Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rượu cần nét đẹp văn hóa của người hre tỉnh quảng ngãi...

Tài liệu Rượu cần nét đẹp văn hóa của người hre tỉnh quảng ngãi

.PDF
33
513
79

Mô tả:

1 Ý Kiến Giảng Viên ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………….. 2 Mục Lục 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 4 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 5 3. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................. 5 4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 6 5. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 7 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 7 7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7 8. Bố cục đê tài............................................................................................................ 8 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI HRE Ở TỈNH QUẢNG NGÃI ............. 11 1.1. Dân số và địa bàn cư trú .................................................................................. 11 1.2. Đặc điểm kinh tế ............................................................................................... 11 1.3. Đặc điểm xã hội................................................................................................. 11 1.4. Đặc điểm văn hóa ............................................................................................. 12 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 13 CHƯƠNG 2: RƯỢU CẦN – NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HRE TỈNH QUẢNG NGÃI ............................................................................................................ 14 2.1. Nguồn gốc của Rượu cần .................................................................................... 14 2.2. Quy trình làm rượu ......................................................................................... 15 2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu ................................................................................... 15 2.2.2. Quy trình làm men rượu ............................................................................. 16 2.2.3. Quy trình lên men rượu .............................................................................. 16 2.2.4. 2.3. Chuẩn bị cần rượu và ché ( ghè).............................................................. 18 Thưởng thức Rượu cần và Luật uống Rượu cần ....................................... 18 2.3.1. Thưởng thức Rượu cần ................................................................................ 18 2.3.2. Luật uống rượu cần .................................................................................... 19 3 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 20 CHƯƠNG 3: RƯỢU CẦN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HRE VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN, GÌN GIỮ NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA RƯỢU CẦN Ở TÂY NGUYÊN .................................... 21 3.1. Vai trò của rượu cần trong đời sống văn hóa của người Hre tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................................................................... 21 3.2. Những định hướng bảo tồn và gìn giữ những giá trị truyền thống của Rượu cần ở Tây Nguyên ......................................................................................... 23 3.2.1. Thực trạng.................................................................................................... 23 3.2.2. Định hướng bảo tồn ..................................................................................... 25 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 27 Kết luận ....................................................................................................................... 27 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 29 Phụ lục ......................................................................................................................... 31 4 1. Lí do chọn đề tài Ở Tây Nguyên hầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số đều có phong tục uống rượu cần từ ngàn đời nay. Uống rượu cần được coi là nét văn hoá độc đáo, nét đẹp và mang đậm bản sắc tập quán của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. (Lê, 2017) Trên cái nền của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nếu không ngoa nói rằng còn có một không gian văn hóa rượu cần thì cũng không có gì quá đáng. Hầu như cộng đồng các dân tộc ở đây đều biết làm và uống rượu cần theo cách thức rất độc đáo của dân tộc mình. Và cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, rượu cần là thức uống quý và phổ biến của các dân tộc thiểu số ở miền tây Quảng Ngãi - nhất là trong cộng đồng dân tộc Hrê. (Chac, 2013) Rượu cần (người Hrê gọi là cà-rỏ) được làm công phu từ lương thực nuôi sống con người nên bà con rất quý. Đối với người Hrê trước đây, làm rượu cần thường là công việc của người phụ nữ. Để có được chóe rượu cần thơm ngon thì ngoài sử dụng loại nguyên liệu, cách làm men còn phải có kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người phụ nữ trong gia đình. Và làm rượu cần ngon cũng là một nét đẹp nữ tính của người phụ nữ Hrê. Điều đặc biệt là chóe rượu cần của người Hrê dùng để mời khách bao giờ cũng là choé rượu cần ngon nhất của gia đình. Điều đó vừa thể hiện sự trân trọng của gia đình tiếp đón khách, nhưng đồng thời người phụ nữ chủ nhà cũng tế nhị muốn giới thiệu với khách về sự khéo léo của mình! (Đát, Văn Hóa Rượu Cần Người Hre, 2011) Cái tình cái nghĩa ẩn chứa qua chén rượu cần mời khách phương xa cũng đủ để cho chúng ta thấy người Hre dù là nghèo hay giàu họ vẫn luôn nồng hậu, gần gũi. Chính những điều nói trên tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ Rượu cần nét đẹp văn hóa người Hre” ở huyện Ba Tơ và Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi. (Lương, 2003) 5 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài “ Rượu cần nét đẹp văn hóa của người Hre tỉnh Quảng Ngãi” nhằm mục đích tìm hiểu cách làm nên ché rượu cần từ những nguyên liệu từ thiên nhiên độc đáo của người dân nơi đây, rượu cần không chỉ đóng vai trò là thức uống truyền thống mà mặt khác Rượu cần đã trở thành một nét văn hóa rất riêng không chỉ ở người Hre mà hầu hết tất cả các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Rượu cần có mặt trong các dịp lễ, tết, tiếp đãi khách, cúng Yang và các dịp lễ quan trọng khác diễn ra trong làng, bảng. Tuy nhiên người Hre lại tạo ra cho chính dân tộc mình một hương vị rượu cần không hòa lẫn vào các dân tộc khác, rất riêng biệt và độc đáo. Chính vì vậy mục đích bao quát của bài nghiên cứu đi tìm hiểu “ cái riêng” “ cái độc đáo” ấy trong những nét văn hóa tưởng chừng như bình dị của người Hre tại Quảng Ngãi. 3. Lịch sử nghiên cứu Liên quan đến đề tài “ Rượu cần – Nét đẹp văn hóa của người Hre ở tỉnh Quảng Ngãi”, đối với các tài liệu báo và tạp chí đã có những nghiên cứ về đề tài điển hình như trong bài viết “ Rượu cần nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên” của tác giả Lê Hân bài viết đã nêu lên được nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ngoài cồng chiêng, lễ hội đâm trâu thì một thứ văn hóa không thể thiếu đó là văn hóa rượu cần của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, khái quát sơ lược rượu cần nét khác biệt cơ bản trong rượu cần của người Ê – Đê, Xơ – Đăng, Ba – nar, Chu Ru, Hre … (Ghè, 2015), (Đăng, 2010), Trong bài “ Văn hóa rượu cần của người Hre ở tỉnh Quảng Ngãi” của Minh Đát đã khát quát về tộc người Hre ở tỉnh Quảng Ngãi đồng thời khái quát quy trình làm rượu của người Hre, từ những trải nghiệm tác giả nêu lên cảm nhận của bản thân về một nét văn hóa rượu vô cùng thân thiện và quý báo của người dân tuy nghèo khó nhưng chứa chan nghĩa tình. 6 Trong “ Ẩm thực đất Quảng” của nhóm tác giả Hoàng Hương Việt – Võ Văn Hòe – Bùi Văn Tiếng (2013) , trình bày khái quát về địa lí, điều kiện tự nhiên của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ nói chung, dựa trên những ưu ái của thiên nhiên đã dẫn đến việc hình thành nên phong vị đặc sắc và rất riêng biệt cũng vùng đất Quảng nói riêng và miền Trung nói riêng, tạo nên một văn hóa ẩm thực không kém phần đa dạng, bên cạnh các món ăn mặn, ăn chay thì việc uống cũng là một phần quan trọng mà điển hình là rượu, rượu không chỉ góp phần để con người ăn ngon miệng mà rượu còn là sợi dây gắn kết cộng đồng qua việc nhâm nhi chén rượu trong những bữa ăn với những câu chuyện hằng ngày bình dị. Tác phẩm “ Văn hóa Rượu” của các tác giả Thái Lương, Nguyễn Lân Dũng và Nguyễn Đức Kiệt ( 2003), với kinh nghiệm nhiều năm nghiêm cứu về rượu và chế biến các loại rượu nổi tiếng nhóm tác giả đã đề cập đến vai trò của rượu trong đời sống của người Việt, từ nguồn gốc của rượu từ xa xưa, cách uống và làm rượu qua các thời kì lịch sử, các loại rượu được xem là “ Mĩ tửu” của các triều đại cho đến hiện rượu hiện nay. Rượu từ thức uống cao sang mà ẩn chứa những nguy cơ hủy hoại con người tác giả gọi “ Rượu là con rắn độc hiền lành”. Chỉ cho mọi người cách uống như thế nào là đúng cách, uống sao không hại sức khỏe, cũng như luật để uống rượu ngon… Ngoài các tác giả trên còn có rất nhiều tác giả, các bài nghiên cứu liên quan đến đề tài. Các bài nghiên cứu được trình bày ở trên sẽ là nguồn tư liệu cơ sở lí luận nền tảng để tác giả có thể đi sâu khai thác đề tài một cách đúng hướng. 4. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài “ Rượu cần – Nét đẹp văn hóa của người Hre ở tỉnh Quảng Ngãi”, để làm sáng tỏ đề tài tác giả cần tìm hiểu : - Đặc trưng cơ bản để rượu cần trở thành nét văn hóa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên? 7 - Nét khác biệt và độc đáo trong cách chế biến rượu cần của người Hre ở Quảng Ngãi không giống với hương vị của các dân tộc khác? - Rượu cần trong đời sống vật chất và tinh thần của người Hre có vai trò quan trọng như thế nào? - Thực trạng bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa rượu cần hiện nay của người Hre nói riêng cũng như ở Tây nguyên nói chung? - Quan điểm của tác giả về vấn đề có nên hay không nên thương mại hóa Rượu cần như một sản phẩm du lịch đến miền xuôi và du khách thập phương? Đồng thời đưa ra những định hướng bảo tồn và gìn giữ cách làm rượu truyền thống mang đậm tính dân tộc? 5. Đối tượng nghiên cứu Người Hre ở huyện Ba Tơ và Sơn Hà tại tỉnh Quảng Ngãi. 6. Phạm vi nghiên cứu Tộc người Hre ở phía Tây Quảng Ngãi chủ yếu tập trung ở huyện Ba Tơ và Sơn Hà. 7. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài “ Rượu cần nét đẹp văn hóa của người Hre tỉnh Quảng Ngãi”. Do không thể tiếp cận trực tiếp để nghiên cứu đề tài vì khó khăn về phương tiện cũng như chưa có kinh nghiện nghiên cứu thực địa. Vì vậy để hoàn thành bài nghiên cứu của mình tác giả chọn phương pháp nghiên cứu lý thuyết, cụ thể là phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết dựa trên các nguồn tài liệu chính viết về các dân tộc thiểu số của Việt Nam và sách về người Hre ở Quảng Ngãi. Đây cũng chính là các tư liệu dùng làm cơ sở lí luận xác thực cho phần nội dung chính của bài nghiên cứu. Ngoài ra tác giả còn tham khảo các bài báo, tạp chí, tư liệu từ Internet, giáo trình do giảng viên cung cấp, cùng kiến thức cá nhân và chuyên ngành. Qua các tài liệu tìm đọc được tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so 8 sánh từ đó đưa ra những cơ sở lập luận khách quan và khoa học cho bài nghiên cứu của mình. 8. Bố cục đê tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung bài nghiên cứu bao gồm ba chương: Chương 1: Khái quát sơ lược về tộc người Hre ở tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể trong chương này tác giả sẽ trình bày những nội dung liên quan đến tên gọi, địa bàn cư trú, dân số, tôn giáo, trang phục, nhà ở, đặc điểm đời sống cộng đồng, phương thức canh tác,.. dùng làm cơ sở lí luận cho bài nghiên cứu. Chương 2: Trong chương này sẽ trình bày nội dung “Rượu cần – Hương vị ngọt ngào của người Hre tỉnh Quảng Ngãi”, chương này là chương chính của bài nghiên cứu bao gồm nội dung về cách thức chọn và chuẩn bị nguyên liệu cho ché rượu cần mang hương vị của đồng bào dân tộc Hre ở Quảng Ngãi khác biệt và rất riêng không giống với các dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên. Sau giai đoạn tìm và chọn nguyên liệu sẽ đến quy trình làm rượu trong nội dung này bao gồm quá trình làm men và quá trình lên men. (Thu, 2013). Tạo ra ché rượu cần ngon thì việc có cảm nhận được hương vị “Ngon” của rượu hay không còn tùy thuộc vào người thưởng thức có đúng cách hay không? Nội dung cuối cùng của chương này sẽ trình bày cách thức thưởng thức rượu cần và luật uống rượu cần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung cũng như người Hre Quảng Ngãi nói riêng. (Thư, 2014). Chương 3: Trong chương này sẽ trình bày bày nội dung “ Vai trò của rượu cần trong đời sống văn hóa của người Hre tỉnh Quảng Ngãi”, bên cạnh đó cũng nêu lên thực trạng bảo tồn cũng như gìn giữ nét văn hóa rượu cần của người Hre trước việc phát triển mạnh mẻ của du lịch. Từ đó nêu lên ý kiến cá nhân của tác giả có nên hay không nên thương mại hóa rượu cần để bán và kinh doanh rộng rãi, quảng bá về rượu cần đến miền xuôi cũng như bất cứ những du 9 khách khi đi du lịch có nhu cầu. Và cần làm như thế nào để tránh việc thương mại hóa làm mất đi hương vị, cũng như cách chế biến rượu truyền thống qua việc đề xuất các phương án bảo tồn và giữ gìn nét đẹp văn hóa uống rượu cần của đồng bào dân tộc Tây Nguyên cũng giống như việc bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên. Bố cục đề tài chi tiết: Chương 1: Khái quát về người Hre ở tỉnh Quảng Ngãi 1.1. Địa lí và dân cư 1.2. Đặc điểm kinh tế 1.3. Đặc điểm xã hội 1.4. Đặc điểm văn hóa Tiểu kết chương 1 Chương 2. Rượu cần hương vị ngọt ngào của người Hre ở tỉnh Quảng Ngãi 2.1. Nguồn gốc Rượu cần 2.2. Quy trình làm rượu cần của người Hre 2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm rượu 2.2.2. Quy trình làm men rượu 2.2.3. Quá trình lên men rượu 2.2.4. Chuẩn bị ché( ghè) và cần rượu 2.3. Thưởng thức và Luật uống Rượu cần 2.3.1. Thưởng thức Rượu Cần 2.3.2. Luật uống Rượu cần Tiểu kết chương 2 Chương 3. Rượu cần trong đời sống văn hóa của người Hre và những định hướng bảo tồn, gìn giữ những giá trị truyền thống của rượu cần ở Tây Nguyên 3.1. Vai trò của rượu cần trong đời sống văn hóa của người Hre tỉnh Quảng Ngãi 10 3.2. Những định hướng bảo tồn và gìn giữ những giá trị truyền thống của rượu cần ở Tây Nguyên 3.2.1 Thực trạng 3.2.2. Định hướng bảo tồn Tiểu kết chương 3 Kết luận Tài liệu tham khảo 11 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI HRE Ở TỈNH QUẢNG NGÃI 1.1. Dân số và địa bàn cư trú 1.1.1.1. Dân số Tên gọi: còn có tên gọi khác là Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy, Chăm Quảng Ngãi, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Dân số: 127.420 người theo thống kê dân số 2009. 1.1.1.2. Địa bàn cư trú Địa bàn cư trú: Người Hrê sống chủ yếu ở tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hrê ở Việt Nam có dân số 127.420 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Hrê cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Ngãi (115.268 người, chiếm 90,5% tổng số người Hrê tại Việt Nam), Bình Định (9.201 người), Kon Tum (1.547 người), Đắk Lắk (341 người), Gia Lai (128 người). 1.2. Đặc điểm kinh tế Người Hrê làm lúa nước từ lâu đời, kỹ thuật canh tác lúa nước của người Hrê tương tự như vùng đồng bằng Nam Trung bộ. Người Hrê chăn nuôi trước hết nhằm phục vụ các lễ cúng bái (như giống lợn Kiềng Sắt), riêng trâu còn được dùng để kéo cày, bừa. Nghề đan lát, dệt khá phát triển, nhưng nghề dệt đã bị mai một qua mấy chục năm gần đây. (ĐH, 2016) 1.3. Đặc điểm xã hội Tổ chức cộng đồng của người Hrê truyền thống cũng khá giống với một số dân tộc Tây Nguyên, lấy đơn vị làng, bản làm trọng tâm với danh xưng “Già làng” là người đứng đầu. Ðó là người có uy tín cao, đóng vai trò hết sức quan trọng trong cộng đồng bản, làng. Dòng họ của người Hrê không nhiều. Trước Cách mạng, tất cả đều mang họ Ðinh. Gần đây có thêm họ Nguyễn, họ Hà và họ Phạm. Một số ý kiến 12 cho rằng, đó là những dòng họ người Hrê tự đặt, nhưng tôi lại nghĩ khác, những dòng họ ấy là quá trình tiếp biến văn hóa, khi có sự kết hôn giữa nội tộc (Kinh) với ngoại tộc Hrê. Tổ chức gia đình của dân tộc này phổ biến là gia đình nhỏ với những ngôi nhà sàn khiêm tốn. Nóc nhà có hai mái chính lợp cỏ tranh, hai mái phụ ở hai đầu hồi thụt sâu vào trong hai mái chính. Chỏm đầu đốc có bộ sừng trang trí với nhiều kiểu khác nhau. Người Hrê vô cùng coi trọng cộng đồng mình đang sống và mối liên kết của họ được thể hiện rất rõ trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nổi bật là trong các buổi cúng tế, lễ hội với tất cả các gia đình đều có cử người tham gia. 1.4. Đặc điểm văn hóa Cũng như nhiều dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, người Hrê có tổ chức lễ hội đâm trâu. Ðó là một lễ hội liên quan tới tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp Ðông Nam Á, nhưng giờ đây nó đang bị dư luận xã hội phê phán về sự bạo lực, cần được điều chỉnh. Thế nhưng, cái gọi là “bạo lực”, “dã man”, là hành động đâm trâu, máu chảy, lại là cốt lõi của lễ hiến sinh, phồn thực, theo đó, điều chỉnh sao đây để không mất cái hồn cốt của một tín ngưỡng xa xăm, hẳn là một công việc khó. Loại trừ lễ hội đâm trâu ra khỏi đời sống tâm linh của một số dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên là một việc không nên làm chút nào. (Phủ, 2015) Ngoài lễ hội đâm trâu, người Hrê thích sáng tác thơ ca, ham mê ca hát và chơi các loại nhạc cụ Ka -choi và Ka - lêu, là làn điệu dân ca quen thuộc của dân tộc này. Truyện cổ đề cập đến tình yêu chung thủy, cuộc đọ tài chí giữa thiện và ác, giàu và nghèo đều là những đề tài thu hút mọi thế hệ người Hrê. Nhạc cụ người Hrê gồm có đàn Brook, chiêng Kala, sáo Ling – la, ống tiêu Ta - lia, đàn Ông – bút của nữ giới, khèn Ra – vai, Ra – ngói, Pơ – Pen, trống. Tuy nhiên, chiêng là loại nhạc cụ được người Hrê yêu quý nhất với những bộ ba hoặc năm chiếc, được tấu lên với những nhịp điệu mê hồn, đa sắc màu. 13 Văn hóa của người Hrê đa dạng và phong phú như vậy, nhưng họ không theo một tôn giáo nào. Tín ngưỡng chủ yếu là thuyết “Linh vật” -người Phương Tây thường gọi là Animist. Thuyết này cho rằng, mọi vật, từ hòn đá đến cây cỏ, dòng suối, núi rừng đều có linh hồn giống như con người. Chính vì lẽ đó, người Hrê đối xử với mọi tạo vật một cách biến hóa và tôn sùng. Trang phục của người Hrê có nhiều nét giống với người Kinh. Dù đâu đó, trang phục của người Hrê có đặc trưng tộc người, nhưng không mấy rõ nét. Trước kia, đàn ông Hrê đóng khố, mặc áo cánh ngắn đến thắt lưng hoặc ở trần, quấn khăn. Ðàn bà Hrê mặc váy hai tầng, áo năm thân, chùm khăn. Nam nữ đều búi tóc, cài trâm hoặc lông chim. Ngày nay, người Hrê mặc trang phục như người Kinh, nhưng trùm khăn và quấn khăn vẫn được bảo lưu. Phần lớn nữ giới thường mặc váy, nhưng không phải là vải do họ tự làm mà mua từ hàng dệt may công nghiệp. Người Hrê thích đeo trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm. Nam nữ đều đeo ở cổ, ở tay, nhưng nữ giới có thêm vòng chân và hoa tai. Người Hrê cũng có tục “Cà răng” nhưng đó là những hủ tục từ xa xưa, nay không còn nữa. (Đát, Trang Phục Của Người Hre, 2011) Tiểu kết chương 1 Người Hre ở tỉnh Quãng Ngải là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam cho đến ngày nay vẫn giữ được ngôn ngữ và những nét văn hóa đặc trưng riêng, mặc dù hiện nay phần lớn họ sống chung với người kinh nhưng văn hóa vẫn đậm nét riêng qua trang phục, lễ hội, và tiêu biểu là văn hóa uống rượu cần một nét văn hóa hầu như chưa từng mai một theo thời gian. 14 CHƯƠNG 2: RƯỢU CẦN – NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HRE TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Nguồn gốc của Rượu cần Không biết tự bao giờ, rượu cần đã gắn bó mật thiết với đời sống của người đồng bào Tây Nguyên. Rượu cần luôn có mặt và chứng kiến mọi lễ tục của cộng đồng, từ lễ cúng thần linh, cúng Giàng, mừng lúa mới, lễ bỏ mả, đến những ngày hội làng, tiếp đãi khách... Có thể nói, không có Rượu cần thì không có lễ tục. (Ghè, 2015) Rượu cần được quý bởi nhiều lẽ. Người Tây Nguyên cho rằng, rượu của họ là do Giàng (trời) bày cho cách làm, vậy nên khi muốn cầu thần linh chứng giám một việc gì đó, bắt buộc phải có rượu cần, phải như thế thì lời cầu nguyện của họ mới linh nghiệm. Chính vì sự thiêng liêng đó, nên tục uống Rượu cần của người đồng bào các dân tộc Tây Nguyên từ lâu đã trở thành một nét văn hóa. Và nữa, Rượu cần được làm khá công phu, chất liệu là lương thực - thứ sản phẩm nuôi sống con người. Ở Tây Nguyên đồng bào các dân tộc có phong tục uống rượu cần từ ngàn đời nay. Uống Rượu cần được coi là nét văn hoá độc đáo, nét đẹp và mang đậm bản sắc tập quán của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. (Chac, 2013). Bởi vậy, vào những dịp lễ tết, tất cả mọi người, từ già trẻ, gái trai, không phân biệt chức sắc hay dân thường, ai cũng vin( ống Triêng) Rượu cần mà uống, uống cho say mới thôi. Dân tộc Hrê có truyền thống nấu Rượu cần (Cajoh) từ lâu đời. Trong những ngày Tết, cúng giỗ, hay sinh hoạt cộng đồng, họ đều tổ chức uống Rượu cần, làm cho không khí ngày vui thêm nhiều ý nghĩa. Như đã nói ở phần mở đầu Rượu cần có hầu hết ở các dân tộc vùng cao ( Tây Nguyên ), vì vậy để có được ché Rượu cần mang phong vị riêng của từng dân tộc, phải tùy thuộc vào việc chọn nguyên liệu làm rượu khác biệt để tại nên hương vị riêng. Người Hre ở Quãng Ngãi cũng vậy để tạo nên Rượu cần của chính dân tộc minh, họ luôn chú trọng 15 đến việc chọn nguyên liệu để làm men vì men quyết định độ ngon và nét riêng của rượu cần truyền thống. Người Hre tận dụng những nguyên liệu thiên nhiên từ các loại cây rừng và lúa gạo tự trồng để làm Rượu cần. (Thu, 2013) 2.2. Quy trình làm rượu 2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu Nguyên liệu chính cần có để làm rượu cần bao gồm: Ngày nay thì việc tìm kiếm các loại rễ cây rừng để làm Rượu cần cũng trở nên khan hiếm, vì vậy mà đồng bào Hre luôn chuẩn bị sẳn những bánh men được làm trước để sẳn, bảo quản khô để dự trữ. Nhiên liệu làm bánh men thì thường vào mùa gặt hái lúa, hoặc các mùa cây rừng nở hoa và tươi tốt nhất trong năm vào mùa này các nam thanh niên trong làng thường đi lên vùng núi sâu nơi các loại cây rừng dùng làm Rượu cần để thu hái về chế biến bánh men. Phòng khi mất mùa thì không có nguyên liệu để làm men rượu vào dịp lễ, tết, cúng thần… Để khẳng định tầm quan trọng của việc chuẩn bị nguyên liệu làm nên ché Rượu cần ngon già làng Phạm Văn Ồ cho biết: “ Loại rễ cây dùng làm men rượu chỉ mọc nơi rừng sâu, nên mỗi lần muốn ủ rượu, thanh niên trong thôn lại lặn lội đến 16 nơi núi cao để tìm. Tuy vất vả, khó nhọc nhưng già làng Ố quả quyết, rượu cần phải được ủ bằng thứ men đó, chứ nếu vì muốn ủ nhanh, ủ vội mà mua men rượu dưới xuôi, thì ché rượu cần xem như hỏng”. (Thu, 2013). 2.2.2. Quy trình làm men rượu Men nấu rượu cần được chế biến từ rễ cây rừng ( Riah Vlo) đã được giã nát, phơi khô, cơm nấu còn nhiều thóc, củ gừng… ( cayeu unh) hay Me cà – zút đem gia nát ( nấu lấy nước), trộn tất cả nguyên liệu như trên lại với nhau vo thành từng bánh, đem phơi nắng vài ngày cất lên giàn bếp tiếp tục hong khô vài ngày và sau đó bảo quản kỹ trong nilon hoặc lá chuối để men không bị bay hơi, mất chất. Cho nên có được ché rượu ngon, vấn đề chất lượng men nấu rượu là yếu tố quan trọng. Tóm tắt quy trình làm men theo sơ đồ sau: 2.2.3. Quy trình lên men rượu Người Hre cho rằng quy trình làm rượu cần khá đơn giản, nhưng để có được ché rượu cần thơm ngon, có đủ hương vị đặc trưng của nó thì không dễ. Rượu cần ngon là rượu có hương vị hơi cay cay, đắng 17 đắng, có một ít vị chua, vị ngọt, vị nồng. Sau khi đã hoàn thành xong men rượu thì quy trình tiến hành ủ rượu cần gồm hai giai đoạn quan trọng lên men rượu. (Bốn, 2017) Quy trình tổng thể của ché rượu được khát quát theo sơ đồ sau: Giai đoạn lên men: 18 Rượu được cho vào ché ở giai đoạn 2 của quá trình lên men đậy kín sau khoảng 30 ngày thì có thể đem uống trực tiếp không qua chưng cất, rượu đậm đà có nồng độ cao nhưng không gây đau đầu cho người uống. 2.2.4. Chuẩn bị cần rượu và ché ( ghè) Trong thời gian đợi rượu lên men sau 30 ngày thì tiến hành làm cần rượu, rượu cần sở dĩ có được cái tên gọi ấy chính là bởi cần có cái “ cần” để uống mà đồng bào Hre gọi là ống Triêng. Làm cần rượu cũng cần có người có tay nghề thì rượu khi được hút qua mới có độ nén, hương vị cũng đậm đà hơn hẳn. Cần rượu cần thường được làm bằng trúc nhỏ, tre, ống giang hay mây dài khoảng 1m đến 2m, khoan thông lỗ đầu để hút rượu được khoan 3 đến 4 lổ nhỏ để tránh khi hút rượu cần bị tắc ngẽn. Có người khéo tay hơn thì họ chạm trỗ hoa văn lên thân cần hoặc đánh bóng màu vàng… uốn thẳng phơi khô để sử dụng lâu dài hoặc bán lại cho những ai có nhu cầu mua hoặc không có nhiên liệu để làm cần. Ché thường có độ cao từ 60 đến 100cm, nền ché có nhiều loại hoa văn khác nhau, trên cổ ché có từ 3 đến 6 tai hình con thằn lằn (gọi là cù) hay đầu sư tử. Ngày xưa, loại ché đặc biệt trị giá từ 4–5 con trâu, bò và có lúc tương đương cả con voi... Họ xem ché như tài sản, nên khi trong nhà có người chết, ché được chia phần và đặt ở mộ. Thông thường, người Tây Nguyên không tự làm ra ché mà do người khác tặng hoặc trao đổi hàng hoá với người Chăm, Khmer hay người Kinh. Ché quý là vậy nên dù giàu hay nghèo họ không bao giờ để ché đói rượu. (Chac, 2013) 2.3. Thưởng thức Rượu cần và Luật uống Rượu cần 2.3.1. Thưởng thức Rượu cần Nếu như ở miền xuôi thường bảo rằng: “miếng trầu là đầu câu chuyện, còn ở đây, chưa uống rượu cần, thì chưa nói chuyện được đâu”. 19 Thế mới thấy cái quý giá, cái chân tình của con người, ché rượu mời khách của người Hre bao giờ cũng là ché rượu ngon nhất. Rượu cần được người Hrê xem như thức uống linh thiêng. Vì thế, ché đựng Rượu cần được mọi người nâng niu như bảo vật. Thời xưa, mỗi chiếc ché quý, được đổi bằng 5-10 con trâu. Theo những bậc cao niên trong làng, ủ Rượu cần bằng những chiếc ché lâu đời thì hương vị rượu sẽ thơm ngon, đậm đà hơn. Đến thôn Mang Krá hôm nay, những chiếc ché quý bằng gốm đã ngả sang màu đen tuyền cùng thời gian ấy vẫn được mỗi gia đình gìn giữ từ đời này sang đời khác. (Thu, 2013) (Thư, 2014) Làm Rượu cần đã lắm công phu, uống Rượu cần cũng là một nghi thức. Thoạt tiên, chủ nhà mở miệng ché, lấy miếng lá chuối dùng để bịt miệng ché bỏ ra ngoài rồi cắm cần làm từ lõi cây triêng vào. Xong đâu đấy, chủ nhà mang ra một thau nước lã, múc nước đổ vào ché cho đầy rồi uống một hớp trước để tỏ lòng chân thành. Còn phía khách, trước khi uống bao giờ họ cũng hớp một ngụm rồi nhổ bỏ, sau đó mới bắt đầu thưởng thức. Vừa uống rượu, mọi người vừa quay quần bên nhau trò chuyện tâm tình. Không khí xuân của người Hrê nhờ thế mà trở nên ấm áp, sum vầy và mang một nét rất riêng. 2.3.2. Luật uống rượu cần Đối với người Hre khi uống Rượu cần mọi người đã ngồi quanh những ché rượu, chủ nhà đứng dậy rút một cọng tranh trên mái nhận vào ché, tượng trưng cho việc mời các Yàng và tổ tiên uống trước. Sau đó ông ta đổ thêm nước cho đầy ché. Nếu nước đổ đầy tận miệng ghè là chủ nhà hết sức tôn trọng, coi là khách quý. Nếu nước chỉ đổ lưng chừng, chưa đầy đến miệng, tức đó chỉ là những khách bình thường. Sau khi đổ nước, chủ lễ cắm các cần rượu, mỗi người khách một cần. Vị khách nào đáng trọng nhất, được đưa mời trước bằng tay trái. Khách tiếp nhận bằng tay phải, chủ nhà lần lượt mời tiếp những người khác. Cuối cùng mới đến ông ta. Trong khi đang cầm cần, 20 khách nào vô ý vơ luôn cả cần của chủ nhà, bị coi như đó là sự khiêu khích, khinh rẻ gia chủ, có khi còn xảy ra xô xát giữa người khách đó với chủ. Mọi người đều đã cầm cần, vợ chồng nhà chủ đặt tay lên miệng ché nói hai lần “rượu này mang đến cho người anh em nhiều sức lực và gặp nhiều điềù may mắn”. Rồi hai vợ chồng hút qua cần của mình một ngụm, nhổ đi. lại lần lượt làm như thế với các cần của khách. Đó là chứng tỏ thiện ý cuả gia đình ché rượu tốt, không độc. Những người khách đáp lễ, cùng hút một ngụm, nhổ đi. Cuộc uống rượu chính thức bắt đầu. Trong lúc uống, nếu chủ nhà muốn mời người khách nào uống nhiều hơn, ông sẽ xin phép đổi cần rượu của mình cho khách, và đổ thêm nước vào ché. Đổ thêm bao nhiêu, khách phải uống riêng cho hết phần đó, mới là quý nhau.Những người uống rượu muốn mời bạn mình uống thêm cúng làm như vậy. Khi rượu đã loãng sẽ thay ché khác, chủ nhà cũng lặp lại những nghi thức ban đầu. (Lương, 2003) (Việt, 2013) Ché Rượu cần vừa cay nồng vừa ngọt đượm của người Hrê thực sự cuốn hút được thực khách gần xa. Có được ché rượu núi rừng, mang về miền xuôi đãi khách dịp lễ Tết dường như đã trở thành điều mong mỏi của khá nhiều người. Đáp ứng nhu cầu đó, Rượu cần không còn bó hẹp bên bếp lửa của người Hrê mà "tìm" về miền xuôi và lan tỏa ra thị trường ngoại tỉnh như một thương phẩm. (Hạ, 2014) Tiểu kết chương 2 Rượu cần – nét văn hóa chung của các dân tộc Tây Nguyên nhưng hương vị và nguyên liệu mỗi dân tộc có một cách riêng để tạo nên hương vị khẳng định “ Thương hiệu” không hòa lẫn vào bất kì loại rượu nào khác. Người Hre cũng tạo nên cho mình một hương vị rượu có tên chung nhưng vị riêng như thế. Đối với người Hre rượu cần là chén rượu tình rượu nghĩa, rượu của sự gắn kết hơn là giá trị lợi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan