Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến hiệu trưởng với công tác xã hội hóa giáo dục...

Tài liệu Sáng kiến hiệu trưởng với công tác xã hội hóa giáo dục

.DOC
10
21
121

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1. Tên sáng kiến Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa giáo dục. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Quản lý giáo dục 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, luôn có những chủ trương, chính sách đặc biệt ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục. Trong chiến lược phát triển giáo dục và đạo tạo giai đoạn 2010-2020 đã đề cập: “ Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục phổ cập và các đối tượng đặc thù”. Để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bên cạnh việc thực hiện đổi mới chương trình theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, đổi mới nội dung theo hướng tinh giản, hiện đại phù hợp với lứa tuổi; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tích cực phẩm chất, năng lực người học; đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá; đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo và đào tạo lại và đổi mới cơ chế, chính sách, cơ chế tài chính, vận động xã hội thì việc đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học cũng được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Nhưng do ảnh hưởng của tình hình khó khăn về kinh tế trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng nên việc đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các nhà trường đôi lúc chưa kịp thời, thiếu đồng bộ làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Trước tình hình đó, để đáp ứng cho yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, trường tôi đã không ngừng đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục gắn với quá trình phát triển nhà trường và bước đầu đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến a) Mục đích của giải pháp - Tìm ra những giải pháp có hiệu quả để tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nhằm xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; - Mong muốn được chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm quý báu về công tác huy động cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. b) Nội dung giải pháp Trong thực tiễn triển khai công tác xã hội hóa giáo dục ở các địa phương, nhiều nhà trường đã có nhiều sáng tạo. Tuy nhiên, theo tôi để thực hiện công tác này đạt hiệu quả cao chúng ta cần thực hiện tốt những nội dung sau: - Xác định đúng mục tiêu, nội dung và đối tượng thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục 2 + Mục tiêu thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm xây dựng các điều kiện thiết yếu phục vụ cho quá trình giáo dục học sinh ở trường tiểu học như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, . . .; tạo môi trường giáo dục học sinh tốt nhất trong điều kiện có thể phấn đấu được, thống nhất giữa nhà trường gia đình - xã hội; góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam từ cấp Tiểu học để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; + Nội dung thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục là tạo ra các nguồn lực cả vật chất lẫn tinh thần để phục vụ việc xây dựng một môi trường giáo dục tốt nhất, để có điều kiện chăm lo cho việc dạy học sinh trên hai phương diện kiến thức và đào tạo con người; + Đối tượng thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục là lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp; gia đình, cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh; các cơ quan, ban ngành trước hết là các ngành có chức năng, có trách nhiệm đối với trường tiểu học (Y tế, công an, Ủy ban chăm sóc trẻ em), các tổ chức đoàn thể (Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội Khuyến học. . .), các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện; các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ; các tổ chức quốc tế, các Mạnh thường quân và bản thân nhà trường. - Thực hiện linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc xã hội hóa giáo dục + Nguyên tắc 1: Nguyên tắc về lợi ích Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía: Nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả dân tộc. Lợi ích hai phía là nguyên tắc rất quan trọng để xã hội hóa giáo dục có sức sống và có thể duy trì lâu dài. Nguyên tắc này tạo động lực cho sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo cho sự phối hợp trong những hoạt động cụ thể để xây dựng và phát triển giáo dục trên một địa bàn cụ thể. Muốn cho nhà trường là trái tim của cộng đồng và cộng đồng là chỗ dựa vững chắc của giáo dục địa phương, cần phải quán triệt nguyên tắc lợi ích hai chiều trong việc triển khai các biện pháp cụ thể để 3 hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục không chỉ mang lại lợi ích cho giáo dục cho nhà trường, mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho những người tham gia, cho cồng đồng, cho địa phương. + Nguyên tắc 2: Nguyên tắc về chức năng nhiệm vụ Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức. . . đều có những chức năng nhiệm vụ riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác. Ví dụ: Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thì nội dung huy động phải là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc đất xây dựng, . . . + Nguyên tắc 3: Nguyên tắc dân chủ Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc quản lý. Người quản lý sử dụng nguyên tắc này để vừa thể hiện vai trò dân chủ hóa của cơ sở vừa thể hiện vai trò của thủ trưởng đơn vị. Khi quyết định các vấn đề về quản lý, người lãnh đạo phải dựa trên cơ sở lý luận, tình hình thực tiễn, xu thế phát triển cùng với sự tôn trọng ý kiến các nhân trong tập thể mà có những quyết định đúng đắn trong quá trình chỉ đạo. Tuy nhiên, đối với việc huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng và phát triển nhà trường, cần phải quan tâm đến nguyên tắc dân chủ. Người quản lý có thể đưa ra những quyết sách nhưng phải tạo được sự đồng tình ủng hộ của xã hội. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” các hoạt động xã hội hóa để mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực. + Nguyên tắc 4: Nguyên tắc về luật pháp Xã hội hóa giáo dục chỉ phát triển khi quá trình huy động cộng đồng phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần dựa trên cơ sở pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội. . . cũng cần có những cơ 4 sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho giáo dục. + Nguyên tắc 5: Nguyên tắc phù hợp và thích ứng Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất để đưa ra một chủ trương huy động cộng đồng. Tuy nhiên, để thực hiện đúng nguyên tắc này là phải xây dựng cho được kế hoạch cụ thể và kế hoạch mang tính định hướng, để khi có điều kiện thuận lợi thì tranh thủ sự lãnh đạo của địa phương, phát huy vai trò dân chủ ở cơ sở để nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục được thực hiện một cách thuận lợi. Đây có thể nói là một nguyên tắc khá quan trọng. - Nguyên tắc truyền thống, tình cảm: Đó là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn . . . của mỗi dòng họ; niềm tin của mỗi các nhân vào sự phát triển chung của giáo dục, của từng nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. - Nguyên tắc ngành - lãnh thổ: Chủ trương huy động cộng đồng và xã hội hóa triển khai trong thực tế cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phương, ngành giáo dục và nhà trường. - Nguyên tắc giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp với cộng đồng, sự tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của các chủ thể huy động cộng đồng là điều kiện quan trọng cho việc thực hiện tư tưởng xã hội hóa giáo dục và huy động cộng đồng. Chính những nguyên tắc này cho phép chúng ta sử dụng các mối quan hệ chính thức và không chính thức trong việc phối kết hợp lãnh đạo của địa phương với các lực lượng xã hội, tạo cho hiệu trưởng một hành lang pháp lý trong việc triển khai các biện pháp huy động cộng đồng. + Nguyên tắc 6: Nguyên tắc kế hoạch hóa Kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người hiệu trưởng. Do đó, để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả, việc xây dựng kế hoạch 5 cho một hoạt động cụ thể là rất cần thiết. Để xây dựng một kế hoạch cần dựa trên một số yếu tố cơ bản sau: . Mục tiêu của việc huy động cộng đồng; . Xác định đối tượng huy động; . Kết quả dự kiến đối với từng đối tượng; . Thời gia thích hợp nhất; . Nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện; . Sự phân công một số thành viên; . Chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục để khai thác các tiềm năng cho sự phát triển toàn diện. Tùy từng đối tượng, từng công việc mà vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể. - Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp xã hội hóa giáo dục chủ yếu, cơ bản + Giải pháp 1: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng và bản thân nhà trường Tuyên truyền là một chủ trương đúng đắn với mục đích dành những gì đẹp nhất cho học sinh, cải thiện điều kiện học tập cho học sinh, đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò bằng nhiều hình thức tuyên truyền như: thông qua phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hình thức liên hệ giữa lãnh đạo nhà trường với lãnh đạo địa phương, tổ chức hình thức liên hệ giữa lãnh đạo nhà trường với cha mẹ học sinh, tham mưu tổ chức đại hội giáo dục, tuyên dương kịp thời các điển hình tích cực, tiên tiến . . . + Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch để phân phối các nguồn lực Việc phân phối các nguồn lực để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục là một yêu cầu khá quan trọng trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn, sự phân phối học sinh phù hợp với năng lực giáo viên để có học sinh giỏi, để hạn 6 chế lưu ban là những vấn đề cực kỳ quan trọng. Vì chính nội lực đó là yếu tố quan trọng để xã hội hóa giáo dục được triển khai có hiệu quả. + Giải pháp 3: Tạo lập uy tín, niềm tin đối với phụ huynh, cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương, thông qua việc khẳng định uy tín, chất lượng của nhà trường Sự tạo lập uy tín phải bằng chính nội lực của nhà trường, sự phấn đấu của mỗi một thầy, cô giáo biến quá trình giảng dạy thành quá trình tự học của học sinh. Việc sử dụng hợp lý, đúng quy định và có ích các nguồn thu. Đặc biệt là huy động đủ nguồn lực tinh thần. + Giải pháp 4: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường. Vì vậy, việc bố trí giáo viên dạy giỏi, dạy tốt làm công tác chủ nhiệm lớp tạo uy tín đối với phụ huynh học sinh là điều kiện tốt để phụ huynh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường. Cần chú trọng việc thường xuyên liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh về việc thông báo kết quả học tập của học sinh bằng nhiều hình thức sáng tạo và phù hợp với từng địa phương và từng người. + Giải pháp 5: Tận dụng những kinh nghiệm và tri thức của phụ huynh, vận động họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường, tham gia huy động cộng đồng Hiệu trưởng cần phát huy tối đa ở phụ huynh học sinh không chỉ là vai trò đối tượng huy động và cả vai trò chủ thể huy động. + Biện pháp 6: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương Có thể nói chính quyền địa phương là chỗ dựa cho việc triển khai công tác xã hội hóa giáo dục, nơi có thể tạo lập môi trường lành mạnh cho giáo dục, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đào tạo nói chung. + Giải pháp 7: Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã hội 7 Hiệu trưởng cần xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã hội. Quan tâm đến nguyên tắc lợi ích trong việc huy động cộng đồng, biết tận dụng thời cơ và biết làm những việc có ích cho cộng đồng dưới các hình thức. Tuy nhiên, cần chú ý đến việc nhà trường chủ động tham gia các hoạt động của địa phương, tổ chức các hoạt động phối kết hợp hoặc kết nghĩa với các đơn vị kinh tế, xã hội hoặc huy động các nguồn lực cho nhà trường bằng việc xây dụng các chương trình hay dự án . . . + Giải pháp 8: Thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng Hiệu trường phải thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò của mình trong môi trường xã hội địa phương. Vì người hiệu trưởng có uy tín, năng lực là nguồn kích thích sự tham gia của cộng đồng địa phương cho sự phát triển của nhà trường. Tóm lại, xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược của Đảng ta đã được thể hiện trong nhiều Nghị quyết. Có thể nói xã hội hóa giáo dục là một quá trình huy động cộng đồng để xây dựng một xã hội học tập, một cộng đồng có trách nhiệm. Muốn thực hiện có hiệu quả quá trình xã hội hóa giáo dục, chúng ta cần phải nắm vững các hệ thống nguyên tắc cũng như quy trình huy động các lực lượng trong xã hội. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Các giải pháp trên đã áp dụng đạt hiệu quả ở trường tôi nên có thể triển khai áp dụng rộng rãi ở các trường học trong toàn huyện và các nơi khác có cùng điều kiện. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Nhờ xác định đúng mục tiêu, nội dung và đối tượng thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục; thực hiện linh hoạt các nguyên tắc và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên trong quá trình triển khai thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục tại đơn vị, kết quả đạt được như sau: 8 - Tổng số tiền nhà trường vận động được để hỗ trợ phát thưởng học sinh, tặng học bổng cho học sinh nghèo, bổ sung cơ sở vật chất . . . trong 5 năm qua ước khoảng 752.663.000 đồng. Trong đó: + Năm học 2010-2011 là 42.411.000 đồng; + Năm học 2011-2012 là 427.300.000 đồng; + Năm học 2012-2013 là 133. 575.000 đồng; + Năm học 2013-2014 là 94.920.000 đồng; + Năm học 2014-2015 là 54.475.000 đồng. - Chất lượng giáo dục ổn định và có sự tiến bộ vượt bậc; + Năm học 2010-2011: Học sinh giỏi đạt tỉ lệ: 46.7%. Học sinh tiên tiến đạt tỉ lệ: 31.2%. Học sinh lưu ban: 0.6%. Học sinh bỏ học: 0. Học sinh năng khiếu: Đạt 3 giải Khuyến khích tại hội thi “ Viết đúng, viết đẹp”. Xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; + Năm học 2011-2012: Học sinh giỏi đạt tỉ lệ: 40.6%. Học sinh tiên tiến đạt tỉ lệ: 35%. Học sinh lưu ban: 0.4%. Học sinh bỏ học: 0. Học sinh năng khiếu: Đạt 1 giải Nhì, 1 giải Khuyến khích tại hội thi “Viết đúng viết đẹp”, đạt 1 giải Khuyến khích tại hội thi Olympic Tiếng Anh, đạt 1 giải Ba tại hội thi giải toán trên Internet, đạt 3 giải Ba tại hội hội khỏe Phù Đổng cấp huyện. Xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; + Năm học 2012-2013: Học sinh giỏi đạt tỉ lệ: 53.6%. Học sinh tiên tiến đạt tỉ lệ: 30.3%. Học sinh lưu ban: 0.2%. Học sinh bỏ học: 0. Học sinh năng khiếu: đạt 1 giải Nhất, 1 giải Khuyến khích giải toán trên mạng internet cấp huyện, đạt 1 giải Khuyến khích giải toán trên mạng internet cấp tỉnh. Xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; + Năm học 2013-2014: Học sinh giỏi đạt tỉ lệ: 52.2%. Học sinh tiên tiến đạt tỉ lệ: 29.8%. Học sinh lưu ban: 0. Học sinh bỏ học: 0. Học sinh năng khiếu: Đạt 2 giải Nhất, 5 giải Nhì, 1 giải Ba, 4 giải Khuyến khích tại hội thi giải toán qua mạng internet cấp huyện, đạt 1 giải Ba, 3 giải Khuyến khích tại hội thi giải toán qua mạng Internet cấp tỉnh, 1 giải Khuyến khích tại hội thi 9 giao lưu học sinh giỏi toàn diện cấp huyện. Xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; + Năm học 2014-2015: Học sinh được khen thưởng đạt 71.4%. Học sinh lưu ban: 0. Học sinh bỏ học: 0. Học sinh năng khiếu: Đạt 2 giải tại hội thi giải toán qua mạng internet cấp tỉnh; đạt 1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích tại hội thi Olympic tiếng Anh cấp huyện; đạt 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 11 giải Khuyến khích tại hội thi giải toán qua mạng Internet cấp huyện. Xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; - Chất lượng đội ngũ có sự chuyển biến tích cực; + Giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn: 90%; + Giáo viên là đảng viên: 67.7%; + Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 01, cấp huyện: 07, cấp trường: 19; + 100% cán bộ, giáo viên biết sử dụng vi tính. Trong đó có 5/39 cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ B Tin học ứng dụng, 15/39 cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ A Tin học ứng dụng. - Trường lớp khang trang, sạch đẹp. Môi trường học tập thân thiện, tích cực; - Công tác xã hội hóa được bền vững, nhà trường ngày một phát triển./. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng