Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến biện pháp thu hút bạn đọc đến với thư viện...

Tài liệu Sáng kiến biện pháp thu hút bạn đọc đến với thư viện

.DOC
12
117
133

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mã số: ...................................... MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Tên sáng kiến: Biện pháp thu hút bạn đọc đến với thư viện. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Thư viện. 3. Mô tả bản chất sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Năm học 2005 - 2006 thư viện nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận là thư viện đạt chuẩn. Với những kết quả đã đạt được, thư viện nhà trường đã không ngừng phấn đấu vươn lên. Là một giáo viên thư viện tâm huyết với nghề tôi luôn luôn băn khoăn, trăn trở: Thư viện nhà trường đã đạt được thành tích rồi thì hàng năm cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện như thế nào? Có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng thư viện trường học? Làm thế nào để thu hút nhiều bạn đọc đến thư viện? Từ thực tế trên tôi quyết tâm đưa ra “Biện pháp thu hút bạn đọc đến với thư viện” nhằm thu hút nhiều bạn đọc đến thư viện. Phòng đọc chưa đạt chuẩn là những khó khăn cơ bản cho việc bố trí, phục vụ của thư viện trong thời gian qua. Việc này sẽ được khắc phục khi nhà trường đưa các phòng chức năng mới xây dựng vào sử dụng. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp - Tổ chức hoạt động các góc thư viện nhằm đa dạng hóa hoạt động thư viện nhằm thu hút bạn đọc; - Phục vụ bạn đọc tốt là giúp cho kho sách vận hành có hiệu quả, kho sách trở nên có giá trị hơn; - Nhằm giúp bạn đọc thỏa mãn nhu cầu đọc sách của bản thân; - Đánh giá được hiệu quả hoạt động của thư viện. 3.2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng - Luôn tạo ra bầu không khí mới lạ qua các hoạt động góc thư viên; - Thấu hiểu được tâm tư nguyện vọng của bạn đọc khi đến thư viện; - Nguồn tài tiệu phong phú đa dạng hơn đáp ứng phần lớn nhu cầu thông tin của bạn đọc. 3.2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp 3.2.3.1. Tổ chức hoạt động góc thư viện - Góc Đọc Góc Đọc nhằm hình thành và phát triển thói quen đọc sách, nâng cao kỹ năng đọc, bổ sung kiến thức, giúp các em giải trí. Cần trưng bày những quyển sách hay, hấp dẫn và phù hợp với các em theo từng chủ điểm, thời gian thích hợp trong năm học, tạo cho các em không gian thoải mái. Với những loại sách được trưng bày theo chủ điểm, chủ đề sẽ góp phần không nhỏ trong việc học tập của các em trên lớp. Cần trưng bày truyện cổ tích, truyện dân gian, truyện kể sáng tạo, truyện tranh nước ngoài. Với những bài thơ, ca dao, đồng dao cùng các nguồn tài liệu khác phải được chọn lựa phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Chúng ta cần hiểu sách là một phần trong đồ dùng, đồ chơi cho các em nhằm phát triển các kỹ năng đọc, nói, viết và cảm nhận. Giáo viên hướng dẫn các em phát âm chuẩn từ đó các em sẽ thuộc nhiều bài thơ, biết nhiều truyện, vốn từ phong phú. Biết phân biệt từ, giúp các em nói trôi chảy khi diễn đạt ý muốn và cảm xúc của mình, từ đó vận dụng các vốn từ vào đời sống. Đây là giải pháp có hiệu quả giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn. Với góc đọc, giáo viên cần hướng dẫn các em đọc cá nhân, theo nhóm; bình luận sách, thi đọc sách nhiều: theo cá nhân, theo lớp; thi kể chuyện theo sách; thi tóm tắt truyện. 2 - Góc Viết cảm nhận Góc này nhằm phát triển năng khiếu, thúc đẩy tư vấn sáng tạo, cung cấp thông tin, rèn viết chữ đẹp và kỹ năng viết đúng câu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng thể loại. Với góc sinh hoạt này, học sinh sẽ tự thể hiện tình cảm của mình qua trang viết sau khi đọc một quyển sách nào đó. Giáo viên cần định hướng cho các em cách viết với những chủ đề cụ thể như: + Em thích nhất nhân vật nào qua câu chuyện em vừa đọc? Vì sao? + Em viết đoạn kết khác theo suy nghĩ của em? + Câu chuyện Tấm Cám giúp em rút ra bài học gì? + Em thích đọc thể loại sách gì nhất? + Em có thích đến với góc Viết cảm nhận của thư viện không? Vì sao? Sau khi các em viết cảm nhận, giáo viên thư viện nên cho các em đọc lên suy nghĩ của mình có những lời nhận xét, khích lệ, khen ngợi các em, tuyệt đối không được dùng các từ thiếu động viên đối với các em viết chưa hay. Từ đó kích thích tinh thần cầu tiến, lòng yêu thích văn học và cố gắng rèn luyện kỹ 3 năng viết của các em ngày một hoàn thiện và hay hơn. Đây cũng là giải pháp tốt giúp học sinh luyện tập thi “Văn hay, chữ tốt” hàng năm/ Song bên cạnh đó, giáo viên cần hướng cho các em những hoạt động mở rộng hơn, không phải chỉ viết dựa trên những quyển sách ở thư viện mà cần gợi mở cho các em cách viết thư cho bạn, người thân, viết báo, làm thơ, viết cả tưởng của mình hoặc sáng tác truyện, các hoạt động này phát triển năng khiếu, thúc đẩy tư duy sáng tạo cho các em., rèn kỹ năng viết đúng câu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng thể loại… Giáo viên cần trưng bày bài viết hay, chữ viết đẹp ở góc trưng bày trong thư viện nhằm khuyến khích những học sinh khác cố gắng hơn nhất là các sản phẩm “văn hay, chữ tốt”. - Góc Văn hóa địa phương Góc này nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển kỹ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin và thuyết trình, tự hào về bản sắc văn hóa địa phương. Giáo viên cần sưu tầm và trưng bày một số tư liệu, hình ảnh về văn hóa địa phương nơi mình sống như một chứng tích của quá khứ để cho các em xem. Qua đó giáo dục lòng yêu mến lịch sử, biết giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc. Hướng dẫn cho các em chơi các trò chơi dân gian kết hợp múa hát các bài đồng dao dễ nhớ như: đánh đáo, bịt mắt bắt dê, tập tầm vông…(tùy theo điều kiện thực tế địa phương). Cần sưu tầm một số làn điệu dân ca, bài hát, nấu các món ăn để hướng dẫn các em hát, nấu các món ăn đó; giúp các em tìm hiểu danh lam thắng cảnh, lễ hội, phong tục tập quán của địa phương. Việc tảo mộ nghĩa trang, chăm soác đền thờ liệt sỹ trong dịp lễ, tết hàng năm có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng của địa phương. Nếu có điều kiện cho các em tham quan trực tiếp các khu di tích lịch sử địa phương và chụp ảnh lưu niệm để các em làm tư liệu hình ảnh cho kho tư liệu của thư viện. 4 - Góc Mỹ thuật Góc Mỹ thuật tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự khéo léo, tính kiên trì, tỉ mỉ, phát huy trí tưởng tượng; phát triển khả năng quan sát, cảm nhận, sáng tạo, thẩm mỹ và năng khiếu về hội họa và nghệ thuật tạo hình. Giáo viên cho học sinh vẽ theo chủ điểm cụ thể; ví dụ: “Thế giới loài vật”, giáo viên thảo luận với các em, trò chuyện thân mật cùng các em về nơi sống, đặc điểm nổi bật của các loài động vật nuôi sống trong gia đình như: chó, mèo, gà, vịt… Động vật sống dưới nước như: cá, tôm, cua, ốc, mực... Động vật sống trong rừng: hổ, khỉ, báo, voi…, các loại côn trùng như: bướm, ong, chuồn chuồn… Sau đó hướng dẫn cho các em hình dung ra con vật mình yêu thích và bắt đầu vào vẽ. Nếu thời gian giao không kịp có thể cho các em về vẽ cho hoàn chỉnh. Tương tự với những chủ điểm khác như: An toàn giao thông, Quê hương; Thầy cô, bạn bè, trường lớp; Bác Hồ; Người lính, Người mẹ; Bảo vệ môi trường… Giáo viên là người chủ động, gợi mở đánh thức các em lòng say mê nghệ thuật, khả năng tưởng tượng và sự khéo léo. Làm sao để các em vẽ bằng 5 sự say mê, hứng thú và tràn ngập lòng yêu thích của mình. Có như thế mới khơi gợi các em kỹ năng tiềm tàng ẩn chứa. Với góc sinh hoạt này giáo viên cần tổ chức các hoạt động như: vẽ tranh, thiết kế bìa sách, làm thẻ đánh dấu sách, làm đồ chơi, làm búp bê giấy, nặn tượng, thêu, làm bưu thiếp, vẽ chân dung người mình yêu thích… - Góc Văn nghệ Góc Văn nghệ tạo không gian cho học sinh được thư giãn, được tự do thể hiện sở thích của mình về văn nghệ; rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. Tổ chức các buổi sinh hoạt hát múa theo đội, nhóm, cá nhân, lớp… sao cho tất cả các em đều được tham gia. Cho các em tham gia các buổi biểu diễn văn nghệ trước bạn bè, thầy cô, trước các bậc phụ huynh; các buổi liên hoan văn nghệ ở trường và ở trường bạn. Tạo cho các em khả năng thể hiện mình trước đám đông. Từ đó rèn kỹ năng sống cho các em thêm tự tin trong giao tiếp và quan hệ với người xung quanh. 6 Cần tổ chúa cho các em các hoạt động sau: nghe nhạc, nghe kể chuyện theo băng, phân vai diễn kịch; múa, hát… - Góc Vui chơi Góc Vui chơi giúp các em giải trí, thư giãn; rèn luyện kỹ năng tư duy, khả năng vận động, tăng cường kỹ năng giao tiếp, tự nhận biết. Trong các góc thư viện, Góc Vui chơi là góc sinh hoạt mà học sinh yêu thích nhất, thu hút và hấp dẫn các em vì với các đồ chơi sáng tạo như ghép hình, tạo chữ, lắp ráp bằng những đồ chơi bằng gỗ, mũ…luôn thu hút các em. Bên cạnh các trò chơi giáo viên cần định hướng cho vác em tham gia một số hoạt động sáng tạo với các chủ đề như: “Hè vui tươi”, “Tết đã về”, “Cùng đi chợ”. “Góc nhỏ gia đình”. “Cùng sáng tạo”…; thông qua hoạt động sáng tạo giúp các em phát triển óc quan sát, khả năng cảm thụ cái đẹp, sự sáng tạo, kỹ năng nhận thức. Tóm lại việc trang trí và xây dựng các góc thư viện phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Bên cạnh đó cần tăng cường các điều kiện cho học sinh được hoạt động cá nhân, và theo nhóm nhỏ. Từ đó các em sẽ được rèn luyện khả năng quan sát, cảm thụ; giúp các em yêu thích văn học, phát triển năng khiếu. Các em sẽ thêm yêu quý sách thường xuyên đọc sách và có ý thức bảo quản sách. 7 Thực tế một số thư viện hiện nay, dù đã được trang bị sách nhưng vẫn chưa phát huy hết tác dụng của nó trong vai trò hết sức quan trọng của mình, có thư viện chưa thực hiện được kho sách mở, chưa xây dựng và phát huy hết khả năng truyền tải, ích lợi của các góc thư viện. Điều này rất quan trọng bỡi lẽ học sinh lứa tuổi này các em thích tham gia các hoạt động như sắm vai, vẽ tranh,viết lên những suy nghĩ của riêng mình; tự tạo ra những vật, hình ảnh…từ những điều mà các em cảm nhận trong sách. Người giáo viên thư viện cần chủ động hướng dẫn cho các em đi vào thế giới sách một cách nhẹ nhàng nhưng thực tế và sâu sắc, điều này ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển tâm hồn cho các em. Nó có tác động sâu sắc đến cách nhìn và cách đối xử của các em sau này. Chúng ta hãy giáo dục trẻ từ những việc đơn giản nhất và có hiệu quả nhất từ những trang sách hôm nay. Để phát huy hết vai trò của góc thư viện, chúng ta đừng quên rằng góc thư viện là nơi rèn luyện và phát triển cho các em nhiều phương diện; với sự phong phú, đa dạng của sách. Giáo viên thư viện cần trưng bày sản phẩm của các em nhằm giới thiệu với thầy cô, bạn bè nhân dịp lễ, tết. Giáo viên thư viện cần kết hợp với chuyên môn trong các hoạt động sơ, tổng kết của nhà trường để tuyên dương các em tham gia và có thành tích tốt trong các hoạt động của thư viện. Nếu có điều kiện, cho các em đến thăm các cơ sở làng nghề, di tích lịch sử… ở địa phương. Những hoạt động này không những giúp các em mở rộng hiểu biết; tạo sự tìm tòi hứng thú mà còn giáo dục các em tính kiên trì, sáng tạo, biết yêu quý, giữ gìn và có ý thức bảo tồn và phát huy nền văn hóa truyền thống của ông cha. Điều này rất có ý nghĩa với thái độ sống tích cực của các em. Khi các em tham gia tích cực vào các hoạt động ở góc thư viện cũng là cách rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Bỡi lẽ việc xây dựng kỹ năng sống cho học sinh không gì hơn cho các em có cơ hội trải nghiệm, thích nghi, qua đó trẻ biết cách tự thể hiện mình. Hơn nữa, để trẻ trở thành một người lớn thực thụ với những tố chất vốn có của một người công dân thành đạt, có đủ đức và tài thì kỹ năng sống phải được hình thành và phát triển khi trẻ còn rất nhỏ. Như vậy 8 những người làm công tác thư viện không thể xem nhẹ việc rèn kỹ năng sống cho các em qua các hoạt động lồng ghép ở các góc thư viện. 3.2.3.2. Trưng bày, tuyên truyền giới thiệu sách để gây chú ý cho bạn đọc Thư viện lên kế hoạch trưng bày giới thiệu sách, báo, tranh ảnh theo chủ đề của tháng, sau đó thông qua Ban Giám hiệu duyệt, thư viện mới tiến hành thực hiện theo kế hoạch. Ví dụ: Trưng bày sách, báo, hình ảnh chuyên đề lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ với chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thư viện tiến hành: - Tìm sách có liên quan chủ đề để trưng bày ở tủ trưng bày và báo treo trên giá báo tạp chí; - Tìm tư liệu tranh ảnh theo chủ đề dán ở bảng thông báo, giới thiệu của nhà trường và bảng giới thiệu sách của thư viện; - Tìm 01 quyển sách và viết bài giới thiệu sách để giới thiệu ở buổi sinh hoạt dưới cờ, trên hội đồng hoặc giờ nghỉ giải lao. 3.2.3.3. Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện và sử dụng một cách có hiệu quả - Bạn đọc lần đầu đến thư viện gặp khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm của thư viện, giáo viên thư viện có nhiệm vụ hướng dẫn bạn đọc biết cách sử dụng khai thác thư viện: + Hướng dẫn bạn đọc tra cứu hệ thống mục lục của thư viện: Ví dụ 1: Bạn đọc Nguyễn Văn A muốn tìm quyển sách của tác giả Vũ Hữu Bình thì giáo viên thư viện hướng dẫn bạn đọc tìm ở mục lục chữ cái ngăn tủ có chữ V. Ví dụ 2: Bạn Nguyễn Thị B muốn tìm quyển sách bài tập nâng cao Hóa học 9 thì giáo viên thư viện hướng dẫn bạn đọc tìm ở mục lục Môn loại sẽ nhanh hơn, nó nằm ở ngăn tủ có số môn loại là 5; phân loại của Hóa học là 54 vậy bạn B có thể tìm quyển sách bạn cần ở vị trí 54 trong ngăn tủ có số môn loại là 5. 9 - Ngoài ra giáo viên thư viện còn phải hướng dẫn bạn đọc là học sinh cách đọc sách có hiệu quả, khơi dậy tình yêu sách của các em, khích lệ tinh thần ham hiểu biết và ý thứ tự học, giúp các em biết áp dụng các kiến thức thu nhận được từ sách vào học tập và cuộc sống. 3.2.3.4. Tìm hiểu nhu cầu, hứng thú đọc để đáp ứng nhu cầu theo sở thích của bạn đọc nhanh hơn Thông qua trao đổi với bạn đọc giáo viên thư viện phải quan sát thật kĩ, kiên nhẫn lắng nghe ý kiến và chắc lọc thông tin để tìm hiểu bạn đọc có nhu cầu đọc về lĩnh vực nào khi đến thư viện Ví dụ 1: Học sinh X thích đọc sách về các loài động vật hoang dã, thì giáo viên thư viện tìm những sách mà bạn đọc có nhu cầu để lần sau đến thư viện giáo viên thư viện giới thiệu cho bạn đọc; như vậy bạn đọc ít mất thời gian tìm kiếm hơn làm cho bạn đọc hứng thú đến thư viện; Ví dụ 2: Một giáo viên Y thích sưu tầm những bài văn hay chữ tốt để dạy bồi dưỡng cho học sinh, thì giáo viên thư viện phải đọc lướt qua khi báo tạp chí vào thư viện và giới thiệu cho giáo viên Y biết. 3.2.3.5. Cải thiện môi trường đọc sách và nguồn tài liệu - Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đèn, quạt để đảm bảo độ sáng và độ thông thoáng của thư viện; - Bàn ghế đúng qui cách đảm bảo sức khỏe cho bạn đọc; - Thường xuyên thay đổi cách trang trí phòng thư viện để bạn đọc không thấy nhàm chán; - Tài liệu được bổ sung thường xuyên theo nhu cầu giảng dạy, học tập và giải trí của nhả trường cả về số lượng lẫn chất lượng. 3.2.3.6. Phương thức tổ chức phục vụ bạn đọc và thái độ phục vụ bạn đọc của giáo viện thư viện - Tổ chức phục vụ bạn đọc: + Giáo viên thư viện cung cấp tài liệu và thông tin cho bạn đọc, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc tiếp cận với tài liệu, giúp đỡ tư vấn khi cần thiết; 10 + Qui trình mượn trả sách cần đơn giản để bạn đọc tiết kiệm thời gian chờ đợi vì đối với học sinh chỉ có 15 phút đầu giờ và 15 phút giải lao ngắn ngũi; - Tác phong làm việc của giáo viên thư viện: + Trong việc phục vụ bạn đọc đòi hỏi giáo viện thư viện phải kiên trì nhẫn nại vì phải cạnh tranh căng thẳng với những hình thức giải trí khác như game, chat, giải trí trên các phương tiện truyền thông đại chúng...; + Giáo viên thư viện đóng vai trò làm người chỉ đường, hướng dẫn, giúp đỡ bạn đọc hết mình khi bạn đọc có nhu cầu; + Đối xử bình đẳng giữa các bạn đọc của thư viện; + Thái độ làm việc phải thân thiện và chủ động trong công tác, phải thể hiện tính chuyên nghiệp là nhanh và chính xác; + Tăng thời gian phục vụ khi bạn đọc có nhu cầu. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Sáng kiến có khả năng áp dụng cho thư viện trường phổ thông. Nếu các biện pháp phối hợp thực hiện tốt thì việc phục vụ bạn đọc đạt hiệu quả cao, giúp bạn đọc thỏa mãn nhu cầu đọc từ đó hình thành thói quen đọc sách, văn hóa đọc, khơi dậy tình yêu sách của bạn đọc. Đối với học sinh giúp em hình thành ý thức tự học và sáng tạo của các em. Đó sẽ là động lực giúp các em yêu thích thư viện hơn. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Qua quá trình thực hiện với những kinh nghiệm nêu trên, thư viện đã thu được một số hiệu quả tích cực như: TT 1 2 3 4 5 6 7 Nội dung Tỉ lệ cán bộ, giáo viên và nhân viên đến thư viện đọc sách Tỉ lệ học sinh đến thư viện đọc sách Tỉ lệ giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh Học sinh giỏi cấp huyện Học sinh giỏi cấp tỉnh Học sinh đạt giải văn hay chữ tốt cấp huyện Học sinh đạt giải văn hay chữ tốt cấp tỉnh Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 100 100 85 12 12 3 6 2 90 12 13 6 6 2 11 8 9 Học sinh đạt giải văn hay chữ tốt cấp khu vực Tổ chức tham quan 1 01 lần 0 01 lần Các hoạt động của thư viện nhất là hoạt động của góc thư viện cùng với các hoạt động khác của nhà trường đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, thu hút bạn đọc đến thư viện ngày càng tăng; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện. Việc sáng tạo và năng động của giáo viên thư viện là yếu tố quan trọng. 3.5. Tài liệu kèm theo: Không có. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng