Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến lợi ích của bhyt và biện pháp nâng cao tỉ lệ học sinh tham gia bhyt...

Tài liệu Sáng kiến lợi ích của bhyt và biện pháp nâng cao tỉ lệ học sinh tham gia bhyt

.DOC
11
252
53

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ........................................................................................................ 1. Tên sáng kiến: Lợi ích của BHYT và biện pháp nâng cao tỉ lệ học sinh tham gia BHYT 2. Lĩnh vực áp dụng: Y tế học đường 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết “Sức khỏe là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh tật”. Sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ của con người. Có sức khỏe con người mới có thể thực hiện các hoạt động sống phục vụ cho chính bản thân mình và cho cộng đồng. Nhưng không phải lúc nào con người cũng khỏe mạnh và không phải ai cũng có khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh khi không may gặp rủi ro bất ngờ như ốm đau, bệnh tật. Chi phí khám chữa bệnh là không thể xác định trước được mà tùy theo tình trạng bệnh tật, gây tốn rất nhiều tiền và tài sản. Đôi khi bệnh tật còn để lại những di chứng do không đủ kinh phí để điều trị. Những lúc đó, phương án mà gia đình người bệnh đưa ra là: tài sản gia đình, cầm cố hay vay mượn người khác nhưng giải pháp tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) lại chưa được quan tâm đúng mức. BHYT là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân, trong đó đối tượng học sinh - sinh viên (HS - SV) tham gia BHYT là vô cùng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra mục đích của tuyên truyền là làm cho “dân biết, dân tin và dân làm theo”. Thực tế những năm qua trong quá trình thực hiện vận động BHYT HS - SV, bên cạnh những thành tựu còn không ít hạn chế và yếu kém: Công tác tuyên truyền BHYT chưa thật sâu sát, học sinh và phụ huynh học sinh (PHHS) chưa thật sự xem BHYT là cần thiết nên ít tham gia. Tỉ lệ học sinh tham gia BHYT chưa cao làm cho công tác chăm sóc sức khỏe học sinh tại trường còn nhiều hạn chế do thiếu nguồn kinh phí hoạt động. Sự nhận thức về lợi ích khi tham gia BHYT của một bộ phận học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh còn hạn chế, mặc dù được nhà nước hỗ trợ một phần nhưng vẫn chưa tham gia BHYT, sự chênh lệch giàu nghèo thể hiện rõ nét trong công tác khám chữa bệnh. Làm tăng gánh nặng về kinh tế cho gia đình khi chẳng may ốm đau, bệnh tật. 3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến - Mục đích của giải pháp Giúp cho giáo viên, học sinh và PHHS nhận thức đầy đủ vai trò và lợi ích của BHYT nhằm nâng cao tỉ lệ học sinh tham gia, giúp công tác chăm sóc sức khỏe học sinh được tốt hơn, giúp học sinh phát triển toàn diện. Việc tham gia BHYT mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may đau ốm, mang lại công bằng về chăm sóc sức khỏe cho mọi người. BHYT là cách tốt nhất để mọi người giúp nhau chia sẻ rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật. Do đó đóng tiền mua BHYT là cách đóng góp khi lành, để dành khi ốm. BHYT chi trả phần lớn chi phí khám bệnh, xét nghiệm, thuốc men và chăm sóc cho người có thẻ khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng nơi đăng kí ghi trên thẻ. Thực hiện khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT giúp người nghèo và cận nghèo bớt đi gánh nặng chi tiêu cho gia đình khi ốm đau. - Nội dung của giải pháp * Tính mới của giải pháp so với giải pháp đã được áp dụng Ngày nay, BHYT càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi chi phí y tế và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ khả năng tiếp cận với những thành tựu khoa học hiện đại, đặc biệt là người nghèo. Sự ra đời của BHYT là sự san sẻ rủi ro trong cộng đồng. Theo đó một người khỏe mạnh tham gia BHYT là đã giúp đỡ người bệnh về mặt tài chính để họ được sử dụng thuốc men, trang thiết bị y tế sớm hồi phục sức khỏe. Bảo hiểm y tế ngày nay không ngừng phát triển và được tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo người dân, trong đó đối tượng học sinh là lực lượng vô cùng quan trọng. Là thế hệ trẻ của đất nước, học sinh là đối tượng cần được sự quan tâm chăm sóc sức khỏe của cả cộng đồng ngay từ trên ghế nhà trường. Tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản lý y tế BHYT và vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chất lượng khám chữa bệnh có tốt mới thu hút được các đối tượng tham gia BHYT. Ngược lại, nhờ có BHYT mới có nguồn tài chính để đầu tư cho công tác khám chữa bệnh. Tạo ra sự công bằng trong công tác khám chữa bệnh BHYT là sự phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia. Tham gia BHYT, người bệnh được chi trả theo phác đồ điều trị riêng chứ không phân biệt địa vị giàu nghèo, đảm bảo quyền lợi khi tham gia, tránh tình trạng tiêu cực. Góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. BHYT là hình thức nhà nước và nhân dân cùng chi trả, với sự tích lũy đóng góp của nhiều người “Lá lành đùm lá rách”. Như vậy, mọi lứa tuổi đều có thể tham gia BHYT để bảo vệ sức khỏe cho mình. Học sinh chiếm ¼ dân số cả nước, là tương lai của đất nước. Tuổi học sinh là một quãng thời gian dài không thể thiếu trong sự phát triển của mỗi con người. Ở độ tuổi này cơ thể các em phát triển chưa hoàn chỉnh, các em còn rất hiếu động, chưa nhận thức đầy đủ về các nguy hiểm có thể xảy ra, vì vậy rất dễ gặp rủi ro dẫn đến hậu quả nặng nề sau này. Nếu không có sự quan tâm đúng đắn đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn nhỏ thì các em sẽ không có đủ điều kiện tốt để tiếp thu đủ kiến thức làm hành trang bước vào đời. Có sức khỏe tốt các em mới phát triển toàn diện, mới có thể tiếp thu hết khối kiến thức mà các thầy, các cô truyền đạt. Vì thế hệ trẻ là nguồn tri thức phát triển đất nước trong tương lai. Nếu các em không may mắc bệnh phải nằm viện điều trị thì cha mẹ các em là người không yên tâm làm việc và phải nghỉ việc để chăm sóc các em. Như vậy, cha mẹ các em mất phần thu nhập, cộng thêm chi phí khám chữa bệnh (KCB) sẽ làm cho kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Có BHYT thì chi phí KCB này sẽ được chia sẻ với nhiều người. Do vậy, cha mẹ các em sẽ giảm được gánh nặng kinh tế rất lớn. Cha mẹ các em cũng không phải mất thời gian để đưa các em đi khám sức khỏe định kỳ và yên tâm khi các em không may gặp rủi ro trong khi đang học tập tại trường vì đã có y tế trường học đảm nhận. Khi con em mình được chăm sóc sức khỏe tốt thì cha mẹ sẽ an tâm lao động sản xuất góp phần ổn định kinh tế gia đình và làm giàu cho xã hội. Tham gia BHYT HS-SV là một giải pháp để chăm sóc sức khỏe cho học sinh - sinh viên. Đây là đối tượng gắn liền với trường học nên công tác chăm sóc sức khỏe cho các em cũng gắn liền với công tác y tế học đường (YTHĐ). BHYT HS - SV là chăm lo cho thế hệ trẻ một cách toàn diện, không những chăm lo về mặt sức khỏe mà còn giáo dục nhân cách và lối sống nhân ái. Thông qua BHYT, các em sẽ học được cách chia sẻ khó khăn, đồng cảm với người không may gặp rủi ro, giúp hình thành trong các em một nhân cách sống tốt đẹp. Nói tóm lại, cũng như sự cần thiết phải thực hiện BHYT nói chung, BHYT HS - SV cũng rất cần thiết phải triển khai vì tương lai của các em vì một xã hội phát triển. * Các bước thực hiện của giải pháp Muốn học sinh hiểu được lợi ích của BHYT HS-SV và tham gia đạt tỉ lệ cao thì công tác tuyên truyền, vận động là vô cùng quan trọng. + Đối với nhà trường Năm học 2015-2016 được xác định là năm học vô cùng khó khăn trong công tác vận động thu BHYT học sinh do mức phí tham gia khá cao (HS phải tham gia 15 tháng) và mức đóng thay đổi từ 3% lên 4,5% mức lương cơ sở. Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã rất tích cực và chủ động thực hiện nhiều giải pháp tăng tỉ lệ học sinh tham gia BHYT, phát triển y tế trường học, triển khai đồng bộ kế hoạch đến toàn thể giáo viên, nhân viên trường, quán triệt văn bản chỉ đạo của ngành, đưa nội dung vận động thu BHYT HS vào tiêu chí thi đua của đơn vị, phân công y tế học đường thông báo mức đóng phí BHYT học sinh năm học 2015-2016. Đối với HS diện thường, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mệnh giá thẻ, HS cận nghèo hỗ trợ 70% mệnh giá: Mức thu phí cho thẻ có giá trị 15 tháng: 1.150.000 x 4,5% x 15 tháng x 70% = 543.375 đồng/học sinh. Mức thu phí cho thẻ có giá trị 12 tháng: 1.150.000 x 4,5% x 12 tháng x 70% = 434.700 đồng/học sinh Mức thu phí cho thẻ có giá trị 03 tháng: 1.150.000 x 4,5% x 03 tháng x 70% = 108.675 đồng/học sinh Mức thu phí cho học sinh thuộc gia đình cận nghèo theo QĐ 797/QĐ-TTg: 1.150.000 x 4,5% x 03 tháng x 30% = 46.575 đồng/học sinh Chủ động tham mưu UBND xã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác BHYT học sinh, tích cực tổ chức, tuyên truyền vận động phụ huynh và học sinh tham gia. Triển khai tuyên truyền BHYT học sinh trong đại hội phụ huynh học sinh (PHHS) đầu năm học vì PHHS là người quyết định cho con em mình tham gia BHYT hay không, giải đáp những thắc mắc của phụ huynh về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT, giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp và y tế trường học thường xuyên vận động học sinh tham gia, đảm bảo đúng thời gian quy định. Đặc biệt nhấn mạnh học sinh là đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT, lấy một vài minh chứng cụ thể trong năm, học sinh điều trị với chi phí cao để PHHS thấy rõ sự cần thiết phải tham gia BHYT. Xác định rõ công tác thu BHYT đầu năm học là vô cùng khó khăn đối với PHHS, khi đầu năm học họ phải lo rất nhiều chi phí cho con em mình như quần áo, sách vở, các loại hình bảo hiểm...Nhà trường vận động PHHS ưu tiên tham gia loại hình BHYT trước, đồng thời chia nhỏ thời gian tham gia BHYT: 3 tháng, 12 tháng, 15 tháng. Đối với HS lớp 1 thì căn cứ vào ngày sinh để tính thời gian mua BHYT, HS có thể tham gia 3 tháng, 12 tháng, 13 tháng, 14 tháng, 15 tháng. Do BHYT có thời gian kết thúc sớm (cuối tháng 9), các khoản phí khác như bảo hiểm tai nạn (cuối tháng 10), hay vận động xã hội hóa PHHS phí anh văn có thể đóng dần trong năm học nhằm giảm gánh nặng về kinh tế cho PHHS. Phối hợp với giáo viên tổng phụ trách đội, thường xuyên tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, hay lồng ghép vào giờ sinh hoạt sao...Tổ chức sơ kết công tác thu BHYT theo tuần, tuyên dương các lớp thu BHYT đạt chỉ tiêu 100%, tiếp tục tuyên truyền, vận động các lớp còn lại. Lập danh sách học sinh có thẻ BHYT theo các nhóm đối tượng khác, rà soát danh sách học sinh được hỗ trợ BHYT trong năm để kịp thời tổng hợp, báo cáo. Tham mưu UBND xã những học sinh chưa tham gia để tiếp tục tuyên truyền, vận động. Mỗi giáo viên, nhân viên là một tuyên truyền viên tích cực trong công tác vận động học sinh tham gia BHYT. Củng cố và phát triển y tế học đường, đưa hoạt động YTHĐ đi vào nề nếp, sử dụng có hiệu quả kinh phí trích lại cho nhà trường trong hoạt động chăm sóc sức khỏe học sinh: + Khám và điều trị một số bệnh thông thường: cảm cúm, đau đầu, tiêu chảy... + Sơ cấp cứu ban đầu. + Khám sức khỏe định kỳ cho học sinh. + Phòng chống các bệnh truyền nhiễm. + Phòng chống bệnh tật học đường... Phòng y tế học đường từng bước được trang bị các trang thiết bị thiết yếu như: giường bệnh, tủ thuốc, máy đo huyết áp, nhiệt kế, nước uống học sinh...Bên cạnh đó, nhà trường phối hợp tốt với trạm y tế xã trong việc chuyển những học sinh bị bệnh ngoài khả năng chăm sóc tại trường đến trạm y tế điều trị, những trường hợp này, nhà trường đều cử y tế học đường đi theo chăm sóc cho các em và thông báo đến gia đình học sinh. Chính nhờ sự quan tâm và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu tại trường đã tạo được niềm tin và sự đồng thuận của phụ huynh và học sinh. Từ đó góp phần nâng dần tỉ lệ học sinh tham gia BHYT hàng năm của đơn vị. BHYT học sinh thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe vì chương trình YTHĐ không chỉ có các em tham gia BHYT mới được hưởng quyền lợi chăm sóc sức khỏe mà cả những em chưa tham gia BHYT. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ kịp thời khi học sinh có bệnh phải nằm viện: Khi học sinh tham gia BHYT mà chưa nhận được thẻ, lúc có bệnh, các em được nhân viên y tế của nhà trường liên hệ với BHXH huyện cấp thẻ BHYT kịp thời để học sinh được hưởng chế độ BHYT khi đi khám chữa bệnh. Giáo viên chủ nhiệm vừa là người có trách nhiệm, vừa là cầu nối hiệu quả nhất giữa phụ huynh học sinh và y tế nhà trường trong việc làm thủ tục cấp thẻ BHYT khẩn cấp giao cho phụ huynh học sinh có con bị bệnh đột xuất. Y tế học đường luôn liên hệ với BHXH huyện, giải quyết nhanh chóng các thủ tục để học sinh sớm nhận được đầy đủ các chế độ khám điều trị từ BHYT theo luật định. Đẩy mạnh việc tuyên truyền miệng về BHYT: tuyên truyền miệng là loại tuyên truyền có thế mạnh vì nó lan truyền nhanh và thấm dần, ai cũng có thể tham gia. Tuy vậy muốn tuyên truyền miệng đạt kết quả thì nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH, thường xuyên định hướng tuyên truyền và hướng dẫn cách tuyên truyền phù hợp. Cán bộ y tế học đường được tham dự lớp tập huấn đại lý thu BHYT để có kiến thức thức phục vụ công tác vận động, tuyên truyền. Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền: nhà trường phối hợp cơ quan BHXH huyện nhận tài liệu tuyên truyền BHYT. Cộng tác viên BHYT (YTHĐ) trực tiếp đến từng lớp tuyên truyền, vận động học sinh tham gia, phát tài liệu về BHYT đến toàn thể học sinh trường. + Đối với địa phương Nhà trường luôn phối hợp chặt chẽ, nâng cao chất lượng tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh tại xã. Đây là hình thức tuyên truyền phát huy rất hiệu quả và tiết kiệm được các nguồn lực nếu chúng ta biết vận dụng một cách sáng tạo. Cán bộ tuyên truyền viên cơ sở biết dân cần gì và biết cách truyền tải theo ngôn ngữ địa phương, giúp người dân hiểu và làm theo một cách tự giác. * Đối với phụ huynh học sinh chưa đồng thuận cho con em mình tham gia BHYT, nhân viên y tế tiến hành tham mưu BGH trường, bước đầu mời số PHHS này về trường để trao đổi và tìm hiểu nguyên nhân chưa tham gia để có biện pháp vận động phù hợp nhất. Đối với số PHHS không đến được, nhà trường phân công y tế học đường phối hợp giáo viên chủ nhiệm lớp và chính quyền địa phương đến thăm thực tế từng gia đình nắm rõ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để có biện pháp tuyên truyền phù hợp. Với đối tượng học sinh có kinh tế khá giả, đủ khả năng tham gia BHYT nhưng không tham gia do gia đình nghĩ bản thân đủ điều kiện chăm lo cho con em mình. Số học sinh này chiếm số ít trong học sinh nhà trường, là đối tượng có thể vận động được, nhà trường thành lập ban vận động thu BHYT đến từng gia đình, động viên và giải thích để họ hiểu được chế độ, chính sách của nhà nước, quyền lợi của bản thân khi tham gia BHYT lúc chẳng may ốm đau, bệnh tật thì đối tượng này sẽ đồng tình tham gia tốt hơn. Đối với đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn không thuộc diện chính sách, học sinh thuộc hộ gia đình cận nghèo nhưng không được phê duyệt danh sách hỗ trợ của Sở lao động thương binh xã hội. Đây là đối tượng khó vận động do không đủ khả năng để tham gia. Nhà trường phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của trường đến vận động học sinh với hình thức đóng góp chia nhỏ nhiều lần trong năm học. Đối với một số trường hợp thì giáo viên chủ nhiệm tự cho học sinh mượn, khi gia đình có tiền sẽ trả dần cho giáo viên trong năm học. Đối với học sinh có hoàn cảnh quá khó khăn không thể chi trả phí tham gia BHYT, BGH nhà trường tiến hành tham mưu ban vận động các ấp, UBND xã, các mạnh thường quân hỗ trợ cho các em một thẻ BHYT tạo điều kiện tốt nhất cho các em được chăm sóc sức khỏe toàn diện. Với biện pháp tích cực này, trong năm học trường có 448/448 học sinh tham gia BHYT đạt 100% chỉ tiêu đề ra. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Với kết quả thu được trong công tác vận động học sinh tham gia BHYT , nhà trường sẽ tiếp tục và phát huy hơn nữa các biện pháp vận động để giữ vững kết quả đã đạt được trong những năm tiếp theo. Tôi thiết nghĩ, sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ áp dụng tốt tại trường học mà còn có thể áp dụng vào công tác vận động BHYT trong toàn dân, góp phần đưa nước ta ngày càng phát triển. 3.4. Hiệu quả Qua thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh tham gia BHYT ngày càng tăng rõ nét. Phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương luôn phối hợp nhà trường thực hiện tốt công tác vận động học sinh tham gia BHYT. Cụ thể như sau: Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 395/433 HS đạt 91.2 % 427/427 HS đạt 100% Năm học 2015-2016 448/448 HS đạt 100% Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Tuy nhiên, để có sức khỏe tốt, giải pháp hữu hiệu nhất là có sự chung tay, góp sức chia sẻ của cả cộng đồng thông qua hình thức BHYT. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với học sinh, sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước. Việc tham gia BHYT không những mang đến lợi ích thiết thực cho bản thân mà còn mang tính cộng đồng “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Trong các năm học qua, nhờ làm tốt công tác này đã giúp cho nhiều học sinh không may xảy ra rủi ro bệnh tật có điều kiện chữa trị kịp thời, có sức khỏe tốt và yên tâm học tập./.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng