Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến một số biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường mầm non...

Tài liệu Sáng kiến một số biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường mầm non

.DOC
10
130
74

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:………………… 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường Mầm non. 2. Lĩnh vực áp dụng: Đề tài được nghiên cứu áp dụng đối với trẻ Mầm non tại trường Mầm non nơi tôi đang công tác và có thể trao đổi với các trường mầm non khác trong toàn bậc học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Nhà trường là nơi tập trung nhiều học sinh, đối tượng này được sinh hoạt, học tập trong một khoảng không gian hạn chế của trường học và phòng học. Đây là những yếu tố và điều kiện thuận lợi để cho các loại tai nạn, thương tích, bệnh tật có cơ hội phát sinh, lây nhiễm. Vì thế, sự phát triển lệch lạc trong giai đoạn này sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường sau này sẽ khó khắc phục. Nhà trường là nơi giáo dục toàn diện cho cả một thế hệ trẻ liên tục từ hết thế hệ này kế tiếp đến các thế hệ khác. Vì vậy, Y tế trường học là một công tác quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho trẻ và là một công tác cần được quan tâm triển khai hoạt động một cách liên tục nhằm chuyển biến các kiến thức khoa học thành các kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học đường. Làm tốt công tác Y tế học đường là việc làm hết sức cần thiết để công tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao đô ông. Điều đó góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển giáo dục và xa hơn nữa là sức khỏe của dân tộc mai sau. Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường Mầm non”. a) Ưu điểm Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp các ngành trong công tác giáo dục và nuôi dưỡng trẻ; Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường; Giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công việc cao, yêu nghề mến trẻ; b) Hạn chế Kinh phí cấp cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu còn hạn chế; Nhà trường còn một điểm lẻ nên công tác sơ cứu cho trẻ và kiểm tra nguồn thực phẩm cho trẻ khi phụ huynh mang vào gặp nhiều khó khăn; Trẻ chưa nhận thức được việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân; Trước khi áp dụng “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường mầm non” tôi đã khảo sát tình trạng dinh dưỡng và số trẻ mắc bệnh trong tháng đầu năm như sau: Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 5/275; Trẻ suy dinh dưỡng cân nặng 4/275; Trẻ thừa cân 17/275; Số trẻ mắc bệnh 17/275. Vì vậy để khắc phụ tình trạng trên tôi đã tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe góp phần tích cực vảo công tác giáo dục và nuôi dạy trẻ đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay; Căn cứ thông tư số: 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT, ngày 01/03/2000 của liên bộ Y tế-GD&ĐT và thông tư số 46/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân quy định về nhiệm vụ y tế trường học; Là một cán bộ y tế, xác định được tầm quan trọng của công tác y tế học đường, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường Mầm non". 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sang kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong được đóng góp ý kiến của mình đồng thời trao đổi với các bạn đồng nghiệp, các thầy cô giáo để cùng tìm ra những biện pháp tốt nhất trong công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe trẻ, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục mầm non và tạo được uy tín với phụ huynh học sinh. 3.2.2. Nội dung của giải pháp Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế học đường Đây là công tác quan trọng hàng đầu được thực hiện vào đầu năm học, công tác này là kim chỉ nam cho hoạt động. Một nhân viên y tế trường học muốn công tác Y tế học đường hoạt động có hiệu quả thì phải xây dựng được kế hoạch một cách thiết thực, hiệu quả nhất để trình lãnh đạo phê duyệt và tổ chức thực hiện. Đầu năm học, cán bộ chuyên trách mảng y tế trường học của Phòng giáo dục sẽ có kế hoạch thực hiện chung cho tất cả các đơn vị trường học mà Phòng quản lý. Đây sẽ là định hướng chung cho kế hoạch hoạt động tại đơn vị. Tùy theo đặc thù của đơn vị, chương trình y tế của địa phương mà người cán bộ y tế trường học mới xây dựng chi tiết về kế hoạch của mình. Đó là kế hoạch hoạt động chung cho cả năm học. Sau khi lên được kế hoạch chi tiết, thiết thực tôi trình lãnh đạo phê duyệt và tiến hành tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện tôi cũng luôn bám sát theo chỉ đạo của Phòng giáo dục, chương trình y tế địa phương để kịp thời bổ sung vào kế hoạch thực hiện cũng như có được sự chủ động để phối hợp với thực hiện các chương trình y tế cho đơn vị. Biện pháp 2: Tạo môi trường thân thiện, trong sạch an toàn Là cán bộ phụ trách y tế tôi thấy tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường liên quan mật thiết đến sức khỏe và hạnh phúc của con người. Môi trường sạch sẽ phòng được 80% bệnh tật. Môi trường tốt sẽ là điều kiện để nâng cao thể lực và giáo dục trẻ. Đối với các cháu tuổi Mầm non môi trường ấy chính là buồng lớp, sân chơi, nhà vệ sinh, đồ dùng, đồ chơi. Mỗi tuần một lần chúng tôi tổ chức tổng vệ sinh chung trong trường vào ngày quy định. Ví dụ: Vệ sinh phòng nhóm, khu vệ sinh luôn sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi được cọ rửa, phơi nắng, được cất ngăn nắp và được che đậy. Rác thải được thu gom vào thùng rác có nắp đậy, hàng ngày rác được đổ vào xe rác công cộng, không để tình trạng rác ứ đọng… Mỗi tháng một lần làm vệ sinh tỉ mỉ nhà cửa và đồ dùng trong trường. Định ngày giặt chăn màn và rèm cửa, quét dọn toàn bộ sân vườn, khơi thông cống rãnh, xử lí rác thải hợp vệ sinh…Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực trong và ngoài nhà trường. Kết hợp với giáo viên các lớp dạy trẻ cách trang trí nhóm lớp, vệ sinh đồ dùng đồ chơi. Biện pháp 3: Phòng chống tai nạn thương tích Phòng chống tai nạn thương tích trong trường Mầm non là việc làm vô cùng quan trọng. Vì thế, tôi đã kết hợp với Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. Để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, chúng tôi sử dụng các đồ chơi, đồ dùng dạy học tuyệt đối an toàn như không có vật sắc nhọn, vật cứng, vật nặng. Chủ yếu sử dụng đồ dùng, đồ chơi bằng nhựa mềm, cao su dẻo đạt tiêu chuẩn chất lượng về an toàn. Đồ chơi ngoài trời như xích đu, đu quay, cầu trượt..., chúng tôi đều yêu cầu bọc cao su vào các góc cạnh sắt để tránh cho các cháu những tình huống va đập. Đồ chơi nào không còn đủ độ an toàn, nhà trường đều sửa chữa hoặc thay mới để tránh sự cố cho trẻ. Biện pháp 4: Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ a. Thường xuyên giữ cho trẻ sạch: Đối với trẻ phải được rửa tay, được chăm sóc chu đáo về khâu vệ sinh. Đối với trẻ bé cô giáo là người trực tiếp giúp trẻ vệ sinh cá nhân. b. Rèn kĩ năng vệ sinh cá nhân: Chỉ đạo các lớp triển khai dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân để trẻ có thói quen lau mặt theo quy trình, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Biện pháp 5: Phòng ngừa bệnh truyền nhiễm a. Các bệnh truyền nhiễm như + Bệnh truyền qua đường hô hấp (Ho gà, bệnh cúm, bệnh sởi …) + Bệnh truyền qua đường tiêu hóa (Tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn …) + Bệnh truyền qua đường máu (Sốt xuất huyết , HIV/ AIDS…) + Bệnh truyền qua đường da và niêm mạc (Bệnh Chân – Tay - Miệng, nấm móng tay, ghẻ…) b. Các bệnh thường gặp khác + Bệnh đau mắt hột, thấp tim, suy dinh dưỡng … + Các bệnh do thiếu các vi chất (Iode, sắt, vitamin A, … ) . c. Biện pháp phòng chống Tôi đã cùng Ban sức khỏe nhà trường và giáo viên thường xuyên quan sát, theo dõi các dấu hiệu mầm bệnh của học sinh để kịp thời xử trí cách ly và chuyển tuyến trên điều trị, phòng chống lây nhiễm rộng từ trường tới gia đình và xã hội . Đối với các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp có hướng báo động thành đại dịch như bệnh cúm gia cầm cúm AH5N1, cúm AH1N1, bệnh Chân – Tay - Miệng… tôi kết hợp với cán bộ y tế tuyến trên tổ chức thông tin tuyên truyền rộng rãi trong trường học, ngoài cộng đồng dân cư về các dấu hiệu của người mắc bệnh, truyền thông các biện pháp phòng chống dịch... Khi phát hiện ca bệnh phải báo cáo ngay với cơ sở y tế gần nhất để cách ly, theo dõi điều trị, xử lý môi trường: vệ sinh tiêu độc, khử trùng. Giải pháp 6: Xây dựng thực đơn hợp lý cho trẻ Việc bảo đảm cho các cháu được an toàn, khỏe mạnh là rất quan trọng. Đồng thời chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối các chất, đủ vitamin và khoáng chất ( đặc biệt là canxi ,B1) cũng rất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần vì vậy tôi còn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ. Đặc biệt là xây dựng thực đơn, tính khẩu phần dinh dưỡng cân đối phù hợp. Phối hợp Ban giám hiệu tính định lượng khẩu phần ăn của trẻ để có thể xây dựng thực đơn sao cho phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của trẻ; Tư vấn cho phụ huynh về cách lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn phù hợp với trẻ đảm bảo cân đối, đủ chất, đủ lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; Giáo viên lồng ghép kiến thức dinh dưỡng vào trong giờ ăn của trẻ ví dụ như hỏi hôm nay con ăn món gì? Ăn các loại rau củ nào? Các loại thực phẩm này có những lợi ích gì? Từ đó trẻ có thể hình thành được kiến thức về dinh dưỡng. Giải pháp 7: Công tác tuyên truyền Thông qua công tác tuyên truyền tôi có thể trao đổi những thông tin đến phụ huynh về cách chăm sóc trẻ. Để góc tuyên truyền thực sự có ý nghĩa và đạt kết quả như mong muốn đòi hỏi góc tuyên truyền phải gây được sự chú ý của các bậc phụ huynh và tôi phải thường xuyên thay đổi mới thông tin tùy theo bệnh trong mùa và những thông tin có tính thời sự về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Nhằm tạo điều kiện cho trẻ có một môi trường học tập và phát triển toàn diện, các giải pháp vừa nêu mang tính thiết thực được áp dụng cho trẻ tại trường Mầm non trên toàn cấp học, thông qua đó công tác chăm sóc sức khỏe trẻ tại trường mà tôi đang công tác sẽ có nhiều chuyển biến hơn. Đối tượng của các giải pháp không chỉ là học sinh, giáo viên các lớp mà còn mang tính tuyên truyền rộng rãi đến các bậc phụ huynh để từ đó có những kiến thức chăm sóc trẻ một cách hợp lý nhất. 3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng ‘‘Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường Mầm non’’ tôi đã đạt được một số kết quả như sau: Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 1/275; Trẻ suy dinh dưỡng cân nặng 2/275; Trẻ thừa cân 15/275; Số trẻ mắc bệnh 7/275; Giáo viên và phụ huynh đã nắm chắc một số kiến thức cơ bản về công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ ở độ tuổi mầm non; Phụ huynh biết cách chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho trẻ tại nhà; Có ý thức trong việc phòng chống dịch bệnh, biết được một số triệu chứng và sơ cưu ban đầu khi trẻ mắc bệnh; Trẻ biết được tầm quan trọng của việc vệ sinh cá nhân và tự phục vụ cho mình những vấn đề cơ bản; 3.5 Tài liệu kèm theo: 1 đĩa DVD phòng ngừa một số bệnh thường gặp ở trẻ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng