Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Rèn kỹ năng phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ trong văn bản trữ...

Tài liệu Rèn kỹ năng phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ trong văn bản trữ tình

.PDF
18
147
115

Mô tả:

TT 1 1.1 1.2 1.3 1.4 2 2.1 2.2 2.3 2.3. Nội dung Mở đầu Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 1 Rèn luyện, hình thành kỹ năng nhận biết các biện pháp tu từ và kỹ năng phân tích giá trị biểu đạt. 2.3. Hình thành 4 thao tác trong quá trình phân tích giá trị của các 2 2.4 3 3.1 3.2 biện pháp tu từ : Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Kết luận và kiến nghị Kết luận Kiến nghị Trang 1 1,2 2 3 3 3 3 4 4 4-13 14 15 15 16 16 MỤC LỤC 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Môn Ngữ văn bậc THCS nói chung, phần Tiếng Việt nói riêng (đặc biệt là bộ phận phong cách học Tiếng Việt) đã mang lại cho con người hiểu được giá trị đặc sắc của nghệ thuật, biết thưởng thức những cái hay, cái đẹp, giá trị gợi hình, gợi cảm và ý nghĩa cuộc đời qua những áng thơ văn . 1 Trãi qua nhiều năm dạy học môn Ngữ văn, đặc biệt là phần Tiếng Việt, tôi nhận thấy học sinh THCS chưa có vốn từ phong phú, việc hiểu từ, ngữ, nghĩa còn mơ hồ dẫn đến tình trạng các em còn viết sai chính tả, sai ngữ nghĩa và ít có học sinh dùng từ, đặt câu cho hay. Khi dạy về các phép tu từ, tôi thấy học sinh tuy có thuộc được khái niệm nhưng hiểu còn chung chung chưa đi sâu tìm hiểu giá trị biểu đạt và chưa có khả năng thành thạo trong việc phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ. Một số học sinh còn lẫn lộn giữa các phép tu từ với nhau dẫn đến hiểu sai, vận dụng sai. Để học sinh nhận biết, tìm hiểu đúng giá trị nghệ thuật và vận dụng có hiệu quả trong quá trình phân tích giá trị của các phép tu từ đòi hỏi người giáo viện phải hướng học sinh một cách cụ thể , tỉ mĩ gần gũi với tư duỵ, nhận thức của các em về cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật cách vận dụng các phép tu từ vào nói, viết. Đồng thời trong quá trình ôn tập cho các em cần khái quát được bốn bước cơ bản trong quá trình phân tích giá trị biểu đạt. Như vậy quá trình dạy học phân môn tiếng việt sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, học sinh sẽ nhận biết chắc hơn, hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của mỗi phép tu từ, tránh nhầm lẫn giữa phép tu từ này với phép tu từ kia. Đồng thời cũng một lần nữa củng cố thêm kiến thức về văn học, về cuộc sống và luyện cho học sinh cách viết lời văn trau chuốt , có hình ảnh, hàm súc, có tính biểu cảm cao. Từ những nhận thức trên, trong quá trình dạy về các biện pháp tu từ tôi đã xây dựng nên 4 thao thác cơ bản cho học sinh rèn kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ. Trong đề tài này tôi chỉ lựa chọn một số biện pháp tiêu biểu để minh họa. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài “ Rèn kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ trong văn bản trữ tình” cho học sinh THCS, bản thân tôi mong muốn đóng góp một số kinh nghiệm để giúp học sinh không những hiểu đúng các biện pháp tu từ mà còn giúp các em có khả năng phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ, yêu thích Tiếng Việt hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu “Rèn kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ trong văn bản trữ tình” 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng hệ thống các phương pháp sau: 2 - Phương pháp luận: Thông qua việc nghiên cứu tài liệu, các sách tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp dùng số liệu: Thể hiện qua các bảng số liệu điều tra. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành qua thực tiễn dạy học. - Phương pháp đối sánh: So sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi vận dụng đề tài. 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong các văn bản trữ tình là một thao tác hết sức quan trọng. Vẻ đẹp của một tác phẩm văn chương, đặc biệt là tác phẩm trữ tình trước hết tập trung ở vẻ đẹp của các từ ngữ và hình ảnh. Trong quá trình phân tích tác phẩm, người viết không thể bỏ qua thao tác nhận diện và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ, bởi lẽ các biện pháp tu từ chính là yếu tố quan trọng nhất có giá trị gợi hình và gợi cảm cho giá trị biểu đạt của tác phẩm, nó góp phần chuyển tải tư tưởng, tình cảm của tác giả, của nhân vật trữ tình trong tác phẩm. Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học bộ môn Ngữ văn THCS nói riêng đã tạo cho người dạy và người học những định hướng tích cực trong việc khám phá vẻ đẹp của các tác phẩm văn chương. Nghiên cứu kỹ năng phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng không chỉ giúp các em nâng cao khả năng cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm văn học mà còn bồi đắp thêm cho các em tư tưởng, tình cảm tốt đẹp về cuộc sống, thêm yêu quê hương, đất nước và con người, hướng các em đến những giá trị đích thực “Chân –Thiện – Mỹ”. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. - Dạy học văn chương nói chung là vừa dạy môn khoa học vừa dạy môn nghệ thuật bởi văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Đối với phân môn Tiếng Việt nói riêng đặc biệt các biện pháp tu từ người giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện được : Cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng các phép tu từ trong khi nói và viết…các tín hiệu nghệ thuật của mỗi biện pháp tu từ từ đó giúp các em cảm nhận được giá trị và ý nghĩa của tiếng việt. Quá trình dạy học phân môn Tiếng Việt, tôi còn gặp nhiều khó khăn: * Đối với học sinh: Do điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương không đồng dều, học sinh ở các trường thuộc vùng trũng về kinh tế, văn hóa xã hội, các em ít có điều 3 kiện đi đây, đi đó để học tập và mở mang tầm mắt. Nhiều gia đình phụ huynh chưa có điều kiện tốt đầu tư cho con em học đến nơi, đến chốn nên việc học ở trường mới chỉ đảm bảo những yêu cầu cơ bản. Nhiều học sinh còn lười học, chưa yêu thích môn Văn nên hiệu quả học tập chưa cao. Do điều kiện xa trung tâm văn hóa, các em khó có cơ hội tiếp xúc với các tài liệu nâng cao nên kiến thức văn học bị hạn chế rất nhiều. Trong khi nhận diện các biện pháp tu từ, các em rất dễ nhầm lẫn các biện pháp tu từ, khó xác định hoặc xác định sai các biện pháp tu từ trong quá trình phân tích. Trong mỗi bài kiểm tra ở phần tiếng việt các em còn rất lúng túng khi xác định các phép tu từ và phân tích giá trị biểu đạt trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn. * Đối với giáo viên: Một số giáo viên khi dạy các phép tu từ còn gặp nhiều khó khăn, nhiều tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao như: Dạy chưa hết bài, hướng dẫn học sinh một cách chung chung, chưa tỉ mỉ, cách nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng tu từ vào bài viết chưa cao, dẫn chứng trong bài dạy còn nghèo, chưa biết dùng đoạn văn mẫu để các em học tập, chưa phát huy hết khả năng của học sinh. Điều dặc biệt là giáo viên chưa hình thành được các bước cơ bản trong quá trình phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ. Từ thực trạng đó, trong quá trình dạy các bài về biện pháp tu từ. Tôi nghĩ rằng đối với một giáo viên dạy ngữ văn đặc biệt khi dạy phần này cần chú ý những yêu cầu sau: Phải nắm vững kiến thực và có tầm hiểu biết sâu rộng về cac biện pháp tu từ. Phải khơi gợi hứng thú cảm nhận cho các em, tạo cơ sở để các em phát huy cảm nhận về giá trị của các biện pháp tu từ. Phải hướng dẫn học sinh một cách cụ thể, tỉ mĩ về cách nhận biết, cách cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật. Phải hình thành được bốn bước cơ bản trong bài phân tích tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ. 2.3. Các giải pháp cụ thể. 2.3.1. Rèn luyện, hình thành kỹ năng nhận biết các biện pháp tu từ và kỹ năng phân tích giá trị biểu đạt. 2.3.1.1. Phép tu từ so sánh 4 * Cách nhận biết. - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Khi dạy bài này, bước đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện phép so sánh thông qua cấu trúc của nó. Cấu trúc của phép so sánh bao giờ cũng có hai vế. - Vế A ( Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh) - Vế B ( Nêu tên sự vật , sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A) Giữa hai vế thường có: - Từ ngữ chỉ phương diện so sánh - Từ ngữ so sánh Hoặc có thể vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh, hoặc vắng từ ngữ so sánh , hoặc cả hai. Sau khi tìm hiểu giáo viên cho học sinh rút ra mô hình của phép so sánh rất đa dạng để học sinh, đặc biệt là học sinh yêú, trung bình để nhận biết. Mỗi dạng giáo viên lấy nhanh hoặc cho học sinh lấy nhanh một ví dụ để minh họa. - Dạng đầy đủ: Vế A +PDSS(Phương diện so sánh)+ TNSS(Từ ngữ so sánh)+ Vế B Ví dụ : Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận VA PDSS TNSS VB - Dạng biến đổi ít nhiều. - Vế A + TSS + Vế B Ví dụ: Thân em như dải lụa đào VA TSS VB -Vế A + Vế B Ví dụ: Gái thương chồng đương đông buổi chợ VA VB 5 - TNSS + Vế B + Vế A Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục TSS VB VB - Vế B + Vế A Ví dụ: Trường Sơn: Chí lớn công cha VB VA * Cách tìm giá trị nghệ thuật. - Trong phép so sánh, để làm rõ A ( Sự vật được so sánh) thường người ta lấy B ( Sự vật dùng để so sánh) bao giờ cũng cụ thể, quen thuộc với nhiều người và giàu hình ảnh. - Sau khi học sinh đã tìm được phép so sánh trong các mẫu ví dụ giáo viên cần hướng dẫn hoc sinh phân tích nội dung, ý nghĩa của vế B thì nội dung của vế A và nội dung toàn câu sẽ được làm rõ . Muốn hiểu được vế B một cách chuẩn xác buộc chúng ta phải sử dụng vốn hiểu biết từ thực tế, vốn kiến thức văn học đã có. Khi các em làm tốt khâu này các em đã tìm được giá trị nghệ thuật đích thực của phép tu từ này. Cụ thể khi phân tích ví dụ: Ví dụ 1. “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Giáo viên cho học sinh xác định cấu trúc. Trẻ em như búp trên cành VA TSS VB. H: Tại sao tác giả lại so sánh “Trẻ em” với “Búp trên cành”? -> Trẻ em và búp trên cành cũng là các sự vật đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển. - Từ những đặc điểm về màu sắc, về trạng thái non tơ của “Búp trên cành” đã giúp người đọc liên tưởng tới đặc điểm tươi trẻ, tràn trề sức sống của trẻ em. * Sử dụng thành ngữ so sánh. - Khi dạy phép so sánh, giáo viên dành một ít thời gian để học sinh tìm các thành ngữ so sánh, bởi khi học sinh biết vận dụng thành ngữ so sánh thích hợp vào nói, viết sẽ tạo ra nhiều hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc, người 6 nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được nói đến. Đối với việc thể hiện tư tưởng tình cảm của người viết sẽ tạo ra những lối nói hàm súc giúp người đọc, người nghe dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người nói, người viết. Ví dụ: - Bạn ấy nhanh như sóc. ( Đen như mực, khỏe như voi, đắt như tôm tươi, cao như núi… 2.3.1.2. Phép tu từ ẩn dụ * Cách nhận biết. - Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Khi dạy bài này, giáo viên cần phân tích làm rõ mối quan hệ gữa ẩn dụ và so sánh đã học ở tiết trước để học sinh dễ hình dung . Ẩn dụ là một loại so sánh ngầm, trong đó ẩn đi sự vật, sự việc được so sánh ( Vế A) , phương diện so sánh, từ so sánh chỉ còn sự vật, sự việc được dùng so sánh ( Vế B) Vậy muốn tìm được phép ẩn dụ và hiểu được cái hay, hàm súc của ẩn dụ thì phải xuất phát từ từ ngữ ẩn dụ ( Vế B) để tìm đến vế A ( Sự vật, sự việc được so sánh) . Thông thường học sinh chỉ tìm được phép ẩn dụ mà ít tìm được giá trị nghệ thuật của nó, nếu tìm được củng chỉ sơ sài, chung chung, nhiều khi còn sai lệch về nội dung. Để khắc phục được điều đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu được các phép ẩn dụ. + Ẩn dụ cách thức. - Loại ẩn dụ này được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về cách thức hành động giữa các đối tượng. ẩn dụ cách thức đã đem lại cho người đọc bao cảm xúc sâu xa. Ví dụ: "Về thăm nhà Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng" Hình ảnh ẩn dụ -Hoa râm bụt nở đỏ dưới trời tháng năm rực lửa gợi cho ta cảm giác như những ngọn lửa đang bừng cháy. Động từ nở thông thường đã được thay thế bằng động từ "thắp" gợi lên hình ảnh đầy ấn tượng. + Ẩn dụ hình thức. 7 Ẩn dụ hình thức được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về hình thức giữa các đối tượng. Con đường hình thành ẩn dụ hình thức có thể xuất phát từ nét tương đồng giữa hình thức của sự vật, hiện tượng và con người . Sự hi sinh của chú bé liên lạc là một trong những thiên anh hùng ca. “Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi!’ (Lượm) Hình ảnh dòng máu tươi trong câu thơ cuối là cách nói ẩn ngầm chỉ sự hi sinh anh dũng của chú bé Lượm. Dòng máu ấy là biểu hiện ngời sáng của lòng yêu nước thương nòi, là đỉnh cao của sự dâng hiến cho quê hương. Đó cũng là cội nguồn của sức mạnh giúp nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng: + Ẩn dụ phẩm chất. Có thể được dùng theo lối chuyển nghĩa lấy tên gọi chung thay tên riêng hoặc lấy tên riêng thay tên chung. Ví dụ: Khi phân tích ví dụ 1 sách giáo khoa “ Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm” ( “ Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ) H: Ở đây “ Người cha” dùng để chỉ ai? -> Chỉ Bác Hồ H: Vì sao em biết được điều đó? -> Nhờ ngữ cảnh của khổ thơ, bài thơ. H: Tại sao tác giả lại dùng “ Người cha” thay thế cho “ Bác Hồ” ? 8 -> Giữa người cha và Bác Hồ có những phẩm chất giống nhau: Về tuổi tác, tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo đối với con - Người chiến sĩ. H: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt này? -> Tạo cho câu thơ có tính hình tượng, tính hàm súc, cô đọng hơn cách diễn đạt bình thường. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Là việc sử dụng cơ quan cảm giác này để cảm nhận sự vật, sự việc ở góc độ cảm giác hác. Là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra từ trung khu cảm giác khác nhau làm cho cảm giác phong phú, đa chiều, đa vị, đa nghĩa. Ẩn dụ cảm giác được chia ra một số loại như sau: + Thị giác + nhiệt: Cái màu xanh này mát quá + Thính giác + vị giác: Câu chuyện nhạt phèo + Thị giác + khứu giác: Thấy thơm rồi đó + Khứu giác + vị giác: Một mùi đăng đắng + Thính giác + xúc giác: Một tiếng sắc nhọn Ví dụ: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" (Quê hương, Tế Hanh) Tác giả lắng nghe bằng tai nhưng lại thấy được sự chuyển động của vật chất "chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Nhà thơ như thấy được cả cái vị mặn mòi của biển khơi đang thấm dần vào trong từng thớ vỏ của con thuyền. Từ "thính giác" đến "vị giác" đến "thị giác" là cả một sự chuyển đổi rất tinh tế. Phải là người yêu quê hương tha thiết và gắn bó sâu nặng với cái làng chài ven biển, tác giả mới có sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc đến như vậy. - Đây là một ẩn dụ chuyển đổi cám giác của nhà thơ Tế Hanh ( Từ thính giác, vị giác sang thị giác) * Khi dạy phép ẩn dụ, giáo viên cũng nhấn mạnh thêm: - Ẩn dụ được dùng nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày làm cho lời nói hội thoại mang đậm đà màu sắc biểu cảm, cảm xúc. Ví dụ: Khi mẹ nựng con thường hay nói : cún con, cục vàng…Hoặc sử dụng nhiều ẩn dụ chuyển đổi cảm giác như: 9 Ví dụ: Giọng chua, nói đau, màu nóng… Cho học sinh tìm thành ngữ ẩn dụ để khi cần các em biết vận dụng vào trong giao tiếp hàng ngày, trong lập văn bản để tăng thêm giá trị hàm súc cho lời nói. Ví dụ: Nuôi ong tay áo, gậy ông đập lưng ông, chuột sa chỉnh gạo, con nhà lính tính nhà quan… * Phân biệt ẩn dụ tu từ với ẩn dụ từ vựng - Ẩn dụ từ vựng là ẩn dụ nghĩa chuyển đã được cố định hóa trong hệ thống ngôn ngữ, được đưa vào trong từ điển và được toàn dân sử dụng.Trong khi đó, ẩn dụ tu từ mang tính sáng tạo riêng. Nó được dùng với nghĩa ngữ cảnh, cách chuyển đổi tên gọi lâm thời hay những cách dùng tiếng Việt có tính cách cá nhân. Ẩn dụ loại này được sử dụng như một biện pháp tu từ nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình và giá trị thẩm mỹ cho sự diễn đạt. Ví dụ: “Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” (Ca dao) “Gìn vàng giữ ngọc cho hay Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời” (Nguyễn Du) Ở câu trên, từ chân trong cụm từ kiềng ba chân, nét nghĩa vị trí dưới cùng của chân (người) được giữ lại. Nét nghĩa này đã được cố định hóa trong nghĩa của từ trên. bởi thế, mọi người đều có thể sử dụng và sử dụng trong mọi ngữ cảnh khi cần thiết. Ở câu dưới, Kim Trọng gọi mình là "kẻ chân mây cuối trời" tức là kẻ đi xa trong cuộc chia li này. Như vậy, chân trong cụm từ chân mây cuối trời được dùng để chỉ Kim Trọng. Chỉ trong văn cảnh này mới cho phép ta hiểu như vậy, nếu tách khỏi văn cảnh thì nghĩa đó không còn nữa. * Phân biệt tu từ ẩn dụ với tu từ so sánh. - So sánh tu từ là cách đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có cùng một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới về đối tượng về bản chất, ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc 10 hiện tượng được so sánh với nhau. Tuy nhiên cần phân biệt ẩn dụ tu từ với so sánh tu từ. - Sự giống nhau giữa ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ chính là cách liên tưởng để rút ra được nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại. Nét tương đồng này là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ tu từ cũng như so sánh tu từ. Ví dụ: “Thiếp như hoa đã lìa cành Chàng như con bướm lượn vành mà chơi” (Truyện Kiều, Nguyễn Du) Hai đối tượng được so sánh ở đây (hoa và người con gái, con bướm và chàng trai) có sự tương đồng là sự tinh túy, xinh đẹp; sự kiếm tìm cái đẹp và tình yêu. Hoa gắn liền với hương thơm, màu sắc. Hoa đẹp nhưng chóng tàn, giống như người con gái đẹp nhưng tuổi xuân mau phai nhạt. Mối quan hệ của bướm với hoa (bướm say hoa, bướm gần hoa, bướm lượn vành bén hoa…) là mối quan hệ để duy trì nòi giống nếu xét trên quan điểm sinh học. Thiếu sự cộng sinh ấy thì cả cây và bướm đều bị đe dọa tuyệt diệt. Từ sự tương đồng ấy, người con gái trong ca dao muốn nói tới cảnh ngộ của mình và lời oán thán đối với chàng trai nọ trong tình yêu đôi lứa. 2.3.1.3 Phép tu từ hoán dụ. * Cách nhận biết. - Hoán dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt . - Khi giảng bài này để tránh cách dạy áp đặt đòi hỏi giáo viên phải cho học sinh hiểu thêm hoàn cảnh lịch sử ra đời của câu thơ, bài thơ trong ví dụ 1(SGK). Khổ thơ lục bát : « Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên » (Tố Hữu) Câu thơ này nhà thơ Tố Hữu viết về người lao động của nước ta thời kì cách mạng tháng Tám. Thời ấy, y phục đặc trưng của người nông dân là áo nâu, của người công nhân là áo xanh. H : Các từ in đậm trong câu thơ chỉ ai ? 11 ->Dùng áo nâu để chỉ người nông dân, áo xanh chỉ người công nhân, nông thôn chỉ những người sống ở nông thôn , thị thành chỉ những người sống ở thành t hị. H : Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào ? -> Dùng dấu hiệu, vật chứa đựng của sự vật để gọi sự vật. Cách diễn đạt này gọi là hoán dụ. Sau khi học sinh đã hiểu được đặc điểm của phép hoán dụ giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh cách tìm tác dụng của hoán dụ trong các ví dụ. H : Nêu nhận xét về hai cách diễn đạt ? Ví dụ 1 : Cách 1 : « Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên »  Cách 2 : Những người nông dân ở nông thôn và những ngừơi công nhân ở thành thị cùng đứng lên. -> Cách 1 : Sử dụng hoán dụ có gí trị biểu cảm, gợi hình ảnh, nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến . -> Cách 2 : Mang tính chất thông báo sự kiện, không có giá trị biểu cảm. Ví dụ 2 : Cách 1 : Họ là hai chục người chèo thuyền, làm ruộng cũng giỏi mà chèothuyền cũng giỏi. Cách 2 : Họ là hai chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà chèo thuyền cũng giỏi. ‘ Nguyễn Tuân » Nội dung thông báo của hai câu trên đều giống nhau nhưng - Cách 1 diễn đạt bình thường - Cách 2 dùng hoán dụ tạo ra cách nói có hình ảnh, nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật. Từ nhận biết được và hiểu được tác dụng của phép hoán dụ , học sinh sẽ vận dụng tốt vào việc tìm hiểu văn bản, tạo lập văn bản. 12 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm và sử dụng thành ngữ hoán dụ hợp lí vào tạo lập văn bản nói viết nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm. Ví dụ : một nắng hai sương, chân lấm tay bùn... Trong lời ăn tiện nói hàng ngày ta thường sử dụng : Ví dụ : - Trăm người như một. - Cả làng đi xem Sau khi học xong phần lí thuyết giáo viên phải cho học sinh phân biệt phép tu từ hoán dụ và ẩn dụ * Phân biệt tu từ ẩn dụ và tu từ hoán dụ - Giống : Cùng là biện pháp chuyển đổi tên gọi và về chức năng. + Lấy tên gọi của sự vật, hiện tượng này (A) để gọi sự vật hiện tượng khác ở(B) dùng A để gọi B. + Dựa trên sự so sánh hai sự vật có nét chung ( So sánh ngầm) chỉ có một vế ( vế biểu hiện), còn vế kia ( vế được biểu hiện) bị che lấp đi + Có tác dụng gợi hình, gợi cảm. - Khác : + Ấn dụ : + Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức giống nhau về phương diện nào đó ( Hình thức, cách thức thực hiện, phẩm chất, cảm giác) Ẩn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật . + Cơ sở của ẩn dụ dựa trên sự liên tưởng giống nhau của hai đối tượng bằng cách so sánh ngầm. + Về mặt nội dung : ( cấu tạo bên trong) ẩn dụ phải rút ra nét cá biệt giống nhau giữa hai đối tượng vốn là khác loại, không cùng bản chất, nét giống nhau là cơ sở để hình thành ẩn dụ, đồng thời cũng là hạt nhân nội dung của ẩn dụ. + Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm, hiện nay ẩn dụ được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, không những trong văn xuôi nghệ thuật mà còn trong phong cách chính luận nhưng nhiều nhất là vẫn trong thơ ca. - Hoán dụ : 13 + Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức đi đôi, gần gũi với nhau ( Bộ phận – toàn thể ; vật chứa đựng – vật bị chứa đựng ; dấu hiệu của sự vật – sự việc ; cụ thể - trừu tượng) + Hoán dụ biểu thị mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biểu hiện. + Cơ sở của hoán dụ dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không so sánh. + Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức, nó được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau nhưng thường đắc dụng trong văn xuôi nghệ thuật, vì sức mạnh của nó vừa ở tính cà thể hóa và tính cụ thể vừa ở tính biểu cảm kín đáo và sâu sắc. * Ví dụ : Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ trong các ví dụ sau ? « Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào. » Trả lời : Hoán dụ : Thôn Đoài, thôn Đông – người thôn Đoài, người thôn Đông ( ẩn) Ẩn dụ : Cau, trầu – Chỉ người đang yêu, đang nhớ nhau , cách nói lấp lửng bóng gió trong tình yêu đôi lứa (ẩn) 2.3.2 Hình thành 4 thao tác trong quá trình phân tích giá trị của các biện pháp tu từ : Sau khi giúp học sinh nắm bắt được đầy đủ các yêu cầu về nội dung của các biện pháp tu từ , tôi giúp học sinh nắm vững bốn bước cơ bản trong quá trình phân tích giá trị biểu đạt : * Bước 1 : Cần giới thiệu được đây là câu thơ, đoạn thơ (hoặc đoạn văn) được trích trong tác phẩm nào ? của ai ? viết vào thời điểm nào ? đại ý nói về điều gì ? * Bước 2 : Nhận diện được các biệt pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn trên. * Bước 3. Phân tích giá trị biểu dạt của các biện pháp tu từ (giá trị gợi hình, giá trị gợi cảm) * Bước 4. Cảm xúc, suy nghĩ và những ấn tượng của bản thân về giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ, đoạn thơ... 14 Ví dụ: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tư từ trong ví dụ sau: "Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" (Việt Bắc, Tố Hữu) 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 1. Đối với học sinh : Sau khi áp dụng các bước cơ bản vào rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong việc phân tích giá trị của các biện pháp tu từ, tôi nhận thấy năng lực cảm thụ và phân tích của học sinh đã tiến bộ hơn nhiều. Các em không chỉ phân biệt, nhận diện được mà còn có khả năng phân tích khá sâu sắc . * Khi chưa áp dụng đề tài : Năm học 2012 - 2013 Kĩ năng nhận biết các phép tu từ. Kĩ năng phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ. Đạt yêu cầu. 6A 75 % Đạt yêu cầu. 6C 70 % Không đạt yêu cầu 25 % Không đạt yêu cầu 30 % * Khi áp dụng đề tài : Năm học 2013 – 2014 Kĩ năng nhận biết các phép tu từ. Kĩ năng phân tích giá trị 6A Đạt yêu cầu. 90% Không đạt yêu cầu Đạt yêu cầu. Không đạt yêu cầu 6C 85 % 10 % 15 % nghệ thuật của phép tu từ. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận Qua thực tế giảng dạy phân môn Tiếng Việt đặc biệt các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau : 15 - Khi dạy các phép tu từ trước hết giáo viên phải dựa vào đặc điểm của mỗi phép tu từ để hướng dẫn học sinh cách nhận biết thông qua các dấu hiệu về hình thức và nội dung. - Tiếp đến giáo viên hướng dẫn học sinh phải dựa vào sự hiểu biết về sự vật ở vế B ( Sự vật dùng để so sánh ) và dựa vào văn cảnh chứa nó để tìm được nội dung, ý nghĩa, cái hay, cái đẹp, mà tác giả sử dụng, ngụ ý. - Từ những hiểu biết về cách nhận biết, cách tìm giá trị nghệ thuật của các phép tu từ, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng vào việc tạo lập văn bản và trong giao tiếp hàng ngày để lời văn, lời nói giàu hình ảnh, tính biểu cảm cao. Trên đây là một số kinh nghiệm "Rèn kĩ năng phân tích giá trị của các biện pháp tu từ cho học sinh THCS" trong phân môn Tiếng Việt. Mặc dầu đề tài chỉ mang tính tìm tòi sáng tạo ở một mức độ nhất định song cũng có phần đạt hiểu quả tiến bộ rõ nét, tạo được hứng thú học và cảm nhận của học sinh, giúp các em có kĩ năng hiểu nghệ thuật tu từ, điều đó được thể hiện qua sự tiến bộ từng bài viết cụ thể của học sinh. Tuy nhiên, đề tài còn có nhiều thiếu sót cần bổ cứu. Bản thân tôi mong muốn được sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học để đề tài được thực thi hơn. 3.2. Kiến nghị. - Đối với ngành giáo dục: Cần tăng cường tổ chức tập huấn bồi dưỡng kinh nghiệp và phương pháp giảng dạy ngữ văn cho giáo viên trong các năm học. Xây dựng hệ thống tài liệu nghiên cứu giảng dạy chương trình ngữ văn cấp THCS trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng cho giáo viên nghiên cứu, học tập. - Đối với đồng nghiệp: Không ngừng tự nghiên cứu, tự học tập để nâng cao kiến thức và kỹ năng phân tích tác phẩm văn chương nói chung và tác phẩm trữ tình nói riêng. Trong giảng dạy cần chú trọng vào việc khơi dậy hứng thú và niềm đam mê cho học sinh để các em chủ động khám phá và lĩnh hội kiến thức. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị: Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả: Bùi Thế Lâm TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH. 1. Chuẩn kiến thức Ngữ văn 6, 7. 16 2. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 6,7. (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam XB năm 2015) (Lê Xuân Soan NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2007) 3. Nâng cao Ngữ văn THCS. (Tạ Đức Hiền - Nguyễn Trung Kiên - Nguyễn Việt Nga - Phạm Minh Tú – Nguyễn Nhật Hoa. NXB Hà Nội 2011) 4. Tạp chí “Văn Học và Tuổi trẻ” ( Địa chỉ: 25 Hàn Thuyên, Phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN 17 Họ và tên tác giả: Bùi Thế Lâm. Chức vụ và đơn vị công tác: Phòng Giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân TT Tên đề tài SKKN 1. Rèn kỹ năng phân tích giá trị Kết quả Cấp đánh đánh giá Năm học giá xếp loại xếp loại đánh giá xếp (Phòng, Sở, (A, B, loại Tỉnh...) hoặc C) Phòng C 2012 – 2013 biểu đạt của các biện pháp tu từ trong văn bản trữ tình 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan