào tâm trí họ nên một sớm một chiều không dễ thay đổi, mặc khác họ rất dể tự ái, độc đoán, không thích nghe theo người khác, chính vỉ vậy nếu như trong quá trình góp ý chúng ta thiếu tế nhị chẳng những họ không nghe theo mà đôi khi còn làm rạng nức tình cảm đôi bên dẫn đến sau nầy họ không còn tin tưởng và nghe theo sự lãnh đạo của chúng ta. Để giải quyết được vấn đề trên, tôi đã vạch ra một kế hoạch và bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình vào năm học 2013- 2014; 1.Thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng cho giáo viên 2 Tôi thường xuyên gắp gỡ, trò chuyện trao đổi với giáo viên về tình hình gia đình, về hoàn cảnh sống, những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong quá trình giảng dạy, tình hình học sinh như thế nào… Bước đầu tạo sự thân thiện và gần gũi “Muốn người khác nghe theo mình thì trước hết họ phải thương và tin mình cái đã” và khi được giáo viên thương yêu, tin tưởng tôi mới từng bước thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. 2. Công tác chuyên môn 2.1 Tiến hành dự giờ giáo viên - Đầu năm học sau khi giáo viên nhận nhiệm vụ, ổn định xong nề nếp lớp, tôi tiến hành dự giờ giáo viên. Bước này vô cùng quan trọng vì có dự giờ giáo viên mới biết giáo viên mình yếu ở những điểm nào để có biện pháp giúp đỡ a) Dự giờ theo kế hoạch: Tôi lên kế hoạch dự giờ giáo viên vào lần họp chuyên môn thứ nhất trong tháng và lúc nào tôi cũng thực hiện đúng theo kế hoạch, sau mỗi tiết dự giờ tôi tranh thủ góp ý liền cho giáo viên vì như thế giáo viên mới nhớ những khuyết điểm của mình mà khắc phục. Sau khi góp ý những hạn chế yêu cầu giáo viên khắc phục, tôi dự giờ lại để xem quá trình khắc phục của giáo viên như thế nào, để tiếp tục tư vấn tiếp cho giáo viên đến khi nào thành công mới thôi. Ví dụ: Khi dự giờ một giáo viên dạy lớp hai môn Toán bài “ 8 cộng với một số 8 + 5”; Trong tiết dạy, khi giáo viên hành hình thành kiến thức cho học sinh giáo viên chỉ hỏi học sinh 8 + 5 bằng mấy? Học sinh trả lời 8 + 5 bằng 13 sau đó giáo viên 3 cho học sinh cầm que tính đếm lần lượt 8 + 1 = 9; 8 + 2 = 10; 8 + 3 = 11; 8 + 4 = 12; 8 + 5 = 13, sau đó giáo viên hỏi 8 + 5 bằng bao nhiêu? Học sinh trả lời 8 + 5 bằng 13. Giáo viên ghi phép tính 8 + 5 = 13. Kế tiếp giáo viên ghi phép tính dọc: 8 + Học sinh nêu cách cộng: 8 cộng 5 bằng 13 viết 13. 5 13 - Qua cách dạy trên giáo viên chưa trực quan để học sinh thấy được vì sau 8 + 5 = 13, chưa cho học sinh tự tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới. Tức là giáo viên chưa cải tiến phương pháp dạy học, vận dụng còn lúng túng . Đến phần bài tập thực hành giáo viên cho học sinh làm bài nhưng giáo viên chưa nắm vững quy trình luyện tập, do đó giáo viên giúp học sinh luyện tập đạt kết quả chưa cao. Như vậy qua tiết dạy của giáo viên cần góp ý hai vấn đề: Phần hình thành kiến thức mới và quy trình giải bài tập; - Đầu tiên tôi phải xây dựng cho giáo viên bước hình thành kiến thức mới . Để bước này phù hợp với cải tiến phương pháp, lấy học sinh làm trung tâm thì phải tiến hành như sau: Bước 1: Giáo viên nêu tình huống (Kết hợp gắn que tính ở bảng cài). 4 Cô có 8 que tính (gắn 8 que tính ở hàng trên, cô thêm 5 que tính nữa (gắn 5 que tính ở hàng dưới). Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta thực hiện như thế nào? ( lấy 8 cộng với 5). Giáo viên ghi 8 + 5 = ? Bước 2: Giáo viên cho học sinh thao tác với que tính để tìm ra kết quả. - Học sinh thực hành trên que tính theo sự hướng dẫn của giáo viên: Em lấy 8 que tính, thêm 2 que tính nữa là bao nhiêu que tính? (10 que tính), 10 que tính thêm 3 que tính nữa là bao nhiêu que tính? (13 que tính). Vậy 8 que tính cộng 5 que tính bằng bao nhiêu que tính? 8 + 5 = 13 que tính; - Sau khi tìm được kết quả là 13 que tính, giáo viên ghi kết quả hàng ngang 8 + 5 = 13 và gọi vài học sinh nêu lại cách làm. Bước 3: Giáo viên thao tác trên bảng cài để học sinh xem lại: Gộp 8 que tính ở hàng trên và 2 que tính ở hàng dưới được 10 que tính sau đó thêm 3 que tính nữa là 13 que tính . Bước 4: Hướng dẫn học sinh đặt tính Có 8 que tính cài 8 que tính lên bảng, đồng thời viết số 8. Thêm 5 que tính cài số 5 dưới số 8, đồng thời viết số 5 dưới số 8, số 5 thẳng cột với số 8, viết dấu cộng bên trái giữa số 8 và số 5, gạch ngang dưới số 5, 8 cộng 5 bằng 13 viết số 3 thẳng cột hàng đơn vị, số 1 viết ở cột chục. Bước 5: Cho học sinh tự lập bảng cộng 8 với các số còn lại (thao tác với que tính). Bước này giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm để tìm ra kết quả. Đối với phần luyện tập tôi cũng hưỡng dẫn tỉ mỉ để giáo viên biết cách làm; 5 - Góp ý xong tôi hẹn ngày dự lại để xem quá trình thực hiện của giáo viên như thế nào. b) Dự giờ không theo kế hoạch: Là dự đột xuất, vì dự giờ đột xuất mới đánh giá được thực chất của tiết dạy và năng lực của giáo viên, xem hằng ngày giáo viên chuẩn bị cho tiết dạy như thế nào. Lúc đầu tôi dự đột xuất giáo viên không hề chuẩn bị, lên tiết dạy bối rối, không nắm vững kiến thức, không có đồ dùng dạy học, thậm chí có giáo viên không biết hôm nay dạy bài gì nhưng tôi bảo “Thầy cứ dạy bình thường tôi không đánh giá tiết dạy đâu”. Sau tiết dạy tôi chỉ góp ý, rút kinh nghiệm chứ không đánh giá tiết dạy, các tiết đầu chỉ góp ý cơ bản trên mục tiêu yêu cầu của tiết dạy, sau đó đến phương pháp, hình thức lên lớp, đến từng hoạt động , đến logic của bài dạy, đến thời gian phân bố, cuối cùng là quá trình diễn đạt của giáo viên… Làm sao cho giáo viên cảm không thấy nặng nề mà hạn chế khả năng phấn đấu. Sau đó tôi dự lại xem giáo viên đã khắc phục như thế nào. Cách làm này mới đầu giáo viên rất sợ nhưng gì tôi không đánh giá tiết dạy mà chỉ góp ý riêng cho từng giáo viên, không góp ý trên hội đồng nên giúp giáo viên giảm áp lực khi dự giờ đột xuất, dần dần giáo viên thành quen không còn sợ nữa mà trông tôi dự giờ để góp ý cho họ rút kinh nghiệm để họ không còn bị xếp loại trung bình vào cuối năm nữa. 2.2 Tiến hành kiểm tra chất lượng tiết dạy - Sau khi dự giờ tôi tiến hành kiểm tra chất lượng tiết dạy. Đây là bước góp phần không nhỏ trong quá trình nâng cao tay nghề của giáo viên vì tiết dạy có hoàn 6 chỉnh, sinh động đến đâu mà chất lượng không có thì xem như giáo viên không nắm được trình độ học của học sinh, sử dụng phương pháp dạy học không phù hợp, không có hiệu quả, tiết dạy không đạt yêu cầu; - Ra đề kiểm tra chất lượng trong phạm vi tiết dạy đó xem học sinh nắm và vận dụng kiến thức đó vào thực hành như thế nào qua khâu tuyền đạt và cung cấp kiến thức của giáo viên, kiểm tra nắm được bao nhiêu phần trăm học sinh nắm kiến thức để trao đổi với giáo viên, qua kết quả kiểm tra học sinh còn hỏng những kiến thức nào, đề nghị giáo viên ôn lại những kiến thức đó cho học sinh, sau đó tôi kiểm tra lại xem quá trình củng cố kiến thức cho học sinh như thế nào; - Tôi thường xuyên kiểm tra và theo sát quá trình thực hiện của giáo viên. Từ đó chất lượng học tập của học sinh ngày càng tiến bộ. 3. Phát động phong trào thi đua - Ban giám hiệu kết hợp với công đoàn phát động các phong trào thi đua theo từng đợt trong năm học như 20/11; sơ kết học kì 1; 8/3 …. Qua mỗi đợt thi đua BGH cùng Công đoàn, tổ trưởng chuyên môn tổ chức bình chọn những giáo viên có tiến bộ để khen thưởng và tặng quà. Dù món quà không đáng là bao nhiêu nhưng giáo viên phấn khởi vì BGH thấy được sự tiến bộ của họ và khích lệ tinh thần phấn đấu của họ. 5. Một số biện pháp khác - Ngoài những việc làm trên, dự sinh hoạt chuyên môn cũng góp phần nâng cao tay nghề của giáo viên, trong quá trình họp tổ chuyên môn là thời gian giáo 7 viên cần tháo gỡ những khó khăn, những vấn đề khó trong giảng dạy để cùng nhau trao đổi, thống nhất. Để những thắc mắc, những khó khăn đi đến thống nhất thì BGH phải thường xuyên tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn. Ban giám hiệu chia ra mỗi người dự một tổ để nắm bắt kịp thời và có hướng giúp đỡ, thống nhất trong chỉ đạo chuyên môn, vì có tham gia sinh hoạt tổ thì hoạt động của các tổ mới đi vào chiều sâu và có chất lượng; - Thường xuyên kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết dạy của giáo viên như bài soạn, đồ dùng dạy học… vì nếu có soạn bài tốt, đồ dùng dạy học đầy đủ thì tiết dạy mới có hiệu quả; - Ban giám hiệu thường xuyên nhắc nhở giáo viên nghiên cứu chuyên môn, tạp chí , tài liệu để nâng cao sự hiểu biết và tầm nhận thức. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp - Giải pháp đã được áp dụng trong trường tiểu học của tôi từ năm học 20132014 đến nay tôi thấy rất có hiệu quả và báo cáo đề tài cho các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo để nhân rộng trong phạm vi các trường Tiểu học. 3.4. Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp - Giải pháp trên tôi đã thực hiện trong hai năm và thấy có kết quả rõ rệt, tay nghề của giáo viên đã được nâng lên, trong năm học 2012-2013 khi PGD kiểm tra trường tôi kết quả là chỉ có 2 giáo viên được xếp loại tiết dạy tốt và có đến 8 giáo viên xếp loại tiết dạy trung bình, nhưng đến năm 2015-2016 khi được PGD kiểm tra thì chỉ còn 1 giáo viên xếp loại tiết dạy trung bình và 6 giáo viên được xếp loại 8 tiết tốt. Hy vọng trong năm học tới trường tôi sẽ không còn giáo viên xếp loại trung bình, số giáo viên dạy tốt sẽ tăng lên; Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã kiên trì áp dụng có hiệu quả cao trong công tác quản lý. Tôi sẽ vận dụng tiếp vào các năm học tới để hiệu quả đạt được ngày một cao hơn, góp phần đưa chất lượng giảng dạy của nhà trường ngày một đi lên./. 9 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng