Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rèn luyện kĩ năng nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn hoc...

Tài liệu Rèn luyện kĩ năng nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn hoc

.DOC
33
138
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC ĐỀ TÀI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 0 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Môn Ngữ Văn là một môn học nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọng trong các môn học, góp phần tạo nên trình độ văn hóa cơ bản cho học sinh. Trong trường THPT việc rèn kĩ năng viết văn có vai trò rất quan trọng. Các bài viết văn không chỉ đánh giá học sinh về mặt điểm số mà còn rèn luyện tính kiên nhẫn, cách nói năng, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. Trong chương trình giảng dạy mới, nghị luận xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với trước đây, nhằm mục đích tăng cường sự gắn bó của học sinh với đời sống xã hội, tạo cho học sinh năng lực chủ động đề xuất, phát biểu những suy nghĩ của chính mình trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. Thể văn nghị luận xã hội được đưa vào chương trình học tập từ trung học cơ sở. Các em đã được học lí thuyết về phương pháp làm các dạng bài nghị luận xã hội và cũng được viết nhiều bài làm văn thực hành. Tuy nhiên ở cả ba dạng bài nghị luận xã hội (nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một tư tưởng - đạo lí, nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học) các vấn đề nêu ra để yêu cầu nghị luận vô cùng phong phú, rộng lớn. Muốn làm tốt các dạng bài này, các em phải nắm chắc phương pháp nghị luận nói chung và cách viết từng dạng bài cụ thể, mặt khác các em phải có vốn kiến thức xã hội, văn hóa cần thiết để làm bài. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình học tập, quá trình tự tích lũy, bồi dưỡng kiến thức của mỗi học sinh. Với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một trong ba tiểu loại của dạng bài nghị luận xã hội. Điểm khác của tiểu loại này so với hai kiểu bài nghị luận trên là tuy cùng bàn về một vấn đề xã hội, rất gần với một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng xã hội nhưng vấn đề xã hội đó được rút ra từ tác phẩm văn học. Nói cách khác là nhân một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm nào đó mà 1 bàn rộng ra, phân tích ở khía cạnh ý nghĩa xã hội của nó, nhìn nhận và đánh giá vấn đề trong bối cảnh thực tế của cuộc sống xã hội hôm nay. Vậy để làm gì có thể củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học? Chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT. 2. Mục đích của đề tài: Đề tài này với mong muốn giúp các em viết tốt bài văn nghị luận xã hội theo cấu trúc đề thi mới rõ ràng, mạch lạc, hoàn chỉnh, chúng tôi đưa ra giải pháp mới, đó là: rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. 3. Ý nghĩa của đề tài: Trong tình hình hiện nay khi kĩ năng làm văn của học sinh ch ưa tốt và nhiều em chưa có kĩ năng làm văn, đề tài này góp phần vào việc phát hiện ra và khắc phục những lỗi viết văn mà học sinh trường THPT đang mắc phải. Người viết cũng hi vọng, đồng nghiệp và học sinh sẽ có thêm tư liệu về các kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. 4. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THPT 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi dùng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, so sánh và một số phương pháp khác. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Các khái niệm: 1. Nghị luận: Bàn bạc và đánh giá một vấn đề. (theo Từ điển tiếng Việt- Hoàng Phê) 2 2. Văn nghị luận - Văn nghị luận : là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó .(Ngữ văn lớp 7 tập 2). - Văn nghị luận: thể văn dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấn đề. (theo Từ điển tiếng Việt- Hoàng Phê ) - Văn nghị luận : là loại văn trong đó người viết (người nói) trình bày những ý kiến của mình bằng cách dùng lý luận bao gồm cả lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ một vấn đề thuộc về chân lý nhằm làm cho người đọc (người nghe) hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất. (theo Bảo Quyến – Rèn luyện làm văn nghị luận – NXB Giáo dục, 2003) 3. Văn nghị luận xã hội - Văn nghị luận xã hội hiểu đơn giản là những bài nghị luận về một hiện tượng đời sống hoặc một tư tưởng đạo lí. (theo Thanh Vân – Nghị luận xưa nhưng không cũ – Web: phongdiep.net) - Nghị luận xã hội là kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội ( – Rèn luyện làm văn nghị luận – NXB Giáo dục, 2003) Khái niệm xã hội được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm những vấn đề thuộc mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người trong mọi lĩnh vựcđời sống xã hội như chính trị, kinh tế, giáo dục, môi trường, dân số v.v… Nghị luận xã hội có thể đề cập tới rất nhiều mặt của đời sống xã hội. Từ những vấn đề có tầm nhân loại như chiến tranh hòa bình, tình trạng ô nhiễm môi trường, những vấn đề nhân sinh quan như quan niệm về lẽ sống và cái chết, về hạnh phúc và tình yêu đến những vấn đề xã hội cụ thể như nạn tham nhũng, tệ cờ bạc, ý thức về pháp luật…, tóm lại là mọi vấn đề liên quan tới đời sống của con người và xã hội đề có thể trở thành đề tài của bài nghị luận xã hội. Tuy nhiên, đề tài của bài nghị luận xã hội thông thường hướng vào những vấn đề có tính chất thời sự, có ý nghĩa thiết thực và cấp bách đối với xã hội. II. Các chủ đề nghị luận xã hội 3 Nghị luận xã hội được sử dụng trong việc bàn bạc đánh giá nhận định…về mọi phương diện trong đời sống xã hội, vì vậy mỗi tài liệu lại có một cách chia chủ đề khác nhau. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, trong cuốn “Muốn viết được bài văn hay” (NXB GD – 1994) thì nghị luận xã hội có thể chia ra thành 6 chủ đề lớn như sau: - Nghị luận về một vấn đề đạo đức nhân sinh - Nghị luận về một vấn đề chính trị - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng văn hóa - Nghị luận về một vấn đề kinh tế - Nghị luận về một vấn đề lịch sử - Nghị luận về một vấn đề địa lý, môi trường SGK Làm văn lớp 12 (NXB GD-1999) thì chia ra thành 3 chủ đề lớn: - Bình luận chính trị - Bình luận vấn đề xã hội - Bình luận vấn đề tư tưởng văn hóa Còn SGK Ngữ văn lớp 12 (NXB GD- 2008) lại chia thành 3 chủ đề lớn: - Nghị luận về một tư tưởng đạo lý - Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Dù chia chủ đề như thế nào thì văn nghị luận xã hội đều tập trung bàn bạc, trao đổi một vấn đề nào đó liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội về vật chất hoặc đời sống tinh thần của con người. III. Những yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội 1. Yêu cầu chung Bài nghị luận xã hội dù ngắn hay dài đều phải đạt được những yêu cầu sau: 1. 1. Bài nghị luận xã hội phải thể hiện sự hiểu biết chính xác tường tận về vấn đề hay hiện tượng xã hội được bàn bạc. Người viết nghị luận phải chỉ ra được thực chất cũng như xu hướng vận động của vấn đề hay hiện tượng đó. 4 1. 2. Bài nghị luận xã hội đòi hỏi người viết phải có chính kiến, phải bộc lộ công khai lập trường quan điểm, tư tưởng của mình. Một bài bình luận xã hội không thể thiếu phần đề xuất những ý kiến, nhận định, đánh giá về vấn đề xã hội được đem ra bàn bạc. Trên cơ sở đó, người viết có thể đề nghị một giải pháp thích hợp. 1. 3. Bài nghị luận xã hội đòi hỏi phải có tính thời sự cao. Nó phải hướng tới mục đích định hướng tư tưởng và hành động cho người đọc, thuyết phục họ tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề xã hội đang được đặt ra 1. 4. Bài nghị luận xã hội là một kiểu bài nghị luận có tính chất tổng hợp cao, đòi hỏi phải sử dụng hầu như tất cả các thao tác nghị luận. Một mặt, bài nghị luận xã hội coi trọng việc giải thích làm sáng tỏ nội dung cụ thể của những thuật ngữ, hiện tượng, vấn đề…được đề cập đến; mặt khác, nó đòi hỏi phải phân tích những phương diện, những khía cạnh cụ thể của các hiện tượng, vấn đề xã hội đang bàn bạc. Bài nghị luận xã hội cũng yêu cầu những nhận định, đánh giá phải có căn cứ xác đáng; những ý kiến, nhận xét cần phải được chứng minh 1. 5. Trong nhà trường, bài nghị luận xã hội đòi hỏi học sinh chẳng những có hiểu biết cụ thể, trình bày rõ ràng, thuyết phục một vấn đề xã hội đem bàn luận mà còn phải nêu được suy nghĩ riêng của mình. Học sinh phải biết vận dụng những kiến thức trong thực tế đời sống hay trong sử sách để luận giải các vấn đề xã hội, đồng thời phải có một ngôn ngữ sắc bén, chính xác, gợi cảm, có khả năng khơi động được tư tưởng và tình cảm xã hội của người đọc. 2. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Nghị luận xã hội là một dạng đề văn khó, nghị luận xã hội trong các tác phẩm văn học càng khiến cho học sinh thêm khó khăn hơn, chính vì vậy với các vấn đề nghị luận đều cần học sinh phải biết triển khai, tổng quát vấn đề, nhất là với dạng đề nghị luận xã hội trong các tác phẩm văn học càng cần học sinh phải biết cách nhận thức, tổng hợp để rút ra được vấn đề xã hội và nhìn nhận chúng thông qua các tác phẩm văn học. CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN 5 I. Vai trò vị trí của văn nghị luận xã hội : 1. Trong đời sống Nghị luận xã hội là loại văn được ứng dụng hết sức rộng rãi trong đời sống . Ta có thể dễ dàng bắt gặp nó trên bất kỳ một một phương tiện thông tin đại chúng nào, nằm dưới dạng các bài bình luận, xã luận về một vấn đề nào đó, một hiện tượng nào đó thuộc lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, v.v…hay những buổi trò chuyện, thuyết giáo của các nhà giáo dục, bài giảng đạo đức của các mục sư, linh mục, … Dẫu tồn tại dưới dạng nói hay dạng viết thì nghị luận xã hội luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Bởi nó giúp con người nhận thức một cách đầy đủ, cập nhật, khách quan các vấn đề liên quan đến đời sống , để từ đó định hướng tốt cho sự phát triển tích cực theo quy luật vận động của xã hội. Trong những năm gần đây , việc cho thêm câu hỏi nghị luận xã hội vào đề văn là một việc làm cần thiết và là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện sự phát triển của đời sống xã hội và vị trí quan trọng của loại văn này trong các nhà trường ,trong đời sống xã hội . Nghị luận xã hội là một yêu cầu cần thiết trong đời sống đặc biệt là cho học sinh. Bởi vì qua đó, có thể kiểm tra chính xác năng lực tư duy, óc sáng tạo, sự hiểu biết của học sinh; mặt khác tránh tình trạng "đạo văn" hay lệ thuộc nhiều vào sách vở. 2. Trong nhà trường Văn nghị luận nói chung, văn nghị luận xã hội nói riêng được đưa vào chương trình phổ thông cả hai cấp học (THCS và THPT) với vị trí trọng yếu trong hệ thống thể loại văn bản được lựa chọn đưa vào tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng thành lập. 2. 1. Chương trình trung học cơ sở: Nghị luận xã hội được hướng dẫn khá kỹ ở lớp 9 với phần khái luận lẫn cách làm bài và đề cập đến cả hai loại bài NLXH, với 4 bài cụ thể: - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý 6 - Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý Ngoài ra còn được bổ trợ thêm qua phần đọc hiểu một số văn bản dạng nghị luận xã hội như: - Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) - Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) - Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan) Nhận xét: Nhìn chung chương trình THCS chỉ mang tính giới thiệu và thực hành NLXH ở mức độ sơ giản, chưa tập trung vào việc khắc sâu tri thức và rèn luyện kỹ năng làm bài dạng nghị luận này. Nói đúng hơn đó chỉ là bước đệm để hoàn thiện ở chương trình THPT 2. 2. Chương trình Trung học phổ thông (THPT) Trong chương trình THPT, dạng nghị luận xã hội được thực hành khá kỹ, bắt đầu từ lớp 11. Ngay bài viết số 1 ở đầu năm học lớp 11 đã được định hướng làm bài NLXH, sau đó khi hướng dẫn häc sinh tiếp cận hàng loạt các thao tác lập luận như phân tích, bác bỏ, bình luận, so sánh… và các ngữ liệu SGK đều lấy dạng NLXH. Cụ thể: - Bài :Thao tác lập luận phân tích có một đoạn ng÷ liệu viết về vấn đề dân số; - Bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích có một đoạn ng÷ liệu viết về vấn đề khoa học - Bài :Thao tác lập luận bác bỏ có một đoạn ngữ liệu viết về vấn đề tiếng mẹ đẻ, một đoạn viết về hút thuốc lá - Bài :Thao tác lập luận bình luận: ngữ liệu luyện tập một đoạn bàn về giao thông, một đoạn bàn về pháp luật - Bài: Luyện tập thao tác lập luận bình luận : ngữ liệu một đoạn viết về lời cảm ơn, một đoạn viết về vấn đề áo phao phòng chết đuối cho học sinh đi học qua sông suối - Bài viết số 6 lại tiếp tục được định hướng làm bài nghị luận xã hội. Ở phần văn học cũng được tích hợp một số văn bản dạng NLXH như: 7 - Về luân lý xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh) - Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh) - Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) - Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng Ghen) Các ngữ liệu trong bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận cũng chọn dạng NLXH: - Cao trào chống Nhật cứu nước (Trường Chinh) - Việt Nam đi tới (Báo QĐNDVN năm 2007) - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Đến lớp 12 thì phần nghị luận XH được đề cập ngay từ đầu năm học với ba bài lý thuyết cụ thể: - Nghị luận xã hội và nghị luận văn học - Nghị luận về một tư tưởng đạo lý - Nghị luận về một hiện tượng đời sống Và bài viết làm văn số 1 cũng được ấn định là văn NLXH Nhận xét: Như vậy nghị luận xã hội có vị trí hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông. Ở đó học sinh không chỉ được tiếp cận dạng bài NLXH mà còn được luyện tập thực hành thành lập văn bản một cách khá kỹ càng. II. Thực trạng vấn đề Ngữ văn là môn học có vai trò rất quan trọng, không chỉ cung cấp tri thức mà quan trọng hơn cả là góp phần hoàn thiện nhân cách con người nhưng một thực tế cho thấy nhiều năm trở lại đây, đa số học sinh không còn hứng thú trong việc học văn nữa,“Gần 100% học sinh THPT chỉ cần học văn để thi đỗ tốt nghiệp mà thôi”(Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống- Phó Vụ trưởng Vụ GD Trung học, Bộ GD&ĐT). Từ việc bản thân các em học sinh không thích học môn Ngữ văn, dẫn đến không tìm tòi, nghiên cứu để am hiểu các vấn đề xung quanh, lười suy nghĩ, không có nhiều cảm xúc, trí tưởng tượng chưa phong phú, ít khi đọc sách tham khảo về môn văn, đặc biệt là những bài văn mẫu. Từ đó dẫn đến thực trạng có rất nhiều học sinh 8 không biết làm văn nghị luận xã hội nói chung, nghị luận xã hội trong tác phẩm văn học nói riêng. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này chúng tôi đưa ra giải pháp: - Trước khi làm bài văn nghị luận xã hội trong tác phẩm văn học, chúng tôi hướng dẫn các em ôn tập lại kiến thức đã học về hai dạng nghị luận xã hội (nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống). - Sau đó hướng dẫn các em các bước làm bài văn nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Theo chúng tôi nguyên nhân trọng yếu nhất là học sinh không biết cách nói ra những điều mình có, nghĩa là học sinh thiếu hẳn phương pháp cách thức làm bài và các kỹ năng làm văn nghị luận xã hội, đặc biệt là cách làm bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC I. Học sinh nắm một số lưu ý về văn nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 1. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội không phải kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học. 2. Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống. 3. Đề tài: Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học. Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được học. II. Học sinh nắm được các thao tác cơ bản 9 1. Giải thích: 1.1 Yêu cầu đặt ra : Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ. 1.2 Công việc cụ thể: Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy. Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập một cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, không hết ý. Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào? => Từ những điều nói trên, ta rút ra một sơ đồ tổng quát theo ba bước: - Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích) - Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?) - Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì) 2.Chứng minh: 2.1.Yêu cầu đặt ra: Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong một phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình bằng những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc. 2.2.Công việc cụ thể: 10 Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất. Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm và lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> một hệ thống mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic. Bước kết thúc vẫn là bước vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc. => Từ những điều nói trên, ta rút ra một sơ đồ tổng quát theo ba bước: - Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên. - Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh. - Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực. 3. Bình luận: Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh. Nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ một thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề. Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có ba khả năng: - Hoàn toàn nhất trí. - Chỉ nhất trí một phần. (có giới hạn, có điều kiện) 11 - Không chấp nhận. (bác bỏ) Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn. Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống. III. Cách làm dạng đề nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 1. Hệ thống lí thuyết làm văn nghị luận xã hội 1.1 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 1.1.1. Khái niệm, đề tài, yêu cầu và các thao tác chính: 1.1.1.1. Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng đạo lí trong cuộc sống. 1.1.1.2 Đề tài Đề tài của nghị luận về tư tưởng, đạo lí là vô cùng phong phú, bao gồm: - Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục đích sống,… - Các vấn đề về tâm hồn, tính cách như: + Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng,… + Tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn,… + Thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,... - Về các quan hệ gia đình như tình mẫu tử, anh em,... - Về quan hệ xã hội như tình đồng bào, tình thầy trò, bạn bè,… - Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống. 1.1.1.3. Yêu cầu - Hiểu được vấn đề cần nghị luận qua phân tích, giải thích để xác định vấn đề - Phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bãi bỏ,… nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận. 12 - Phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề. - Người thực hiện nghị luận phải có lí tưởng và đạo lí. 1.1.1.4.Các thao tác lập luận cơ bản Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. 1.1.1.5. Nội dung cơ bản của bài làm: - Giới thiệu, giải thích tư tưởng đạo lý cần bàn - Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn - Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lý 1.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân tích để tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá. Đề tài bàn bạc gần gũi với đời sống, sát hợp với trình độ nhận thức của HS như tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt, 1.2.1 Các thao tác lập luận cơ bản Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. 1.2.2. Nội dung cơ bản - Nêu rõ hiện tượng bàn luận và vấn đề đặt ra trong hiện tượng đời sống bàn luận . 13 - Phân tích mặt đúng mặt sai, mặt tích cực, mặt tiêu cực, mặt lợi mặt hại …của hiện tượng đời sống . - Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. 2. Diễn giải sơ đồ cấu trúc tổng quát cách làm cho dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và về một hiện tượng đời sống. Cách 1: Tìm ý và lập dàn ý dựa vào dàn ý khái quát. Đây là cách thông thường người viết hay làm nhất, nhưng sẽ thuận lợi cho những học sinh có khả năng tư duy và viết bài tốt, còn những học sinh yếu thì hơi khó sử dụng. Người viết bám vào khung dàn ý khái quát và định ra một dàn ý cụ thể, thậm chí còn có thể biến tấu trên khung này nếu năng lực tư duy tốt. DÀN Ý KHÁI QUÁT *. Dàn ý khái quát văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý a) Mở bài - Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận. - Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu chứa nội dung tư tưởng, đạo lý - Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai. b) Thân bài - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này). - Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có). - Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động. c) Kết bài 14 - Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận. - Rút ra bài học - Nêu cảm xúc, suy nghĩ hành động của bản thân về vấn đề. * Dàn ý khái quát văn nghị luận về một hiện tượng đời sống a, Mở bài - Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận - Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng. b, Thân bài - Nêu thực trạng của hiện tượng - Xác định nguyên nhân của thực trạng hiện tượng - Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hại…của vấn đề - Đề xuất giải pháp cho vấn đề: phát huy, khắc phục… c, Kết bài: - Tóm tắt chốt lại vấn đề - Rút ra bài học - Nêu suy nghĩ và hướng hành động của bản thân đối với vân đề Cách 2: Tìm ý và lập dàn ý theo khung câu hỏi Đây là cách tìm ý và lập dàn ý rất phù hợp với năng lực của học sinh trung bình, yếu vì nó có một hệ thống câu hỏi được lập thành một bộ khung; khung câu hỏi này được xây dựng dựa trên cơ sở dàn bài khái quát, nhưng nó được cụ thể thành các câu hỏi dễ hiểu, dễ trả lời. học sinh chỉ việc thuộc các câu hỏi này, khi tìm ý và lập dàn ý chỉ cần trả lời các câu hỏi đó là tìm được ý, thậm chí viết thành văn bản luôn, nếu là học sinh khá. Tuy nhiên nó hơi hạn chế về mặt sáng tạo. Học sinh đôi pkhi máy 15 móc, cứ cho rằng đây là “bảo bối” cho sẵn và dựa hẳn vào đó mà không suy nghĩ thêm: KHUNG CÂU HỎI TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý * Đối với nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí: a. Mở bài: - Vấn đề sắp trình bày là gì? - Thái độ của xã hội nói chung đối với vấn đề như thế nào? b. Thân bài : - Vấn đề có ý nghĩa như thế nào? - Vấn đề đúng hay sai, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực…? - Tình trạng của vấn đề đang diễn ra như thế nào trong xã hội? - Cần có thái độ gì đối với tình trạng đó? c. Kết bài : - Cần tóm tắt, chốt lại vấn đề như thế nào? - Bài học chung rút ra từ vấn đề là gì? - Bản thân có suy nghĩ cảm xúc riêng và hành động như thế nào trước tư tưởng, đạo lý? * Đối với nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống : a. Mở bài: - Hiện tượng bàn luận là gì? - Hiện tượng đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? b. Thân bài : - Thực trạng của hiện tượng đang diễn ra như thế nào? - Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng và thực trạng đó ? - Những hậu quả (tốt, xấu) từ hiện tượng là gì? - Cần có thái độ, hành động như thế nào đối với hiện tượng? c. Kết bài : - Cần tóm tắt, chốt lại vấn đề như thế nào? - Bài học chung rút ra từ hiện tượng là gì? 16 - Bản thân có cảm xúc suy nghĩ gì và cần phải làm thế nào trước hiện tượng? Cách 3: Tìm ý và lập dàn ý theo từ khóa Đây là cách lập dàn ý khá thú vị, mỗi ý của một phần đều được định hình bằng một từ khóa gợi mở. Học sinh chỉ cần nhớ mấy từ khóa và lúc lập dàn ý chỉ dựa vào đó và tự tìm câu hỏi và trả lời để lập ý. Cách này phù hợp với những học sinh t lười học thuộc nhưng phải có tư duy biện chứng tốt: HỆ THỐNG TỪ KHÓA TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý * Đối với nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí: đặt Từ khóa cho 3 phần theo kết cấu của bài văn, như sau : a. Mở bài: Gợi – Đưa – Báo + Gợi : là Gợi ý ra vấn đề cần nghị luận; + Đưa : là Đưa vấn đề cần nghị luận ra; + Báo : là Báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận ( có tính chuyển ý ) b. Thân bài : Giải – Phân – Bác – Đánh + Giải: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí ( bằng cách giải thích các từ ngữ,các khái niệm…) + Phân:Phân tích các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí (dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh) + Bác: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng, đạo lí (dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh) + Đánh: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng, đạo lí đã nghị luận c. Kết bài : Tóm – Rút – Phấn + Tóm : Tóm tắt, khái quát lại vấn đề đã nghị luận + Rút : Rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức từ tư tưởng, đạo lí; + Phấn : Phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân về vấn đề nghị luận; * Đối với nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống : đặt Từ khóa cho 3 phần theo kết cấu của bài văn, như sau : a. Mở bài: Gợi – Đưa – Báo + Gợi : là Gợi ý ra vấn đề cần nghị luận; 17 + Đưa : sau khi gợi thì Đưa vấn đề cần nghị luận ra; + Báo : là Báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận ( có tính chuyển ý ) b. Thân bài : Thực – Nguyên – Hậu – Biện + Thực : nêu lên Thực trạng hiện tượng đời sống đưa ra nghị luận; + Nguyên nhân: là Nguyên nhân nào xảy ra hiện tượng đời sống đó ( nguyên nhân khách quan và chủ quan ) + Hậu : là Hậu quả của hiện tượng đời sống mang lại, gồm có hậu quả tốt và hậu quả xấu; + Biện pháp : là Biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu hậu quả tốt) c. Kết bài : Tóm – Rút – Phấn + Tóm : Tóm tắt, khái quát lại vấn đề đã nghị luận + Rút : Rút ra ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận + Phấn : Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị luận; 3. Diễn giải sơ đồ cấu trúc tổng quát cách làm cho dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học 3.1 Thực hành tìm hiểu đề Trước bất cứ đề bài nghị luận nào GV đều phải hướng dẫn học sinh đọc kỹ, gạch chân những từ quan trọng (từ khóa) và tự đặt ra câu hỏi: - Vấn đề đặt ra trong đề bài là gì ? - Vấn đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống? - Cần sử dụng thao tác nào để nghị luận? Rồi tự đi tìm câu trả lời để từ đó định hướng cho nội dung bài làm, cơ sở để tìm ý và lập dàn ý. 3.2. Thực hành tìm ý và lập dàn ý Thực hành tìm ý và lập dàn ý sẽ định hướng cho nội dung bài viết một cách đầy đủ, logic, khoa học, giúp người viết làm chủ nội dung, làm chủ thời gian. Trong khi đó học sinh phổ thông thông thường làm bài theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy, nghĩ đến 18 đâu viết đến đấy, không có thói quen tìm ý và lập dàn ý trước. Vì vậy GV nhất thiết phải hướng dẫn cho học sinh bước này. Đối với NLXH thì mỗi dạng bài, mỗi đề bài có một cách tiến hành tìm ý lập dàn ý, và làm như vậy mới đảm bảo được tính đa dạng và sáng tạo của thể loại, tuy nhiên cần tạo cho các em những bộ khung mang tính định hình để các em dựa và đó mà tiến hành tìm ý, nếu có nhu cầu, khả năng sáng tạo thì cũng sáng tạo trên cơ sở đó. Cũng giống như bố cục thông thường của một bài văn nghị luận, dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học triển khai bố cục ba phần : Mở bài, Thân bài, Kết luận: a. MỞ BÀI: -Giới thiệu tác phẩm văn học -Giới thiệu được vấn đề nghị luận ở dạng khái quát nhất và định hướng đi, phạm vi của bài viết. b. THÂN BÀI: Bài viết cho dạng này, ở phần thân bài thường gồm hai nội dung lớn: – Phần một: Phân tích, giới thiệu và nêu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. + Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề rút ra từ một tác phẩm đã học, thì phân tích qua vấn đề ấy đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm. + Nếu đề nêu một văn bản chưa học, không cho sẵn vấn đề, thì cần đọc hiểu, phân tích để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai. – Phần hai (trọng tâm): Nghị luận về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận xã hội, nêu lên suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy. Tùy thuộc kiểu bài ( nghị luận về tư tưởng đạo lí, hay nghị luận về hiện tượng xã hội ) mà xác định các bước làm bài phù hợp. c. KẾT BÀI: 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan