Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công c...

Tài liệu Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức bộ máy hành chính nhà nước

.PDF
98
6
89

Mô tả:

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI KHOA LUËT ************* NGUYÔN THÞ KIM NHUNG PHßNG, CHèNG THAM NHòNG Tõ ph-¬ng DIÖN GI¸O DôC PH¸P LUËT §èI VíI C¸N Bé, C¤NG CHøC Bé M¸Y HµNH CHÝNH NHµ N¦íC Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử NN & PL Mã số: 60.38.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Hồng Anh HÀ NỘI, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Kim Nhung 1 DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT GDPL: Giáo dục pháp luật PCTN: Phòng chống tham nhũng QLNN: Quản lý nhà nước TTCP: Thanh tra Chính phủ XHCN: Xã hội chủ nghĩa VKSNDTC: Viện kiểm sát Nhân dân tối cao 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu quan trọng, song đất nước ta cũng còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có sự hoành hành của tệ tham nhũng. Tham nhũng đã trở thành "quốc nạn". Tham nhũng cản trở quá trình phát triển kinh tế. Tham nhũng làm đảo lộn các giá t rị đạo đức. Tham nhũng làm vẩn đục các quan hệ xã hội. Do vậy, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng luôn được coi là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mà Thanh tra Nhà nước giữ một vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tham nhũng là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất của các chế độ xã hội và đặc biệt nguy hiểm đối với chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước hết, nó làm tha hoá bộ máy Nhà nước, làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, nhất là những viên chức ở cấp cao, có quyền lớn. Những cán bộ, viên chức có hành vi tham nhũng mất đi khả năng điều hành, xử lý công việc một cách đúng đắn. Một khi chính họ đã trở thành những kẻ phạm pháp thì nói gì đến chức năng "Cầm cân nẩy mực" trong đời sống xã hội. Tham nhũng làm cho nhân dân mất tin tưởng, thậm chí bất bình, oán thán bộ máy Nhà nước, do đó làm cho Nhà nước tách rời, thậm chí đối lập với nhân dân. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với Nhà nước ta, bởi nó như một sự làm trái, thậm chí phản bội lại những lý tưởng cao cả mà quần chúng vẫn tin tưởng hết 3 lòng hy sinh phấn đấu. Trong cơ chế thị trường hiện nay, ngoài những thế mạnh cần được phát huy để phát triển kinh tế, xã hội, cơ chế thị trường còn có những tồn tại nhất định, trong đó nạn tham nhũng đang có xu hướng nẩy nở lan rộng, trở thành một trong bốn nguy cơ của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta và đã thật sự trở thành quốc nạn. Công tác PCTN đã trở thành một yêu cầu bức xúc của toàn xã hội, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tư tưởng, tổ chức của từng thành viên trong xã hội. Một trong những giải pháp quan trọng nhằm PCTN có hiệu quả đó là công tác giáo dục pháp luật về PCTN cho mọi chủ thể nhằm góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các tầng lớp nhân dân, không những thế còn góp phần nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật và hiệu quả quản lý nhà nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác GDPL, trong những năm qua, các cơ quan nhà nước, các cơ sở, các tổ chức đã rất quan tâm đến công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN đăc biệt cho đối tượng là đội ngũ cán bộ, công chức, vì vậy công tác này đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đó, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật về PCTN cho đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính còn bộc lộ những hạn chế sau đây: Thứ nhất, hoạt động thông tin, tuyên truyền pháp luật của các cơ quan, tổ chức nhiều khi chưa gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng năm chưa đều, chất lượng chưa cao. Các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng thời gian qua được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, song một số 4 văn bản không được tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thường xuyên, nên quá trình triển khai thực hiện còn thiếu thống nhất, công dân, cơ quan, tổ chức gặp khó khăn khi thực hiện các quy định pháp luật. Thứ hai, nội dung giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa phong phú, đa dạng, chưa được chuẩn hoá. Đối tượng được tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn hẹp, thời gian qua mới tập trung vào thực hiện Đề án 137 đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó hình thức, phương pháp tuyên truyền còn đơn điệu, tự phát, thiếu sự gắn kết giữa các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật; chưa thu hút được sự tham gia sâu của báo chí và các phương tiện thông tin chúng. Thứ ba, các cơ quan, tổ chức làm công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN chưa có đội ngũ báo cáo viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật; nghiệp vụ về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được nghiên cứu, hướng dẫn đầy đủ, do vậy, khi triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu tổ chức và mời báo cáo viên. Thứ tư, điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cũng còn khiêm tốn; kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhiều khi chưa được ưu tiên, đảm bảo. Trước những hạn chế, bất cập nêu trên thì cần phải triển khai nghiên cứu thấu đáo về công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến trong thực tế, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Do vậy, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng cho đội ngũ cán bộ, công chức trong 5 hệ thống cơ quan là vô cùng quan trọng và cần thiết. Với lý do đó, tôi chọn đề tài “Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức bộ máy hành chính nhà nước” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ luật học chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Có thể nói rằng GDPL là một vấn đề mang tính cấp thiết của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là vấn đề được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm. Trong thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã được công bố như: - Luận án Phó tiến sĩ của Lê Đình Khiêm (1993), Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ở nước ta hiện nay, Hà Nội. - Xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật(1995), do TSKH Đào Trí Úc chủ biên, Hà Nội. - Một số vấn đề giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số(1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Luận án tiến sĩ của Dương Thanh Mai (1996), Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta – thực trạng và giải pháp; - Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay(1997), của Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp, Nxb Thanh niên, Hà Nội. - Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện nhà nước và Pháp luật, Học viện chính trị Quốc gia (2000), Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các Trường chính trị ở nước ta hiện nay, Hà Nội. - Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Văn Trầm(2002), Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định, Hà Nội . 6 - Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị của Quách Văn Trang (2002), Tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, chính quyền cơ sở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội. - Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay(2003), của tác giả Tô Tử Hạ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, … - Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị của Lê Thị Xuân Hương (2009), Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa hiện nay, Hà Nội. - Luận văn thạc sĩ luật học của Đinh Thị Loan(2010), “Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang, Hà Nội. Những công trình nghiên cứu, tài liệu nêu trên là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị, mang tính lý luận và thực tiễn cao. Nhưng các công trình nay chỉ mới dừng lại nghiên cứu ở góc độ lý luận chung về các vấn đề giáo dục pháp luật nói chung cho đội ngũ cán bộ, công chức trong tỉnh hoặc trong cơ quan nhà nước mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng cho đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan nhà nước. Vì vậy, đây là đề tài mới, đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề này. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: - Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận về phòng, chống tham nhũng; giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, từ đó đánh giá đúng thực trạng và nhằm xác định những phương hướng, giải pháp để đổi mới công tác giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng cho đối tượng nêu trên. 7 * Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tham nhũng; phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức trong bộ máy cơ quan hành chính nhà nước. - Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức và công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam - Từ thực trạng đó, đưa ra những yêu cầu, quan điểm và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước * Phạm vi nghiên cứu của luận văn: - Những vấn đề lý luận về phòng, chống tham nhũng; giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng. - Thực trạng công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay. - Yêu cầu, quan điểm, giải pháp đổi mới công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước 8 và pháp luật. Cùng với các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước kiểu mới, về việc tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ phục vụ nhân dân. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: đề tài sẽ sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp khảo sát thực tế; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp phân tích, đối chiếu; Phương pháp so sánh; Phương pháp tọa đàm trao đổi. 6. Tính mới và những đóng góp của luận văn - Nhìn nhận thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của chúng ta hiện nay - Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước. - Cho thấy rõ tác hại của tê nạn tham nhũng đối với sự phát triển của xã hội. - Đổi mới công tác giáo dục pháp luật để góp phần phòng, chống tham nhũng có hiệu quả - Góp phần đưa ra những giải pháp nhằm giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong thời gian tới đem lại hiệu quả cao. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung của luận văn được cấu trúc thành 03 chương: Chương I: Cơ sở lý luâ ̣n về phòng , chống tham nhũng , giáo dục pháp luâ ̣t về phòng , chố ng tham nhũng cho cán bô ̣ , công chức trong bô ̣ máy hành chính nhà nước 9 Chương II: Thực tra ̣ng phòng , chống tham nhũng , giáo dục pháp luật về phòng, chố ng tham nhũng cho cán bô ,̣ công chức trong bô ̣ máy hành chiń h nhà nước ở nước ta Chương III: Yêu cầ u , quan điểm, giải pháp đổi mới giáo dục pháp luật về phòng, chố ng tham nhũng cho cán bô ,̣ công chức trong bô ̣ máy hành chiń h nhà nước ở nước ta 10 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨ NG CHO CÁN BỘ, CÔNG CHƢ́C TRONG BỘ MÁ Y HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 1.1. Quan niệm về tham nhũng, phòng, chống tham nhũng 1.1.1. Quan niê ̣m về tham nhũng Tham nhũng là mô ̣t p hạm trù xã hội mang tính lịch sử , tham nhũng luôn gắ n bó chă ̣t chẽ với sự tồ n ta ̣i và phát triể n của bô ̣ máy nhà nước . Về mă ̣t lý luận, không thể có tê ̣ tham nhũng ngoài nhà nước , tách khỏi bộ máy quản lý, cai tri.̣ Tham nhũng là căn bệnh đồng hành, đă ̣c trưng của mo ̣i nhà nước, là khuyế t tâ ̣t bẩ m sinh của quyề n lực , là biểu hiện của sự “tha hóa quyền lực nhà nước”, là căn bệnh không thể tránh khỏi của các chế đô . L.Montesquieue nhà tư tưở ng lớn người Pháp ở thế kỷ thứ XVI đã chỉ rõ : “ mo ̣i người có quyề n lực đề u có xu hướng la ̣m du ̣ng quyề n lực đó”. Giữa các quố c gia khác nhau , biể u hiê ̣n của hành vi tham nhũng và quan niê ̣m về tham nhũng cũng khác nhau . Trong mô ̣t quố c gia thì ở các giai đoa ̣n lich ̣ sử khác nhau điề u kiê ̣n xã hô ̣i và các chủ thể mang quyề n lực khác nhau thì hành vi tham nhũng cũng có những biể u hiê ̣n khác nhau. Vì vậy, viê ̣c đưa ra mô ̣t khái niê ̣m hay đinh ̣ nghiã hoàn chỉnh phản ánh đúng bản chất hành vi tham nhũng và đươ ̣c chấ p nhâ ̣n rô ̣ng raĩ là điề u không đơn giản. Tuy nhìn nhâ ̣n dưới nhiề u góc đô ̣ khác nhau , nhưng nhìn chung các quố c gia, các học giả đều nhận định: Tham nhũng là mô ̣t hiê ̣n tươ ̣ng xã hô ̣i có tính lịch sử , xuấ t hiê ̣n trong xã hô ̣i có phân chia giai cấ p và hiǹ h thành nhà nước. Tham nhũng là mô ̣t biể u hiê ̣n của sự lơ ̣i du ̣ng hay la ̣m du ̣ng quyề n lực nhà nước và được thực hiện bởi chủ thể 11 đươ ̣c nhà nước trao quyề n . Tham nhũng ngày nay không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấ n đề toàn cầ u . Các quốc gia trên thế giới đang cùng nhau thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để phòng ngừa và đấu t ranh chố ng tham nhũng. Đó cũng là lý do khiế n 136 quố c gia trên thế giới phê chuẩ n , tham gia và áp du ̣ng các biê ̣n pháp thực thi công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (United nations Convention Against Corruption, viế t tắ t là: UNCAC, đươ ̣c thông qua ngày 31/10/2003. Viê ̣t Nam phê chuẩ n UNCAC ngày 1/7/2009). UNCAC không đưa ra đinh ̣ nghiã về tham nhũng mà chỉ có mô ̣t số điề u khoản mô tả các loại hành vi tham nhũng , đồ ng thời yêu cầ u các quố c gia trong điề u kiê ̣n thực tế của miǹ h có trách nhiê ̣m nô ̣i luâ ̣t hóa để xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng như : hố i lô ̣, tham ô, biể n thủ công quỹ hoă ̣c hành vi của công chức lợi dụng chức vụ , quyề n ha ̣n chiế m đoa ̣t tài sản , lơ ̣i dụng ảnh hưởng để trục lợi... Ở Việt Nam khái niệm “tham nhũng” được nhiều nhà khoa học , nhà làm luật và người áp dụng luật quan tâm nghiên cứu . Cho đế n nay trước khi có Luật PCTN được ban hành đã có nhiều khái niệm khá c nhau về tham nhũng được đưa ra như: “Tham nhũng là hiê ̣n tươ ̣ng những người có chức vu ,̣ quyề n ha ̣n cố tình làm trái với những qui định chung nhằm vơ vét tài sản của công cho bản thân mình hoặc cho người khác” hoặc “Tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền lực để nhũng nhiễu , lấ y tiề n của của nhà nước và nhân dân phục vụ cho lợi ích cá nhân” hay “Tham nhũng là viê ̣c những người trong bô ̣ máy Đảng , Nhà nước , trong đơn vi ̣kinh tế và tổ chức xã h ội lợi dụng địa vị công tác của mình để vụ lơ ̣i cho cá nhân , gây thiê ̣t ha ̣i đế n lơ ̣i ích nhà [57,tr.21-22] 12 nước và của nhân dân” ... Thuâ ̣t ngữ “tham nhũng” đươ ̣c sử du ̣ng sớm nhấ t trong các văn bản pháp luật của nhà nước Việt Nam ta ̣i Quyế t đinh ̣ số 240- HĐBT (ngày 26/6/1990) về đấ u tranh chố ng tham nhũng của Hô ̣i đồ ng Bô ̣ trưởng (nay là Chính phủ) và nghị quyết của Quốc hội (ngày 30/12/1993) về thực hành tiế t kiê ̣m chố ng lañ g phi,́ Theo từ điể n Ti ếng Việt, “tham nhũng” đươ ̣c hiể u là hành vi “lơ ̣i du ̣ng quyề n hành để nhũng nhiễu nhân dân và lấ y của”[18, tr. 910] Theo Từ điể n giải thić h thuâ ̣t ngữ Luâ ̣t ho ̣c , “tham nhũng” đươ ̣c hiể u là (hành vi) lơ ̣i du ̣ng chức vu ̣ , quyề n ha ṇ hưởng lơ ̣i ić h vâ ̣t chấ t trái pháp luâ ̣t , gây thiê ̣t ha ̣i cho tài sản của Nhà nước , tâ ̣p thể , cá nhân, xâm pha ̣m hoa ̣t đô ̣ng đúng đắ n của cơ quan, tổ chức”. [56, tr. 109] Theo quy đinh ̣ của pháp lê ̣nh chố ng tham nhũng của Viê ̣t Nam năm 1998 thì tham nhũng “là hành vi của người có chức vụ, quyề n ha ̣n đã lơ ̣i du ̣ng chức vu ,̣ quyề n ha ̣n đó để tham ô , hố i lô ̣ hoă ̣c cố ý làm trái pháp luâ ̣t vì đô ̣ng cơ vu ̣ lơ ̣i , gây thiê ̣t ha ̣i cho tài sản của nhà nước , tâ ̣p thể và cá nhân , xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức”. Theo quy đinh ̣ ta ̣i Khoản 2 Điề u 1 Luâ ̣t PCTN năm 2006, khái niệm tham nhũng đươ ̣c hiể u : “là hành vi của người có chức vu ̣ , quyề n ha ̣n đã lơ ̣i dụng chức vụ , quyề n hạn đó vì vụ lợi” . Đinh ̣ nghiã này đươ ̣c giữ nguyên trong Luâ ̣t sửa đổ i , bổ sung mô ̣t số điề u của Luâ ̣t PCTN đã đươ ̣c Quố c hô ̣i xem xét thông qua ta ̣i kỳ ho ̣p thứ 4 (tháng 10-11/2012) Qua khái niê ̣m “tham nhũng” trong pháp lê ̣nh chố ng tham nhũng (1998) và Luật PCTN (2006) đã cho thấ y sự khác nhau ở nhâ ̣n thức và quan niê ̣m của nhà lâ ̣p pháp về tham nhũng . Nế u như trong pháp lê ̣nh đinh ̣ nghiã “tham nhũng” dưới da ̣ng liê ̣t kê các hành vi thì luâ ̣t PCTN đã đinh nghĩa ̣ “tham nhũng” có tính khái quát cao hơn thông qua viê ̣c nêu ra các đă ̣c điể m của “tham nhũng” . Căn cứ vào đó , các cơ quan chức năng sẽ xem xét , đánh giá hành vi để xác định hành vi tham nhũng. 13 Khái niệm tham nhũng trong Luậ t PCTN (2006) phản ánh được đầy đủ hơn về tham nhũng hiê ̣n nay vì cũng giố ng như các nước khác trên thế giới , tham nhũng ở Viê ̣t nam có biể u hiê ̣n rấ t đa da ̣ng dưới nhiề u hiǹ h thức khác nhau, trong nhiề u liñ h vực khác nhau . Vì vâ ̣y, viê ̣c mô tả , liê ̣t kê những hành vi tham nhũng cùng với những đă ̣c điể m cu ̣ thể của nó là điề u không thể và không cầ n thiế t và sẽ dẫn đế n tiǹ h tra ̣ng “bỏ lo ̣t”. 1.1.2. Quan niệm về phòng, chống tham nhũng Ở Việt Nam, sau cách mạng tháng Tám, ngay từ những ngày đầu Cách mạng mới thành công, trong nhiều bài nói, bài viết và trong các bức thư gửi các cơ quan dân chính của Nhà nước, Hồ Chí Minh đã luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc sự nguy hiểm, tìm ra bản chất, nguyên nhân của tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chủ Tịch đã nêu ra hàng luật biện pháp nhằm đấu tranh PCTN. Người nói: “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp” [21, tr.576]. Theo Hồ Chủ Tịch, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu chính là biện pháp phòng ngừa tham ô, lãng phí hữu hiệu nhất. Để đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân hiệu quả, Người chỉ thị, “Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên” [20, tr.439]. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quan điểm, chủ trương, giải pháp, quy định về PCTN, theo đó Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí” đã đề ra 5 quan điểm chỉ đạo đối với công tác PCTN như sau: 14 Thứ nhất, Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác PCTN, lãng phí, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và của toàn dân, thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự. PCTN liên quan đến ổn định chính trị, đến sự tồn vong của chế độ, do vậy Đảng phải lãnh đạo sát sao lĩnh vực công tác này, từ việc đề ra chủ trương, giải pháp, chỉ đạo tổ chức thực hiện cho đến thường xuyên kiểm tra việc thực thi trên thực tế. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, của tất cả tổ chức Đảng và đảng viên. Thứ hai, PCTN phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Thứ ba, vừa tích cực, chủ động phòng ngừa; vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, trong đó phòng ngừa là chính, gắn PCTN, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu. Thứ tư, PCTN, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục nhưng bước đi vững chắc, tích cực, có trọng tâm, trọng điểm. Thứ năm, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài. Về cơ bản tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật hướng tới mục đích vụ lợi của những người có quyền lực. Chính vì vậy mà cuộc đấu tranh chống tham nhũng là hết sức cam go, phức tạp, cần có một sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội. Ở đây chính là sự thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, hoạt động của các cơ quan nhà nước và sự tham gia của quần chúng nhân dân. Mặt khác PCTN là cuộc đấu tranh lâu dài và toàn diện, bao gồm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, chính vì vậy mà khi bàn đến cơ chế đấu tranh chống tham nhũng sẽ là đề cập đến một vấn đề hết sức rộng lớn. 15 Vậy PCTN được hiểu là tổng thể các biện pháp của các cơ quan có thẩm quyền nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh của các chủ thể được trao quyền lực công lợi dụng quyền lực công đó để thực hiện hành vi tư lợi. Các biện pháp PCTN là cách thức tác động mà các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp và mọi cá nhân trong xã hội sử dụng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống mầm mống phát sinh tham nhũng, các hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao nhằm chiếm đoạt bất hợp pháp lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác cho mình hoặc cho người khác. Xuất phát từ đặc trưng của “tham nhũng” là: Chủ thể có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao và hành động vì mục đích vụ lợi, có thể thấy, PCTN có những đặc điểm như sau: - Tham nhũng là căn bệnh của quyền lực, đấu tranh PCTN chủ yếu và trước hết là chống tham nhũng trong bộ máy quyền lực. Đối tượng của nó chính là bản thân những con người và khuyết tật của hệ thống các cơ quan trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Trong số các đối tượng tham nhũng, có những người có chức vụ cao, là đảng viên đảm nhiệm những vị trí lãnh đạo quan trọng trong hệ thống các cơ quan của bộ máy Đảng và Nhà nước. Lực lượng đấu tranh luôn phải chịu những sức ép, lực cản vô hình và đối đầu với những cám dỗ không dễ vượt qua. Vì thế, cần có quyết tâm và nỗ lực tập trung cao độ; thiếu quyết tâm, nỗ lực sẽ không thể PCTN. - Chống tham nhũng nhằm tìm ra những kẻ thoái hóa, biến chất trong hàng ngũ cán bộ, công chức, vạch ra những hành vi vi phạm để trừng trị và quan trọng hơn là chúng ta tìm ra được những khiếm khuyết của bộ máy nhà nước, để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện bộ máy bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong QLNN ở các cấp các ngành. Do vậy, rất cần sự chung tay của toàn hệ thống chính trị. 16 - Tính chất của công tác đấu tranh PCTN là rất nghiêm trọng, phức tạp, nó liên quan đến sự ổn định chính trị, an ninh kinh tế và sự tồn vong của dân tộc, các đối tượng tham nhũng liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành, nhiều địa phương, có sự thông đồng, móc nối, che chắn từ nhiều phía. Do đó các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và xác minh, điều tra các vụ việc liên quan đến tham nhũng. - Lực lượng chủ yếu và trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh PCTN là các cơ quan QLNN và cơ quan bảo vệ pháp luật. Những cơ quan này có trọng trách rất lớn trong việc phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm về tham nhũng. 1.2. Khái niệm giáo dục pháp luật, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nƣớc 1.2.1. Khái niệm giáo dục pháp luật Cho đến nay, ở Việt Nam chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về GDPL, nhìn chung khái niệm GDPL chưa được thật sự có hệ thống. Và về cơ bản có các quan niệm như sau: - Trước hết, quan niệm cho rằng, pháp luật là những quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung. Vì vậy mọi công dân đều phải có nghĩa vụ tuân thủ thủ theo pháp luật, theo đó không cần đặt vấn đề giáo dục pháp luật nữa. Pháp luật không thể là cái thuộc tính tuyên truyền, vận động, ngược lại, bản thân pháp luật sẽ tự thực hiện chức năng của mình bằng chính các quy định về quyền và nghĩa vụ thông qua các chế tài đối với những người tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh. - Quan điểm thứ hai, đồng nhất hoặc coi GDPL là một bộ phận của giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức. Vì thế chỉ cần thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức thì mọi công dân sẽ có ý thức 17 pháp luật cao, từ đó có sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Với quan niệm này đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài ở nước ta. Do đó, việc đào tạo các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực pháp luật chưa được nhà nước chú trọng đào tạo đúng mức, mãi đến năm 1979 mới có cơ sở chuyên ngành đào tạo các luật gia ở bậc đại học và đến những năm 1987- 1988, việc GDPL mới bắt đầu đưa vào chương trình giáo dục ở bậc phổ thông. - Quan niệm thứ ba, cho rằng GDPL đồng nhất với việc tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến các văn bản pháp luật. Và với quan niệm này, việc GDPL thực chất chỉ là các đợt tuyên truyền, vận động khi có văn bản pháp luật quan trọng của nhà nước mới được ban hành như: Hiến pháp, Bộ luật Dân Sự, Bộ luật đất đai, Bộ luật Hình sự hoặc trước các kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp….Một khi thực hiện tốt công tác này là đã thực hiện tốt công tác GDPL. Chính vì vậy mà coi công tác này là của các phương tiện thông tin đại chúng, của các cơ quan có chức năng tuyên truyền, vận động. Qua tất cả các quan niệm trên đây về GDPL có thể thấy rằng ở chúng đều có chung các đặc điểm là còn mang tính phiến diện, một chiều chưa thấy hết sự đặc trưng, sự tác động to lớn của công tác GDPL, do dó đã vô tình hoặc có thể là cố ý hạ thấp vai trò, giá trị xã hội của giáo dục pháp luật, nhiều quan hệ xã hội chủ yếu điều chỉnh bằng đạo lý chứ chưa được điều chinh bằng pháp luật theo kiểu “ phép vua thua lệ làng”. - Vì vậy để có khái niệm hoàn chỉnh đúng đắn nhất về GDPL chúng ta cần phải nhận thức khái niệm giáo dục theo hai nghĩa như sau: + Thứ nhất, GDPL là quá trình truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật giúp cho đối tượng được tác động hiểu và hình thành ở họ những tri thức pháp luật, tình cảm, niềm tin, hành vi phù hợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành. 18 + Thứ hai, GDPL là công tác, lĩnh vực hoạt động, bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật (xây dựng chương trình, kế hoạch GDPL; triển khai chương trình, kế hoạch GDPL thông qua việc áp dụng các hình thức, biện pháp GDPL; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, kế hoạch GDPL). Theo đó, luận văn xin được tiếp cận theo nghĩa thứ hai vì những nội dung sau đây: - Một là, Có thể nói quá trình hình thành và phát triển ý thức của con người là sản phẩm của cả một quá trình ảnh hưởng, tác động đồng thời của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Qua đó các điều kiện khách quan có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức của con người, đến việc hình thành nhân cách con người. Đó là những hoạt động chủ động, có mục đích, có tính định hướng, do con người thực hiện, khi con người được cung cấp những tri thức khoa học, tri thức về cuộc sống thì trong lòng họ sẽ dần hình thành lòng tin, tình cảm. Có như vậy, họ mới có được những nhận thức đúng đắn và điều chỉnh hành vi của con người một cách phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Vì vậy, quá trình GDPL phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, có định hướng, có tổ chức. Điều này, càng thấy rõ hơn trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế - xã hội đã có những biến đổi to lớn thu được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội… Hai là, khái niệm GDPL còn có ý nghĩa trong việc phân biệt phạm trù giáo dục với phạm trù ý thức pháp luật, hai phạm trù này có quan hệ mật thiết với nhau nhưng không phải là đồng nhất với nhau. Hoạt động GDPL là sự tác động của nhân tố chủ quan, là hoạt động có tính định hướng, có chủ định, có tính tổ chức, trong khi sự hình thành ý thức pháp luật là hình ảnh, sản phẩm của điều kiện khách quan. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan