Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến bồi dưỡng môn đá cầu cho học sinh tiểu học...

Tài liệu Sáng kiến bồi dưỡng môn đá cầu cho học sinh tiểu học

.DOC
11
2057
70

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ……………………………………………… 1. Tên sáng kiến: “Bồi dưỡng môn đá cầu cho học sinh tiểu học” 2. Lĩnh vực áp dụng: Bồi dưỡng học sinh năng khiếu 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết - Phát huy những thành tích đã đạt được, động viên những học sinh tham gia tập luyện. Thi đấu các nội dung cho phù hợp với lứa tuổi và bản thân. Có kế hoạch, nội dung tập luyện cụ thể cho từng buổi tập; - Trong quá trình giảng dạy sẽ chọn lọc ra các em có thành tích tốt trong quá trình học và có thể tổ chức cho các em thi đấu với nhau để tuyển chọn. Ngoài ra việc tổ chức cho học sinh thi đấu cấp trường là vấn đề hết sức quan trọng và không thể thiếu khi tuyển chọn vận động viên để luyện tập và đi vào bồi dưỡng. * Ưu điểm: - Được sự quan tâm từ Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, gia đình học sinh; - Các em có ý thức, tinh thần trách nhiệm, tính kỉ luật nghiêm, sự nhanh nhẹn, linh hoạt cao khi tập luyện bên cạnh đó các em có được kinh nghiệm thi đấu từ các cấp; - Học sinh được bồi dưỡng nắm vững được các phương pháp luyện tập và thi đấu có kết quả ở vòng huyện và tỉnh. * Khuyết điểm: - Công tác tuyển chọn còn hạn chế số lượng học sinh nữ tham gia; - Học sinh được bồi dưỡng còn gặp khó khăn về thời gian tập luyện (do học sinh khối 4, 5 học 9 buổi trên tuần). 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp Thông qua công tác phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ môn đá cầu và 1 thành lập ra đội tuyển của trường để tham gia các giải thi đấu ở các kì hội thao hè, HKPĐ các cấp... nhằm đào tạo ra được những lớp VĐV có đủ sức và tài cho môn đá cầu góp phần cải thiện được thành tích của trường nói riêng và của Huyện nhà nói chung trong giai đoạn thể dục thể thao phát triển hiện nay. 3.2.2. Nội dung của giải pháp Có định hướng cụ thể kết hợp việc phân tích, tuyển chọn học sinh có năng khiếu môn đá cầu, để từ đó đề xuất những giải pháp tuyển chọn đúng và phù hợp đối với những học sinh có năng khiếu thật sự để tiến hành bồi dưỡng. 3.2.2.1. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp - Có định hướng cụ thể kết hợp việc phân tích tuyển chọn học sinh có năng khiếu môn đá cầu để từ đó đề xuất những giải pháp tuyển chọn đúng và phù hợp đối với những học sinh có năng khiếu thật sự để tiến hành bồi dưỡng; - Để làm tốt công việc bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu trước hết giáo viên phụ trách phải tham mưu tốt với lãnh đạo nhà trường, GVCN, gia đình để tìm hiểu kĩ các em, ngay từ khi mới bắt đầu bồi dưỡng, giáo viên cần điều tra tình hình về các mặt của từng học sinh, xếp loại các mặt giáo dục trong năm học trước, những đặc điểm cần chú ý về cá tính, năng lực, tư cách, tính kỉ luật, sức khỏe, hoàn cảnh sinh hoạt, sở thích… để từ đó tuyển chọn các em vào tập luyện cho đạt hiệu quả cao nhất; - Giáo viên cần đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để các em đạt được trong các buổi tập luyện. 3.2.2.2. Giải pháp đã thực hiện 3.2.2.2.1. Nghiên cứu phát hiện và bồi dưỡng cho môn đá cầu Phát huy những thành tích đã đạt được, động viên những học sinh tham gia tập lyện. Thi đấu các nội dung cho phù hợp với lứa tuổi và bản thân. Ngoài ra môn Đá cầu cũng là môn thể thao thế mạnh của huyện qua các kỳ Hội thao, Đại hội, HKPĐ... Công việc phát hiện nguồn nhân lực môn đá cầu kế thừa là điều rất quan trọng và cần thiết. Nên tất cả giáo viên làm công tác giáo dục thể chất cần có giải pháp hợp lý về kiến thức, kinh nghiệm. Nhằm xây dựng một qui trình có tính hệ thống để nâng cao công tác phát hiện và đào tạo tài năng trẻ cho môn đá 2 cầu một cách có chiều rộng lẫn chiều sâu trong toàn huyện nói chung và trường tiểu học mà tôi công tác nói riêng. 3.2.2.2.2. Phương pháp tuyển chọn VĐV môn đá cầu Đây là cơ sở rất quan trọng có liên quan đến thành tích sau này của VĐV nên người tuyển chọn cần thận trọng cân nhắc xem xét và thực hiện chính xác. Việc tuyển chọn VĐV cho môn đá cầu thường là ở học sinh lớp 4 và 5, vì các em có ý thức, trách nhiệm, sự nhanh nhẹn, linh hoạt cao khi tập luyện và tính kỉ luật nghiêm, bên cạnh đó việc đánh giá đòi hỏi phải trải qua nhiều giai đoạn. Trong quá trình giảng dạy sẽ chọn lọc ra các em có thành tích tốt trong quá trình học hoặc có thể tổ chức cho các em thi đấu với nhau để tuyển chọn. Ngoài ra việc tổ chức cho học sinh thi đấu cấp trường là vấn đề hết sức quan trọng và không thể thiếu khi tuyển chọn VĐV để luyện tập và đi vào bồi dưỡng. 3.2.2.2.3. Công tác tuyển chọn VĐV môn Đá cầu Việc tuyển chọn VĐV được thực hiện thông qua các giờ học thể dục chính khóa ở trường, giáo viên cần phối hợp với đồng nghiệp về chuyên môn, kết hợp GVCN, BGH nhà trường, Tổng phụ trách, điều tra sức khỏe, hoàn cảnh gia đình nơi ở của các em. Lập kế hoạch tập luyện và thông báo cụ thể đến các đối tượng được tuyển chọn, khi được tuyển chọn phải có tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia tập luyện thường xuyên theo kế hoạch và thời gian qui định do giáo viên huấn luyện yêu cầu. 3.2.2.2.4. Công tác tập luyện VĐV Đá cầu Công tác tập luyện môn đá cầu là quá trình sư phạm được tiến hành trên cơ sở khoa học dẫn dắt VĐV đến thành tích tốt nhất thực hiện các yêu cầu đặt ra trong buổi tập luyện, nhân cách VĐV được phát triển phù hợp với các yêu cầu xã hội, nên việc tập luyện bồi dưỡng các em phải từng bước với nhiều hình thức tập luyện, lượng vận động, các bài tập thể lực phát triển thể lực phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, giới tính, phải tập từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết sang cái chưa biết... Ngoài ra còn trang bị cho các em 3 một số kiến thức, tâm lý, kỹ chiến thuật và nhiều hình thức có liên quan khác như xem báo, xem đài, xem tài liệu, xem các giải thi đấu… để góp phần nâng cao thành tích thể thao ngày một cao hơn. 3.2.2.2.5. Nhiệm vụ chính trong công tác bồi dưỡng môn đá cầu - Huấn luyện về tâm lý thi đấu, huấn luyện các tố chất thể dục, huấn luyện kỹ thuật, sử dụng chiến thuật…; - Giáo viên cần hệ thống những bài tập mang tính khoa học và chuyển thành giáo án để hướng các em tập luyện, có kế hoạch cụ thể cho từng tiết tập, phong phú về hình thức, đổi mới về phương pháp, hiệu quả về công tác huấn luyện... * Bài tập phát triển sức nhanh - Tập phản ứng để cứu các đường cầu nhanh ở trước mặt hoặc hai bên (cách người từ 1.5 - 2m); - Chạy từ 10 - 20m từ các tư thế ban đầu khác nhau (kể cả tư thế ngã hoặc ngồi trên sân). * Bài tập phát triển sức mạnh - Nhảy lò cò từng chân trên các đoạn 20 - 30m; - Nhảy dây ở tư thế đứng hoặc ngồi xổm. * Bài tập phát triển sức bền - Tập di chuyển nhanh trên sân theo sự điều khiển của HLV thời gian 3 - 5 phút; - Tập đấu đối kháng nhiều hiệp trong thời gian dài. * Bài tập mềm dẻo khéo léo - Các bài tập tâng cầu bằng nhiều kỹ thuật khác nhau từ tại chổ tới di chuyển; - Động tác búng, giật cầu bằng một chân và hai chân từ tại chổ đến di chuyển. 3.2.2.2.6. Kỹ thuật, chiến thuật đối với VĐV đá cầu - Việc trang bị kỹ chiến thuật đối với các em là đều quan trọng và không thể thiếu trong tập luyện và thi đấu, để cho các em xử lý linh hoạt trong mọi tình 4 huống có thể xảy ra, mà đặc biệt là kỹ thuật, chiến thuật trong tấn công và phòng thủ; - VĐV cần biết và thực hiện được các kỹ thuật: Kỹ thuật đá mu, kỹ thuật đá má, kỹ thuật đá má ngoài, kỹ thuật đá đùi, kỹ thuật đỡ ngực; + Kỹ thuật đá mu: VĐV cần biết và nắm được các kỹ thuật: Phát cầu thấp chân chính diện, phát cầu cao chân chính diện, phát cầu thấp chân nghiên mình, phát cầu cao chân nghiên mình, chuyền cầu, tâng cầu nhịp một để tấn công, đá tấn công bằng mu chính diện, đá móc bằng mu chân; * + Kỹ thuật đá má trong: VĐV cần biết và nắm được các kỹ thuật: Tâng cầu, chuyền cầu; Hình: Tâng cầu Hình: Chuyền cầu + Kỹ thuật đá má ngoài: VĐV cần biết và nắm được các kỹ thuật: Tâng cầu (cứu cầu), đá tấn công; Hình: Đá má ngoài bàn chân + Kỹ thuật đá đùi: VĐV cần biết và nắm được các kỹ thuật: Đỡ cầu, chuyền cầu, tâng nhịp một để tấn công (trong đá đơn); 5 + Kỹ thuật đỡ ngực: VĐV cần biết và nắm được các kỹ thuật: Đỡ cầu bằng ngực, chắn cầu bằng ngực, đánh ngực tấn công. Hình: Đỡ cầu bằng ngực Hình: Đánh ngực tấn công 3.2.2.2.7. Phương pháp huấn luyện kỹ thuật phát cầu - Kỹ thuật phát cầu không chỉ là kỹ thuật giành cho VĐV mới tập mà cho cả VĐV đỉnh cao. Trong thời gian huấn luyện VĐV cần được huấn luyện kỹ về kỹ thuật này bởi vì nếu phát cầu tốt, chuẩn sẽ giành được điểm trực tiếp hoặc nếu không thì cũng làm cho đối phương rơi vào tình thế khó khăn và từ đó tạo điều kiện cho mình giành điểm gián tiếp. Sau đây là một số phương pháp bài tập được vận dụng trong huấn luyện đá cầu; - Để giúp cho VĐV nắm vững kỹ thuật và thực hiện phát cầu đúng, HLV cần cho người tập thực hiện theo tuần tự các bước sau: + Tập tung cầu: VĐV thực hiện động tác tung cầu (theo sơ đồ HLV đã vẽ) lên cao ngang tầm mặt (chú ý không thả cầu từ trên cao xuống) sao cho khi cầu rơi xuống cách mũi chân sau (chân đá) khoảng 50-60cm. Khi tập quen VĐV 6 chuyển sang tập tung cầu trong điều kiện bình thường (không theo sơ đồ HLV) và phải đảm bảo các yêu cầu trên; + Tập lăng chân đá: VĐV đứng theo sơ đồ của HLV và tập làm động tác lăng chân đá (không cầu) cách khoảng 50cm, khi đá cầu chú ý giữ nguyên hoặc chỉ hơi xoay chân trụ, động tác đá lăng chân cần đúng hướng và không làm cho cơ thể bị mất thăng bằng; + Tập tiếp xúc với cầu: Đầu tiên treo cầu cách mặt sân khoảng 20- 30cm (phát cầu thấp chân) và 70-80cm (phát cầu cao chân) cho VĐV đứng ở tư thế chuẩn bị và thực hiện động tác đá. Khi đá VĐV cần dừng bàn chân lại đột ngột ngay sau khi tiếp xúc cầu, chứ không lăng chân theo. Khi thực hiện động tác đá cầu ở vị trí cố định thành thạo thì cho VĐV tự tung cầu và thực hiện động tác phát cầu. VĐV cần phối hợp giữa tay tung cầu và chân đá sao cho nhịp nhàng, đúng lúc. Khi tập phát cầu VĐV cần tập riêng lẽ từng động tác một cách thành thạo, tiếp đó trên cơ sở kỹ năng đã có rồi mới tập các kỹ thuật khác: Phát cầu cao chân chính diện, phát cầu thấp chân nghiên mình, phát cầu cao chân nghiên mình. 3.2.2.2.8. Phương pháp huấn luyện kỹ thuật tâng cầu bằng đùi Để giúp cho VĐV nắm vững và thực hiện đúng kĩ thuật tâng cầu bằng đùi, HLV cần cho người tập thực hiện theo tuần tự các bước sau: - Tập tâng cầu bằng đùi: Trước tiên cần cho VĐV tập động tác mô phỏng kỹ thuật tâng cầu bằng đùi tại chổ rồi di chuyển (không có cầu). Tập tuần tự từ chân thuận đến chân không thuận, rồi sau đó kết hợp làm động tác tâng cả hai chân luân phiên. Sau khi nắm và thực hiện đúng những yêu cầu cơ bản khi không có cầu VĐV sẽ chuyển sang bước hai; - Tập kỹ thuật khi có cầu: Khi tập với cầu VĐV tự tung cầu rồi dùng đùi tâng lên, khi tập VĐV cần lưu ý lưng phải hơi thẳng chứ không khom như khi đỡ, mắt phải quan sát cầu lên xuống, chân đá khi nhấc lên phải gấp gối, đùi chân đá gần vuông góc với thân trên, đầu gối không mỡ ra ngoài hoặc vặn vào trong để hướng cầu luôn bay thẳng. 3.2.2.2.9. Phương pháp chuyền cầu bằng đùi trong đá đôi 7 - HLV đứng ở vị trí trung tâm một bên sân, VĐV nào đón nhận được đường cầu bay sang thì VĐV còn lại nhanh chóng di chuyển nhanh về phía trên lưới. HLV lần lượt tung cầu về phía VĐV 1 và VĐV nhận cầu phải thực hiện đỡ cầu bằng đùi sau đó dùng kỹ thuật chuyền cầu bằng đùi để chuyền cầu bổng cho VĐV2 và VĐV này đỡ cầu bằng đùi và sau đó dùng tay bắt lấy cầu và tung lại cho HLV; Hình: Chuyền cầu bằng đùi trong đá đôi - Chiến thuật: VĐV cần biết và nắm được các chiến thuật trong đá đơn, đá đôi, chiến thuật đồng đội: + Chiến thuật trong đá đơn: Tăng uy lực phát cầu chuẩn, chính xác và tập trung vào những chỗ yếu của đối phương, đá cầu dài chỗ phía chân không thuận của đối phương rồi đột ngột đảo hướng, khoét sâu điểm yếu của đối phương, buộc đối phương phải di chuyển nhiều để tiêu hao thể lực, chủ động đưa cầu lên lưới để tấn công ở mọi vị trí trên sân, làm động tác giả đánh lừa đối phương bằng các kỹ thuật tấn công trên lưới; + Chiến thuật trong đá đôi: Phân chia khu vực kiểm soát trên sân, tấn công dứt điểm bằng phối hợp đồng đội, làm động tác giả đánh lừa đối phương, trong phối hợp tấn công, chủ động đưa cầu lên lưới để tấn công mọi vị trí trên sân; + Chiến thuật trong đá đồng đội: Chiến thuật thi đấu đồng đội chủ yếu là sấp xếp đội hình ở các trận đơn, đôi, đội, và thứ tự các VĐV sẽ thi đấu ở các trận trên. dùng chủ lực của mình gặp chủ lực của đối phương, né chủ lực của đối phương. 3.2.2.2.10. Luật Đá cầu: Một số điều luật cơ bản trong thi đấu 8 Điều 1: Sân Sân thi đấu chiều dài 11,88m, chiều rộng 6,10m tính đến mép ngoài. Điều 2: Lưới - Chiều cao của lưới đối với thiếu niên: 1,40m; - Chiều cao của lưới đối với nhi đồng: 1,30m; - Chiều cao của đỉnh lưới ở giữa lưới được phép có độ võng không quá 0,02m. Điều 6: Đấu thủ - Trận đấu đơn diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có một đấu thủ; - Trận đấu đôi diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có hai đấu thủ; - Trận đấu đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có ba đấu thủ; - Trận đấu đồng đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có tối đa chín đấu thủ và tối thiểu sáu đấu thủ. Thi đấu theo thứ tự: đơn, đôi, đội, đôi, đơn; - Mỗi đấu thủ chỉ được phép thi đấu không quá hai nội dung trong nội dung đồng đội (kể cả nội dung 3 đấu thủ). Điều 13: Các lỗi * Lỗi của bên phát cầu: - Đấu thủ phát cầu trong khi thực hiện động tác nhưng giẫm chân vào đường biên ngang hoặc đường giới hạn khu vực phát cầu; - Quả cầu bay qua lưới nhưng rơi ra ngoài sân; - Đấu thủ phát cầu làm các động tác trì hoãn và làm rơi cầu xuống đất sau khi trọng tài đã ra ký hiệu cho phát cầu (tối đa là 5 giây); - Phát cầu không đúng thứ tự trong thi đấu… * Lỗi của bên đỡ phát cầu: - Có hành vi gây mất tập trung, làm ồn hoặc la hét nhằm vào đấu thủ; - Đỡ cầu dính hoặc lăn trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể. * Lỗi với cả hai bên trong trận đấu: - Đấu thủ chạm cầu ở bên sân đối phương, cầu chạm cánh tay; 9 - Để bất cứ bộ phận nào của cơ thể sang sân đối phương dù ở trên hay dưới lưới; - Dừng hay giữ cầu dưới cánh tay, giữa hai chân hoặc trên người; - Bất cứ phần nào của cơ thể hay trang phục của đấu thủ chạm vào lưới, cột lưới, ghế trọng tài hay sang phần sân đối phương; - Nội dung đơn: Đấu thủ chạm cầu quá 2 lần; - Nội dung đôi và đội: Một đấu thủ chạm cầu quá 2 lần liên tiếp và không quá 4 chạm. Điều 14: Hệ thống tính điểm trong thi đấu - Bất cứ bên nào (giao cầu hoặc nhận giao cầu) phạm lỗi, đối phương được tính một điểm và giành quyền giao cầu; - Điểm thắng của hiệp đấu là 21, trừ trường hợp hoà 20-20 khi một bên cách biệt 2 điểm thì hiệp đấu đó kết thúc (điểm tối đa của hiệp đấu là 25); - Mỗi trận đấu có 3 hiệp đấu, giữa 2 hiệp nghỉ 2 phút. Nếu mỗi đội thắng 1 hiệp, sẽ quyết định trận đấu bằng hiệp thứ 3 (hiệp quyết thắng), điểm thắng của hiệp này là 15, trừ trường hợp hoà 14-14 thì một bên cách biệt 2 điểm thì trận đấu đó kết thúc (điểm tối đa của hiệp đấu là 17). Ở hiệp đấu thứ 3, khi tỷ số lên đến 8 thì hai bên sẽ đổi sân; - Việc tập luyện TDTT phải coi trọng học tập các môn văn hóa đảm bảo lượng vận động phù hợp từng lứa tuổi, giới tính, phân bố thời gian tập nghỉ ngơi hợp lý. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Sau khi vận dụng các biện pháp và phương pháp “Bồi dưỡng môn đá cầu cho học sinh tiểu học” tôi nhận thấy có tính hiệu quả cao hơn vì: + Giáo dục cho các em có tinh thần kỷ luật cao, ý chí vượt khó; + Gây hứng thú trong học tập cho học sinh và có ý thức tự luyện tập; + Giúp học sinh hiểu rõ hơn những đặc điểm của cơ thể; + Giúp học sinh có tư duy, đầu óc về kỹ chiến thuật trong thi đấu. Với đề tài “Bồi dưỡng môn đá cầu cho học sinh TH” tôi có thể triển khai và áp dụng rộng trong trường TH. Nhằm có kế hoạch bồi dưỡng cho các em học 10 sinh ngay từ đầu năm học và đồng thời cũng tạo được điều kiện thuận lợi cho các em nâng cao thành tích của mình và để tham gia thi đấu đạt kết quả cao nhất. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Qua cách thức tiến hành phương pháp bồi dưỡng, huấn luyện học sinh như trên trong các năm vừa qua đã có những học sinh đạt các giải từ cấp huyện trở lên. Cụ thể, trong 3 năm gần đây đã đạt được kết quả như sau: - Hội thao hè cấp Huyện năm học 2012 - 2013: Hạng III: Đơn nữ - Hội khoẻ Phù Đổng cấp Tỉnh năm học 2015 - 2016: + Hạng III: Đồng đội nam; + Hạng II: Đơn nữ. Trên cơ sở những thành tích đã đạt được ở những năm qua, bản thân tiếp tục không ngừng luyện tập, bồi dưỡng cho học sinh và phát hiện thêm những học sinh có năng khiếu về môn đá cầu ở lứa tuổi 9 -10 để đáp ứng kịp thời cho hội thao hè, HKPĐ cấp huyện, cấp tỉnh nhằm đạt được kết quả cao về số lượng lẫn chất lượng qua từng năm. 3.5. Tài liệu kèm theo: Không có ………, ngày tháng năm 2016 Người viết 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng