Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng và quản lí nền nếp lớp chủ nhiệm...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng và quản lí nền nếp lớp chủ nhiệm

.DOC
12
96
57

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:………………………….. 1. Tên sáng kiến: Kinh nghiệm xây dựng và quản lí nền nếp lớp chủ nhiệm. 2. Lĩnh vực áp dụng: Công tác chủ nhiệm của khối học sinh Trung học cơ sở. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến. 3.1 Tình trạng giải pháp đã biết Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11-15 tuổi, các em được vào học ở trường THCS (từ lớp 6-9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thời kì phát triển của trẻ em, vì đó là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và thường được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như "tuổi khó bảo", "tuổi khủng hoảng", "tuổi bất trị", ... nên ta khó có thể nắm bắt được tình cảm của các em. Do có sự biến đổi về tâm sinh lí nên các em e ngại không trực tiếp trao đổi các vướng mắc của bản thân qua người thân, thầy cô, bạn bè. Với sự phát triển của truyền thông hiện nay, các em tìm đến truyền thông trước tiên để tìm các câu trả lời, giải đáp thắc mắc; sau đó các em mới chia sẻ với bạn bè sau cùng là người thân. Đôi khi truyền thông không xác thực, nhất là các em chưa biết cách chọn lọc thông tin đâu là đúng, đâu là sai; còn thông tin từ bạn 1 bè là những người cùng trang lứa nên sự hiểu biết không tới, có lúc sai lạc. Còn người thân trong gia đình nhiều khi kiến thức hạn hẹp hoặc cha mẹ làm ăn ở xa hoặc gia đình đổ vỡ, ... nên sự gần gũi, chia sẻ, định hướng cho các em chưa đúng, chưa kịp thời sẽ làm cho các em hiểu sai vấn đề. Từ đó các em có những suy nghĩ lệch lạc về vấn đề học tập, học không nghiêm túc, chán học,... và biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành vi vi phạm nội quy nhà trường. Từ đó kéo theo nền nếp lớp không tốt, chất lượng học lực, hạnh kiểm của các em ngày càng sa sút. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên ta thấy rằng chỉ có tập thể mới cuốn hút các em vào những công việc chung của lớp, của trường. Các em được sống và học tập trong tình yêu thương gắn bó của thầy cô, bạn bè, nên xây dựng được tập thể lớp có nền nếp tốt không chỉ giúp các em rèn luyện đạo đức tốt mà còn là chỗ dựa tinh thần cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Do đó, tập thể lớp là sân chơi hấp dẫn nhất. Với những lí do trên, ngay từ đầu năm học, từ giai đoạn ổn định cho đến khi giảng dạy, tôi luôn quan tâm đến việc rèn cho mỗi học sinh trong lớp có tính tự giác, tích cực trong học tập và trong sinh hoạt. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: Mục đích của giải pháp: - Góp phần thực hiê ên thành công phong trào “Xây dựng trường học thân thiê ên, học sinh tích cực”. - Góp phần giải quyết bài toán chống bỏ học của học sinh. - Phát huy tính tích cực và tinh thần tâ êp thể của học sinh. - Giúp giáo viên bô ê môn an tâm hoàn thành công tác giảng dạy. 2 - Xây dựng tâ p thể lớp tiên tiến. ê Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp. Quản lí lớp chủ nhiệm một cách khoa học; xây dựng nền nếp lớp vững chắc; thúc đẩy tích cực quá trình học tập; nâng cao chất lượng học lực, hạnh kiểm của học sinh. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp cụ thể: Giải pháp được thực hiện bằng những việc làm cụ thể sau: a) Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm: Kế hoạch công tác chủ nhiệm thực chất là bản thiết kế đảm bảo hiệu quả và tính khả thi cho một tập hợp các hoạt động giáo dục mà giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành ngay từ đầu năm học, trên cơ sở đó góp phần xây dựng lớp học trở thành một tập thể học sinh tự quản vững mạnh và góp phần đạt được các mục tiêu giáo dục học sinh trong lớp. Các loại kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm: - Kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm theo năm học - Kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm theo chủ đề - Kế hoạch giáo viên chủ nhiệm theo tháng/tuần học Các kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm phải thật khoa học, phù hợp với kế hoạch của trường và tình hình thực tế của tập thể lớp mà giáo viên đang chủ nhiệm. b) Công tác tổ chức lớp: Một trong những công việc đầu tiên mà giáo viên chủ nhiệm phải tiến hành ngay từ đầu năm học là tổ chức lớp học. Công tác tổ chức lớp học có ý nghĩa lớn đối với sự thành bại của người giáo viên chủ nhiệm trong công việc 3 của mình. Công tác tổ chức lớp học gồm chia tổ, thành lập đội ngũ ban cán bộ lớp, chi đội trưởng, cờ đỏ, thư kí,... Việc chia tổ phụ thuộc vào sỉ số lớp học, số dãy bàn trong lớp. Các học sinh trong tổ phải có sự đồng đều về năng lực, năng khiếu văn hóa văn nghệ; phải có sự cân bằng về giới tính để đảm bảo việc thực hiện trôi chảy các hoạt động như lao động, thi đua, ... Lựa chọn đội ngũ ban cán bộ lớp, chi đội trưởng cần phải dựa trên các tiêu chí cụ thể: Học sinh có năng lực khá- giỏi, năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, có khả năng tập hợp, thu hút các thành viên trong lớp, có năng lực chỉ đạo và tổ chức các hoạt động tập thể, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các thầy cô bộ môn và các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Để chọn được ban cán bộ lớp, giáo viên cần nêu rõ các tiêu chí cho học sinh biết và định hướng việc bình bầu nhưng không áp đặt cực đoan cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành thăm dò học sinh, vạch kế hoạch, thông báo cho học sinh thời gian, nội dung bầu cử giúp các em có ý thức sẵn sàng bầu ban cán bộ lớp. Quá trình bầu chọn ban cán bộ lớp là do các em trong lớp thực hiện vì thế các em sẽ tin tưởng bạn mình và hợp tác có hiệu quả hơn trong mọi công việc do trường hay Đội phát động. c) Chỉ đạo các hoạt động của lớp: Các hoạt động của lớp được tổ chức dựa trên kế hoạch hoạt động của trường. Để làm tốt công tác chỉ đạo các hoạt động của lớp giáo viên chủ nhiệm phải có sự phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên trong ban 4 cán bộ lớp; chỉ đạo sát sao, hướng dẫn chi tiết, tránh hai trạng thái cực đoan: hoặc là thiếu tin tưởng, gánh hết trách nhiệm; hoặc là phó thác trách nhiệm, thờ ơ thiếu quan tâm. Trong khi chỉ đạo các hoạt động của lớp cần lưu ý đến tính ngẫu hứng, tự phát của học sinh trong tập thể lớp. Trước những đề nghị mang tính ngẫu hứng, tự phát, không nằm trong kế hoạch đã được xây dựng cần có thái độ rõ ràng, kiên quyết nhưng tâm lí để giáo dục các em về ý thức xây dựng kế hoạch hoạt động và tuân thủ theo nền nếp đã có. d) Tổ chức tốt các hoạt động của trường, lớp: Tổ chức tốt khâu truy bài đầu giờ: Ban cán bô ê lớp phải làm viê c tích cực trong giờ truy bài. Lớp trưởng ê thường xuyên yêu cầu bốn hoă êc năm đôi bạn lên bảng truy bài, thông thường truy bài các môn: toán, anh văn. Tổ trưởng yêu cầu các tổ viên tự kiểm tra bài lẫn nhau (theo đôi bạn học tập): kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà, xem các bài tập, bài làm được giáo viên yêu cầu đủ hay thiếu, lí do?... Kết quả sẽ được ghi vào sổ theo dõi của tổ trưởng. Tổ trưởng báo cáo cho lớp phó học tập, lớp phó học tâ p sẽ báo cáo kết quả truy bài vào mỗi giờ sinh hoạt lớp. ê Để có được nếp truy bài nghiêm túc, giáo viên chủ nhiê êm phải tâ p ê dần cho các em từ buổi học đầu tiên, phải theo dõi sát lớp khoảng ba, bốn tuần đầu. Khi các em đã thực hiện nghiêm túc thì mới có thể cho lớp tự truy bài. Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm vẫn phải thường xuyên đến lớp (nhất là đầu và giữa giờ) để đôn đốc, theo dõi các em việc học- soạn- làm bài ở nhà. Giáo viên chủ nhiệm phân công việc giám sát cho ban cán bộ lớp. Từ đó, học 5 sinh thấy thầy cô và các bạn nghiêm túc, nhiệt tình quan tâm thì bản thân các em cũng sẽ nghiêm túc, chăm chỉ hơn trong học tập. Tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp: Trên cơ sở đã có đô i ngũ ban cán bô ê đã biết làm viê êc, tổ chức tốt giờ ê sinh hoạt lớp là điều kiê ên để các em thể hiê ên tính chủ đô ng, tự quản của ê mình. Cán bô ê lớp: (Lớp trưởng, lớp phó) thống kê báo cáo ngắn gọn về ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần qua và nêu ra phương hướng phấn đấu cụ thể cho lớp trong tuần tới. Học sinh: trung thực nhâ n lỗi để sửa sai, phát biểu ý kiến vướng mắc ê của bản thân. Giáo viên chủ nhiê êm: thường theo dõi nền nếp lớp qua sổ đầu bài, sổ cờ đỏ, báo cáo của học sinh, hỏi thăm giáo viên bộ môn, …từ đó có sự khen thưởng, phê bình, nhắc nhở kịp thời. Trong giờ sinh hoạt lớp, thực hiện nghiêm túc, giúp bản thân học sinh tự kiểm điểm lại bản thân đã đạt được gì, cần khắc phục các hạn chế nào trong tuần, cần phấn đấu như thế nào trong thời gian tới; tuần sau, giáo viên phải có sự so sánh, khen thưởng kịp thời. Cuối cùng, giáo viên nêu ngắn gọn công việc chính của tuần sau. Thời gian còn lại trong giờ sinh hoạt lớp, các em tự tổ chức sinh hoạt chuyên đề, văn nghê , đố vui,…nhằm phát huy năng khiếu, sự sáng tạo của ê bản thân. Lưu ý: Mỗi lứa tuổi học sinh đều có những nhu cầu riêng, hứng thú riêng với từng hoạt động. Vì vậy sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp cho phù hợp là đòi hỏi tất yếu. Do đó, nội dung tiết 6 sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể, bổ ích, phải gắn với nhu cầu và hứng thú của học sinh, phải phù hợp với kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của cá nhân, huy động đến mức cao nhất trí tuệ và tinh thần tập thể. Sự cùng tham gia của tất cả học sinh vào giờ sinh hoạt lớp sẽ tạo ra môi trường chung để học sinh cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau. Từ đó tình cảm gắn bó chia sẻ giữa các em được hình thành và củng cố. Nói các khác, học sinh phải là chủ thể của giờ sinh hoạt lớp, phải được tham gia vào giờ sinh hoạt lớp từ những vai trò và nhiệm vụ khác nhau như: người thực thi nhiệm vụ được giao, người tổ chức, người khám phá và đánh giá hoạt động của họ, tập thể của họ. Rèn tính tâ âp thể thông qua các hoạt đô âng khác: Ngoài giờ học văn hóa trên lớp thì hoạt đô ng ngoại khóa của Đô êi là ê điều kiê ên rèn luyê n tinh thần tâ êp thể rất có hiê êu quả. Mỗi lần tham gia là các ê em có được một lần thể hiê ên tinh thần tâ êp thể, tinh thần tự giác, ý thức tôn trọng kỉ luâ êt, giữ gìn danh dự cho lớp. Các em tự nguyê ên tham gia chăm sóc đền thờ liê êt sĩ của xã, tham gia các buổi lao đô ng dọn vê ê sinh của trường, tự giác đăng kí tham gia các hoạt ê đô ng thể dục thể thao do trường tổ chức, tham gia dự mít-tinh phòng chống ê HIV-AIDS, tham gia tìm hiểu về an toàn giao thông, tìm hiểu về pháp luật, tham gia các tiết mục văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn,… Vai trò của ban cán bô ê lớp và các bạn thể hiê ên rất rõ, các em tự phân công nhau hoàn thành tốt nhiê êm vụ. Vâ êy là công tác Đô êi và hoạt đô ng của ê 7 lớp được hài hòa, chă êt chẽ để cuối cùng các em có tiến bô ê rõ rê êt về học tâ êp và đạo đức. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm cần đề ra tiêu chí thi đua, khen thưởng, phê bình sau mỗi hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm cần liên hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh, các đoàn thể, tổ chức có liên quan để kịp thời giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải gương mẫu trước tập thể lớp, có biện pháp khuyến khích, động viên tất cả mọi thành viên trong lớp cùng tham gia và đạt được kết quả tốt nhất, tránh gây áp lực về tâm lí, mất đi tính hồn nhiên nơi học sinh. Từ đó giáo viên chủ nhiệm nắm được tình hình học sinh, công tác chủ nhiệm có hiệu quả và phát huy tính tự quản của học sinh, tạo tình cảm thân thiện giữa thầy và trò. Và cái chính là đào tạo được thế hệ học sinh có đầy đủ phẩm chất đủ đức, đủ tài sau này làm nòng cốt cho công cuộc xây dựng đất nước. e) Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh: Để xây dựng nền nếp lớp tốt, giáo viên chủ nhiệm không thể bỏ qua quá trình tìm hiểu hoàn cảnh học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu rõ, chính xác về lớp, nhóm, mỗi các nhân học sinh: nghề nghiệp cha mẹ, mức sống, hoàn cảnh sống của gia đình; các đặc điểm về thể chất, tâm sinh lí; các đặc điểm về nhận thức, học tập; quan hệ cộng đồng, bạn bè; …. Để nắm bắt các thông tin về học sinh chính xác thì ngay từ khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm cần gặp gỡ, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước, với các giáo viên bộ môn; nghiên cứu hồ sơ, học bạ, sổ điểm, sổ đầu bài; trò chuyện với học sinh, tự giới thiệu, làm quen; phiếu hỏi nhanh (ví dụ: phát phiếu điều tra với những câu hỏi như: Trong cuộc sống điều gì làm 8 em vui nhất? Em thường chia sẻ niềm vui đó với ai? Điều gì làm em buồn nhất? Khi buồn em giải quyết như thế nào? Em mong ước gì cho cuộc sống mai sau? …). Từ đó giáo viên nắm bắt được các em nghĩ gì, cần gì để tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần phải phân loại và theo dõi, quản lí học sinh về các mặt: trình độ (học lực, hạnh kiểm); theo đặc điểm tính cách; theo loại quan hệ; các đối tượng cần quan tâm đặc biệt;…. Các thông tin trên, giáo viên chủ nhiệm ghi chép, lưu trữ và bổ sung thường xuyên trong quá trình quản lí lớp. Từ đó, giáo viên chủ nhiệm đưa ra các biện pháp tác động phù hợp với đặc điểm tình hình của tập thể lớp. f) Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh: Mỗi học sinh có một cá tính, một hoàn cảnh gia đình khác nhau. Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm phải biết quan tâm- hiểu- gần gũi- đồng cảm với các em. Có như thế chúng ta mới có thể tiếp nhận được các thông tin quý giá được cung cấp từ học sinh và các thông tin về gia đình học sinh, có như thế chúng ta mới có thể phối hợp với gia đình và đưa ra giải pháp tối ưu cho từng em. Từng lúc phụ huynh nắm bắt được việc học của con mình thông qua sổ liên lạc gia đình hàng tháng, thư báo, thư mời,... phụ huynh sẽ yên tâm hơn vì con em mình có được sự quan tâm thiết thực. Ngược lại các em thấy có được sự phân công nhắc nhở thầy cô, cha mẹ, bạn bè, các em sẽ tự tin hơn, phấn đấu hơn về mọi mặt. * Những điều cần lưu ý: - Buổi sinh hoạt lớp đầu tiên giáo viên chủ nhiệm nêu nội quy của trường, từ đó xây dựng cụ thể các quy định của lớp, nhưng không nên nêu quá 9 nhiều quy định, vì như thế các em sẽ có nhiều áp lực ở đầu năm hoặc học sinh sẽ không nhớ, sẽ phản tác dụng.Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh thêm vấn đề gì thì giáo viên chủ nhiệm thống nhất với tập thể lớp, tìm ra hướng giải quyết tiếp theo. Nhưng nếu các em có vi phạm, bước đầu tiên trước khi áp dụng các quy định ta nên cho các em một cơ hội sửa đổi. - Giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người thầy mà còn là người cha, người mẹ thứ hai, là người anh, chị, người bạn của các em. Tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể mà người giáo viên xác định mình đang đóng vai trò gì để dễ dàng gần gũi, tìm hiểu rõ các vấn đề còn vướng mắc giúp các em tìm ra hướng tháo gỡ đúng đắn. - Giáo dục cho học sinh tính trung thực: trung thực trong mọi việc, đặc biệt nếu vi phạm, bản thân các em phải thật thà nhận lỗi. Nói về tính trung thực tôi thường nhắc nhở học sinh: “Thành thật + thẳng thắn  tha thứ”, tha thứ khi học sinh biết lỗi, biết sửa sai. Những biê ên pháp nói trên được phối hợp hài hòa, chă êt chẽ mà trong suốt các năm học qua, lớp chủ nhiê êm của tôi có sự chuyển biến đáng kể về nền nếp. 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp có thể áp dụng cho tất cả giáo viên chủ nhiệm khối học sinh trung học cơ sở và có thể mở rộng đối với các giáo viên giảng dạy lớp. 3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: 10 Nhờ áp dụng giải pháp trên mà nền nếp lớp tôi chủ nhiệm có chuyển biến rõ rệt, chất lượng học lực, hạnh kiểm học sinh đạt kết quả cao. Xếp loại học lực: (%) Xếp loại Năm 2013-2014 2014-2015 Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 35,5 34,5 38,7 34,5 25,8 31,0 00 00 00 00 Xếp loại hạnh kiểm: (%) Xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 2013-2014 77,4 19,4 3,2 00 00 2014-2015 82,8 13,8 3,4 00 00 Năm Không có học sinh bỏ học. Không có học sinh lưu ban. Không có học sinh hạnh kiểm yếu, không có học sinh vi phạm kỉ luật ở mức trường. Học sinh có tinh thần, thái đô ê học tâ êp tốt, biết phát huy năng lực của bản thân, biết vâng lời thầy cô, hòa nhã với bạn bè. Xây dựng mối quan hê ê tốt giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường gia đình - xã hô êi. 4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên chủ nhiệm phải có tố chất của một con người hành động, cần nghiêm túc và có một bộ óc kế hoạch hóa. 11 - Giáo viên chủ nhiệm phải có các phẩm chất: nhiệt tình, sâu sát, tâm lí giỏi; có tâm với nghề, biết yêu thương con người, có lòng nhân ái; có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm không phải bằng thủ thuật, mưu mẹo mà phải bằng tấm lòng nhân hậu của người thầy. - Giáo viên chủ nhiệm phải kiên trì và nhẫn nại, không ngại khó, không ngại khổ thì mới làm tốt được công việc giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước. 5. Tài liệu kèm theo: không có./. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng