Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự việt nam luận văn ths. lu...

Tài liệu Quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự việt nam luận văn ths. luật

.DOCX
122
99
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ HỒNG MINH QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI -2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ HỒNG MINHQUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Mai Hiên HÀNỘI-2010 MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tàiTrong quan hệ pháp luật dân sự,việc xác định chủ thể, năng lực chủ thể để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Mỗi người, khi sinh ra đều là chủthểquan hệ pháp luật. Tuy nhiên, nănglực chủ thể của cá nhân tùy thuộc vào sức khỏe tâm sinh lý và độtuổi của cá nhân đó. Người chưa thành niên là chủ thể mà pháp luật phải dành sựquan tâm đặcbiệt bởi đa sốngười chưathành niên là trẻ em.Theo số liệu của cuộc điều tra về dân số năm 2009 cho thấy, tổng số dân của Việt Nam tính đến thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85.789.573người, trong đó số người từ 0 đến dưới 15 tuổi chiếm 25%, số người từ 15 đến dưới 60 chiếm 66% và số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 9%.Bộ luật Dân sự năm 2005tạiĐiều 18 đã quy định: Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Mặc dù không có con số chính xác về số người dưới 18 tuổi trong cơ cấu dân số về độ tuổi của Việt Nam, tuy nhiên chúng ta có thể dự đoán con số này có thể nằm trong khoảng từ 28% đến 30%, có nghĩa là tương đương với khoảng24.000.000 người. Đây thực sự là một con số không nhỏ, nó cho thấy chúng ta có một tiềm năng lớn về nguồn nhân lực trong tương lai. Mặt khác đây cũng là nhóm dân số đặc biệt trong xã hội do đặc điểm về độ tuổi và thể chất.Tại Điều 1 Công ước của Liên HợpQuốc về quyền trẻ em năm 1989 có quy định: " Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn"[11], bên cạnh việc quy định về độ tuổi để xác định một người là trẻ em, Công ước này của Liên Hợp Quốc cũng đã dành nhiều quy định và trao cho nhóm đối tượng này những quyền năng đặc biệt, tại lời mở đầu của Công ước đã xác định: "...tin tưởng rằng, gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết có thể đảm đương được đầy đủ các trách nhiệm của mình trong cộng đồng..." [11]. Pháp luật Việt Nam tại Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi và cũng đã có nhiều quy định để dành cho những đối tượng này những quyền ưu tiên đặc biệt. Dưới góc độ pháp luật dân sự, xuất phát từ sự non nớt về thể chất và trí tuệ cũng như từ nhận thức về vai trò quan trọng của thế hệ những chủ nhân tương lai của đất nước, pháp luật dân sự Việt Nam đã luôn thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng toàn thể xã hội khi dành nhiều quy định nhằm ghi nhận và bảo vệ cho những công dân chưa đủ 18 tuổinhững quyền dân sự được quy định cụ thể và chi tiết.Về cơ bản, trong những năm qua, việc ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm chocác quyền dân sự của người chưa thành niên đã được thực hiện nghiêm túc và đúng đắn với một tinh thần trách nhiệm cao của nhà nước vàtoàn thể xã hội;Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự ảnh hưởng của những lối sống thực dụng, ích kỷ cùng sự băng hoại đạo đức của một số cá nhân đơn lẻ trong thời gian gần đây đã gây nên một thực trạng xấu cho xã hội, tạo ra một tâm lý bất bình trong các tầng lớp nhân dân, đó là tình trạng vi phạm và xâm hại các quyền của người chưa thành niên, đặc biệt là tình trạng bóc lột sức lao động của người chưa thành niên ngày một nghiêm trọng, thậm chí có không ít những trường hợp mang tính chất hình sự. Một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của người chưa thành niên là quyền được bảo vệ thân thể và sức khoẻ trong nhiều trường hợp đã không được bảo vệ và bị xâm hại một cách trực tiếp thì những quyền dân sự khác của họ sẽ được thực hiện và bảo vệ ra sao?Việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhà nước cùng toàn thể xã hội trong việc ghi nhận và đặc biệt là việc bảo vệ, bảo đảm cho các quyền dân sự của người chưa thành niên được thực hiện trong cuộc sống một cách nghiêm chỉnh sẽ là một vấn đềrất cần thiết được nhìn nhận nghiêm túc hơn nữa trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứuViệc ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền dân sự của người chưa thành niên là đề tài được quan tâm nghiên cứu của nhiều người và dưới nhiều khía cạnh khácnhau. Tuy nhiên, khi xem xét dưới góc độ là đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự thì các quyền của người chưa thành niên trong thực tế được thể hiện qua các công trình nghiên cứu hay các bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành thường được khai thác và trình bày một cách đơn lẻ, riêng biệt theo từng vấn đề cụ thể như quyền khai sinh, quyền thay đổi họ tên, quyền được nhận làm con nuôi hay quyền được cấp dưỡng..., hoặc có những trường hợp lại đươc xem xét một cách tổng hợp và không được phân biệt theo các chuyên ngành pháp luật cụ thể như pháp luật hình sự, pháp luật dân sự... Điều này được nhận thấy qua việc tác giả tìm hiểu một số các công trình nghiên cứu và một số các bài viết của các tác giả trong thời gian qua mà tiêu biểu là luận văn thạcsĩ của tác giả Lê Thị Phương Nga với đề tài "Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em trong giai đoạn hiện nay", luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Oanh với đề tài "Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000" hoặc luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan với đề tài "Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam".Thông qua việc tìm hiểu, tác giả nhận thấy cần thiết có một công trình nghiên cứu một cách tổng thể và tương đối toàn diện về việc ghi nhận và thực hiện các quyền dân sự của người chưa thành niên một cách có hệ thống; từ đó, xem xét và đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm ngoài việc góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật dân sự trong lĩnh vực này còn góp phần nâng cao hơnnữa nhận thức của xã hội đối với việc bảo đảm và bảo vệcác quyền dân sự của người chưa thành niên, tạo những điều kiện cần thiết nhất đểxây dựng một xã hội lành mạnh nhất cho sự phát triển của người chưa thành niên. 3.Mục đích,nhiệm vụ và ý nghĩa của luận văn+ Mục đích và ý nghĩa của luận văn: Về mặt lý luận, tác giả cố gắng nghiên cứu một cách tương đối toàn diện các quy định của pháp luật dân sự về quyền của người chưa thành niên, tìm hiểu một số trường hợp cụ thể trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan tư pháp, thông qua đó phát hiện và nêu ra một số vấn đề bất cậptrong quy định hiện hành vàđề ra phương hướng, giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện những quy định của pháp luật dân sự về quyềncủa người chưa thành niên + Nhiệm vụ của luận văn:-Nghiên cứu, phân tích và xây dựng khái niệm về người chưa thành niên.-Phân tích một cách cụ thể và chi tiết nhữngchế định về quyền của người chưa thành niên trong các văn bản luật và dưới luật thuộc chuyên ngành luật dân sự. -Phân tích, so sánh việcghi nhậnquyềncủa người chưa thành niên qua các giai đoạn lịch sử của pháp luật dân sự Việt Nam.-Đánh giá một phần thực trạng việc thi hành, áp dụng các quy định của pháp luật dân sự về quyềncủa người chưa thành niên. 4. Phạm vi nghiên cứuVới đề tài "Quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự Việt Nam", tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự có nội dung chứa đựng những quy phạm nhằm điều chỉnh đối tượng là người chưa thành niên bao gồm quy định của các Bộ luật Dân sự 1995 -2005, Luật Hôn nhân và gia đình, luật lao độngcùng các văn bản luật, dưới luật khác thuộc ngành Luật dân sự Việt Nam,quy định và điều chỉnh các vấn đề về quyền của người chưa thành niên. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu, xem xét và phân tích một số trường hợp cụ thể trong thực tiễn hoạt động của một số các cơ quantư pháp cũng góp phần giúp tác giả nghiên cứu đề tài một cách sâu sắc hơn. 5. Điểm mới của luận văn-Luận văn đã nghiên cứu và phân tích một cách cụ thể, chi tiết đặc điểm của người chưa thành niên -một chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luât dân sự, xây dựng được khái niệm về người chưa thành niên và quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự-Luận văn có đánh giá thực trạng thi hành các quy định của pháp luật dân sự liên quan tới các quyền của người chưa thành niên một cách toàn diện, có hệ thống và từ đó đưa ra những giải pháp có tính đồng bộ nhằm thực hiện và bảo vệ tốt hơn nữa các quyền dân sự của người chưa thành niên trong giai đoạn hiện nay. 6.Phƣơng pháp nghiên cứuLuận văn được thực hiện dựa trên việc vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê và tổng hợp; phương pháp phân tích quy phạm cũng được tác giả vận dụng để phân tích, bình luận nội dung của một số chế định. 7.Kếtcấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận vàdanh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1:Những vấn đề lý luận về quyềncủa người chưa thành niên theo pháp luật dân sự Chương 2: Nội dung pháp luật dân sựhiện hành về quyền của người chưa thành niên và thực tiễn việcthi hành, áp dụng các quy định của pháp luật dân sự có liên quan tới quyền của người chưa thành niên. Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả của pháp luật dân sự nhằm thực hiện và bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong giai đoạn hiện nay Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀNCỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THEOPHÁP LUẬT DÂN SỰ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 1.1.1. Năng lực chủ thể và quyền của ngƣời chƣa thành niên theo phỏp luật dõn sựa. Năng lực chủ thể của cỏnhõn theo pháp luật dân sựTrong quan hệ pháp luật dân sự thì cá nhân được xác định là chủ thể chủ yếu và thường xuyên nhất. Tuy nhiên, để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là chủ thể thì cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, nghĩa là phải được pháp luật thừa nhận có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự là khả năng để một cá nhân có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự được pháp luật cho phép; như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chính là điều kiện đầu tiên và cần thiết để cá nhân có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự và có tư cách chủ thể trong các quan hệ đó.Khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự hay nói cách khác là năng lực pháp luật dân sự của một cá nhân trong mỗi một quốc gia, lãnh thổ sẽ chịu ảnh hưởng bởi chế độ chính trị, kinh tế và văn hoá của quốc gia hay vùng lãnh thổ đó, thậm chí trong chính một quốc gia hay vùng lãnh thổ nhất định thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân cũng có thể khác nhau trong mỗi một giai đoạn lịch sử, thời kỳ phát triển nhất định. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định là sự phản ánh địa vị của cá nhân trong xã hội đó và được nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Một đặc điểm khác là xét về năng lực pháp luật dânsự thì mọi cá nhân đều bình đẳng như nhau, có nghĩa là mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau mà không có sự phân biệt về dân tộc, tôn giáo hay giới tính... các cá nhân đều có khả năng như nhau về quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, khả năng nàykhông bị hạn chế ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định một cách rõ ràng và chặt chẽ.Một đặc điểm quan trọng khác về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chính là tính liên tục, một cá nhân sẽ được xác định là có năng lực pháp luậtdân sự bắt đầu từ khi họ được sinh ra và năng lực này chỉ chấm dứt khi họ chết. Việc xác định thời điểm một người sinh ra hay thời điểm người đó chết có ý nghĩa pháp lý quan trọng làm phát sinh hay chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đó. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phụ thuộc vào độ tuổi hay nhận thức của người đó mà sẽ gắn bó với cá nhân đó từ khi họ được sinh ra đến khi họ chết đi.Xét về mặt lý luận thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ xuất hiện khi người đó được sinh ra; tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn của đời sống mà pháp luật cũng đã có những ngoại lệ nhất định, trường hợp một người chưa được sinh ra, khi họ vẫn còn là một bào thai cũng đã được hưởng một số quyềnnhất định hay nói cách khác là họ đã có năng lực pháp luật dân sự ở một mức độ hạn chế, đó chính là trường hợp một người được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết cũng được xác định là người thừa kế và được hưởng di sản của người đã chết.Cùng với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là bộ phận cấu thành năng lực chủ thể của cá nhân. Tuy nhiên, ngược lại năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, năng lực hành vi dân sự của cá nhân lại không giống nhau, yếu tố quy định sự khác nhau về năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân chính là ở độ tuổi và thể chất của cá nhân đó. Mọi cá nhân có năng lực pháp luật dân sự kể từ khi người đó được sinh ra, nhưng mỗi cá nhân chỉ có năng lực hành vi dân sự khi họ đã đạt đến một độ tuổi nhất định và có sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ.Để có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của chính mình, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình và ý thức được hậu quả do hành vi của mình gây ra. chính vì vậy mà căn cứ vào độ tuổi và khả năng nhận thức, điều chỉnh hành vi của cá nhânmà pháp luật dân sự đã phân biệt rõ các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân.Năng lực pháp luật dân sự của mỗi cá nhân được xem là tiềnđề của năng lực hành vi dân sự, nhưng sự tồn tại hay không tồn tại của năng lực hành vi dân sự của một cá nhân thì lại không có sự ảnh hưởng tới phạm vi hay nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, năng lực hành vi dân sự lại được xác định là cơ sở để xem xét và bảo vệ một số quyền dân sự nhất định của cá nhân.b. Khái niệm người chưa thành niên và quyền của người chưa thành niêntrong quan hệ pháp luật dân sự.Trong mỗi một hệ thống pháp luật dân sự ở các quốcgia hay các vùng lãnh thổ khác nhau đều có những chế định pháp lý nhằm điều chỉnh và bảo vệ một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội mà chúng ta vẫn thường gọi họ là những người vị thành niên hay người chưa thành niên. Vậy, dưới góc độ pháp luật dân sự thì người như thế nào sẽ được gọi là người chưa thành niên và có cách hiểu thống nhất về người chưa thành niên giữa các hệ thống pháp luật dân sự khác nhau giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hay không?Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ do nhà xuất bản từ điển Bách Khoa phát hành năm 2006 thì: "Thành niên là đã đúng tuổi hưởng quyền công dân và chịu trách nhiệm về hành vi của mình"[42],dưới góc độ pháp luật dân sự thì cách hiểu như trên là chưa đầy đủ, tuy nhiên khi khẳng định như vậy cũng có thể giúp cho người đọc hiểu được phần nào rằng một người như thế nào thì được gọi là thành niên hay chưa thành niên và biết được độ tuổi của một người sẽ làm căn cứ để xác định rằng họ đã được hưởng đầy đủ các quyền cũng như nghĩa vụ của một công dân hay chưa.Qua nghiên cứu và xem xét một số các quy định trong các văn bản pháp luật dân sự của một vài hệ thống pháp luật sự khác nhau trên thế giới, có thể hiểu rằng "người chưa thành niên" là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định vàthông thường thì người chưa thành niên được xác định là những người dưới 20 hoặc dưới 18 tuổi; thực chất thì việc căn cứ vào độ tuổi chỉ là một phương pháp của pháp luật dân sự mà dựa vào đó, người ta có thể xác định một người đã có sự trưởng thành đầy đủvề mặt thể chất, trí tuệ hay chưa và từ đó mà pháp luật dân sự sẽ xác định và ghi nhận cho họ có những quyền và nghĩa vụ dân sự tương ứng. Trên thực tế thì việc căn cứ vào độ tuổi nhất định để xác định một người đã thành niên hay chưa thành niên, đã có sựphát triển về mặt thể chất và trí tuệ đầy đủ hay chưa giữa các quốc gia, các hệ thống pháp luật dân sự sẽ là khác nhau, điều này phụ thuộc vào những điều kiện về tự nhiên cũng như về mặt chính trị xã hội...của các quốc gia hay vùng lãnh thổ đó, và mặc dù có những sự khác nhau như vậy nhưng nhìn chung lại thì người chưa thành niên dù ở trong bất kỳ một hệ thống pháp luật dân sự nào xét về mặt bản chất cũng đều được xác định là những người chưa thực sự trưởng thành về tinh thần và thể lực, họ rất cần nhận được sự quan tâm, bảo vệ và chăm sóc đặc biệt từ phía nhà nước và xã hội. Xét dưới góc độ tâm lý, đặc điểm nổi bậtcủa quá trình phát triển lứa tuổi chưa thành niênchính là những biến chuyển nhanh của các em cả về mặt thể chất và tinh thần. Do sự trưởng thành và tích luỹ ở những giai đoạn trước, người chưa thành niênmà đặc biệt là những người đang ở độ tuổi 14 đến dưới 18 đã có một vị trí xã hội mới, họ không hoàn toàn còn là trẻ con nhưng cũng chưa thể là người lớn, đây là giai đoạn đặc trưng các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam và nữ. Những thay đổi rất cơ bản ở trên đã làm cho người chưa thành niêncó ấn tượng sâu sắc rằng: " Mình không còn là trẻ con nữa". Mặt khác, chính người lớn cũng không hoàn toàn coi họ như những đứa trẻ trước đây, các em đã có một vị thế mới trong gia đình của mình, trong một số trường hợp nhất định, các em đã tham gia lao động góp phần giải quyết những khó khăn về kinh tế cho gia đình....Tuy nhiên, xét về mặt xã hội, người chưa thành niênvẫn còn là những học sinh và còn phụ thuộcnhiều vào bố mẹ, các em còn rất non nớt về kiến thức xã hội và ý thức về hành vi. Ởđộ tuổi chưa thành niênnày, các quá trình hưng phấn thần kinh của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế nên nhiều khi các em không làm chủ được bản thân, không kiềm chế được xúc động mạnh, dễ bị kích thích, dễ nổi nóng và gây gổ, tính hiếu động tò mò, thích tìm hiểu cái mới của thế giới xung quanh và do vậy người chưa thành niênở độ tuổi này cũng thường dễ bị kích thích, bị lôi kéo và có những hành động mang tính tiêu cực. Vì vậy mà pháp luật cần có những quy định ngoài việc ghi nhận một số quyền dân sự đặc biệt phù hợp với lứa tuổi của họ còn có những chế định nhằm bảo vệ và bảo đảm cho các quyền ấy được thực thi nghiêm chỉnh trong cuộc sống.Từ những tìm hiểu và phân tích như trên, chúng ta có thể khái quát và hiểu được về bản chất của vấn đề, rằng một người như thế nào thì được gọi là người chưa thành niênvà xây dựng được một khái niệm như sau về người chưa thành niêntheo pháp luật dân sự: Người chưa thành niên là những người đang trong quá trình phát triển về mặt tự nhiên và xã hội; chưa có sự trưởng thành đầy đủ về thể chất, trí tuệ và chưa đạt đến một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật dân sự.Bên cạnh việc tìm hiểu và xây dựng khái niệm về người chưa thành niênchúng ta cũng cần thiết tìm hiểu và phân tích đối với thuật ngữ "trẻ em". Theo quy định tại Điều 1 -Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em thì: "Trong phạm vi của công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn", như vậy quy định trên của công ước có tính mở bởi lẽ nó thừa nhận việc các quốc gia, vùng lãnh thổ có thể quy định về độ tuổi để xác định một người được gọi là trẻ em có thể nhiều hơn hoặc ít hơn độ tuổi theoquy định tại công ước dựa vào những điều kiện riêng biệt và đặc trưng của mình. Tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam năm 2004 có quy định: "Trẻ em trong quy định này là công dân Việt Namdưới 16 tuổi" [33]. Như vậy, mọi cá nhân khi được xác định là người chưa thành niênxét dưới góc độ pháp luật Việt Nam thì cũng sẽ được xác định là trẻ em theo công ước quốc tế, tuy nhiên theo pháp luật Việt Nam thì không phải tất cả những người chưa thành niênđều được xác định là trẻ em, mà chỉ những người chưa thành niênở độ tuổi dưới 16 mới được coi là trẻ em. Quy định như vậy phải chăng có sự không thống nhất? Theo quan điểm của một số cá nhân thì pháp luật dân sự Việt Nam cần có sự thống nhất và hợp nhất hai nhóm đối tượng là người chưa thành niênvà trẻ em là một và lấy độ tuổi 18 làm căn cứ để xác định, như vậy sẽ phù hợp với thực tế và pháp luật quốc tế hơn?Theo quan điểm của tác giả thì xét về mặt bản chất cả người chưa thành niêncũng như trẻ em đều là những người chưa có sự trưởng thành và phát triển đầy đủ về mặt thể chất cũng như tinh thần do độ tuổi của họ còn nhỏ. Về mặt lý luận thì như chúng ta đã biết năng lực pháp luật dân sự của mỗi cá nhân là bình đẳng, chỉ có năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì mới có sự phân biệt dựa vào độ tuổi và sự phát triển bình thường của mỗi cá nhân và từ đó ta thấy rằng năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niênvà năng lực hành vi dân sự của trẻ em là không giống nhau, việc quy định về trẻ em và độ tuổi để xác định là trẻ emnhư pháp luật Việt Nam là hợp lý và khoa học bởi lẽ một cá nhân khi đủ 16 tuổi trở lên đã được pháp luật ghi nhận và trao cho cho họ những quyền dân sự nhất định mà một cá nhân khi chưa đủ 16 tuổi không thể có được, cũng vì thế mà mức độ và sự cần thiết được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ đối với họ cũng là không giống nhau. Về vấn đề quyền của người chưa thành niên trong quan hệ pháp luật dân sự, theo Đại từ điển tiếng Việt thì Quyền là " lợi lộc được hưởng do địa vị đem lại", như vậy có thể hiểu khái quát về quyền của người chưa thành niêntheo pháp luật dân sự là những đặc lợi mà chỉ người chưa thành niênmới có, do pháp luật dân sự trao cho họ. Do người chưa thành niênlà một thực thể sinh học -xã hội, là sự thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội, cho nên quyền của người chưa thành niênvừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội. Mặt khác, cũng do người chưa thành niênlà một thực thể sinh học -xã hội, cho nên quyền của người chưa thành niênvừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù, tính phổ biến thể hiện ở chỗ những quyền này được áp dụng phổ biến ở mọi nơi, cho mọi đối tượng được gọi là người chưa thành niên, tính đặc thù thể hiện ở chỗ các quyền này ở các quốc gia, lãnh thổ do những điều kiện và trình độ phát triển khác nhau mà có những đặc điểm riêng biệt phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, lãnh thổ đó.Từ những sự phân tích như trên, ta có thể khái niệm như sau về quyền dân sự của người chưa thành niên: Quyền dân sự của người chưa thành niênlà những đặc lợi vốn có, tự nhiên mà chỉ người chưa thành niênmới được hưởng theo quy định của pháp luật dân sự trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội nhất định.1.1.2. Mức độ năng lực hành vi và quyền của ngƣời chƣa thành niêntheo pháp luật dân sựa. Mức độ năng lực hành vi và quyền của người chưa thành niênMọi cá nhânđều có năng lực pháp luật dân sự kể từ khi người đó sinh ra, nhưng mỗi cá nhân chỉ có năng lực hành vi dân sự khi đã đạt đến một độ tuổi nhất định và có sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ.Để có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của chính mình, đòi hỏi cá nhân phải có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình và ý thức được hậu quả do hành vi của mình gây ra. Vì vậy, căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của con người, pháp luật dân sự đã phân biệt rõ các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân với các khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và trở thành chủ thể của những quan hệ đó.Đối với những người chưa đủ sáu tuổi, pháp luật dân sự xác định họ là những người không có năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch của những người này đều phải do người đại diện xác lập và thực hiện. Họ chưa bao giờ có năng lực hành vi bởi họ chưa có ý chí cũng như lí trí để hiểu được hành vi và hậu quả của nhữnghành vi đó. Đối với những người từ đủ sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi được pháp luật xác định là những người có năng lực hành vi dân sự một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền cũng như việc phải chịu những nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch để thoả mãn những nhu cầu sinh hoạthàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Tuy pháp luật không quy định những giao dịch nào là giao dịch "phục vụ nhu cầu sinh hoạthàng ngày" và "phù hợp với lứa tuổi" nhưng có thể hiểu, đó là những giao dịch có giá trị nhỏ, phục vụ những nhu cầu học tập, vui chơi, cuộc sống được những người đại diện của họ cho phép thực hiện mà không cần sự đồng ý của những người đại diện (mua dụng cụ học tập, ăn quà, vui chơi giải trí...). Trên thực tế những lứa tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau. Người đại diện của những người ở lứa tuổi này có thể yêu cầu tuyên bố những giao dịch do những người đó thực hiện mà không có sự đồng ý của họ là vô hiệu. Nếu những người đại diện không yêu cầu xem xét tính hiệu lực của những giao dịch này thì những giao dịch đó mặc nhiên được coi là có hiệu lực. Pháp luật dân sự cũng dự liệu và đã dành cho người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ mười lăm đến dưới mười tám quyền được tự mình thực hiện, xác lập giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý củangười đại diện trong trường hợp họ có tài sản riêng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ngoại trừ những trường hợp được pháp luật quy định cụ thể.b. Phân loại quyền của người chưa thành niênQuyền dân sự của người chưa thành niên thực chất có thể coi là bộ phận hợp thành quyền dân sự của cá nhân và nó thuộc nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Để tìm hiểu và phân loại về các quyền dân sự của người chưa thành niên thì trước hết, ta cần xem xét về các quyền dân sự của cá nhân nói chung theo pháp luật dân sự.Trong phạm vi điều chỉnh của mình, pháp luật dân sự trao cho cá nhân những quyền như sau: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản; Quyền tham gia quan hệ dân sự và có các quyền dân sự phát sinh từ quan hệ đó. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn đối với các quyền dân sự đó của cá nhân.Thứ nhất: Quyền nhân thân là những quyền dân sự gắn liền với một chủ thể, về nguyên tắc không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Đó là một quyền dân sự tuyệt đối, mọi người đều phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách quy định những giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, trình tự thực hiện, giới hạn của các quyền nhân thân đó, đồng thời quy định các biện pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân đó. Quyền nhân thân luôn gắn với một chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch được cho các chủ thể khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhấtđịnh có thể chuyển dịch được theo quy định của pháp luật. Mỗi một chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm hại, khi quyền nhân thân bị xâm phạm thì chủ thể có quyền tự mình cải chính, yêu cầu người có hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm. Các quyền nhân thân của cá nhân theo pháp luật dân sự được chia làm 02 nhóm đó là quyền nhân thân không gắn với tài sản như quyền đối với họ tên, hình ảnh; quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, quyền tự do kết hôn, ly hôn...quyền nhân thân gắn với tài sản là những giá trị nhân thân khi được xác lập sẽ làm phát sinh các quyền tài sản, quyền nhân thân trong trường hợp này là tiền đề làm phát sinh các quyền tài sản khi có các sự kiện pháp lý nhất định như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ...Thứ hai: theo pháp luật dân sự thìcá nhân có quyền sở hữu, quyền được hưởng thừa kế hoặc để lại di sản cho người thừa kế và các quyền khác đối với tài sản như quyền yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải bồi thường thiệt hại cho mình do cá nhân, tổ chức đó gây ra. Quyền sở hữu là một trong những quyền đặc biệt quan trọng của cá nhân, bởi thông qua quyền sở hữu, cá nhân có thể thoả mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của mình. Tài sản mà cá nhân có thể sở hữu theo pháp luật dân sự bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt... và các tài sản hợp pháp khác mà không bị hạn chế về số lượng, giá trị.Thứ ba: Một quyền dân sự vô cùng quan trọng nữa của cá nhân làquyền tham gia vào các quan hệ dân sự và có các quyền dân sự phát sinh từ quan hệ đó, tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua các giao dịch dân sự là biện pháp quan trọng và thông dụng nhất làm phát sinh các quyền dân sự của cá nhân.Trên đây là sự tìm hiểu về quyền của cá nhân nói chung theo pháp luật dân sự, như chúng ta vẫn biết, quyền của cá nhân nói chung có nội hàm rộng và nó có bộ phận hợp thành trongđó là quyền dân sự của người chưa thành niên, mọi quyền dân sự của người chưa thành niên đều có thể coi là quyền dân sự của cá nhân nói chung, tuy nhiên không phải mọi quyền dân sự của cá nhân đều có thể được coi là quyền dân sự của người chưa thành niên.Người chưa thành niên với tư cách là một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội vàlà chủ thể đặc biệt trong cácquan hệ pháp luật dân sự, xuất phát từ bản chất của họ là chưa thể có đầy đủ năng lực hành vi như người đã thành niên, và do vậy họ được pháp luật dân sự ghi nhận và trao cho những đặc quyền mà những cá nhân khi đã có sự trưởng thành về thể chất và trí tuệ, khi đạt đến một độ tuổi nhất định đánh dấu sự trưởng thành đầy đủ về mặt tâm sinh lý không thể có được. Về cơ bản, các quyền dân sự của ngườichưa thành niên có thể được phân loại và chia thành các nhóm như sau: Nhóm thứ nhất:bao gồm các quyền về nhân thân và các quyền về tài sản. Các quyền về nhân thân gồm có quyền nhân thân gắn với tài sản như Quyền khai sinh, Quyền đối với họ tên và Quyềnthay đổi họ tên, Quyền xác định dân tộc; Quyền của cá nhân đối với hình ảnh; Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ; Quyền nhận bộ phận cơ thể người; Quyền khai tử; Quyền xác định lại giới tính; Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Quyền bí mật đời tư; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo; Quyền tự do, nghiên cứu sáng tạo. Quyền nhân thân gắn với tài sản gồm Quyền tác giả; Quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ...Các quyền về tài sản bao gồm: Quyềnsở hữu, Quyền được hưởng thừa kế hoặc Quyền để lại di sản cho người thừa kế và các quyền khác đối với tài sản.Nhóm thứ hai: như chúng ta đã biết, người chưa thành niên là một chủ thể đặc biệt khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội, và tương ứng với nhữngnhóm quan hệ mà họ đã tham gia đó, pháp luật dân sự cũng đã trao cho họ những quyền năng tương ứng. Khi tìm hiểu và phân loại đối với các quyền dân sự của người chưa thành niên, chúng ta cũng có thể dựa vào các mối quan hệ xã hội mà người chưa thành niên tham gia để phân loại chúng theo các nhóm quan hệ đó như trong quan hệ gia đình, trong quan hệ lao động -kinh doanh -thương mại.Trong mối quan hệ gia đình -đây là môi trường đặc biệt và về nguyên tắc, gia đình không thể tách biệt cuộc sống của người chưa thành niên. Đây là môi trường đầutiên và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và hình thành nhân cách của người chưa thành niên, xuất phát từ vai trò quan trọng của gia đình cũng như sự ảnh hưởng của các mối quan hệ trong gia đình đối với sự phát triển của người chưa thành niên mà pháp luật dân sự cũng đã có những quy định nhằm ghi nhận và trao cho người chưa thành niên những quyền dân sự đặc biệt như: Quyền được hưởng sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục giữa các thành viên trong gia đình; Quyền được có người giám hộ trong trường hợp đặc biệt; Quyền không bị phân biệt và đối xử giữa các anh chị em trong gia đình; Quyền được hưởng nghĩa vụ cấp dưỡng từ những người thân trong gia đình; Quyền được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bố mẹ ly hôn; Quyền được trông nom, chăm sóc, giáo dục sau khi bố mẹ ly hôn; Quyền được bố hoặc mẹ, người không trực tiếp nuôi con chung sau ly hôn thăm nom; Quyền được bố mẹ hoặc người giám hộ bồi thường thiệt hại do mình gây ra; Quyền nhận cha, mẹ; Quyền được nhận làm con nuôi... Trong mối quan hệ lao động -kinh doanh -thương mại: đối với mỗi một cá nhân thì lao động không những là một nghĩa vụ tự nhiên mà nó còn được coi là một quyền dân sự của mọi cá nhân trong đó người chưa thành niên cũng được xác định là một chủ thể đặcbiệt trong quan hệ lao động, về mặt lý luận thì quyền dân sự này có một ý nghĩa rất tích cực, nó giúp cho những đối tượng là người chưa thành niên hiểu hơn về giá trị của lao động, về trách nhiệm của mình trong cuộc sống tương lai. Pháp luật dân sự ghi nhận người chưa thành niên có quyền lao động; tuy nhiên, xuất phát từ năng lực hành vi của họ còn chưa đầy đủ, sức khoẻ và trí tuệ của họ chưa có sự phát triển như người đã thành niên mà pháp luật cũng có những quy định cụ thể và chi tiết về các quyền của họtrong mối quan hệ này để người chưa thành niên thực hiện quyền lao động của mình một cách phù hợp với bản thân như quyền làm việc trong một giới hạn nhất định về thời gian; Quyền được làm những công việc phù hợp với sức khoẻ; Quyền được kiểm tra sức khoẻ định kỳ trong quá trình lao động...Pháp luật dân sự ngoài việc ghi nhận các quyền cụ thể cho nhóm đối tượng là người chưa thành niên, cũng đã có những chế định pháp lý đặc biệt nhằm bảo vệ, bảo đảm cho các quyền dân sự ấy của người chưa thành niên được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong cuộc sống như chế định về giám hộ, về bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra...chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích vấn đề này kỹ hơn ở những phần sau. 1.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng và giữ nước đã tạo cho riêng mình một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều truyền thống tốt đẹp rất đáng tự hào. Trong mỗi gia đình Việt Nam đều có truyền thống kính trên nhường dưới, vợ chồng anh em con cái hoà thuận, cha mẹ không chỉ sinh ra con cái mà còn trực tiếp quan tâm, chăm sóc giáo dục con cái thành người; trải qua bao thế hệ, đã hun đúc cho con người Việt Nam một tinh thần nhân ái, vị tha được biểu hiện một phần qua sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc đối với các em nhỏ, sự quan tâm của cả xã hội đối với lớp người nhỏ tuổi này luôn xuất hiện trong xã hội Việt Nam, ở cả trong cuộc sống hàng ngày của người dân cũng như trong các quy định của nhà nước vớiviệc ghi nhận thành văn bản và được nâng lên thành pháp luật; và thậm chí, từ ngay trong xã hội Việt Nam từ thời phong kiến xa xưa.Vào khoảng năm 1042, dưới thời vua Lý Thái Tông, theo sách Đại Việtsử ký toàn thư viết: Ban sách Hình thư. Trước kia, trong nước việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu lệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư sửa định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời bấy giờ, làm sách hình luật của một triều đại, để cho người xem dễ hiểuSách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây, phép xử hình thản nhiên rõ ràng, cho nên có lệnh đổi niên hiệu làm Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo.Tháng 11, xuống chiếu rằng những người từ 70 tuổi trở lên, 80 trở xuống, từ 10 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống, và những người ốm yếu, cho đến các thân thuộc nhà vua từ để tang 9 tháng, 1 năm trở lên, có phạm tội thìcho chuộc, phạm tội thập ác thì không dự[14]. Theo Phan Huy Chú, bộ Hình thư có ba quyển và đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Ngày nay, chúng ta không thể biết được trong bộ luật này có những quy định nào liên quan đến trẻ nhỏ (vì đã bị thất truyền) tuy nhiên cũng vào thời điểm này, ngoài việc ban hành bộ luật, các vua nhà Lý còn ban hành nhiều đạo chiếu, lệnh trong đó có một số quan trọng đã được sử sách ghi lại mà cụ thể là chiếu tháng 11 năm 1042 như sách Đại Việtsử ký toàn thư đã dẫn. Đây là một minh chứng cho sự quan tâm tới trẻ nhỏ của xã hội phong kiến từ thời Lý, mặc dù luật phápthời kỳ này có tính hà khắc với nhiều hình phạt hết sức dã man nhưng đối với đối tượng còn ít tuổi thì lại được phép chuộc bằng tiền để tránh việc phải chịu hình phạt về thân thể.Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức là bộ luật thành văn cổ xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ cho đến ngày nay; cũng như các bộ luật phong kiến khác, Bộ luật Hồng Đức cũng có bản chất giai cấp và bản chất này được thể hiện rất rõ, với nhiệm vụ là bảo vệ địa vị thống trị, quyền lợi của giai cấp phong kiến, củng cố trật tự đẳng cấp xã hội với những quy định hà khắc. Tuy nhiên, Bộ luật Hồng Đức xét ở khía cạnh khác lại được đánh giá là một thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam với nhiều quy định pháp lý tiến bộ mang đậm tính nhân văn. Bộ luật Hồng Đức không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó mà còn đối với cả bộ luật được biên soạn vào đầu thế kỷ XIX là Hoàng Việt Luật Lệ do Gia Long ban hành năm 1812. Một trong những điều đóng góp vào giá trị của Bộ luật Hồng Đức là ở một mức độ nhất định, nó đã thể hiện sự quan tâm, ưu ái nhất định đối với nhóm đối tượng là trẻ em ở những độ tuổi khác nhau. Mặc dù pháp luật thời kỳ này chưa có quy định rõ ràng về độ tuổi, thế nào là trẻ em hay người chưa thành niên hoặcngười đến độ tuổi trưởng thành, tuy nhiên tinh thần và ý thức bảo vệ nhóm đối tượng này đã được thể hiện trong bộ luật vớinhững quy định cụ thể tương ứng với từng độ tuổi nhất định.Tại chương Danh Lệ, Điều 16 quy định:...Những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cùng những người bị phế tật, phạm tội từ lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền, phạm tội thập ác thì không theo luật này. Từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống cùng những người bị ác tật, phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết thì cũng phải tâu để vua định xét, ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc còn ngoài ra thì không bắt tội. Từ 90 tuổi trở lên và 7 tuổi trở xuống dầu có bị tội chết cũng không hành hình, nếu có kẻ nào xui xiểm thì bắt tội kẻ xui xiểm, nếu ăn trộmcó tang vật thì kẻ nào chứa chấp tang vật phải bồi thường...[4]. Với quy định trên, các nhà làm luật thời kỳ này đã dành sự ưu ái nhất định đối với đối tượng phạm tội là người dưới 15 tuổi bằng cách cho chuộc bằng tiền với điều kiện là phạm từ tội lưu trở xuống; đặc biệt để bảo đảm cho một môi trường phát triển lành mạnh của nhóm đối tượng này, pháp luật cũng trừng trị rất nghiêm khắc với những kẻ lợi dụng người còn ít tuổi để xui xiểm hoặc những đối tượng chứa chấp tang vật. Tại quyển III chương Điền Sản Điều 4 quy định:Khi chồng chết, con còn nhỏ mẹ đi cải giá mà lại đem bán điền sản của con thì xử phạt năm mươi roi, trả tiền lại người mua, trả ruộng cho con. Nếu có lý do đã trình bày với họ hàng bằng lòng cho bán cũng phải trình quan để xem xét cần tiêu hết bao nhiêu thì chỉ cho bán bấy nhiêu thôi. Nếu người chồng sau mạo tên con người chồng trước mà bán thì người chồng sau, người viết thay văn tự và người chứng kiến xử phạt sáu mươi trượng, người biết sự việc mà cứ mua thì xử phạt tám mươi trượng vàmất số tiền mua, ruộng phải trả lại cho con. Vợ sau mà bán điền sản của con vợ trước thì cùng xử tội như thế[4]. Với quy định này, ý thức bảo vệ đối tượng là "con còn nhỏ" cũng được pháp luật quy định một cách chi tiết và cụ thể trong trường hợp người con còn nhỏ không còn nơi nương tựa (bố mất, mẹ đi lấy chồng) nhằm đảm bảo cho đối tượng này sẽ có những điều kiện vật chất nhất định đảm bảo cuộc sống cho đến khi trưởng thành.Nhằmbảo vệ danh dự, sức khoẻ cũng như sự phát triển bình thường về sinh lý của nhóm đối tượng đặc biệt là các em bé gái, tại chương Thông Gian, Điều 4 đã có quy định thật sự tiến bộ: "Gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trởxuống, dù người con gái thuận tình, cũng xử tội như hiếp dâm...". Tại quyển V, chương Tạp Luật, Điều52 quy định: "Bắt được trẻ con lạc đường thì phải báo quan làm bằng chứng, có người đến nhận thì được lấy tiền cấp dưỡng..."...Như vậy, với nhiều quy định khác nhau, dù trực tiếp hay gián tiếp các nhà làm luật thời kỳ này đã tạo cho Quốc triều Hình luật một giá trị nhất định, tính nhân văn sâu sắc khi đã hướng tới việc bảo vệ, chăm sóc tới trẻ em -nhóm đối tượng đặc biệt của mọi xã hộiMặcdùkhông được đánh giá cao như Quốc Triều Hình Luật nhưngHoàng Việt Luật lệcũng được đánh giá là bộ luật có quy môlớn, có phạm vi điều chỉnh bao quát nhiều lĩnh vực, góp phần điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phong phú, đa dạng và phức tạp của xã hội Việt Nam thế kỷ XIX. Hoàng Việt Luật lệ hay còn được gọi là Luật Gia Long không có nhiều quy định dành cho đối tượng là người nhỏ tuổi tuy nhiên nó cũng đã dành sự quan tâm nhất định đối với nhóm đối tượng này như quy định về việc không được dùng biện pháp tra tấn về mặt thân thể đối với những người dưới 15 tuổi khi nghi ngờ họ phạm tội; tại quyển 19 Điều 10 viết về việc không được tra tấn người già, trẻ em có quy định: "Phàm người bát nghị (được ưu tiên vì lễ) và trên 80 tuổi (xót thương người già), 15 tuổi trở xuống (vì lòng yêu mến trẻ) phạm tội thì quan ti không được dùng hình phạt tra khảo, chỉ căn cứ vào các bằng cớ mà định tội...và 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống đều không được bắt họ làm chứng" [3], đối với việc nuôi con nuôi, pháp luật thời này cũng đã có những quy định nhằm bảo vệ phần nào quyền lợi của người con nuôi Điều lệ của Điều 76 ghi rõ: "Phàm con nuôi khác họ có ý muốn trở về tông họ của nó, con nuôi trẻ nhỏ dưới 3 tuổi (như con nhặt được) nhưng y luật theo họ nó thì vẫn châm trước chia cấp tài sản đầy đủ, không ép buộc nó về họnó, nếu có ý đồ lấy tài sản (của nó) để đưa trẻ ấy về họ nó thì chiếu luật trị tội" [3]. Việc tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam trong thời kỳ phong kiến đã cho chúng ta thấy mặc dù mang nặng tính gia trưởng cùng những hình phạt vô cùng hà khắc, pháp luật thời kỳ này về cơ bản chỉ là công cụ nhằm phục vụ quyền lợicho một bộ phận nhỏ là thế lực phong kiến. Tuy vậy, đối với đối tượng là những người nhỏ tuổi, pháp luật thời kỳ này cũng đã dành cho họ những sự quan tâm nhất định, điều này cũng chứng tỏ cho chúng ta thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của một lớp ngườitrong xã hội là người nhỏ tuổi mà ngày nay chúng ta gọi họ là người chưa thành niên.Việc ghi nhận và bảo vệ quyền của người chưa thành niêntrong pháp luật dân sự Việt Namthời thuộc Pháp:Gần một thế kỷ, Đông Dương trong đó có Việt Nam là thuộc địa của Pháp, chính quyền và pháp luật ở Việt Nam về bản chất là công cụ chính trị chủ yếu mà thông qua đó, đế quốc Pháp duy trì chế độ thuộc địa nửa phong kiến, bảo vệ quyền lợi của chính quốc và tập đoàn phong kiến bản xứ. Về pháp luật, với việc ban hành các bộ luật về dân sự, hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, các nhà làm luật bắt đầu phân chia luật pháp thành các ngành luật, trong các bộ luật đã thể hiện một số yếu tố tiến bộ của luật pháp phương tây. Tuy nhiên, chính quyền triều Nguyễn và luật pháp Việt Nam vẫn nằm trong phạm trù Nhà nước và pháp luật phong kiến. Chúng ta có thể điểm qua một số các bộ luật được ban hành trong thời gian này như: Bộ luật Dân sự, thương sự tố tụng Bắc Kỳ được ban hành ngày 02/12/1921; Bộ dân luật Bắc kỳ được ban hành ngày30/3/1931; Bộ luật Dân sự, thương sự tố tụng Trung kỳ được ban hành năm 1935; Bộ luật Dân sự Trung kỳ được ban hành năm 1936...Đáng tiêu biểu hơn cả trong giai đoạn này là Bộ dân luật Bắc kỳ ban hành năm 1931 và chính thức được thi hành từ ngày 01/7/1931. Được kế thừa nhiều quan điểm của Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long, tiếp thu không ít về kỹ thuật làm luật của một số nước phương Tây, đồng thời Bộ dân luật Bắc kỳ ở mức độ nhất định đã hấp thụ những phong tục tập quán của người Việt Nam do đó nó cónhững nét đặc sắc nhất định và có thể nói: Bộ dân luật Bắc kỳ là bộ luật tiêu biểu của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật dân sự Việt Nam nói riêng trong thời thuộc Pháp.Một trong những nét tạo nên sự tiến bộ của Bộ dân luật Bắc kỳ là ở chỗ nó đã xác định rõ ràng người bao nhiêu tuổi thì được coi là người vị thành niên. Điều 221 của bộ luật này quy định: " Vị thành niên là con trai, con gái chưa đủ 21 tuổi" [12]; về quyền được chăm sóc, giáo dục Bộ dân luật quy định cũng khá cụ thể tại Điều 217: Cha mẹ phải bảo dưỡng, giáo huấn con vị thành niên cùng là chủ trương giáo dục, trông coi hạnh kiểm và khuyên bảo cho biết điều hay lẽ phải.Cha mẹ lại phải tuỳ lực mình và tuỳ tư chất của đứa con dạy học cho nó hay cho nó đi học[12]. Một điều đáng chú ý trong việc áp dụng, thực hiện, thực thi các quyền dân sự của cá nhân công dân mà trong đó bao gồm cả đối tượng là người chưa thành niêntrong giai đoạn này là đã bắt đầu được bảo đảm bởi hoạt động của toà án, Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện toà ándo ảnh hưởng của nền tư pháp chính quốc, mặc dù hệ thống toà án ở giai đoạn này được tổ chức phức tạp và thẩm quyền xét xử cũng khá rích rắc giữa các loại hình toà án. Để đảm bảo có một môi trường vật chất nhất định phục vụ cho cuộc sống của trẻ nhỏ khi người cha của chúng không có sự quan tâm, chăm sóc con cái; pháp luật đã bảo vệ quyền được chăm sóc của trẻ nhỏ một cách gián tiếp khi quy định cho quan toà có một quyền năng đặc biệt là: Khi nào người chồng bỏ không lo liệu sự nuôi nấng vợ con, hay là tiêu tán các của chung, thì người vợ có thể xin quan chánh án đệ nhị cấp làm mệnh lệnh truyền cấm người chồng từ đấy về sau không được sử dụng kỷ phần của người vợ, cùng những tài sản dùng về nghề nghiệp riêng của người vợ, và một phần hay tất cả các sản vật của tay người vợ làm ra, lại truyền cho phép người vợ được đứng quản lý, hưởng thụ và nếu có cần thì được sử dụng tài sản ấy... [12, Điều 110]. Mặc dù về cơ bản pháp luật dân sự trong giai đoạn này vẫn mang bản chất phong kiến rõ nét khi có nhiều những quy định mang tính đặc quyền, gia trưởng trọng nam khinh nữ; tuy nhiên, có những trường hợp điều này đã được hạn chế, cụ thể là khi giải quyết việc ly hôn và trong mối quan hệ đem so với lợi ích của những đứa trẻ; Điều 146 quy định: "Sự trông coi con cái thì giao cho người cha, trừ khi nào vì sự lợi ích cho những đứa trẻ ấy mà Toà án ra lệnh giao tất cả chúng nó hoặc một vài đứa cho người mẹ, hoặc cho người đệ tam đứng trông coi thì không kể. Khi nào những đứa trẻ ấy đã tới mười lăm tuổi, nếu không có cớ gì ngăn trở, thì tuỳ ý chúng nó muốn ở với cha hay ở với mẹ, sẽ giao cho người ấy trông coi[12] Một điều tiến bộ nữa của Bộ Dân luật Bắc Kỳ khi quy định về vấn đề con nuôi: " Người đứng nuôi phải trông nom cấp dưỡng cho con nuôi. Con nuôi đã thuộc về nhà mình thì phải đối đãi như con đẻ" (Điều 193). Đây có thể coi là lần đầu tiên trong pháp luật dân sự Việt Nam, người con nuôi có tư cách và địa vị ngang hàng với con đẻ mà không có sự phân biệt con chính thất hay thứ thất cũng những sự ràng buộc khác.Ngoài những điều đã tìm hiểu và phân tích ở trên, chúng ta cũng thấy Bộ Dân luật Bắc Kỳ còn có nhiều quy định khác nhằm hướng tới việc ghi nhận và bảo vệ các quyền dân sự của người chưa thành niênthông qua các quy định về việc giám hộ hay về lệ thoát quyền;... và những điều này chứng tỏ rằng lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật dân sự Việt Nam, việc ghi nhận và bảo vệ các quyền dân sự của người chưa thành niênđược quy định một cách khá phong phúGiai đoạn từ 1945 đến nay Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đìnhlịch sử, chủ tịch Hồ Chí Minhđã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, mở ra lịch sử chính thể cộng hoà nhân dân ở nước ta. Chỉ một tháng sau khi giành được chính quyền. Chính phủ lâm thời đã ra Sắc lệnh ngày 20/9/1945 thành lập ban dự thảo hiến pháp. Ngày 02/3/1946, Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất chính thức thông qua Uỷ ban dự thảo hiến pháp, ngày 09/11/1946 Quốc hội thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam. Bản hiến pháp này đã giành hai điều quy định một cách ngắn gọn nhưng xúc tích hàm chứa một thái độ, sự quan tâm đầy trách nhiệm của chính quyền mới đối với trẻ nhỏ, Điều 14 Hiến pháp năm 1946 quy định "... trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng"; ngoài quyền được săn sóc về mặt giáo dưỡng, Chính phủ mới đã thực sự chú ý đến việc giáo dục thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước khi quy định tại Điều 15: "Nền sơ học cưỡng bách và không học phí, ở các trường sơ họcđịa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình.Học trò nghèo được chính phủ giúp. Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình nhà nước[24].Chính sách đối với người chưa thành niênhay còn gọi là nhi đồng, thiếu nhi thể hiện thái độ của cuộc cách mạng nhân dân và được xác định rất rõ; trong Chương trình Việt Minh với tính cách là một cương lĩnh vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền do Đảng cộng sản lãnh đạo đã được đưa ra trong những ngày đầu tiên khởi nghĩa đã xác định học sinh, nhi đồng như là hai trong mười tầng lớp nhân dân -lực lượng cách mạng; đối với học sinh, chính sách của Việt Minh là: bỏ học phí mở thêm trường học, giúp đỡ học trò nghèo; đối với nhi đồng thì chính sách là: được Chính phủ chăm sóc đặc biệt về thể dục và trí dục.Dưới góc độ pháp luật dân sự, Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về sửa đổi một số luật lệ về dân sự cũ đã đánh dấu một mốc quan trọng trong chính sách pháp luật dân sự, về sự thay đổi mang tính tiến bộ vượt bậc trong việc ghi nhận và bảo vệ các quyền dân sự của người chưa thành niêntrong chế độ mới. Khác với quy định của pháp luật dân sự dưới thời thuộc Pháp, Sắc lệnh đã rút ngắn tuổi thành niên từ 21 tuổi xuống còn 18 tuổi nhằm phù hợp với nhu cầu của đời sống mới và chủ trương giải phóng con người, Điều 7 của sắc lệnh quy định: "người vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi..." [9], Sắc lệnh này cũng đã loại trừ tính gia trưởng, độc đoán của pháp luật thời phong kiến bằng cách quy định việc cha, mẹ không có quyềnxin giam cầm con cái (Điều 8); bên cạnh đó, một
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan