Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiên kinh nghiệm hiệu trưởng phối hợp với công đoàn để tổ chức thực hiện cô...

Tài liệu Sáng kiên kinh nghiệm hiệu trưởng phối hợp với công đoàn để tổ chức thực hiện công tác thi đua và phong trào quần chúng ở trường mầm non a xã tứ hiệp – thanh trì

.DOC
35
104
101

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Đảng ta đã xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Nghị quyết trung ương khóa VIII đã nêu rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhân tố phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Vì thế công tác thi đua là một trong những động lực thúc đẩy để thực hiện tốt các phong trào, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở nhà trường, cùng với các hoạt động khác là công việc không thể thiếu nhằm quyết định đến từng nội dung công việc đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng phát biểu trong hội nghị thi đua yêu nước trong toàn quốc là: “Thi đua là yêu nước - Yêu nước thì phải thi đua” Vậy hoạt động thi đua trong nhà trường là góp phần thể hiện tư tưởng, ý chí phấn đấu của tập thể và của các cá nhân, cũng như khắc phục dần những tư tưởng tiêu cực, chậm tiến đồng thời còn là điều kiện lý tưởng để phát huy tài năng hoạt động sư phạm của giáo viên. Vai trò Công đoàn trong công tác thi đua là hết sức quan trọng vì ngoài việc là người đại diện chăm lo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Còn là tiếng nói tập thể để tuyên truyền vận động và giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB – GV – NV), đoàn viên tham gia quản lý và thực hiện tốt kế hoạch thi đua của nhà trường trong năm học. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung về các hoạt động của nhà trường. Với trách nhiệm hết sức nặng nề nên yêu cầu của công việc là đòi hỏi phải hết sức năng động, linh hoạt, sáng tạo trong mọi tình huống và nếu yếu kém về năng lực, trình độ, chuyên môn hay sức khỏe thì rất khó thành công trong công việc đưa ra, cụ thể hơn nữa là trong thi đua. Bản thân người hiệu trưởng phải biết xây dựng bầu không khí lành mạnh trong hội đồng sư phạm, đồng thời phải biết kết nối các bộ phận, các lực lượng trong và ngoài nhà trường để đem lại hiệu quả thi đua và các phong trào quần chúng ngày càng có chất lượng cao hơn. 1 Thực tế công tác thi đua trong những năm mới tách trường (năm học 2008 - 2009) đội ngũ giáo viên nhân viên còn bè phái, mất đoàn kết nội bộ, có một số giáo viên tiêu cực, bất mãn, bầu không khí sư phạm nặng nề căng thẳng do tồn tại của trường cũ khi chưa tách trường. Phong trào thi đua bị trầm lắng, giáo viên nhân viên chưa có tinh thần tự giác cao trong việc đăng kí các danh hiệu thi đua. Qua quá trình công tác trong lĩnh vực quản lý và đã được học qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục mầm non. Với cương vị là Hiệu trưởng tôi nhận thấy rõ được vấn đề trong công tác phối hợp. Đặc biệt là những hạn chế nhất định của tập thể trong những năm trước, cần phải đầu tư để tìm ra giải pháp hợp lý nhất để khắc phục các tồn tại trong công tác thi đua và phong trào quần chúng của nhà trường. Xuất phát từ yêu cầu trên và căn cứ vào yêu cầu thực tế hiện nay của nhà trường nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn để tổ chức thực hiện công tác thi đua và phong trào quần chúng ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp – Thanh Trì”. * Mục đích của đề tài: - Đánh giá thực trạng về công tác thi đua và phong trào thi đua quần chúng của trường mầm non A xã Tứ Hiệp. - Tìm ra các biện pháp Hiệu trưởng phối hợp với công đoàn cơ sở để tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch năm học và phong trào thi đua quần chúng ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp. * Đối tượng nghiên cứu: - Công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn cơ sở để tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch năm học và phong trào thi đua quần chúng ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp. * Phạm vi áp dụng: - Với nhà trường và Công đoàn trường mầm non A xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì từ năm học 2008 – 2009 đến nay. 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Mối quan hệ giữa thủ trưởng với Công đoàn giáo dục tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua. Tại mục 4 của Thông Tư số 08-TT/LB ngày 19/5/1987 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định sự phối hợp giữa chính quyền và Công đoàn giáo dục các cấp trong ngành Giáo dục đã quy định: A) Thủ trưởng các cấp quản lý giáo dục từ Bộ đến các trường học là người quản lý kế hoạch, quản lý chuyên môn nghiệp vụ, phải có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo các phong trào thi đua của ngành và của đơn vị. Phong trào thi đua "2 tốt", "3 cải tiến" phải góp phần làm chuyển biến nhà trường, thực hiện có hiệu quả mục tiêu và kế hoạch đào tạo, duy trì và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Trên cơ sở thảo luận với Ban chấp hành công đoàn cùng cấp sau khi đã thống nhất ý kiến, thủ trưởng đơn vị quyết định mục tiêu và các biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua; tạo điều kiện cần thiết để duy trì, củng cố, phát triển phong trào thi đua, tiến hành sơ kết, tổng kết, kịp thời khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng các đơn vị, cá nhân đạt các tiêu chuẩn danh hiệu thi đua của Nhà nước đã ban hành. B) Công đoàn giáo dục có trách nhiệm phối hợp với thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục cùng cấp tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua, động viên giáo dục quần chúng hăng hái đăng ký thi đua phát huy sức lao động sáng tạo của mỗi người để thực hiện các mục tiêu thi đua đã đề ra; tổ chức các hội nghị chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm chỉ đạo phong trào thi đua; phổ biến và vận động quần chúng áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm có giá trị khoa học và có tính phổ biến; họp mặt biểu dương, cổ vũ kịp thời các cá nhân và đơn vị tiên tiến. 2. Phối hợp là cùng hành động hoặc cùng hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt mục đích đề ra: - Công đoàn là tổ chức quần chúng của người lao động, của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, là đại diện luôn chăm lo bảo vệ hợp pháp những quyền 3 lợi chính đáng của người lao động nói chung, người cán bộ công chức nói riêng, là người đại diện cho tâm tư nguyện vọng của anh, chị, em. - Hiệu trưởng và công đoàn có mối quan hệ qua lại cùng một mục đích là xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất. Như vậy trước hết người hiệu trưởng phải thực hiện quan hệ bình đẳng, dân chủ, tôn trọng tính độc lập. Phối hợp với Công đoàn là thế hiện vai trò của Công đoàn trong cơ quan tạo nên thế mạnh của Công đoàn và phát huy được tính chất của một tổ chức chính trị có ý nghĩa trong trường học. - Kế hoạch nói chung là những công việc được vạch ra một cách có hệ thống, về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành. Vậy Hiệu trưởng và Công đoàn cùng hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện công tác thi đua và phong trào quần chúng trong các năm học là một điều tất yếu. 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn: - Chức năng của công đoàn là một bộ phận của tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ công chức và người lao động khác tham gia quản lý nhà nước. Còn hiện tại Công đoàn ở trường là đại diện cho người lao động (CB – GV - NV) tham gia quản lý trường học. Công đoàn còn quan tâm đến tất cả các vấn đề trong cuộc sống như: đời sống vật chất và tinh thần cũng như tư tưởng, ý chí, nguyện vọng…Công đoàn tham gia giáo dục người lao động để họ giác ngộ về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Công đoàn tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường trên cơ sở mang tính giáo dục thuyết phục là chính. Công đoàn bảo vệ lợi ích của đơn vị, của cán bộ, giáo viên, nhân viên trên cơ sở của Luật và Điều lệ Công đoàn quy định. Bên cạnh đó, Công đoàn luôn chăm lo về nhân cách, trình độ nhận thức, trình độ văn hóa, chuyên môn và phẩm chất của người đoàn viên. Đặc biệt là lợi ích của người lao động có ý 4 nghĩa rất quan trọng nó giúp Công đoàn kiên trì với chức năng và định hướng việc lựa chọn nội dung và phương pháp hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. - Nhiệm vụ và quyền lợi của Công đoàn: Đại diện CB – GV – NV ký kết quy chế, phối hợp với Hiệu trưởng cùng với Hiệu trưởng đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống và phúc lợi cho CB – GV – NV. Tuyên chuyền vận động CB – GV – NV tham gia quản lý nhà trường và thi đua thực hiện có hiệu quả. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của CB – GV – NV. Kiểm tra giám sát việc thi hành các chế độ chính sách, pháp luật, phát hiện đấu tranh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng gây thiệt hại của công. Tuyên truyền, giáo dục, tổ chức vận động CB – GV – NV thực hiện nghĩa vụ và quyền dân chủ của mình, động viên tích cực chủ động, sáng tạo của đoàn viên trong lao động sư phạm, trong công tác kiện toàn tổ chức và xây dựng cơ sở vững mạnh. 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: - Điều 16 mục 4 Điều lệ trường mầm non có quy định: a/ Xây dựng quy hoạch trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục trong năm học; báo cáo đánh giá kết quả qua thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền. b/ Thành lập tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các Hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; căn cứ vào biên bản xác nhận của phòng Giáo dục và Đào tạo để xem xét, quyết định cho phép các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động trở lại. 5 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Mô tả thực trạng: Trường mầm non A xã Tứ Hiệp đóng trên địa bàn xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội. Xã Tứ Hiệp là một địa bàn dân cư tập trung ở vị trí trung tâm huyện Thanh Trì, có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhân dân chủ yếu sinh sống bằng nghề thương mại dịch vụ. Đời sống nhân dân khá ổn định, cuộc sống vật chất và tinh thần được nâng lên, kết cấu hạ tầng phát triển. Thuận lợi cho sự phát triển về văn hóa xã hội. Phụ huynh học sinh quan tâm tới con em nhiều hơn, cho con em đến trường đầy đủ. Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp được thành lập từ năm 2008 trên cơ sở tách từ trường Mầm non xã Tứ Hiệp, đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2009. Toàn trường có 3 điểm trường, số lượng lớp học đến nay là 11 lớp với 462 cháu trong đó 63 cháu nhà trẻ và 399 cháu mẫu giáo. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên là 52 đồng chí trong đó: ST T Các bộ phận Tổng Trình độ chuyên môn số Trên chuẩn Đạt chuẩn 1 2 Ban giám hiệu Giáo viên 03 34 03 = 100% 14 = 41,2% 0 20 = 58,8% 10 = 66,6 3 Nhân viên 15 01 = 6,6% (4 bảo vệ không Trình độ lý luận chính trị 03=100% 0 Ghi chú 0 chuyên môn ) 30 = 57,7% 4 Tổng cộng 52 18 = 34,6% (4 bảo vệ không 03 = 9,4% chuyên môn ) Nhìn chung lực lượng CB – GV – NV nhà trường còn trẻ, khỏe nhiệt tình với công tác, có trách nhiệm với công việc. - Tổ chức Công đoàn nhà trường: Tổng số đoàn viên bằng 51/52 cán bộ công nhân viên bằng 98% toàn trường có 3 tổ công đoàn trên 3 khu. Ban chấp hành Công đoàn 3 đồng chí. + 01 đồng chí chủ tịch Công đoàn. + 01 đồng chí ủy viên Ban chấp hành Công đoàn phụ trách nữ công. 6 + 01 đồng chí ủy viên phụ trách phong trào kiêm thủ quỹ. + Uỷ ban kiểm tra : 03 đồng chí. + Ban thanh tra nhân dân: 03 đồng chí. Riêng đồng chí Chủ tịch Công đoàn là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác Công đoàn và công tác quản lý chỉ đạo. Còn lại các đồng chí trong ban chấp hành rất năng nổ trong việc đã giữ vững sinh hoạt, hội họp định kỳ đều đặn. Hoạt động Công đoàn được phát triển mạnh 5 năm liền đạt “ Vững mạnh Xuất sắc”. - Các tổ chức khác trong nhà trường: + Chi bộ Đảng có 22 đồng chí bằng 42,3%, liên tục đạt Chi bộ “Trong sạch vững mạnh” và “Trong sạch vững mạnh Tiêu biểu”. + Chi Đoàn thanh niên có 23 đoàn viên liên tục đạt “ Chi đoàn Xuất sắc”. + Ban đại diện Cha mẹ học sinh: Hoạt động rất tích cực đặc biệt là chăm lo và hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường. Hiện nay các lớp đã được lắp điều hòa đầy đủ ngoài ra còn có hệ thống cây xanh, giàn hoa, chậu cây cảnh tạo cho môi trường cảnh quan sư phạm ngày càng đẹp hơn. Ban đại diện Cha mẹ học sinh luôn sẵn sàng phối kết hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục (CS – ND – GD) trẻ. 2. Điều kiện thuận lợi : - Là xã đang trong thời kì đô thị hóa nên đời sống nhân dân được phát triển, trẻ em được quan tâm nhiều hơn. - 3/3 khu của trường đều ở vị trí trung tâm, các lớp có đủ điều CS – ND – GD trẻ. - Được Uỷ ban nhân dân huyện, phòng Tài chính Kế hoạch, phòng Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân xã Tứ Hiệp quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy. - Nhận thức của phụ huynh về giáo dục mầm non cao nên cho trẻ đi học đông năm sau tỉ lệ cao hơn so với năm trước. - Trường có đội ngũ CB – GV – NV trẻ nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. 7 - Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn trẻ có năng lực công tác, đoàn kết thống nhất cao trong mọi việc. 3. Điều kiện khó khăn: - Trường có nhiều điểm lẻ nên công tác quản lý và quá trình hoạt động của cán bộ giáo viên và đoàn viên còn gặp nhiều khó khăn. - Trong những năm đầu mới tách trường (năm học 2008 – 2009) nhà trường còn gặp những khó khăn nhất định như sau: + Đội ngũ cán bộ quản lý và Ban chấp hành Công đoàn còn mới mẻ, kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. + Đội ngũ giáo viên nhân viên còn bè phái, mất đoàn kết nội bộ, có một số giáo viên tiêu cực, bất mãn, bầu không khí sư phạm nặng nề căng thẳng do tồn tại của trường cũ khi chưa tách trường. + Phong trào thi đua bị trầm lắng, giáo viên nhân viên chưa có tinh thần tự giác cao trong việc đăng kí các danh hiệu thi đua, hàng năm Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn phải vận động, tuyên truyền mới có giáo viên, nhân viên đăng kí các danh hiệu thi đua. Xuất phát từ cơ sở thực trạng trên của nhà trường. Tôi đã phối kết hợp với Công đoàn trường thống nhất và tìm ra được hệ thống các biện pháp để thực hiện công tác thi đua và phong trào quần chúng trong các năm qua đạt một số kết quả đáng khích lệ như sau: 8 III. CÁC BIỆN PHÁP: 1. Biện pháp 1: Phối hợp xây dựng kế hoạch. Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt nó như kim chỉ nam có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy nếu xác định được kế hoạch coi như ta đã thành công một nửa công việc. Căn cứ vào thực trạng của nhà trường tôi và Công đoàn trường đã nhận định được nhiều điểm mạnh và điểm yếu về công tác thi đua và phong trào quần chúng của nhà trường. Tôi cùng các đồng chí trong Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn đã phối thực hiện một số công việc như sau: Đầu tháng 8 của năm học Hiệu trưởng chuẩn bị dự thảo kế hoạch năm học thật chi tiết. Sau đó gửi dự thảo về 3 tổ Công đoàn của 3 khu để các đồng chí giáo viên, nhân viên trong các tổ công đoàn đóng góp ý kiến. Tiếp theo mời các đồng chí trong Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn thảo luận thống nhất cơ bản chỉ tiêu và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học. Song song hai bên đã bàn bạc thống nhất chuẩn bị đưa ra các nội dung như: Ý nghĩa, nội dung, yêu cầu của công tác thi đua và phong trào quần chúng trong năm học. Trên cơ sở đầy đủ các văn bản để tiến hành “Hội nghị Cán bộ - Giáo viên - Nhân viên" của trường. Đặc biệt là nội dung tiêu chí thi đua và các phong trào quần chúng của nhà trường đã được bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất các biện pháp thực hiện có khả thi. Trong đó đã được cụ thể hóa trách nhiệm mỗi bên về thực hiện các nội dung: - Kế hoạch đăng ký danh hiệu theo năm: + Chiến sĩ thi đua: Chỉ tiêu từ 15-20% trong đó Ban Giám hiệu, Ban chấp hành Công Đoàn gương mẫu đăng ký trước. + Lao động tiên tiến: Chỉ tiêu từ 70-75%. + Sáng kiến kinh nghiệm cấp trường 85%; cấp huyện 17%; cấp thành phố 5%. + Danh hiệu trường: “Tập thể lao động xuất sắc”. 9 - Danh hiệu thi đua ngắn hạn trong năm học: Được cụ thể hóa từng đợt thi đua “Hai tốt” nhằm chào mừng các ngày lễ lớn: 20/11; 3/2; 8/3. - Các phong trào thi đua quần chúng xuyên suốt trong năm học là các phong trào: + Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. + Hội thao Thể dục Thể thao chào mừng ngày 20/11. + Hội diễn văn nghệ "Mừng Đảng – Mừng Xuân". + Phong trào “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà” “Cô giáo người mẹ hiền”. + Phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. + Phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. + Phong trào “Xây dựng môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp”. + “Hội khỏe măng non chào mừng ngày sinh của Bác Hồ 19/5”. - Ngoài thực hiện công tác thi đua và các phong trào của nhà trường CB – GV – NV viên tham gia đầy đủ vào các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao do xã, huyện tổ chức. - Kế hoạch thi đua dài hạn của nhà trường: + Năm học 2008 - 2009: “Tập thể Tiên tiến”. + Năm học 2009 - 2010: “Tập thể Lao động xuất sắc”. + Năm học 2010 - 2011: “ Tập thể Lao động xuất sắc”. + Năm học 2011 - 2012: “Tập thể Lao động Xuất sắc” – Bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo. + Năm học 2012 - 2013: “Tập thể Lao động Xuất sắc” - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. + Năm học 2013-2014: “ Tập thể Lao động Xuất sắc” – Bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố. + Năm học 2014-2015: “ Tập thể Lao động Xuất sắc” – Huân chương Lao động hạng Ba. Các danh hiệu thi đua vào các phong trào quần chúng nên trên đã được Ban chấp hành Công đoàn và Hiệu trưởng xác định đúng đắn trách nhiệm của 10 mỗi bên và cùng mục đích là đạt hiệu quả cao nhất. Quy trình được thực hiện như sau: Ban chấp hành Công đoàn tổ chức lấy ý kiến từng tổ Công đoàn và tổ chức chuyên môn sau đó tập hợp lại và lên lịch làm việc với Hiệu trưởng để bàn bạc về nội dung, biện pháp, thời gian hoạt động để đi đến thống nhất chung theo kế hoạch đề ra. Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn xác định rõ điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện có thể xảy ra hoặc sẽ xảy ra và sau đó đưa ra các biện pháp thống nhất để khắc phục phù hợp với từng trường hợp. Hai bên tiến hành phân công trách nhiệm. + Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung và trưởng Ban thi đua, thực hiện các phong trào chung của nhà trường. + Công đoàn chịu trách nhiệm giáo dục, vận động tất cả các CB – GV – NV (đoàn viên công đoàn) tham gia đầy đủ. 2. Biện pháp 2: Phối hợp tổ chức Hội nghị "Cán bộ - Giáo viên – Nhân viên" đầu năm học: Đối với bất kỳ một nhà trường nào ở mọi cấp học vì chỉ có hội nghị CB – GV – NV mới biểu quyết thống nhất chỉ tiêu, biện pháp các nhiệm vụ trọng tâm nhất là các chỉ tiêu thi đua trong năm học. Để kết quả hội nghị thành công tốt đẹp thì Ban giám hiệu nhất là Hiệu trưởng phải phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn để tổ chức hội nghị. Có thể nói kết quả của Hội nghị CB – GV – NV đầu năm là cơ sở pháp nhân để thực hiện có hiệu quả các công việc đưa ra, nên sau khi thống nhất của tập thể hội nghị, kết quả mang lại như sau: * Kết quả đạt được: - 98% CB – GV – NV đăng kí đầy đủ các danh hiệu thi đua như đã thống nhất. - 100% CB – GV – NV nhất trí cao tham gia thực hiện các phong trào. Hai bên thống nhất lề lối làm việc và trách nhiệm của mỗi bên cũng như đồng quan điểm về điều kiện cần thiết để thực hiện. 11 - Tiến hành ký kết qui chế phối hợp và Hội nghị chủ trì giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện Hội nghị, giao trách nhiệm cho Ban thư kí hội nghị trực tiếp ghi chép. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm theo dõi, giám sát cụ thể từng sự việc và báo cáo kịp thời. - Kết quả tổ chức Hội nghị CB – GV – NV đầu các năm học của nhà trường đã hoàn toàn thắng lợi. Bởi hai bên có sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ, tinh thần làm việc luôn cởi mở đồng thời mục đích làm việc luôn được quán triệt rất sâu sắc. Hơn nữa kế hoạch thực hiện đã bám sát thực tế và mang tính khả thi cao, cũng như uy tín của cả hai bên được tập thể tôn trọng, tin tưởng và tín nhiệm. 3. Biện pháp 3: Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua "Hai tốt”. Căn cứ theo lịch trình kế hoạch năm học đề ra. Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn thành lập Ban thi đua của nhà trường gồm các thành phần: + Hiệu trưởng: Trưởng ban – Quản lý và chỉ đạo chung. + Chủ tịch Công đoàn: Phó ban – Giám sát theo dõi, đôn đốc thực hiện. + Các Tổ trưởng chuyên môn các khối: Thành viên – Quản lý và thực hiện cùng với các tổ viên khác. + Thanh tra nhân dân: Thành viên – Giám sát chung kịp thời báo cáo. Trong mỗi đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn và các phong trào hoạt động chuyên môn xuyên suốt cả năm học. Hiệu trưởng phối hợp cùng với Công đoàn xây dựng chuẩn thi đua sát với yêu cầu chất lượng độ tuổi như sau: + Chất lượng giờ dạy. + Hoàn thành hồ sơ, sổ sách theo yêu cầu chung đặt ra. + Chất lượng học sinh trẻ phải tích cực hoạt động, đạt yêu cầu đề ra. + Môi trường lớp học phù hợp với chủ đề, có nhiều góc mở cho trẻ hoạt động đảm bảo tính thẩm mỹ, gợi mở, an toàn với trẻ. + Ngày giờ công đảm bảo theo quy chế. + Có nền nếp tác phong trong công tác phải gương mẫu và chuẩn mực. 12 + Có tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống tốt, biết phối hợp với đồng nghiệp và các tổ chức trong nhà trường để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết và phát triển. Mỗi phong trào, mỗi đợt thi đua đều đưa thêm chủ đề của tháng vào nội dung hoạt động. * Ví dụ: + Hội giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 kết hợp tổ chức Hội thi “Giáo viên giỏi - Cô nuôi giỏi” cấp cơ sở. Giáo viên tổ chức 01 hoạt động học và 01 hoạt động khác. Ngoài ra kiểm tra môi trường học tập, hệ thống sổ sách của cô và trẻ, tác phong sư phạm, đạo đức lối sống…cô nuôi tổ chức chế biến bữa chính sáng cho trẻ, ngoài ra kiểm tra dây truyền bếp một chiều, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống sổ sách giao nhận thực phẩm. Tương tự như vậy các hội thi và các phong trào thi đua khác như: Hội giảng “Mừng Đảng – Mừng Xuân”, Hội thi “Làm đồ dùng sáng tạo”, Hội thi “Thiết kế bài giảng điện tử và thực hành công nghệ thông tin”… mỗi chủ đề, mỗi nội dung hoạt động được cụ thể hóa thành nội dung thi đua với mục đích tác dụng là đòn bẩy thúc đẩy tốt công tác chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục. Cuối mỗi đợt thi đua tổ chức bình xét ở các tổ khối chuyên môn và các tổ công đoàn. Sau đó được tập hợp các biên bản về Ban thi đua nhà trường. Ban thi đua thống nhất và thông báo kết quả trước Hội đồng Sư phạm nhà trường. Nếu được sự nhất trí của 100% CB - GV - NV thì Hiệu trưởng và chủ tịch Công đoàn sẽ quyết định khen thưởng và ghi nhận kết quả đạt được. Sau phần sơ kết kết quả thi đua của từng đợt, Hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn với những giáo viên, nhân viên chưa đạt yêu cầu còn yếu kém cùng phân tích lý do nguyên nhân, hướng dẫn cụ thể những biện pháp cần phải khắc phục và phấn đấu thực hiện trong kỳ thi đua tiếp theo. Bên cạnh đó yêu cầu từng đồng chí chưa đạt phải nhận thấy rõ những thiếu sót thuộc trách nhiệm của mình và yêu cầu họ cam kết trước Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn sẽ khắc phục triệt để những tồn tại 13 của bản thân. Song song đó là phân công các thành viên trong Ban thi đua kèm cặp và giúp đỡ các đồng chí còn yếu kém. Cứ như vậy trường mầm non A xã Tứ Hiệp thật sự đã trở thành một tập thể “Người người thi đua”. * Kết quả đạt được: Với sự phối hợp của Hiệu trưởng và Công đoàn như trên đã tổ chức tốt công tác thi đua trong các năm học. Thật sự qua phong trào thi đua của nhà trường hiệu quả mang lại rất cao trong việc thể hiện trách nhiệm của từng cá nhân, luôn xuất hiện gương người tốt việc tốt và giảm dần nhiều tiêu cực yếu kém trong đội ngũ sư phạm của nhà trường. Trong 5 năm qua đã có hàng trăm lượt giáo viên – nhân viên tham gia vào các phong trào thi đua kết quả đạt cụ thể như sau: - Với hội thi “Giáo viên giỏi – Cô nuôi giỏi” + Cấp trường: Có 144 lượt giáo viên, nhân viên tham gia và 100% giáo viên – nhân viên dự thi đều được điểm giỏi. + Cấp huyện: Có 22 lượt giáo viên – nhân viên dự thi “Giáo viên giỏi – Cô nuôi giỏi’, trong đó có: 02 giải xuất sắc, 05 giải nhất, 06 giải nhì, 04 giải ba, 03 giải khuyến khích. + Cấp Thành phố: Có 02 lượt giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp Thành phố. Đặc biệt năm học 2013 – 2014 có cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng đã đạt giải Xuất sắc cấp Thành phố và được tham dự “Liên hoan giáo viên giỏi toàn quốc”. + Được Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong phong trào tổ chức "Hội thi giáo viên giỏi" trong giai đoạn 2001 2010. - Với phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm: Tổng số có 142 lượt CB - GV NV tham gia viết, trong đó: 02 bản đạt giải B cấp thành phố, 13 bản đạt giải C cấp Thành phố, 29 bản đạt giải cấp Huyện và 98 bản đạt giải cấp trường. - Các danh hiệu thi đua: Có 34 lượt CB - GV - NV đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua" cấp cơ sở, có 02 lượt CB - GV - NV đạt danh hiệu "Người tốt - Việc 14 tốt", 127 lượt CB - GV - NV đạt danh hiệu "Lao động Tiên tiến". Đã có 01 đồng chí được nhận Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội. Ảnh: “Bà Phạm Thị Hồng Nga - Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội trao giải “Giáo viên xuất sắc” cấp Thành phố cho cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng trong buổi tổng kết Hội thi “Giáo viên giỏi - Nhân viên nuôi dưỡng giỏi” thành phố Hà Nội năm học 2013 - 2014”. *Ảnh: “Trường mầm non A xã Tứ Hiệp được báo cáo điển hình về công tác thi đua trong buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam - Tuyên dương khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong năm học 2012 - 2013”. 4. Biện pháp 4: Phối hợp thực hiện các phong trào quần chúng: Song song với công tác thi đua là phong trào quần chúng trong nhà trường đã được Hiệu trưởng và Công đoàn phối hợp chặt chẽ thực hiện. Sau khi xác định trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên, tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện từng phong trào trên tinh thần tập chung dân chủ, công khai bàn bạc với mục đích chung là mang lại hiệu quả cao cho từng phong trào. Ví dụ: Phong trào thể dục thể thao chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trong nhà trường, lựa chọn giải cao dự thi cấp Huyện. Xác định đối tượng đăng ký, chủ đề hội thi, hình thức tổ chức, nội dung tổ chức, điều kiện phục vụ, sân thi đấu, Ban giám khảo, thời gian tổ chức, cơ cấu giải thưởng. Các công việc trên được cụ thể hóa thành chương trình hành động thật chi tiết, tiến hành giao trách nhiệm cho mỗi bên. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất, chịu trách nhiệm về chuyên môn cũng như hình thức và nội dung tổ chức. Chủ tịch Công đoàn động viên lực lượng tham gia đăng ký, động viên luyện tập các nội dung thi đấu, trang phục thi đấu. Hai bên có trách nhiệm thực hiện công việc được phân công và giám sát với nhau, kịp thời đôn đốc nhắc nhở 15 hoặc góp ý những thiếu xót còn mắc phải. Sau mỗi phong trào tổ chức 2 bên ngồi lại với nhau phân tích những việc làm được và những việc chưa làm được, cùng nhận ra những ưu khuyết điểm thuộc trách nhiệm mỗi bên và thống nhất báo cáo sơ kết, tổng kết chung cho phong trào. Sau đó thông qua trước Hội đồng Sư phạm cùng những người có liên quan để cùng rút kinh nghiệm cho các phong trào sau. Tương tự như vậy các phong trào quần chúng khác như: + Phong trào văn nghệ "Mừng Đảng - Mừng Xuân". + Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”. + Phong trào "Nhà trường văn hóa, Nhà giáo mẫu mực, bé chăm ngoan". + Phong trào “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà” “Cô giáo người mẹ hiền”. + Phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. + Phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. + Phong trào “Xây dựng môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp”. + “Hội khỏe măng non" chào mừng ngày sinh của Bác Hồ 19/5. Đều được bàn bạc, thảo luận, lấy ý kiến tập thể và phân công trách nhiệm rạch ròi mỗi bên, có sơ kết tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm và phương hướng thực hiện cho phong trào tiếp theo. Những việc làm này được thực hiện triệt để theo nội dung, phương pháp và thời gian nhất định, không qua loa đại khái. Từ đó hiệu quả mang lại rất đáng khích lệ và phát huy được tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong công tác phối hợp. * Kết quả đạt được: - Hiệu trưởng và Công đoàn đã phối hợp thực hiện tốt các phong trào quần chúng trong nhà trường. Việc thực hiện các phong trào quần chúng đã trở thành một nền nếp mang tính thường xuyên trong các năm học. - 100% CB - GV - NV đã tích cực, nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua quần chúng trong nhà trường và đã xuất hiện nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào thi đua: + Đã có 04 tấm gương “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được Chi bộ nhà trường tuyên dương và 01 đồng chí được Huyện ủy 16 Thanh Trì tặng giấy khen có thành tích tiêu biểu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2012; + Trong phong trào “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” “Cô giáo người mẹ hiền” đã có 10 đồng chí đạt danh hiệu cấp trường và 01 đồng chí đạt danh hiệu cấp huyện và cấp thành phố; + Tổng kết 5 năm thực hiện phong trào "Nhà trường văn hóa, Nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch" và 3 năm thực hiện phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” đã có 12 đồng chí được tập thể bình chọn xuất sắc cấp trường, 03 đồng chí đạt cấp Huyện và 01 đồng chí được Sở Giáo dục và đào tạo tặng giấy khen. + Phong trào xây dựng "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực" được thực hiện sôi nổi. CB - GV – NV, phụ huynh và học sinh tham gia nhiệt tình xây dựng nhà trường Xanh – Sạch – Đẹp. Đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tặng giấy khen. Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường đã được phát triển mạnh và đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi cụ thể: 03 giải Nhất, 02 giải Nhì văn nghệ "Mừng Đảng - Mừng Xuân", 02 giải Nhì thi đấu thể dục thể thao do ngành tổ chức; 05 giải Nhất "Hội khỏe măng non" cấp huyện; 5 năm liên tục đạt "Tiên tiến Xuất sắc" cấp Thành phố công tác thể dục thể thao; Ngoài ra đội văn nghệ của nhà trường đã tham gia nhiều buổi biểu diễn văn nghệ do xã, huyện và ngành tổ chức. *Ảnh: CB - GV - NV trong buổi lao động tổng vệ sinh xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp thân thiện vào chiều thứ sáu hàng tuần. 17 *Ảnh: Tiết mục múa “Trăng non” được giải Nhất trong Hội diễn văn nghệ “Mừng Đảng - Mừng xuân” năm 2013. *Ảnh: Ông Nguyễn Văn Tuất trao giải giải Nhất cho cô và trẻ trong “Hội khỏe măng non” cấp huyện năm học 2011 - 2012. 5. Biện pháp 5: Phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ. Muốn mọi thành viên trong nhà trường yên tâm công tác, học tập, phấn đấu thì phải giảm nhẹ những khó khăn trong đời sống thường nhật của họ. Có thể nói đây là một nguyện vọng của bất kỳ một người Hiệu trưởng nào, nhưng để đáp ứng được nguyện vọng này thì đây là một việc làm hết sức phức tạp và khó khăn của người Hiệu trưởng. Những người thừa hành có tích cực hay không phụ thuộc khá lớn vào thu nhập và cuộc sống tinh thần của họ trong trường mầm non. Thực hiện theo Nghị quyết số 73-HĐBT ngày 12-7-1983 của Hội đồng Bộ trưởng "Việc thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước có liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên, cán bộ, công nhân, nhân viên, nhất thiết phải có sự tham gia của Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp như thực hiện chế độ nâng bậc lương hàng năm, khen thưởng, kỷ luật, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân, nhân viên; chuyển đổi công tác, cử người đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn v.v... Các cấp quản lý giáo dục phối hợp với Công đoàn cùng cấp, chăm lo tổ chức tốt đời sống vật chất tinh thần của giáo viên, cán bộ, công nhân, nhân viên, kiên quyết bảo vệ danh dự, nhân phẩm và những quyền lợi chính đáng của giáo viên khi bị xâm phạm. Hiệu trưởng và Công đoàn trường đã phối hợp chặt chẽ để chăm lo tốt về đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi CB – GV – NV như sau: - Tham mưu với các cấp lãnh đạo để nâng cấp tu sửa CSVC phục vụ công tác giảng dạy và học tập như: Sửa sang nâng cấp trường lớp; trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác Chăm sóc - Giáo dục trẻ như: Bàn nghế, đồ dùng, đồ chơi, máy tính, máy chiếu, Ti vi, đầu đĩa, văn phòng phẩm; các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác nuôi dưỡng ở các bếp như: Bếp ga, tủ sấy bát, tủ cơm 18 ga, tủ lạnh, máy say…; trang bị phục lao động cho CB – GV – NV. Thường xuyên kiểm tra sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, đèn chiếu, hệ thống điện để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Không sảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục thu hút nguồn tự nguyện theo thỏa thuận của các bậc phụ huynh học sinh để tăng cường cơ sở vật chất tạo điều kiện làm việc cho CB – GV – NV. - Bên cạnh sự quan tâm tạo mọi điều kiện làm việc đầy đủ thì Hiệu trưởng cùng Công đoàn nhà trường thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CB – GV – NV lao động như: Bình xét nâng lương đúng kỳ hạn, nâng lương trước thời hạn và các khoản phụ cấp như: Phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ, phụ cấp ưu đãi cho CB – GV – NV đúng chế độ; chế độ bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế được thực hiện nghiêm túc. Xây dựng quỹ phúc lợi để chăm lo đời sống CB – GV – NV vào các ngày lễ, ngày tết thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ phù hợp với kinh phí của nhà trường. Tổ chức cho CB – GV – NV đi tham quan nghỉ mát và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CB – GV – NV. Thực hiện “Ba công khai” trong nhà trường. Chỉ đạo hoạt động của thanh tra nhân dân, kịp thời giải quyết các vướng mắc băn khoăn của CB – GV – NV. - Xây dựng quỹ Trợ cấp khó khăn và tổ chức hỗ trợ cho các đồng chí khó khăn trong cuộc sống. Vận động CB – GV – NV tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo ủng hộ các loại quỹ như: Quỹ người nghèo, quỹ vì trẻ thơ, quỹ chữ thập đỏ, ủng hộ đồng bào bão lụt, hội cựu giáo chức… . Phân công nhiệm vụ cho CB – GV – NV hàng năm hợp lý, phù hợp với nguyện vọng và năng lực của mỗi người. Tạo điều kiện cho CB – GV – NV tham gia các lớp học nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. * Kết quả đạt được: - Các cấp lãnh đạo đã quan tâm đầu tư kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ và đảm bảo an toàn cho công tác chăm sóc – Nuôi dưỡng – Giáo dục trẻ. Nhà trường đã trang bị cho mỗi CB – GV – 19 NV 02 bộ đồng phục lao động/năm. Điều đó đã cải thiện được điều kiện làm việc cho CB – GV – NV trong nhà trường. - Trong 5 năm qua phụ huynh học sinh đã ủng hộ tự nguyện mua được 05 bộ máy vi tính cho các lớp, 03 tủ sấy bát, 01 tủ cơm ga, 22 máy điều hòa cho các lớp. Bên cạnh đó phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ cây xanh xây dựng khuôn viên Xanh – Sạch – Đẹp an toàn, góp phần thực hiện tốt phong trào "xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực". - Trong 5 năm qua đã bình xét nâng lương thường xuyên cho 53 lượt CB – GV – NV, xét nâng lương trước thời hạn cho 04 đồng chí, xét phụ cấp thâm niên nghề cho 11 đồng chí, có 19 đồng chí được xét duyệt viên chức theo tiêu chuẩn đặc cách, trích kinh phí từ ngân sách thu sự nghiệp đóng bù bảo hiểm xã hội cho 12 đồng chí giáo viên. Đảm bảo mức lương cho CB – GV – NV tương đối ổng định (mức thu nhập cao nhất: 9.500.000đ/1 tháng và mức thu nhập trung bình: 4.000.000/1 tháng còn mức thu nhập thấp nhất của bảo vệ là trên 2.000.000đ). Đã xây dựng được quy chế khen thưởng phù hợp với nguyện vọng của CB – GV – NV. - Đã xây dựng được quỹ phúc lợi để chăm lo cho CB – GV – NV trong các ngày lễ, ngày Tết như: Tết dương lịch, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3, ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngày Quốc khánh 2/9, ngày tết trung thu 100.000 đồng/1đồng chí/1 ngày lễ. Ngày 20/11, ngày tết Nguyên đán 600.000 – 800.000đồng/1 đồng chí/1 ngày lễ. Đã tổ chức thăm hỏi ốm đau, việc hiếu, việc hỷ kịp thời. Ngoài ra hàng năm đã tổ chức cho tổ chức cho CB – GV – NV đi tham quan các di tích lịch sử đầu xuân, đi tham quan nghỉ mát cuối năm học và tổ chức khám sức khỏe cho CB – GV – NV 01 lần/năm. - Công đoàn đã xây dựng được quỹ trợ cấp khó khăn đã trợ cấp cho 04 lượt giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn với số tiền là 2.000.000đ. đã vận động CB – GV – NV ủng hộ các loại quỹ từ thiện nhân đạo với số tiền là trên 40.000.000đ/04 năm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng