Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến một số biện pháp nâng cao hiệu suất giờ dạy địa lý ở trường phổ thông ...

Tài liệu Sáng kiến một số biện pháp nâng cao hiệu suất giờ dạy địa lý ở trường phổ thông bậc trung học cơ sở

.DOC
11
123
91

Mô tả:

MÔ TẢ GIẢI PHÁP Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu suất giờ dạy địa lý ở trường phổ thông bậc Trung học cơ sở. Mã số: ...................................... 1. Trình trạng giải pháp đã biết: Chúng ta đều biết, học sinh hiện nay phải làm việc nhiều ở trường, ở nhà, ngoài ra còn tham gia các hoạt động đoàn thể, vì vậy nhiệm vụ của người thầy giáo xã hội chủ nghĩa phải làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu suất của một giờ lên lớp, phải có những biện pháp để học sinh nắm được kiến thức cơ bản một cách vững chắc hơn, hệ thống hơn. Có như vậy mới giảm bớt được thời gian học bài ở nhà, tạo điều kiện cho các em có thời gian tham gia sản xuất hộ gia đình, có thời gian để học tập các bộ môn khoa học khác tốt hơn, góp phần xây dựng những học sinh toàn diện, tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa tình trạng thầy đọc trò chép, thầy dùng thừa lời, thừa ý, thừa động tác còn rất phổ biến ở trường phổ thông hiện nay. Phương pháp dạy học như vậy có ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh. Chúng ta cần quan niệm rằng: thực chất của vấn đề nâng cao hiệu suất giờ dạy là vấn đề nâng cao năng suất trong ngành giáo dục. Vậy thế nào là một giờ dạy có hiệu suất cao? 1 Có thể nói một giờ dạy có hiệu suất là một giờ mà sau khi dạy xong, người học sinh phải nắm được và đạt được ở mức tối đa của yêu cầu đề ra (yêu cầu về kiến thức, tư tưởng, kĩ năng và tư duy). Đó là một giờ dạy học mà trong đó có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò để xây dựng bài học, trong đó thầy đóng vai trò chủ đạo và trò đóng vai trò chủ động. Xuất phát từ tình hình trên, tôi nghĩ rằng cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy, phải dạy như thế nào để phù hợp với trình độ và nhận thức của các em, để cho một giờ lên lớp của bộ môn Địa lý có chất lượng cao. Như vậy một giờ lên lớp có chất lượng, phải là một giờ mà thầy giảng dễ hiểu, học sinh dễ ghi, dễ học, học sinh được làm việc dưới sự chỉ đạo của thầy, nắm được kiến thức ấy, biến những kiến thức ấy trở thành của các em, làm cho các em lớn lên về mặt giáo dục và giáo dưỡng. Từ những lý do trên đã thôi thúc tôi mạnh dạn chọn lấy đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu suất giờ dạy địa lý ở trường phổ thông bậc Trung học cơ sở” làm kinh nghiệm giảng dạy giáo dục của bản thân. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 2.1. Mục đích của giải pháp: - Việc nghiên cứu sáng kiến là nhằm để kiểm tra, đánh giá lại các biện pháp đã có, củng cố lại phần biện pháp đã hỏng đồng thời khắc sâu thêm các biện pháp mới cho bản thân. 2 - Việc nghiên cứu sáng kiến là nhằm để thử nghiệm, vận dụng phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu vào một bài học cụ thể, nhằm để củng cố lý luận, trang bị thêm kiến thức quan trọng, cần thiết trong giảng dạy và nghiên cứu. - Việc làm sáng kiến chủ yếu mang tính chất làm quen với công tác nghiên cứu khoa học trong một phạm vi nhỏ. - Thông qua sáng kiến giúp cho giáo viên và học sinh xây dựng được nề nếp làm việc, nề nếp học tập và nghiên cứu khoa học tốt hơn. - Sáng kiến này không chỉ áp dụng ở môn Địa lý mà có thể áp dụng ở các môn học khác. Từ đó giúp giáo viên có thể linh hoạt, chủ động hơn trong việc kết hợp nhiều phương pháp, nhiều biện pháp ở một tiết địa lý. 2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng: “Việc đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lý nói chung và ở bậc Trung học cở sở nói riêng theo hướng pháp huy: Tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh” là công việc mà nhiều giáo viên ở nhiều nơi đã làm. Tuy nhiên vấn đề: Nâng cao hiệu suất giờ dạy địa lý ở trường phổ thông bậc THCS . . . được xây dựng trên cơ sở là tìm ra biện pháp khắc phục những hạn chế, để góp phần giúp học sinh giảm bớt khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức. 2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: Để có một giờ học địa lý đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần tạo cho học sinh nhiều say mê, hứng thú học tập, từ đó các em sẽ nắm được nội dung bài học. 3 Qua nhiều năm nghiên cứu tôi đã đúc kết được một số biện pháp như sau: 2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Thầy phải đầu tư nhiều suy nghĩ vào bài giảng. - Muốn có bài soạn tốt, thầy phải có sự chuẩn bị kĩ càng - phải suy nghĩ về yêu cầu của bài cần đạt được. Mức độ yêu cầu đến đâu? Xác định được cái đó, lại phải nghĩ đến việc bổ sung các kiến thức, số liệu đưa thực tế bên ngoài xã hội vào đến mức độ nào - cũng cần phải nghĩ đến việc dùng những giáo cụ gì để làm cho học sinh dễ học - bằng con đường nào tốt nhất để học sinh nắm được yêu cầu đề ra. - Trên cơ sở nội dung đã được chọn lọc mà đề ra phương pháp giảng dạy thích hợp; chuẩn bị kĩ các vấn đề trên chúng ta mới bắt tay vào viết bài soạn. 2.3.2. Biện pháp thứ hai: Phải gia công nhiều thời gian vào bài soạn. - Nên viết giáo án trước một tuần để thầy còn có thời gian nung nấu suy nghĩ, nắm vững bài soạn. - Bài soạn phải là một bản kế hoạch thật rõ ràng, bài soạn càng kĩ, càng cẩn thận, chi tiết thì kết quả của giảng dạy càng cao. - Khi viết bài soạn cần chú ý mấy điểm sau: + Cần xem cấu trúc của bài trong sách giáo khoa đã hợp lý chưa? Đã lôgic chưa? Ví dụ: Ở phần địa lý tự nhiên, trình tự của nó không nhất thiết lúc nào cũng phải theo thứ tự muôn thuở là: 4 .) Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi,… mà chúng ta có thể tùy từng bài, từng nước mà đảo lộn cho phần này gắn với phần kia, yếu tố này là nguyên nhân của yếu tố kia, là kết quả của nhau phải được nối liền với nhau. .) Ta có thể đảo lộn trình tự ấy. .) Tuy vậy ta cũng phải hết sức thận trọng, chỉ nên thay đổi khi thật sự thấy cấu trúc của bài ấy, phần ấy chưa thật phù hợp, chưa thật lôgic. + Phải xem trong bài ấy có những khái niệm gì mới, có cần phải giải thích hay không? + Kinh nghiệm cho tôi thấy, ta nên soạn một quyển sổ hoặc ghi vào kế hoạch giảng dạy ngay từ đầu năm để giải quyết vấn đề này. Nếu không làm tốt phần này sẽ gây nhiều khó khăn. Ví dụ: Ở lớp 7 cần giải thích ngay những khái niệm về dân số, mật độ dân số, độ tăng dân số…(Bài 48 địa lý 7). Khi giảng bài số 1 địa lý 9 ta không thể nào bỏ qua khái niệm: độ tăng dân số tự nhiên, độ tăng dân số cơ giới,… - Phải chọn lọc các số liệu địa lý, yêu cầu học sinh nắm chắc và giới thiệu với học sinh cho rõ ràng, nên tránh bắt học sinh học tất cả các số liệu ở sách giáo khoa hoặc không cho học sinh học một số liệu nào cả. Đây là hai thái cực đều phải tránh. Trong một biểu thống kê ta cần xác định các số liệu có tính chất mốc thời gian. Các số liệu từ ngoài đưa vào cũng chỉ dùng để tham khảo thêm, để cho vấn đề sáng tỏ hơn, không nên bắt học sinh thuộc. 5 Ví dụ: Khi nói đến độ tăng dân số tự nhiên hàng năm ở Việt Nam hiện nay còn cao 1,8%, hay ở Châu Phi 2,2%, thì nên đưa tỉ lệ tăng trung bình của thế giới hiện nay (2002) là 1,6% - 1,7% để làm rõ hơn. - Phải xác định các địa danh quan trọng nhất trong bài ấy và yêu cầu học sinh học thuộc, tránh bắt học sinh nhớ tất cả. Ví dụ: Nước ta có nhiều sân bay, nhưng yêu cầu học sinh xác định và nhớ được ba sân bay quan trọng của cả nước là: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. - Phải bổ sung tư liệu mới vào bài giảng cho sát thực tế. Chú ý nên bổ sung vào các kiến thức cơ bản, tránh mở rộng quá nhiều và mở rộng các kiến thức không phải là cơ bản. Các tư liệu đưa vào phải sát với trình độ học sinh, sát với chương trình và sách giáo khoa. - Khi viết giáo án, nên tham khảo lại các giáo án cũ, kinh nghiệm các bài dạy cũ. 2.3.3. Biện pháp thứ ba: Thầy phải triệt để đảm bảo kế hoạch, thời gian và nề nếp giảng dạy. - Phải sử dụng tốt 45 phút vàng ngọc. Thời gian phải thích hợp - Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất. Muốn vậy cần căn cứ vào khối lượng kiến thức mà phân phối thời gian cụ thể cho từng phần, từng đoạn, ra vào lớp đúng giờ tránh lề mề, tránh nhiều cái thừa: thừa lời, thừa ý, thừa động tác. 6 - Làm tốt công tác điều tra cơ bản từ đầu năm, thầy phải có sổ theo dõi học sinh học tập bộ môn mình. - Phải gây được không khí say mê tích cực trong bài giảng. - Phải giữ vững nề nếp kiểm tra, các câu hỏi kiểm tra phải được chuẩn bị trước, xoáy vào các kiến thức cơ bản, kĩ năng cơ bản. Có biểu điểm rõ ràng cho tất cả các loại bài kiểm tra (15 phút, 1 tiết). - Phải có tư thế, tác phong đĩnh đạc, mô phạm, gương mẫu trên lớp, vấn đề này có ảnh hưởng đến sự tiếp thu bài của học sinh ở lớp khá rõ. 2.3.4. Biện pháp thứ tư: Thầy cần phải có phương pháp giảng dạy tốt để truyền thụ kiến thức. - Phải nghiêm chỉnh đi đúng phương pháp bộ môn và phải có nhiều phương pháp khác phối hợp, tránh đơn điệu. - Phải dùng phương pháp phân tích bản đồ, biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, bản thống kê,… để nắm nội dung bài giảng, nắm chắc các kiến thức cơ bản, cần phối hợp với các phương pháp khác để khắc sâu bài. Ví dụ: Cho học sinh quan sát vị trí địa lý của nước ta rồi cho các em tự rút ra kết luận về những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lý mang đến (địa lý 8). Hoặc quan sát màu sắc trên bản đồ tìm ra các dạng địa hình - Căn cứ vào kí hiệu khoáng sản để xác định việc phân bố khoáng sản,… 7 - Cho học sinh phân tích biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu,… để rút ra tình hình phát triển của một ngành nào đó, ngoài ra ta phải mạnh dạn cải tiến phương pháp nên dùng sơ đồ, lát cắt,… Ví dụ: Nên cho học sinh phân tích biểu đồ phát triển dân số ở Việt Nam qua một số năm, để học sinh tự rút ra kết luận về tình hình tăng dân số ở nước ta (địa lí 9). Hoặc khi giảng về địa hình Châu Mĩ, nên cho học sinh phân tích lát cắt đi qua Bắc Mĩ và Nam Mĩ để học sinh tự rút ra kết luận về sự phân bố các dạng địa hình có ở Châu Mĩ (địa lý 7). 2.3.5. Biện pháp thứ năm: Thầy phải chuẩn bị đồ dùng giảng dạy. Nội dung đồ dùng ấy phải phù hợp với từng bài, từng đoạn, đồ dùng phải mang tính chất khoa học và đẹp mắt. Nên chú ý, đây cũng là một biện pháp quan trọng vì từ trực quan sinh động sẽ đưa đến tư duy trừu tượng. Cần chú ý tránh lối dùng nhiều bản đồ để dạy địa kinh tế hay địa tự nhiên cho học sinh. Vẽ bản đồ cũng không nên dập nguyên si như sách giáo khoa mà chỉ cần yêu cầu học sinh lọc ra những yêu cầu của bài cần đề cập đến. 2.3.6. Biện pháp thứ sáu: Thầy phải tổ chức động viên tinh thần học tập của học sinh đối với bộ môn Địa lí và xây dựng cho các em có phương pháp học tốt. 8 - Phải làm thế nào cho các em ham thích giờ học địa lí hoặc ít ra cũng phải có thái độ đúng đắn về học tập như: học theo sách giáo khoa, nghiên cứu bài trước khi đến lớp, vẽ bản đồ trước và sau khi học, đọc các đoạn giáo viên không giảng, các đoạn giáo viên giới thiệu tìm xem ở các văn kiện, tìm hiểu tài liệu thực tế địa phương để bổ sung bài giảng. - Ngay từ đầu phải làm tốt phương pháp học cho các em như: cần học bài trên bản đồ, biết đối chiếu, so sánh liên hệ, phân tích, cần biết cách ghi chép tốt, nên dùng tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, tự giải đáp những câu hỏi ghi ở cuối bài trong sách giáo khoa. Tóm lại: Muốn nâng cao hiệu suất giờ dạy người thầy giáo phải dốc hết nhiệt tình, tâm hồn cho nghề nghiệp, phải tìm ra phương pháp tốt nhất, phải tạo cơ sở vật chất đầy đủ, phong phú phục vụ cho giảng dạy, phải tạo cho học sinh một phương pháp học tốt. Thầy dạy tốt, trò học tốt, chắc chắn hiệu quả của một giờ lên lớp sẽ đạt được kết quả tốt. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến có tính khả thi cao bởi vì nó thuộc lĩnh vực giáo học pháp nên có khả năng áp dụng với nhiều môn học, nhất là các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: 9 4.1. Ý kiến của giáo viên ở trường khi vận dụng sáng kiến: Học sinh thích học Địa lý hơn khi sáng kiến này được vận dụng. Lớp học sôi nổi sinh động hơn. Học sinh nhẹ nhàng tiếp thu kiến thức. Học sinh trung bình có chú ý hơn, nên nhớ bài lâu hơn. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên mà hiệu quả. 4.2. Ý kiến tác giả: Nhờ thực hiện tốt 6 biện pháp “Nâng cao hiệu suất giờ dạy Địa lí” nên trong các năm học qua bản thân thu được một số kết quả sau: Nâng cao và thiết thực phục vụ cho giảng dạy. Giúp cho thầy giáo tự học tập, tự bồi dưỡng. Gây hứng thú cho học sinh học tập môn Địa lý về cả ba mặt: Tình cảm, trí tuệ và thực hành. Học sinh ngày càng mạnh dạn hơn và tự tin hơn khi đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Học sinh nhớ lâu những kiến thức đã học. Chất lượng bộ môn ngày càng được nâng lên. 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Giáo viên dạy Địa lý ở trường (3 giáo viên). 6. Tài liệu kèm theo: không có. 10 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng