Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn tự nhiên & xã hội môn khoa học ở t...

Tài liệu Phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn tự nhiên & xã hội môn khoa học ở trường tiểu học

.PDF
112
229
136

Mô tả:

GIÁO ÁN KHỐI TIỂU HỌC ( ĐAN MẠCH ) PHƯƠNG PHÁP DẠY PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN & XÃ HỘI, MÔN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Phần 1: Những vấn đề chung 1.1. Sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học Tự nhiên & Xã hội, Khoa học ở trường tiểu học 1.1.1. Giới thiệu chung về phương pháp "Bàn tay nặn bột" Phương pháp Bàn tay nặn bột (BTNB) chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho học sinh (HS) bằng các tiến trình tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra, … Với một vấn đề khoa học đặt ra, HS có thể đặt ra các câu hỏi, giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các quan sát, thí nghiệm nghiên cứu, … để kiểm chứng và đưa ra các kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. - Các nguyên tắc cơ bản của dạy học theo BTNB : Trong dạy học BTNB, HS quan sát, tiến hành làm thực nghiệm, … để khám phá, tìm hiểu một đối tượng của thế giới thực, gần gũi. - Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, HS sẽ phân tích, suy luận, thảo luận chung và tranh luận với bạn và giáo viên (GV) về những ý tưởng hay kết quả thực nghiệm, từ đó các em sẽ xây dựng kiến thức cho mình. Như vậy mặc dù tên là “Bàn tay nặn bột” nhưng không có nghĩa là HS chỉ cần các thao tác thuần túy bằng tay mà cần phải có sự suy nghĩ, lập luận, phân tích, thảo luận, … để hình thành được kiến thức. - Mục đích quan trọng của các thực nghiệm là giúp HS tiếp cận dần với những tri thức khoa học, có kĩ năng thực hành và củng cố kĩ năng diễn đạt nói và viết. Các hoạt động được GV đưa ra phải được tổ chức sao cho đảm bảo mức độ tiến bộ dần trong học tập. Việc xây dựng các hoạt động này trên cơ sở chương trình, SGK nhưng cũng để cho HS có nhiều sự tự chủ, sự độc lập, sáng tạo. Mỗi chủ đề có thể thực hiện trong nhiều tuần nhưng ít nhất một tuần phải có 2 tiết học về chủ đề đó. Người xây dựng hoạt động phải đảm bảo tính liên tục của các hoạt động và các phương pháp sư phạm dựa trên tổng thể nội dung chương trình. Mỗi HS phải có một cuốn vở thực nghiệm ghi lại ý kiến cá nhân, ý kiến thảo luận, kết luận, … và được trình bày theo ngôn ngữ của chính HS. - Gia đình và cộng đồng được khuyến khích ủng hộ và tham gia vào các hoạt động trên lớp học. Các nhà khoa học được huy động tham gia giúp đỡ các hoạt động của lớp học theo khả năng chuyên môn của mình. Theo từng vùng và khu vực, các trường SP và các cơ sở đào tạo GV giúp đỡ các GV đứng lớp những kiến thức về sư phạm và GD. Thông qua trang web của chương trình, GV có thể tham khảo các mô đun bài học hay những ý tưởng xây dựng hoạt động, trao đổi và được giải đáp cho những câu hỏi hay vướng mắc nảy sinh trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, GV cũng có thể tham gia vào quá trình xây dựng nội dung chung cùng đồng nghiệp, các chuyên gia và các nhà khoa học. Ưu điểm của BTNB : Trong dạy học theo PP BTNB, HS là người chủ động trong các hoạt động học tập, tự xây dựng kiến thức thông qua khám phá, thử nghiệm, thảo luận, hợp tác với bạn, dưới sự định hướng giúp đỡ của GV. Qua đó HS nắm vững kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo; Phát triển năng lực quan sát, thực hành; kĩ năng làm việc hợp tác theo nhóm; … Góp phần phát triển năng lực tự học của HS. Ngoài việc chú trọng tới kiến thức khoa học, dạy học theo BTNB còn chú ý nhiều tới rèn kĩ năng diễn đạt qua ngôn ngữ nói và viết. Giúp HS phát triển khả năng diễn đạt, ngôn ngữ khoa học. Qua việc tích cực tham gia các hoạt động, qua các bước của PP BTNB, HS hình thành tác phong và thói quen làm việc khoa học, thói quen độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong hành động, có lợi cho việc học tập và nghiên cứu sau này. HS cũng dần được hình thành, bồi dưỡng óc tò mò, ham muốn khám phá, lòng yêu thích và say mê khoa học của HS. Khó khăn, hạn chế Bên cạnh những ưu điểm như trên thì dạy học theo PP BTNB cũng có những khó khăn, hạn chế. Do HS chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc tìm tòi khám phá của bản thân, trong đó HS cần suy nghĩ đưa ra ý kiến bản thân, phải quan sát, thực hành, phải trao đổi thảo luận, … , có thể có những hoạt động cần phải thực hiện vài lần, … nên đòi hỏi thời gian. Trong quá trình tìm tòi kiến thức, có những vấn đề, tình huống nảy sinh, HS cũng có thể có các câu hỏi mà GV chưa thể trả lời ngay. Đối với dạy học khoa học, có những tình huống rất gần gũi nhưng để giải thích được không phải là đơn giản. Đây cũng là vấn đề dẫn tới trở ngại tâm lí đối với GV (đặc biệt là quan niệm truyền thống phương Đông – thường đặt GV ở địa vị là người “truyền bá” kiến thức, là người biết mọi thứ, …). 1.1.2. Một số vấn đề về sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học môn Tự nhiên & Xã hội, môn Khoa học ở trường tiểu học Phần sau đây sẽ phân tích cụ thể một số vấn đề về đặc điểm tâm lí của HS; về chương trình, SGK Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở tiểu học; về vấn đề đội ngũ GV để nhận định về sự cần thiết, phù hợp, những thuận lợi cũng như khó khăn khi sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học môn Tự nhiên & Xã hội, môn Khoa học a) Một số đặc điểm tâm sinh lí của HS tiểu học và vấn đề sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học môn Tự nhiên & Xã hội, môn Khoa học Nhiều nghiên cứu tâm lí học trong và ngoài nước đã cho thấy, HS tiểu học, đặc biệt ở các lớp đầu thường tư duy dựa vào những tính chất, dấu hiệu trực quan của những đối tượng cụ thể. Sai lầm hay gặp của các em trong quá trình hình thành khái niệm là khái quát trên cơ sở những dấu hiệu không bản chất. Một nguyên nhân dẫn tới điều này là do các em bị ảnh hưởng của những dấu hiệu bên ngoài, mà các dấu hiệu này lại không phải là dấu hiệu bản chất. Tuy vậy, HS cuối bậc tiểu học, khi có sự dạy học đúng đắn, có thể suy luận với các biểu tượng không liên quan tới những sự vật, hiện tượng cụ thể. Cuối cấp tiểu học, khi khái quát hoá để hình thành khái niệm, các em dần thoát khỏi sự chi phối mạnh của những dấu hiệu trực quan và ngày càng dựa nhiều hơn vào những dấu hiệu phản ánh mối quan hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng được hình thành trong quá trình học tập. Nhờ học tập, các em bước đầu có khả năng chứng minh một cách có cơ sở, nêu ra các luận cứ, tiến hành suy luận diễn dịch. HS tiểu học tìm tòi chủ yếu để “xem điều gì xảy ra” hơn là bắt đầu từ việc xem xét các khả năng và kiểm tra sự phù hợp của các khả năng. Kinh nghiệm hàng ngày chi phối mạnh suy nghĩ của HS tiểu học. ý kiến của các em (VD khi dự đoán) thường dựa vào kinh nghiệm đã có, kinh nghiệm tương tự, hoặc chỉ là dựa vào trường hợp chung đã biết để xét một trường hợp cụ thể (chưa ở mức dựa vào một lí thuyết để suy diễn rút ra hệ quả). HS tiểu học (đặc biệt là HS nhỏ) chủ yếu tư duy với các biểu tượng gắn với những sự vật, hiện tượng cụ thể. Các em có thể suy nghĩ lô gíc nhưng phụ thuộc vào thông tin có từ các giác quan. Nếu các em chưa từng có kinh nghiệm trực tiếp về một tình huống nào đó thì khó suy nghĩ, lập luận về nó. Các em khó suy nghĩ về những cái trừu tượng. Khi quan sát, làm thí nghiệm, HS tiểu học có “xu hướng” mô tả hơn là giải thích kết quả tìm thấy được của mình. Các em thoả mãn khi giải quyết vấn đề một cách riêng biệt (tức là việc tìm cách giải quyết chỉ dừng ở vấn đề cụ thể đã cho) mà không rút ra qui luật để có thể vận dụng cho tình huống khác, hoặc biết giải thích với sự khái quát hoá. Trong dạy học cần lưu ý mức độ cho phù hợp, đồng thời cũng yêu cầu nâng dần, giúp các em phát triển, chẳng hạn cần hướng dẫn các em quan tâm tới những mối liên hệ trừu tượng cũng như cụ thể, tìm cách lí giải các kết quả, giải thích kết quả theo cách mà có thể vận dụng rộng rãi hơn cho cả tình huống khác; liên hệ giữa điều quan sát được với những hiểu biết khoa học, đề xuất cách giải thích dựa vào việc suy diễn từ kiến thức khoa học đã biết. Như vậy chúng tôi cho rằng dạy học BTNB phù hợp hơn với đối tượng HS cuối tiểu học – khi mà trình độ tư duy đã cho phép việc thực hiện (ở mức độ đơn giản) các nhiệm vụ như đề xuất giải thuyết, xây dựng phương án kiểm chứng giả thuyết, …Quan sát, thực nghiệm, .. để có kết quả và suy luận để đánh giá giả thuyết. Những đặc điểm trên cũng đòi hỏi việc xác định vấn đề cần tìm tòi, cách thức tổ chức, hỗ trợ của GV, … cần phù hợp với trình độ HS đồng thời dần nâng cao, phát triển khả năng của các em. b) Về chương trình, SGK Tự nhiên và Xã hội, Khoa học ở tiểu học. Chương trình tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội (trong môn Tự nhiên và Xã hội), với khoa học về sức khoẻ. Nội dung chương trình được lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với học sinh. Chương trình chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập khoa học như quan sát, dự đoán, giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên đơn giản và kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Những đặc điểm trên đây của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học phù hợp và tạo thuận lợi cho dạy học theo PP BTNB. Trong SGK mới, chức năng gợi ý, góp phần đổi mới PPDH của sách được quan tâm. Trong SGK, các kết quả quan sát, thí nghiệm, kết luận không được cung cấp sẵn. Vì vậy HS phải tích cực hoạt động : quan sát, làm thí nghiệm ; suy nghĩ về những thông tin nhận được ; thảo luận, trao đổi ; … để có thể rút ra các kết luận. Sách được viết dưới dạng tổ chức các hoạt động cho HS – do vậy trong dạy học môn này GV và HS cũng đã quen với cách tổ chức, thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức. Khối lượng kiến thức yêu cầu ở mỗi tiết học là vừa phải. Vì vậy có điều kiện tổ chức các hoạt động tìm tòi, khám phá, trao đổi, thảo luận, …. Có thể thấy rằng, cũng như chương trình, những đặc điểm của SGK TNXH, Khoa học tạo thuận lợi cho việc sử dụng BTNB. Tuy nhiên, cần có sự lựa chọn hợp lí các nội dung để sử dụng PP BTNB cho phù hợp (đặc biệt ở những giai đoạn đầu vận dụng). Tuy nhiên, SGK viết theo từng tiết học mà không viết theo các bài ứng với những vấn đề mà có thể thuận lợi hơn cho tổ chức dạy học theo PP BTNB. Do vậy khi sử dụng SGK để xây dựng các Kế hoạch bài học theo PP BTNB, GV có thể cần có sự phân tích, lựa chọn, kết hợp các nội dung ở một vài tiết sao cho thích hợp hơn. GV cũng có thể linh hoạt sắp xếp, điều chỉnh TKB môn TN – XH, Khoa học trong tuần (trong đó có thể sử dụng thời gian tăng thêm do thực hiện dạy học cả ngày) để tổ chức dạy học cho phù hợp. c) Về đội ngũ GV Trong thời gian qua, nhiều cán bộ quản lí giáo dục cũng như GV đã nhận thức được tính cấp thiết của việc đổi mới PPDH. Trình độ đội ngũ GV cũng ngày được nâng cao. Đây cũng là những thuận lợi cho việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS nói chung và cho việc sử dụng PP BTNB nói riêng. Môn TNXH, Khoa học mới được đưa vào dạy ở tiểu học trong khoảng hơn 10 năm nay, trên thực tế ít được chú trọng ở nhà trường. Một GV tiểu học phải dạy tất cả các môn, việc đào tạo cũng như sự đầu tư cho bồi dưỡng/ tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ dạy học các môn này còn hạn chế nên nhiều GV gặp khó khăn không chỉ về PPDH mà ngay cả về vấn đề kiến thức cơ bản. Với HS tiểu học, khả năng tác động của GV rất cao, các em dễ dàng (hơn) tuân theo những chỉ bảo, yêu cầu của GV. Sự tin tưởng ở GV là một thuận lợi khi GV giúp HS xây dựng kiến thức. GV sử dụng đúng đắn uy tín của mình thì sẽ có hiệu quả tốt trong việc giúp HS xây dựng kiến thức. Tuy vậy không có nghĩa là GV áp đặt HS. Ngoài ra, trong những trường hợp GV chưa có câu trả lời ngay cho xử lí các tình huống, cho những thắc mắc của HS thì cũng cần có cách ứng xử phù hợp – tránh “gạt đi” hoặc đưa ra câu trả lời không phù hợp. 1.2. Các bước của tiến trình dạy học môn Tự nhiên & Xã hội, môn Khoa học ở trường tiểu học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của học sinh Bước 3 - Đề xuất dự đoán/giả thuyết và phương án kiểm chứng dự đoán/giả thuyết Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu nhằm kiểm chứng các dự đoán/ giả thuyết Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức Trong học tập ở nhà trường, việc xây dựng kiến thức của HS được tổ chức bởi GV là một quá trình có chủ đích. Các hoạt động của HS được tổ chức nhằm giúp các em thay đổi, phát triển hiểu biết, quan niệm hiện tại tới kiến thức khoa học (ở mức độ yêu cầu của chương trình). Theo quan điểm BTNB, qua các bước nêu trên, GV là người hướng dẫn, giúp đỡ và cùng tổ chức quá trình học tập. HS đóng vai trò tích cực và tự điều khiển đối với việc học tập. Sau đây là một số lưu ý khi tiến hành các bước. GV tổ chức tình huống xuất phát liên quan tới vấn đề cần dạy, khuyến khích HS vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của mình đưa ra những phỏng đoán, giải thích, ... ở đây cần quan tâm tới những vấn đề gần gũi, thiết thực, gây hứng thú cho HS trong xây dựng tình huống. HS đưa ra ý kiến, qua đó bộc lộ những hiểu biết, quan niệm ban đầu của các em. Ở các bước tiếp theo, GV tổ chức, hướng dẫn HS đánh giá sự phù hợp của các ý kiến. Các em thu thập và đưa ra các chứng cứ (có thể từ các kinh nghiệm thực tế mà các em đã gặp, từ quan sát, thí nghiệm trên lớp, tài liệu, …) để đánh giá các ý kiến. Tuỳ vào trường hợp cụ thể, các ý kiến có thể được đánh giá trực tiếp hoặc thông qua hệ quả rút ra từ giả thuyết mà các em đã nêu. Các em nhận xét kết quả thu được “ủng hộ” ý kiến nào và không “ủng hộ” ý kiến nào trong các ý kiến được đưa ra. Qua đó, HS nhận thấy sự không phù hợp hoặc chưa đầy đủ của hiểu biết hiện có. Các em bổ sung, tổng hợp, khái quát hoá trên cơ sở ý kiến hiện tại ; hoặc thay đổi, từ bỏ ý kiến hiện tại và xây dựng kiến thức mới (cách hiểu mới phù hợp hơn). GV cần tạo lập một môi trường thân thiện, hỗ trợ trong giờ học, trong đó HS được tương tác với thế giới vật chất (quan sát hiện tượng, làm thí nghiệm, ..), hợp tác, tranh luận với các bạn và với sự tổ chức, hướng dẫn của GV. HS được khuyến khích đưa ra câu hỏi, ý kiến riêng của mình (mà không sợ bị chê nếu sai); tôn trọng, lắng nghe các ý kiến khác ; tiến hành quan sát, thực hành, …phân tích, thu thập các bằng chứng để hỗ trợ ý kiến của mình, tranh luận, thách thức ý kiến của nhau. GV cần đưa ra các hỗ trợ thích hợp giúp HS tích cực, nỗ lực xây dựng được kiến thức mới chẳng hạn đưa ra các câu hỏi, gợi ý, cung cấp thêm kinh nghiệm, giúp các em cụ thể hoá ý tưởng (VD : HS đưa ra ý tưởng về phương án đánh giá, GV hỗ trợ cách làm cụ thể), …Trường hợp HS bế tắc, GV có thể đưa ra các vấn đề đơn giản hơn và thích hợp, giúp các em từng bước xây dựng kiến thức mới. GV cũng có thể phải đưa ra ý kiến khoa học (ở mức độ yêu cầu của chương trình) – như là một ý kiến được đánh giá. Ngoài ra, GV cần tổ chức cho HS vận dụng các kiến thức mới. Để giúp HS nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức, GV cần chú ý cho HS vận dụng kiến thức mới vào dự đoán, giải thích, giải quyết vấn đề trong các tình huống đa dạng (trong đó lưu ý tới các tình huống thực, các tình huống chứa những quan niệm sai phổ biến). Qua đó HS thấy được tính ưu việt của kiến thức mới đồng thời tạo lập, củng cố mối quan hệ giữa kiến thức mới với các kiến thức khác. Qua đó GV cũng đánh giá được mức độ đạt được về tri thức, kĩ năng của HS. Trong dạy học theo BTNB, GV cần chú ý không chỉ chú ý tới việc HS chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng môn học mà cần chú ý tới cả phát triển cho các em khả năng làm việc hợp tác, trình bày, …. Những điều này cũng cần được quan tâm trong việc đánh giá. 1.3. Sử dụng vở thí nghiệm của học sinh trong phương pháp "Bàn tay nặn bột" 1.3.1. Vai trò của vở thí nghiệm của học sinh trong phương pháp "Bàn tay nặn bột" Vở ghi lại suy nghĩ, khám phá của HS; thể hiện sự tiến bộ của HS qua một quá trình. Sử dụng Vở giúp phát triển tư duy cũng như khả năng ngôn ngữ của HS. Vở giúp HS ghi lại, phân tích, so sánh, suy luận, …. trong quá trình tìm tòi kiến thức, giúp các em tự đánh giá. Vở là công cụ giúp GV liên lạc với gia đình, giúp PH biết được con em đang được học gì, thấy khả năng cũng như sự tiến bộ của HS, cũng như có thể có những hỗ trợ phù hợp. Vở giúp GV biết được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của HS, về sự phát triển của HS, và có các biện pháp tác động thích hợp. 1.3.2. Cấu trúc nội dung vở thí nghiệm của học sinh Phần ghi chép cá nhân : HS ghi lại những điều mình nghĩ, hiểu : những dự đoán, những điều quan sát được, những kết luận. Phần ghi chép chung : Có thể ghi chép của nhóm HS (kết quả thảo luận nhóm, kết luận về giả thuyết chung của cả lớp, …). Có thể các kết quả do cả lớp cùng xây dựng. 1.3.3. Hướng dẫn học sinh sử dụng vở thí nghiệm GV cần hướng dẫn giúp HS dần hình thành kĩ năng ghi chép, khuyến khích các em thực hiện việc này. Chẳng hạn gợi ý HS các nội dung cần ghi chép khi làm thực nghiệm. Chẳng hạn đặt ra những câu hỏi như : “Tôi muốn tìm kiếm điều gì ?”, “Tôi cần làm thế nào ?”, “Tôi quan sát thấy điều gì ?”, “Tôi có thể suy ra gì từ kết quả quan sát này”, “Tôi đã khám phá ra điều gì ?”, “Tạo sao tôi làm theo cách này ?”, “Kết luận của tôi về vấn đề này là gì ?”, … Ngoài ra GV cũng lưu ý các em ghi rõ ngày, cách tổ chức công việc và nhắc HS đọc lại những gì đã viết; … 1.4. Tiến trình sư phạm của các hoạt động nghiên cứu khoa học theo các bước của phương pháp "Bàn tay nặn bột" Bước Nhiệm vụ của học sinh SD vở Vai trò của giáo viên TN 1. Đưa ra tình huống Quan sát, thực hiện thí nghiệm Chuẩn bị một tình huống mở có liên quan đến vấn xuất phát 2. Hình đề khoa học đặt ra Đặt ra các câu hỏi Kiểm soát lời nói, cấu trúc câu hỏi, chính xác hóa từ vựng của học sinh thành biểu tượng ban đầu của học Trình bày các ý tưởng của sinh mình, đối chiếu với các bạn của học sinh, tổ chức đối khác chiếu các biểu tượng ban x Chính xác hóa các ý tưởng đầu của học sinh. 3. Đề xuất Bắt đầu từ những vấn đề khoa x Giúp học sinh hình thành dự đoán/ giả học được xác định, xây dựng thuyết và giả thuyết các vấn đề khoa học và tiếp theo là đưa ra các giả phương án thuyết khoa học (chú ý làm kiểm chứng rõ và quan tâm đến sự khác biệt giữa các ý kiến ... thí nghiệm thể kiểm ... quan sát ý kiến sau một thời gian đủ chứng các giả ... điều tra để học sinh có thể suy thuyết bằng... ... nghiên cứu nghĩ. Khẳng định lại các ý kiến tài liệu x Tổ chức việc đối chiếu các Hình dung có về phương pháp kiểm chứng giả thuyết mà học sinh đề xuất 4. Tìm tòi - Kiểm chứng các giả thuyết Tập hợp các điều kiện thí nghiên cứu bằng một hoặc các phương nghiệm, … nhằm kiểm nhằm kiểm chứng các pháp đã hình dung ở trên (thí nghiệm, quan sát, điều tra, chứng các ý tưởng nghiên cứu được đề xuất dự đoán/ giả nghiên cứu tài liệu) thuyết Thu nhận các kết quả và ghi x chép lại để trình bày 5. Kết luận, Kiểm tra lại hệ thống tính hợp lí kiến thức pháp trình bày kết quả. của các giả thuyết Giúp học sinh phương Nếu giả thuyết sai, quay Động viên học sinh và yêu lại bước 2 cầu bắt đầu lại tiến trình nghiên cứu Nếu giả thuyết đúng: Kết luận x Giúp học sinh hình thành kết luận. và ghi nhận chúng. Phần 2: Tổ chức hoạt động dạy học một số chủ đề theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" 2.1. Tự nhiên & Xã hội 1 Chủ đề: Tự nhiên Bài 22: Cây rau 1.Nội dung bài học áp dụng PP BTNB: tìm hiểu các bộ phận của một cây rau cải 2.Mục tiêu hoạt động: sau hoạt động: -Kiến thức: HS nhận biết được các bộ phận của một cây rau cải -Kĩ năng: HS nêu được các bộ phận của cây rau 3.PP thí nghiệm sử dụng: PP quan sát 4.Dụng cụ thí nghiệm và tài liệu học tập: một số cây rau cải (cải bẹ, cải ngọt, cải cay…) 5.Tiến trình đề xuất tham khảo: a. Tình huống xuất phát: -GV yêu cầu HS kể tên 1 số loại cây rau mà các em được ăn trong gia đình. (HS nêu: rau dền, rau mồng tơi, rau muống, rau cải …) -GV đưa ra câu hỏi gợi mở: Em biết gì về cây rau cải? b. Nêu ý kiến ban đầu của HS: -GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình về cây rau cải vào vở thí nghiệm, sau đó thảo luận nhóm 4 hoặc 6 để ghi vào bảng nhóm. *Ví dụ một vài ý kiến khác nhau của HS về cây rau cải như: +Cây rau cải có nhiều lá có thể ăn được +Cây rau cải có vị đắng +Cây rau cải có vị ngọt +Cây rau cải có màu xanh +Cây rau cải có lá to, có rễ +Cây rau cải dùng để nấu canh hoặc xào +Cây rau cải rất tốt cho sức khỏe con người c. Đề xuất các câu hỏi: -Từ việc suy đoán của học sinh do các cá nhân đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về các bộ phận của cây rau cải. *Ví dụ các câu hỏi do HS nêu ra như: +Ngoài màu xanh, cây rau cải còn có những màu nào nữa? +Cây rau cải có nhiều lá hay ít lá? +Cây rau cải có rễ không? Rễ nằm ở đâu? +Cây rau cải có thân không? Thân cây dài hay ngắn? +Cây rau cải có ăn sống được không? -GV gom các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu các bộ phận của cây rau cải, những câu hỏi không liên quan GV bỏ qua, hẹn với HS sẽ tìm hiểu vào dịp khác), ví dụ câu hỏi GV cần có: + Cây rau cải có các bộ phận nào? … d. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu: - GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu các bộ phận của cây rau cải. (HS có thể đề xuất nhiều cách khác nhau, GV nên chọn cách quan sát cây rau cải để tiện cho HS nghiên cứu) -Trước khi HS quan sát cây rau cải, GV yêu cầu HS viết dự đoán vào vở thí nghiệm với các mục (hoặc nếu HS còn chậm, GV có thể in sẵn các phiếu để HS viết vào, cuối buổi học GV yêu cầu HS dán phiếu vào vở thí nghiệm): Câu hỏi Dự đoán Cách tiến hành Kết luận Cây rau cải có có các bộ phận Có lá, rễ nào? -GV phát cho mỗi nhóm HS 1-2 cây rau cải (khác loại) để các em quan sát -HS tiến hành quan sát cây rau cải theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3 và điền thông tin vào các mục còn lại trong phiếu (vở thí nghiệm) sau khi quan sát cây rau cải: Ví dụ có HS có thể điền như sau: Câu hỏi Dự đoán Cây rau cải có các bộ phận Có lá, rễ nào? Cách tiến hành Kết luận Quan sát cây cải Có lá, thân và rễ e.Kết luận, kiến thức mới: - Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành quan sát cây rau cải. - Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức. (Ví dụ: Ban đầu em dự đoán cây rau cải có những bộ phận nào? Sau khi quan sát em rút ra được kết luận như thế nào?) (Sau khi áp dụng PP BTNB vào hoạt động tìm hiểu các bộ phận của cây rau cải, GV sử dụng các PP dạy học khác để cho các em tìm hiểu các kiến thức còn lại của bài học Cây rau) Chủ đề: Tự nhiên Bài: Con cá 1.Nội dung bài học áp dụng PP BTNB: các bộ phận của con cá 2.Mục tiêu hoạt động: sau hoạt động: -Kiến thức: HS nhận biết được các bộ phận của con cá -Kĩ năng: HS có kĩ năng kể tên được các bộ phận bên ngoài của cá 3.PP thí nghiệm sử dụng: PP quan sát 4.Dụng cụ thí nghiệm và tài liệu học tập: một số loại cá (sống hoặc chết): cá giết, cá trê, cá tràu, cá nục, cá rô … 5.Tiến trình đề xuất tham khảo: a. Tình huống xuất phát: -Theo em, cá sống ở đâu? (HS: Cá sống ở ao, hồ, sông, suối, biển …) -GV đưa ra yêu cầu: Hãy vẽ một con cá vào vở thí nghiệm theo suy nghĩ của riêng em. b. Nêu ý kiến ban đầu của HS: -HS tưởng tượng và nhớ lại những hình ảnh về cá mà các em biết được trong vốn sống của mình rồi vẽ lại vào vở thí nghiệm. -GV yêu cầu HS trình bày hình ảnh đã vẽ của các em về con cá trước lớp, sau đó thảo luận nhóm 4 để vẽ con cá theo tưởng tưởng vào bảng nhóm. c. Đề xuất các câu hỏi: -Từ các hình ảnh vẽ con cá theo suy đoán của các em, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu, hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các hình vẽ đó, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về các bộ phận của con cá. *Ví dụ các câu hỏi do HS nêu ra như: +Con cá có bao nhiêu mắt? +Cá có vảy không? +Cá có bao nhiêu cái vây? +Vì sao có con cá rất to nhưng cũng có con rất nhỏ? +Cá có hình dáng như thế nào? Cá có những bộ phận nào? +Ăn cá tốt cho sức khỏe con người như thế nào? -GV gom các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu các bộ phận của con cá), ví dụ câu hỏi GV cần có: + Con cá có các bộ phận nào? … d. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu: - GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu các bộ phận của con cá. (HS có thể đề xuất nhiều cách khác nhau, GV nên chọn cách quan sát con cá để tiện cho HS nghiên cứu) -Trước khi HS quan sát, GV yêu cầu HS viết dự đoán vào vở thí nghiệm với các mục (hoặc GV có thể in sẵn các phiếu để HS viết vào, cuối buổi học GV yêu cầu HS dán phiếu vào vở thí nghiệm): TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI – BÀI 25: CON CÁ 1.Câu hỏi: ………………………………………………….. 2.Dự đoán: …………………………………………………. 3.Cách tiến hành thí nghiệm: …………………………….... 4.So sánh kết quả với dự đoán ban đầu: 5.Kết luận: -GV phát cho mỗi nhóm 1-2 loại cá khác nhau để sự quan sát của các em được phong phú -HS tiến hành quan sát các con cá theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3 và điền thông tin vào các mục còn lại trong vở thí nghiệm (phiếu) sau khi quan sát các loại cá: Ví dụ có HS có thể điền tiếp thông tin vào vở thí nghiệm như sau: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI – BÀI 25: CON CÁ 1.Câu hỏi: Con cá có những bộ phận nào? 2.Dự đoán: con cá có đầu, có đuôi, có mắt cá … 3.Cách tiến hành thí nghiệm: quan sát con cá trê và cá rô 4.So sánh kết quả với dự đoán ban đầu: cá trê và cá rô đều có đầu, có đuôi, có hai con mắt, có vây, có vẩy, có mang; cá trê có vài sợi râu ở miệng … So với dự đoán ban đầu, nhóm em phát hiện thêm 1 số bộ phận của con cá như râu cá, mang cá, vẩy và vây cá 5.Kết luận: cá có mắt, có đầu, có đuôi, có vây, có vẩy, có mang, có râu … e.Kết luận, kiến thức mới: - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành quan sát các loại cá (có thể mỗi nhóm quan sát một loại cá khác nhau nên trong phần báo cáo kết quả sẽ có nhóm có thêm 1 hoặc vài bộ phận khác của cá, ví dụ: cá trê có râu) -GV hướng dẫn học sinh so sánh lại với các hình vẽ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức. (Ví dụ: Ban đầu em vẽ con cá có những bộ phận nào? Sau khi quan sát con cá em rút ra được kết luận như thế nào?) -Yêu cầu HS vẽ lại con cá với các bộ phận đầy đủ sau khi học. (Sau khi áp dụng PP BTNB vào hoạt động tìm hiểu các bộ phận của con cá, GV sử dụng các PP dạy học khác để cho các em tìm hiểu các kiến thức còn lại của bài học Con cá) 2.2. Tự nhiên & Xã hội 2 Chủ đề: Con người và sức khỏe Bài 3: Hệ cơ 1.Nội dung bài học áp dụng PP BTNB: tìm hiểu một số cơ của cơ thể, sự thay đổi của cơ bắp khi tay co và duỗi 2.Mục tiêu hoạt động: sau khi học: -Kiến thức: HS biết được một số cơ của cơ thể, sự thay đổi của cơ bắp khi tay co và duỗi -Kĩ năng: HS gọi được tên các cơ của cơ thể, nói được sự thay đổi của cơ bắp khi tay co và duỗi 3.PP thí nghiệm sử dụng: PP quan sát tranh ảnh và quan sát vật thật 4.Dụng cụ thí nghiệm và tài liệu học tập: Hình vẽ số 1 (a và b) trang 8 – TN&XH lớp 2 (GV scan hình và sử dụng GAĐT để chiếu cho HS quan sát), một số con ếch thật, giấy (khăn) lau, dao, kéo …. 5.Tiến trình đề xuất tham khảo: a.Tình huống xuất phát: -Sau khi kiểm tra bài cũ, bài 2 - Bộ xương, GV nêu câu hỏi: Trong cơ thể chúng ta, bộ xương được bao bọc bởi cái gì? (HS: bởi da, bởi thịt …) -GV giới thiệu: Trong cơ thể chúng ta, bộ xương được bao bọc bởi hệ cơ và các bộ phận khác. Vậy, các em biết gì về hệ cơ trong cơ thể chúng ta? b.Nêu ý kiến ban đầu của HS: -GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về hệ cơ trong cơ thể, sau đó thảo luận nhóm 4 hoặc 6 để ghi vào bảng nhóm. *Ví dụ về suy nghĩ ban đầu của HS: +Trong cơ thể có cơ bắp tay, cơ bắp chân +Trong cơ thể cơ ở khắp nơi +Trong cơ thể có cơ mặt +Cơ bảo vệ cho xương +Chúng ta có thể làm cơ cử động c.Đề xuất các câu hỏi: -Từ việc suy đoán của học sinh do các cá nhân (các nhóm) đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về các loại cơ trong cơ thể. *Ví dụ HS nêu các câu hỏi liên quan đến hệ cơ như: +Trong cơ thể chúng ta có cơ ngực không? +Trên khuôn mặt có cơ không? +Trên tay và chân có cơ không? +Cơ có màu gì? +Cơ dùng để làm gì? +Cơ cứng hay mềm? +Cơ có hình dáng như thế nào? -GV gom các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về một số cơ của cơ thể), ví dụ câu hỏi GV cần có: +Có những loại cơ nào trong cơ thể chúng ta? +Khi tay chúng ta co và duỗi, bắp cơ thay đổi như thế nào? d.Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu: *Để trả lời câu hỏi 1: Có những loại cơ nào trong cơ thể chúng ta? -GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu về các loại cơ trong cơ thể. (HS có thể đề xuất nhiều cách khác nhau, GV nên chọn cách quan sát hệ cơ bằng hình vẽ số 1 SGK để HS biết được 1 số cơ của cơ thể) -HS viết dự đoán vào vở thí nghiệm với các mục (hoặc GV có thể in sẵn các phiếu để HS viết vào, cuối buổi học GV yêu cầu HS dán phiếu vào vở thí nghiệm): Câu hỏi Dự đoán Cách tiến hành Kết luận Có những loại cơ nào trong cơ Cơ tay, cơ thể chúng ta? chân, cơ bụng -GV cho HS xem hình vẽ số 1 SGK để các em quan sát các loại cơ trong cơ thể -HS tiến hành quan sát hình số 1 theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho câu hỏi và điền thông tin vào các mục còn lại trong (phiếu) vở thí nghiệm sau khi quan sát hình 1: Ví dụ có HS có thể điền như sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan