Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh ham thích học và học tốt bộ môn vật lí học...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh ham thích học và học tốt bộ môn vật lí học

.DOC
9
26
85

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: “Kinh nghiệm giúp cho học sinh ham thích học và học tốt bộ môn vật lý học” Năm học: 2015 – 2016 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:………………………….. Tên sáng kiến: Kinh nghiệm giúp học sinh ham thích học và học tốt bộ môn vật lí học 1. Lĩnh vực áp dụng: Chuyên môn giảng dạy 2. Mô tả bản chất của sáng kiến: 2.1. Tình trạng giải pháp đã biết Tôi được phân công giảng dạy bộ môn vật lí cấp trung học cơ sở, nội dung giảng dạy theo chương trình đổi mới sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình sách giáo khoa cấp phổ thông trung học cơ sở, chương trình giảm tải và các chương trình tích hợp trong giảng dạy nhằm trang bị đầy đủ cho học sinh lượng kiến thức tối thiểu cần thiết của chương trình và giúp các em có thể phát huy được trí thông minh tiềm tàng vốn có của các em. Qua thời gian công tác tôi đã đúc rút ra được một số kinh nghiệm nhằm “giúp học sinh ham thích học và học tốt bộ môn vật lí học” và tôi quyết định áp dụng thử nghiệm với đối tượng học sinh khối lớp 7 nhằm để giúp học sinh ham thích học và học tốt bộ môn vật lí học 2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: Mục đích của giải pháp: Giúp học sinh khối lớp 7 ham thích học và học tốt bộ môn vật lí học Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp. Khơi dậy tinh thần tự học, tính tự giác, tự lực và trách nhiệm trong học tập của học sinh qua từng tiết học trên lớp cũng như ở các tiết thực hành. Hình thành cho học sinh tính tự tin và tinh thần tự giác vượt khó, vượt qua khó khăn khi gặp tình huống có vấn đề. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp cụ thể: Vật lý học là một môn khoa học thực nghiệm. Tất cả các quy luật, định luật, quy tắc, nguyên lý . . . hầu như đều được rút ra từ thực nghiệm. Để tạo cho học sinh học tốt bộ môn vật lý thì cần lưu ý cho học sinh những công việc sau: - Tư vấn cho các em có được ý thức tự học và xem đây là một nhu cầu không thể thiếu được. - Học sinh phải tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc nghiên cứu bài học trước ở nhà và thực hiện thành công các thí nghiệm có trong bài ( cá nhân thực hiện hoặc họp nhóm học tập thực hiện) để rút ra kiến thức khoa học một cách tự nhiên không áp đặt, cho dù là thí nghiệm đơn giản thường gặp hàng ngày. Có tự làm thí nghiệm để thu được kết quả thì mới kích thích được lòng say mê nghiên cứu khoa học của chính bản thân của các em. Lúc đó, các em không cho rằng nghiên cứu khoa học là cao xa, xa lạ mà rất gần gủi . . . Đây là cơ sở để các em hình thành ý tưởng nghiên cứu khoa học cho những năm sau này. - Cần đọc kĩ các nội dung của phần có thể em chưa biết. Đây là nội dung của phần mở rộng và nâng cao kiến thức, nó giúp ích rất nhiều trong tư duy của học sinh. - Thanh toán hết các bài tập có trong sách bài tập để nhằm củng cố các kiến thức đã học. Đây là một công việc không dễ đối với đa số học sinh, nhất là những học sinh trung bình, yếu, kém. Nhưng các em cần phải hết sức cố gắng để thực hiện và có thể nhờ bạn hoặc thầy cô hỗ trợ, có như thế thì sẽ rèn được đức kiên trì nhẫn nại, tinh thần vượt qua khó khăn trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu quá khó khăn thì các em biết xủ lí thỏa đáng. - Sau mỗi buổi học về thì cần học bài ngay và làm bài tập cho hoàn chỉnh, vì lúc này học bài thì rất nhanh thuộc bài và hiểu sâu, khắc sâu được kiến thức trên lớp vừa học. - Trong tiết học trên lớp, cần tập trung chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài, phải tự mình và cùng nhóm tham gia các hoạt một cách nhiệt tình, nhanh, gọn, chuẩn xác theo đúng yêu cầu. Đây mới chỉ là yêu cầu ở mức độ tối thiểu đối với mỗi học sinh. Học sinh muốn học giỏi thì cần tìm thêm, sưu tầm thêm một số bài tập từ các quyển sách bài tập khác và cố gắng giải cho bằng được. Vậy, muốn học bộ môn vật lý cho có kết quả tốt quả là một việc làm không dễ, nhưng cũng không phải là khó lắm.Nó chỉ thực sự là không khó khi người học chấp nhận nó và ham thích nó. Vậy muốn cho người học thật sự ham thích học bộ môn này thì cần phải làm gì? 2.2.1/ Đối với việc tìm hiểu, khai thác, chiếm lĩnh kiến thức mới: - Phải nắm vững chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ở THCS. - Giáo viên phải có kĩ năng xác định mục tiêu dạy học đã lượng hoá của từng bài, từng đơn vị kiến thức. - Có kĩ năng tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. Để làm tốt công việc này mỗi giáo viên cần tổ chức tốt tình huống học tập, từ đó thu thập thông tin, xử lí thông tin, thông báo kết quả làm việc, vận dụng, ghi nhớ kiến thức. Các câu hỏi cần phân loại để phù hợp với từng đối tượng học sinh: Câu hỏi biết, câu hỏi hiểu, câu hỏi vận dụng, câu hỏi phân tích, câu hỏi tổng hợp, câu hỏi đánh giá. - Sử dụng thiết bị thí nghiệm: + Trước khi làm thí nghiệm giáo viên cần giáo dục ý thức kĩ luật trong thực hành, ý thức bảo vệ dụng cụ thí nghiệm tránh làm hư hỏng. Nhằm giúp cho học sinh tránh được tai nạn xảy ra trong khi làm thí nghiệm, giúp học sinh hiểu được dụng cụ thí nghiệm là đồ dùng phục vụ cho việc học tập chứ không phải là đồ chơi cho cá nhân học sinh. Các dụng cụ này được bảo quản và sử dụng lâu dài cho các năm sau. Công việc này phải được nhắc nhỡ thường xuyên trong mỗi tiết học có làm thí nghiệm. + Khi làm thí nghiệm cả giáo viên và học sinh cần phải nắm được mục đích của thí nghiệm cần phải đạt được. + Nắm chắc các bước tiến hành thí nghiệm. Thao tác thí nghiệm cẩn thận, chính xác. Tránh làm đi làm lại thí nghiệm nhiều lần, mất tính thuyết phục. + Với các thí nghiệm cần cho học sinh dự đoán trước hiện tượng, kết quả. Từ đó tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán và kết luận dự đoán. + Đối với những thí nghiệm giáo viên làm biểu diễn cần phải làm trước khi lên lớp. Giải quyết trước các tình huống có thể xảy ra. Thí nghiệm phải thành công và có tính thuyết phục. + Với những thí nghiệm học sinh làm theo nhóm: Giáo viên cần phải hướng dẫn, gợi ý cách làm. Trong khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên luôn luôn phải quan sát, hướng dẫn kịp thời các nhóm còn lúng túng, không biết tiến hành, quan sát và ghi kết quả. + Khi có kết quả thí nghiệm cần phải tổ chức và điều khiển lớp hình thành kiến thức bằng những câu hỏi kích thích tư duy học sinh. + Có sự kết hợp tốt giữa các nhóm (các nhóm nhận nhận xét đánh giá lẫn nhau), giáo viên thường xuyên động viên khi học sinh thao tác, có kết quả tốt, phê bình những học sinh chưa có ý thức học tập, chưa tích cực trong giờ học. - Do xuất phát từ thực nghiệm nên khi xây dựng kiến thức thì không thể nào là lý thuyết suông được, mà phải rút ra từ thực nghiệm nghĩa là từ các thí nghiệm do tự tay các em thực hiện có như thế mới kích thích được óc tìm tòi học hỏi của học sinh, từ thí nghiệm gây được sự hứng thú trong học tập và giúp các em hiểu sâu hơn và khắc sâu kiến thức hơn. 2.2.2/ Đối với việc giải quyết bài tập sau mỗi bài học: - Nhắc nhỡ thường xuyên và có kiểm tra việc chuẩn bị và làm bài tập của học sinh, giáo dục ý thức học cho học sinh (làm bài tập là một hình thức học bài, và nó là một cách khắc sâu kiến thức, giúp học sinh nhớ kỹ bài lâu hơn). - Phần lớn các em học sinh thường lười biếng làm bài tập, nguyên nhân là các em không định dạng được bài tập và hướng giải của bài tập đó. Vậy cần phải làm gì? */ Giáo viên cần giáo dục – động viên cho hs hiểu được: a/. Bài tập Vật lí giúp cho học sinh ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức: Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động. Khi giải bài tập vật lí học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổng hợp các kiến thức của nhiều chương nhiều phần của chương trình. b/. Bài tập có thể là điểm khởi đầu để dẫn đến kiến thức mới. c/ .Giải bài tập vật lý rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát. d/ . Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học sinh. e/ . Giải bài tập góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.Có nhiều bài tập vật lý không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Đặc biệt là những bài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm. f/ . Giải bài tập vật lý là một phương tiện để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. Tuỳ theo cách ra bài tập ta có thể phân loại được các mức độ nắm vững kiến thức của học sinh giúp việc đánh giá chất lượng học sinh được chính xác 2.2.3/ Công tác tổ chức và công tác tư tưởng đối với học sinh: - Thường xuyên nhắc nhỡ, động viên, tuyên dương, khích lệ kịp thời ngay trong trả lời câu hỏi trong thảo luận, trong thực hiện củng cố - vận dung hay trong làm bài tập, trong làm thí nghiệm băng hình thức tuyên dương trước lớp, hay cho điểm cá nhân. - Cần có đôi bạn học tập, hay nhóm học tập nhà gần nhau để tiện việc họp nhóm học tập. - Cần tập hợp thắc mắc, vướng mắc không tháo gỡ đến thầy cô để được giải đáp. 2.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp có thể áp dụng cho các môn học: lý, hóa, sinh, toán. 2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Sau khi áp dụng những giải pháp mới này vào công tác giảng dạy môn vật lý học khối 7 của trường tôi đã đạt những kết quả như sau: . . . . . KẾT QUẢ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN GIỎI 10 – 13.9% CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM KHÁ TB 13 – 18.1% 5 – 6.9% YẾU - KÉM 6 – 8.3% GIỎI 21 – 29.2% KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHÁ TB 40 – 55.6% 11 – 15.2% YẾU 0
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng