Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến biện pháp giúp học sinh học tốt môn chính tả ở lớp 2...

Tài liệu Sáng kiến biện pháp giúp học sinh học tốt môn chính tả ở lớp 2

.DOC
12
30
145

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: …………………………………………. 1. Tên sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh học tốt môn chính tả ở lớp 2 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục tiểu học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp - Trong quá trình dạy và học, phân môn chính tả rất quan trọng. Bởi chính tả rèn kĩ năng viết, nghe, đọc qua chữ viết đúng, đẹp của học sinh, giáo viên còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt , hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt. Do đó, viết đúng chính tả là việc cần thiết trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Việc hình thành cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả là vấn đề bức xúc và khó khăn. Vì vậy tôi nhận thấy rằng dạy chính tả phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng vùng, miền để giáo viên có hướng lựa chọn nội dung giảng dạy sao cho phù hợp đối với học sinh lớp mình phụ trách. Bên cạnh đó phần lớn cũng phải phụ thuộc vào sự nhận thức, có ý chí phấn đấu, kiên trì nhẫn nại của mỗi học sinh; 1 - Qua quá trình giảng dạy nhiều năm ở lớp 2 tôi thấy các em thường viết sai rất nhiều các phụ âm đầu như: ng, ngh, gh, g, gi, d, x, s, ……… , âm cuối : ng, t, c, …… vần khó và dễ lẫn : uênh, uêch, uya, ac, at, ut, uc …… , lỗi do phát âm của địa phương như lẫn lộn dấu thanh, tiếng: dễ/dể ; uống sữa/uống sửa ; man/mang; ngát/ngác; mặn/mặng …… Ngoài ra các em còn không hiểu nghĩa một số từ. Do vậy, rèn học sinh lớp 2 viết đúng chính tả là việc làm cần thiết và là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành cách viết đúng chính tả cho học sinh. Ưu điểm của giải pháp cũ - Những giải pháp cũ đã thể hiện được những yêu cầu, nội dung cần có để hình thành cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả hiện nay. Qua đó giúp người giáo viên có những phương pháp cơ bản để rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh; - Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới hay hơn, hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng với sự phát triển, đổi mới trong ngành giáo dục; - Đa số học sinh chăm ngoan, có cầu tiến trong học tập, nắm bắt được nội dung, phương pháp giảng dạy của giáo viên nên đã góp phần tạo nên sự tiến bộ trong kĩ năng viết chính tả nói riêng và kết quả học tập nói chung. Khuyết điểm của giải pháp cũ 2 - Qua khảo sát thực tế phần đông các em sai rất nhiều lỗi chính tả, mà nguyên nhân chính vẫn là do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương; do không hiểu đầy đủ về các qui tắc chính tả và nội dung ngữ nghĩa của các từ. Vậy cái cần giải quyết là khắc phục những lỗi do phương ngữ tạo ra trên cơ sở nắm vững đặc điểm của nó. Còn đối với những thiếu hụt trong kiến thức về chính tả và ngữ nghĩa tiếng Việt thì phải học, trước hết là học các “ mẹo luật” chính tả. Nhưng để giúp các em có kiến thức cơ bản, chắc chắn , để có những kĩ năng viết thành thạo không sai lỗi chính tả đó là một vấn đề vô cùng cần thiết. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến Mục đích của giải pháp Giáo viên hình thành kĩ năng viết đúng chính tả, củng cố và hoàn thiện lại những kiến thức cơ bản đã học về ngữ âm Tiếng Việt đồng thời rèn cho học sinh những phẩm chất : cẩn thận, sáng tạo, thẩm mĩ, có tinh thần kỉ luật cao. Những điểm khác biệt, tính mới trong nghiên cứu - Các biện pháp mới thực hiện công tác giảng dạy môn chính tả ở trường Tiểu học mà đề tài đề xuất được phân tích cụ thể, rõ ràng hơn về nội dung và hình thức thực hiện. Tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng vào công tác giảng dạy. Từ đó Sáng kiến kinh nghiệm sẽ sớm có kết quả như mong muốn; - Các giáo viên dễ dàng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao công tác giảng dạy của mình. Nội dung của giải pháp 3 * Để giúp học sinh học tốt phân môn chính tả giáo viên phải lựa chọn và phối hợp các hình thức tổ chức học tập khác nhau trong lớp học để tạo nên sự mềm dẻo, linh hoạt và sinh động cho quá trình dạy học, đồng thời giáo viên có thể sử dụng nhiều biện pháp và phương pháp dạy khác nhau nhất là phần bài tập. Từ đó tạo cơ hội cho học sinh đều được tham gia vào hoạt động học tập, tạo cho học sinh cách làm việc tập thể theo nhóm, cách chủ động tự tin trình bày ý kiến cá nhân từ đó tạo nên môi trường học tập thuận lợi cho học sinh. Ngoài việc giáo viên cung cấp từ khó, giải nghĩa từ, phân tích từ, học sinh còn phải tự tìm hiểu từ cùng nghĩa, trái nghĩa để có thể viết đúng. Từ đó phát huy được khả năng hiểu biết của từng học sinh. Sau đó tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để tiết học thêm phong phú và khắc sâu kiến thức. * Để tiết học đạt kết quả cao, tùy theo nội dung, mục tiêu từng bài tôi lựa chọn hoặc phối hợp thực hiện 6 biện pháp sau: Biện pháp 1: Tích cực luyện phát âm đúng - Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải là người phát âm rõ tiếng, đúng chuẩn, đồng thời chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh và vần dễ lẫn . - Việc rèn phát âm được thực hiện trong tiết Tập đọc ở phần Luyê n đọc, ê lưu ý sửa lỗi phát âm cho học sinh. Đối với môn Chính tả, trước khi cho học sinh viết bài giáo viên cần cho học sinh đọc nhiều lần và luyê ên viết trên bảng con các tiếng, các từ khó và dễ lẫn có trong bài; và sau khi viết bài xong, phần soát và sửa lỗi cũng không kém phần quan trọng. Giáo viên cần hình thành cho 4 các em thói quen biết tự soát lỗi và sửa lỗi khi sai cho mình và cho bạn. Sau khi soát lỗi, học sinh phải sửa lỗi bằng cách viết lại mỗi lỗi sai một đến hai dòng vào dưới bài chính tả; - Giáo viên cần chú ý luyện cho học sinh phát âm chính xác ở những bài tập sau: + Bài tập phân biệt âm đầu như: tr / ch, s / x, l /n, r/d/gi ...; + Bài tập phân biệt vần dễ lẫn như : an/ang, ân/âng, en/eng, ai/ay, ui/uy, iên/iêng, ươn/uơng, ac/at, ăt/ăc, ât/âc, et/ec, êt/êch....; + Bài tập phân biệt dấu hỏi/dấu ngã: thi đỗ, đổ rác; giả vờ, giã gạo;.... Khi học sinh đã phát âm đúng, đọc đúng nghĩa là các em đã phân biệt được những điểm khác nhau về âm, vần, dấu thanh, từ đó các em viết sẽ đúng chính tả hơn. Biện pháp 2: Phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh - Giáo viên tâ p trung rèn luyê ên nhiều ở phân môn Tâ êp đọc và Chính tả, ê song song với việc phát âm, giáo viên có thể áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, phát hiện những điểm khác nhau để học sinh lưu ý và ghi nhớ; - Ví dụ: Khi viết tiếng “buồng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “buồn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này: + buồng = b + uông +thanh huyền + buồn = b + uôn + thanh huyền 5 - So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “buồng” có âm cuối là “ng”, tiếng “buồn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết các em sẽ không viết sai. Biện pháp 3: Phân biệt bằng nghĩa từ - Một biện pháp khác để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giúp học sinh hiểu nghĩa chính xác của từ; - Ví dụ: Phân biệt biếc và biết : biếc có thể là xanh biếc biết có thể là hiểu biết Phân biệt buồng và buồn :buồng có thể là buồng chuối buồn có thể là buồn bã (không được vui) - Giáo viên có thể treo tranh minh họa để vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh, vừa giúp học sinh dễ nhớ từ hơn; - Do phương ngữ của từng miền khác nhau nên cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm vững nghĩa của từ khó; Ví dụ: Học sinh đọc “suy nghỉ” nhưng viết “suy nghĩ” nên giáo viên giúp học sinh cần hiểu “nghỉ” có nghĩa là hoạt động bị ngừng lại, còn “nghĩ” là tính toán điều gì đó. Vì vậy phải viết là “suy nghĩ”; - Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn…nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng; 6 - Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là HS đã hiểu nghĩa từ ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh….Ví dụ: + Yêu cầu học sinh đặt câu có từ “mở”, ‘mỡ” ? ( Em ra mở cửa/Em rất thích ăn thịt mỡ.) + Tìm từ chứa tiếng bắt đầu v hay d, có nghĩa như sau: . Ngược với buồn. (vui) . Mềm nhưng bền, khó làm đứt. (dai) . Bộ phận cơ thể nối tay với thân mình. (vai) Biện pháp 4: Ghi nhớ một số luật và mẹo chính tả - Một số hiện tượng chính tả mang tính quy luật đối với hàng loạt từ có thể giúp cho học sinh khắc phục lỗi chính tả một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với quy tắc chính tả: các âm đầu k, gh, ngh đứng trước các âm i, e, ê. Còn các âm c, g, ng đứng trước các âm còn lại. Lên lớp 2 các em tiếp tục thực hành các bài tập phân biệt các từ, tiếng có liên quan đến các âm k ,gh, ngh, i, ê, e. Để làm tốt bài tập này học sinh cần nắm vững qui tắc trên. Ví dụ 1 : Điền vào chỗ trống g hay gh? - Lên thác xuống …ềnh. (ghềnh) Con …à cục tác lá chanh. ( gà) -…i lòng tạc dạ. (ghi) 7 Ví dụ 2: Điền vào chỗ trống ng hay ngh? -….ày tháng, …ỉ ngơi, …ười bạn, …ề nghiệp,... Ví dụ 3: Điền vào chỗ trống c hay k? - Con …á, con …iến, cây …ầu, dòng …ênh,... - Với những dạng bài tập này giáo viên sẽ giúp cho học sinh vận dụng và khắc sâu qui tắc chính tả trên: các âm đầu k, gh, ngh đứng trước các âm i, e, ê. Còn các âm c, g, ng đứng trước các âm còn lại. Biện pháp 5: Vận dụng củng cố bằng các bài tập chính tả - Giáo viên nên cho học sinh thực hiện các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ. - Ví dụ: a/ Bài tập lựa chọn: * Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: - lã hay lả ? Con cò bay ...bay la.( lả) Không uống nước ...(lã) - võ hay vỏ ? Anh trai em tập ...(võ) ... cây sung xù xì.(vỏ) b / Bài tập điền khuyết: 8 Điền vào chỗ trống cho phù hợp: ch hoặc tr : ..ú ý, ...uyền cành. s hoặc x : hoa …en, ...ở về. …en lẫn. iêc hoặc iêt : thời t..., thương t….. ut hoặc uc : ch... mừng, chăm ch…. ua hoặc uơ: voi h… voi, m… màng. Ghi vào những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? - Kiến cánh vỡ tô bay ra. (tổ) Bao táp mưa sa gần tới. (bão) c / Bài tập tìm từ: * Tìm các tiếng có vần “ ut ” hoặc “ uc ”có nghĩa như sau; Co lại: …………(rút) Dùng xẻng lấy đất, đá, cát : ……………(xúc). * Tìm các tiếng chỉ khác nhau ở âm giữa vần i hay iê (nàng tiên- lòng tin; lúa chiêm – chim sâu;...) * Tìm từ ngữ có thanh hỏi hoặc thanh ngã có ý nghĩa như sau: Ngược lại với thật : ……. (giả) Ngược lại với to : ………( nhỏ) Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường : ……..( ngõ) 9 * Tìm các từ ngữ chỉ đồ vật có thanh hỏi: ………(cửa, vở, tủ, ...) * Tìm các từ ngữ chỉ đồ vật có thanh ngã: ………(cái võng, đôi đũa, ...) Biện pháp 6: Tổ chức dạy học Để tiết chính tả đạt kết quả cao theo mục tiêu bài học, giáo viên cần thực hiện nghiêm túc các bước theo tiến trình lên lớp của phân môn chính tả. Ngoài ra, giáo viên cần lưu ý thực hiện tốt những việc sau: - Giáo viên đọc chính tả cho học sinh viết cần đọc rõ ràng, tốc độ đọc vừa phải; - Cho học sinh tự bắt lỗi chéo nhau để có ý thức biết nhận và tự sửa lỗi sai của mình; - Giáo viên nhận xét bài của học sinh cần phân ra các nhóm như: viết chậm, viết không cẩn thận, viết đẹp để nhận xét lưu ý đến học sinh, để rút kinh nghiệm cho các bài sau; - Những em viết sai giáo viên yêu cầu sửa lại cho đúng ở cuối bài. Điều này giáo viên phải nhắc nhở thực hiện liên tục, thường xuyên để khắc phục lỗi chính tả; - Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên quan sát đôn đốc, phát hiện những bài làm sai để tổ chức cho học sinh nhận xét và sửa chữa. Giáo viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ; - Điều quan trọng nhất là giáo viên nên tuyên dương, khen thưởng động viên kịp thời tạo hứng thú cho các em say mê học tập. Không nên chê bai hay 10 trách phạt khi em sai lỗi vì như thế sẽ làm học sinh mặc cảm và dẫn đến không thích học môn chính tả nữa. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Thực hiện trong lớp tôi chủ nhiệm và có thể nhân rộng ra các giáo viên lớp khác trong toàn trường. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp - Xuất phát từ thực tiễn của lớp, tôi đã thực hiện các biện pháp trên, qua một thời gian tôi thấy lớp có chuyển biến rõ rệt, các em học sinh đọc và viết chính tả tốt hơn. Trong giờ học, các em tiếp thu bài tốt hơn, không khí học tập sôi nổi hơn. Các em rất hứng thú say mê trong học tập môn chính tả. Qua đó các em dần có thói quen đọc và viết ngày một chuẩn hơn; - Kết quả thực nghiệm ở lớp cho thấy dạy theo phương pháp đổi mới đã có hiệu quả nhất định đối với việc rèn kĩ năng đọc và viết đúng chính tả cho học sinh. Cụ thể: KẾT QUẢ PHÂN MÔN CHÍNH TẢ (Với thang điểm 5, tổng số học sinh lớp là 32 em) ĐIỂM GKI CKI GKII 5 10 - 31,3% 15 – 46,9% 20 - 62,5% 4 7 – 21,9% 12 – 37,5% 10 -31,3% 3 5 – 15,6% 5 – 15,6% 2 - 6,2% 2 6 – 18,7% 0 0 1 4 – 12,5% 0 0 11 - Trong quá trình giảng dạy, với việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy học sinh đã có tiến bộ khá rõ rệt. Tuy rằng đây mới chỉ là kết quả hết sức khiêm tốn và việc “giúp học sinh học tốt môn Chính tả” là một quá trình lâu dài, song với những kết quả bước đầu như trên, nếu tiếp tục rèn luyện các em sẽ có kỹ năng viết đúng khi viết chính tả 3.5. Tài liệu kèm theo : Không có. ............................, ngày … tháng ….. năm 2016 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng