Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp hiện n...

Tài liệu Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn

.PDF
126
615
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ TRANG PH¸P LUËT VÒ ¦U §·I §ÇU T¦ §èI VíI C¸C DOANH NGHIÖP TRONG KHU C¤NG NGHIÖP HIÖN NAY - MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ TRANG PH¸P LUËT VÒ ¦U §·I §ÇU T¦ §èI VíI C¸C DOANH NGHIÖP TRONG KHU C¤NG NGHIÖP HIÖN NAY - MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Trang MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ VÀ PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP ....................... 7 1.1. Tổng quan về khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại khu công nghiệp ................................. 7 1.1.2. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp........................................... 12 1.1.3. Vai trò điều chỉnh pháp luật về khu công nghiệp ............................... 15 1.2. Khái quát về ƣu đãi đầu tƣ và pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ................................. 17 1.2.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của ưu đãi đầu tư ................................... 17 1.2.2. Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ......................................................................................... 23 1.2.3. Quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay ............................................... 27 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 30 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM .................................................................. 31 2.1. Nội dung pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ....................................................... 31 2.1.1. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư .................................................. 31 2.1.2. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư ........................................................................ 38 2.1.3. Nội dung các ưu đãi đầu tư ................................................................. 40 2.2. Pháp luật về thủ tục thực hiện ƣu đãi đầu tƣ trong khu công nghiệp ....................................................................................... 58 2.2.1. Phân định thẩm quyền quản lý nhà nước ............................................ 58 2.2.2. Thủ tục cấp, điều chỉnh và bổ sung ưu đãi đầu tư .............................. 60 2.2.3. Vấn đề áp dụng và bảo đảm ưu đãi đầu tư .......................................... 63 2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp hiện nay .......................................... 64 2.3.1. Thực tiễn thực thi pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong KCN ............................................................................... 64 2.3.2. Những bấp cập và tồn tại của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ........................................... 68 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 80 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP ................. 81 3.1. Yêu cầu điều chỉnh và định hƣớng hoàn thiện pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ........... 81 3.1.1. Yêu cầu điều chỉnh của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp .................................................. 81 3.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp .................................................. 83 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện về nội dung các quy định về ƣu đãi đầu tƣ ........................................................................................... 86 3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện về thủ tục thực hiện ƣu đãi đầu tƣ ....... 90 Kết luận Chƣơng 3 ........................................................................................ 93 KẾT LUẬN .................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Association of Southeast Asian Nation - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CIEM : Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiên đại hoá DN : Doanh nghiệp ĐTTN : Đầu tư trong nước ĐTNN : Đầu tư nước ngoài FDI : Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA : Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KKT : Khu kinh tế KCNC : Khu công nghệ cao KT – XH : Kinh tế - xã hội TNCs : Transnational Corporations – Tập đoàn xuyên quốc gia TNDN : Thu nhập doanh nghiệp UBND : Uỷ ban nhân dân UNCTAD : United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển VAT : Thuế giá trị gia tăng WEPZA : World Expot Processing Zone Association - Hiệp hội thế giới về khu chế xuất WTO : World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ưu đãi đầu tư có tầm quan trọng chiến lược trong sự tăng trưởng kinh tế và mang lại những tác động tích cực đến kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Với mục tiêu góp phần tạo dựng môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh và cộng đồng doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam luôn chú trọng xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư nhằm tạo ra một khung pháp lý hoàn thiện và phù hợp. Các khu công nghiệp hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI. Qua các nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hình thành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển khu công nghiệp; khẳng định vai trò của khu công nghiệp là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tính đến hết tháng 12/2013, cả nước có 288 khu công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, trong đó có 190 khu công nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động. Như vậy, còn 98 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản [3]. Việc thiết lập một cơ chế về ưu đãi đầu tư phù hợp, bình đẳng, hiệu quả là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhà nước phải áp dụng tổng hợp và linh hoạt nhiều cơ chế khác nhau phù hợp với thực tế của quốc gia và đòi hỏi của hội nhập… Trong đó hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp là yêu cầu đặc biệt quan trọng. Hơn 7 năm thực hiện Luật Đầu tư – đạo luật từng được xem là “một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư tại Việt Nam”, đến nay Luật Đầu tư 2005 đã cho thấy khá nhiều điểm bất cập và 1 hạn chế trong đó các quy định về ưu đãi đầu tư. Yêu cầu sửa đổi Luật đầu tư đang là một đòi hỏi thiết yếu để hoàn thiện đạo luật với vị trí là một trong những văn bản quan trọng nhất về kinh doanh và đầu tư. Thiết nghĩ, việc xem xét, đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện về pháp luật ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp không chỉ góp phần hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đâu tư nói riêng mà còn góp phần xây dựng khung pháp luật đầu tư nói chung. Thực tế trên đặt ra một yêu cầu cơ bản là làm sao để xây dựng một thể chế về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được vận hành tốt để các chính sách đề ra phát huy hết các mặt mạnh của nó và đưa đến kết quả cuối cùng là tăng trưởng ngày càng nhanh, càng mạnh cho nền kinh tế quốc gia. Với đề tài “Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” tác giả phác họa bức tranh tổng thể các quy định về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của Việt Nam hiện nay. Trong luận văn này, tác giả cũng đề cập đến thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống các quy phạm pháp luật về ưu đãi đầu tư nói chung, trong đó tập trung cụ thể vào nghiên cứu chi tiết và toàn diện các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư, các biện pháp ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn triển khai các quy định này trên thực tế để từ đó đánh giá đúng hiệu quả và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư của Việt Nam nói chung và pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tại địa bàn đặc thù là các khu công nghiệp nói riêng. Xuất phát từ mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xác định là: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về ưu đãi đầu tư nói chung, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nói riêng và vai trò của pháp luật có liên quan; - Phân tích thực trạng pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng; 2 - Trên cơ sở phân tích những điểm hạn chế trong quy định và thực tiễn áp dụng các ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Với mong muốn chủ động đóng góp ý kiến để hoàn thiện môi trường pháp lý minh bạch, bình đẳng, phù hợp với thực tế, thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, Luận văn này hy vọng nhận được sự đánh giá, ủng hộ của các thầy cô trong hội đồng, theo đó thúc đẩy việc sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành trong thời gian sớm nhất, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những hành động thiết thực thực hiện theo phương châm chuyển từ một Nhà nước quản lý điều hành sang một Nhà nước kiến tạo và phát triển. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Về ưu đãi đầu tư, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau như: “Pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Lệ Thu; “Pháp luật của Việt Nam về ưu đãi đầu tư với thực tiễn ở tỉnh Quảng Ngãi”, của tác giả Phạm Thị Thanh Ngọc; “So sánh luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” của Phạm Thị Hải Yến; “Hoàn thiện pháp luật về khuyến khích đầu tư trong nước” của Hoàng Minh Sơn; “Hội nhập khu vực quốc tế về kinh tế và những vấn đề đặt ra với khung pháp lý về đầu tư” của Lê Thanh Nga v.v… Các công trình nghiên cứu trên từ các góc độ khác nhau đã phân tích, đánh giá pháp luật về ưu đãi đầu tư nói chung. Tuy nhiên, mỗi công trình có sự nhìn nhận từ các khía cạnh khác nhau, cũng có một số công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, báo quát và đi sâu vào đánh giá các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp hiện nay. Đây là luận văn thạc sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Luận văn: “Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp 3 trong Khu công nghiệp hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” có những đóng góp cơ bản sau: - Giải quyết tương đối đầy đủ và có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về ưu đãi đầu tư và pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; - Chứng minh sự cần thiết của các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung; - Đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của Việt Nam đồng thời nêu lên những kết quả đã đạt được và các bất cập tồn tại trong thực tiễn thực hiện các quy định về ưu đãi đầu tư tại các khu công nghiệp; - Từ những vấn đề lý luận, yêu cầu của thực tiễn, tác giả đưa ra một kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các quy định của pháp luật về các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư áp dụng đối với các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp bao gồm nhưng không giới hạn trong các quy định về biện pháp ưu đãi đầu tư (ưu đãi về sử dụng đất, thuế, khấu hao tài sản cố định, chuyển lỗ) và các hỗ trợ đầu tư khác, quy định về thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư.... - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư trên cơ sở so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới, đồng thời tìm hiểu thực tiễn áp dụng, triển khai các quy định về ưu đãi đầu tư tại một số khu công nghiệp từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề nêu trên. 5. Tổng quan tài liệu Dựa trên cơ sở các quy định của Pháp luật về Đầu tư, các văn bản pháp luật về Đất đai, Thuế, các văn bản pháp luật về khu công nghiệp, dự thảo Luật Đầu tư … 4 cùng với các báo cáo tổng kết, rà soát, đánh giá thực tiễn, các bài viết, ý kiến tranh luận của các chuyên gia và các công trình nghiên cứu khác… Tài liệu tham khảo từng nội dung cụ thể được trích dẫn trong Luận văn. 6. Nội dung nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn chỉ tập trung vào tìm hiểu 2 vấn đề lớn: (i) Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; (ii) Thực tiễn triển khai các quy định này tại các khu công nghiệp. Ngoài ra, luận văn còn tìm hiểu các quy định về vấn đề này trong pháp luật một số nước khác trên thế giới để so sánh, làm sáng tỏ hơn vấn đề cần nghiên cứu từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư nói chung và thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp nói riêng. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cơ bản vận dụng để thực hiện Luận văn là: - Phương pháp luận duy vật biện chứng. - Phương pháp luận duy vật lịch sử. - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp. - Phương pháp tiếp cận hệ thống. 8. Địa điểm nghiên cứu Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp luận văn bên cạnh việc tập hợp số liệu từ các báo cáo, các nghiên cứu, phân tích khoa học, nguồn internet… luận văn tập trung chủ yếu vào khai thác các số liệu từ một số khu công nghiệp. Do thời gian nghiên cứu có hạn, hơn nữa luận văn chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu của cá nhân nên trong phạm vi đề tài địa điểm khảo sát thực tế của luận văn chủ yếu tập trung ở một số khu công nghiệp ở các tỉnh phía bắc bao gồm nhưng không giới hạn trong các khu công nghiệp: KCN Quế Võ và Quế Võ mở rộng – Bắc Ninh; KCN Đại Đồng Hoàn Sơn – Bắc Ninh; KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh – Bắc Ninh; KCN Quang Châu – Bắc Giang; KCN Tràng Duệ - Hải Phòng; KCN Tràng Cát – Hải Phòng; KCN Phương Nam – Quảng Ninh… 5 9. Kết cấu đề tài Ngoài lời nói đầu, kết luật và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu bởi 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về ưu đãi đầu tư và pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Chương 2: Thực trạng pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Định hướng chung và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ VÀ PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan về khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại khu công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp Ngày nay, KCN xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mặc dù thuật ngữ KCN được sử dụng khá phổ biến nhưng bản thân nó lại bao hàm nhiều hình thức tổ chức và tính chất hoạt động khác nhau. Theo nghĩa thông thường, KCN là khu vực có tính chất độc lập, tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tùy điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau. Do vậy, ở các nước khác nhau có những quan niệm khác nhau về KCN và mô hình phát triển KCN khác nhau. Ở một số nước, KCN được hiểu là các công viên công nghiệp (Industrial Park) hoặc là các cụm công nghiệp (Industrial Clusters). Có những KCN hoạt động chuyên về sản xuất hàng xuất khẩu với quy chế miễn thuế nhập khẩu được gọi là Khu chế xuất (KCX) (Export Processing Zones) hoặc có những KCN là Khu công nghệ cao (Hight tech centres) hoặc khu công nghệ cao là một bộ phận của KCN. Ngoài ra, KCN còn có những hình thái biến tướng như khu công nghệ sinh học (Bio Technology Park), khu công nghệ sinh thái (Eco Industrial Park)…. Tuy nhiên, tựu chung lại, hiện nay, trên thế giới về cơ bản tồn tại hai mô hình phát triển KCN: Mô hình thứ nhất: KCN là khu vực lãnh thổ rộng tập trung nhiều hoạt động kinh tế: sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở... KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính - kinh tế đặc biệt như KCN thương mại Indonesia, các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan, Philippin và một số nước Tây Âu. Ở Thái Lan và Philippin, KCN được quan niệm như một thành phố công nghiệp và thực tế nó là một cộng đồng tự túc và 7 độc lập. Ngoài việc cung cấp kết cấu hạ tầng, các tiện nghi, tiện ích công cộng hoàn chỉnh và xử lý chất thải, KCN cũng bao gồm khu thương mại, dịch vụ ngân hàng, trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, khu nhà ở cho công nhân… Các KCN ở Thái Lan và Inđônêxia thường có 3 bộ phận chủ yếu: Khu sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, khu sản xuất hàng xuất khẩu và khu thương mại dịch vụ. Mô hình thứ hai: “KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống”. Theo quan điểm này, ở một số nước như Malaixia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan đã hình thành nhiều KCN với qui mô khác nhau. Hai mô hình trên, dẫn đến hai định nghĩa khác nhau về KCN. Tuy nhiên, ngoài định nghĩa trên, cũng có quan niệm lại cho rằng, KCN là một khu vực phụ, không nhất thiết phải có sự ngăn cách, biệt lập bởi trên thực tế có nhiều tập đoàn và tổ hợp công nghiệp với một chuỗi đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với nhau trên một khu vực rộng lớn. Việc bố trí mặt bằng các khu sản xuất trên quy mô lớn như vậy hình thành một loại hình tổ chức mới của KCN mà không nhất thiết phải có quy mô đặc thù. Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) trong tài liệu KCX ở các nước đang phát triển công bố năm 1990, thì KCN là khu vực tương đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà. Theo quan điểm của Hiệp hội thế giới về KCX (WEPZA) thì KCX là tất cả các khu vực được chính phủ các nước cho phép thành lập và hoạt động như Cảng tự do, Khu mậu dịch tự do, KCN tự do hay bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được tổ chức này công nhận. Thực tế cho thấy, do nhu cầu phát triển của thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng được mở rộng xuất phát từ yêu cầu bức thiết của quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của các nước đang phát triển nên khái niệm trên đã được bổ sung thành những quan niệm mới như Khu kinh tế mở, Đặc khu kinh tế, Thành phố mở…. 8 Tuy những quan niệm trên có một số khác nhau về nội hàm KCN song về cơ bản đều thống nhất ở những đặc trưng sau: Một là, KCN là nơi hội tụ và thích ứng với nhau về mặt lợi ích và mục tiêu xác định giữa chủ đầu tư và nước chủ nhà. KCN là nơi có môi trường kinh doanh đặc biệt phù hợp, được hưởng những quy chế tự do, các chính sách ưu đãi kinh tế (đặc biệt là thuế quan) so với các vùng khác ở nội địa. Chúng là nơi có vị trí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ đầu tư trên cơ sở chính sách ưu đãi về kết cấu hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, chính sách tài chính tiền tệ, môi trường đầu tư… Hai là, KCN là bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nó thường là những khu vực có vị trí địa lý riêng biệt thích hợp, có hàng rào xung quanh, giới hạn với các vùng lãnh thổ còn lại của nước sở tại và được chính phủ nước đó cho phép hoặc rút phép xây dựng và phát triển. Ba là, KCN là nơi thực hiện mục tiêu hàng đầu về ưu tiên chính sách hướng ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu. Đây là mô hình thu nhỏ về chính sách KT - XH mở cửa của một nước. Như vậy, KCN là một thuật ngữ chỉ một vùng lãnh thổ quốc gia được xác định ranh giới địa lý rõ ràng. Trong đó, các doanh nghiệp công nghiệp tập trung đầu tư, hoạt động, phát triển do có kết cấu hạ tầng tốt, có môi trường kinh doanh tốt (ưu đãi của nhà nước về đất đai, tài chính) và có thị trường tốt (thị trường đầu vào, đầu ra và dịch vụ). Đây là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung, chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ, là hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp phù hợp với yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nền kinh tế. Ở Việt Nam, Theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, Tập 2, Hà Nội, 2002. Thì: "Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, do chính phủ thành lập hay cho phép thành lập" [34]. Khái niệm về KCN được quy định trong Khoản 20, Điều 1, Luật Đầu tư 2005 thì: "Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện 9 các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ" [44]. Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về KCN, KCX và khu kinh tế cũng đưa ra khái niệm KCN như sau: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này” [10, Điều 2]. Với khái niệm như vậy, KCN của Việt Nam được hiểu là KCN tập trung, không có dân cư sinh sống nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề hạ tầng và ô nhiễm môi trường, có phân biệt với các vùng công nghiệp (bao gồm nhiều KCN), với các khu kinh tế (có bộ máy quản lý hành chính độc lập). Theo quan niệm của Việt Nam, các KCX (chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu và dịch vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu), khu công nghệ cao (tập trung các doanh nghiệp có công nghệ cao hoặc doanh nghiệp dịch vụ cho các doanh nghiệp có công nghệ cao) chỉ là hình thái đặc thù của KCN. KCN có thể được thành lập bởi cơ quan nhà nước ở Trung ương (theo quyết định của thủ tướng Chính phủ) hoặc các KCN, cụm công nghiệp do chính quyền địa phương (UBND tỉnh) thành lập. Trong phạm vi Luận văn này, tác giả chỉ đề cập tới vấn đề ưu đãi đầu tư của các KCN được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 1.1.1.2. Đặc điểm của các khu công nghiệp Các KCN nói chung có thể có sự khác nhau về quy mô, địa điểm, thẩm quyền thành lập và phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng nói chung các KCN có những đặc điểm chủ yếu sau đây: - Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư (gọi chung là doanh nghiệp KCN). KCN được thành lập theo quy hoạch và có ranh giới riêng tách biệt với các khu vực lân cận khác. Đó là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị doanh nghiệp dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp. - Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá; hệ thống 10 điện, nước, điện thoại... đạt các tiêu chuẩn quy định phục vụ trực tiếp cho hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Ở Việt Nam, thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN do là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước thực hiện. Các Công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng và sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại đất đã có cơ sở hạ tầng để phát triển dự án đầu tư. - Về tổ chức quản lý: Các Khu Công nghiệp thường được đặt dưới sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước chuyên biệt. Ví dụ như Trung Quốc: Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Law of the People’s Republic of China on Foreign-Capital Enterprise) đã phân cấp thẩm quyền quản lý các dự án đầu tư vào KCN cho Ban quản lý KCN. Chính phủ Trung Quốc còn cho phép thành lập các Ban quản lý riêng cho những KCN có diện tích lớn (trên 500 ha). Ở Việt Nam, hầu hết các KCN đều thành lập hệ thống Ban quản lý KCN cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN. Ngoài ra tham gia vào quản lý tại các KCN còn có nhiều cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng... 1.1.1.3. Phân loại khu công nghiệp Có nhiều cách phân loại KCN, nhưng tác giả đồng ý với các cách phân loại như sau: - Phân loại KCN theo tính chất ngành nghề: gồm 4 loại + KCN chuyên ngành: được hình thành từ các xí nghiệp công nghiệp cùng một ngành hoặc một số ít ngành công nghiệp khác nhau nhưng cùng sản xuất ra một số loại sản phẩm, chủ yếu hình thành từ các ngành chủ đạo như hoá chất-hoá dầu, điện tử-tin học, vật liệu xây dựng, chế tạo và lắp ráp cơ khí (gang thép Thái Nguyên, hoá chất Việt trì, lọc dầu Dung Quất). + KCN đa ngành: gồm nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau. KCN đa ngành cho phép thoả mãn được yêu cầu về lãnh thổ cho sản xuất công nghiệp, song trong quy hoạch xây dựng cần lưu ý vấn đề môi trường nhằm hạn chế tác động ảnh hưởng xấu giữa các xí nghiệp khác nhau, tiết kiệm đầu tư hạ tầng. 11 + KCN sinh thái: là mô hình mang tính cộng sinh công nghiệp. Các ngành công nghiệp được lựa chọn sao cho các nhà máy có mối liên hệ với nhau, hỗ trợ và tương tác với nhau tạo nên môi trường sạch và bền vững. Với mô hình này thì phế liệu của nhà máy này có thể làm nguyên liệu cho nhà máy kia, hoặc sản phẩm của nhà máy này sẽ là nguyên liệu, vật tư của nhà máy kia. + KCN hỗn hợp: là KCN có đầy đủ các yếu tố của KCN đa ngành, trong đó chia ra các khu chuyên ngành, khu có yêu cầu công nghệ cao, có tổ chức dịch vụ như vui chơi, giải trí, bệnh viện, trường học… đảm bảo đời sống của người lao động trong KCN và dân nhập cư. - Phân loại theo quy mô diện tích phân làm các loại KCN nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn. Theo tiêu chí này phụ thuộc quan điểm của từng nước về kích cỡ KCN, chủ yếu để nhằm phân biệt xếp hạng KCN. - Phân loại theo đặc điểm quản lý thì có các loại: + KCN tập trung: Có thể là đa ngành, chuyên ngành, có quy mô diện tích khác nhau, được hình thành với các điều kiện khác nhau. + KCX: Khu chế xuất là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. + KCNC: Là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao bao gồm nghiên cứu, triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan. + CCN: Cụm công nghiệp là tên gọi chung cho các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thực chất là KCN tập trung nhưng có quy mô nhỏ do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập (hoặc phân cấp quyết định thành lập) theo quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn để bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống trong diện di dời khỏi nội thành, nội thị hoặc các khu dân cư tập trung, và thu hút các dự án đầu tư mới với quy mô vừa và nhỏ. 1.1.2. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp KCN là khu vực tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp nên hình thức đầu tư của các nhà đầu tư khi đầu tư vào KCN thường là thành lập các doanh nghiệp 12 sản xuất. Mặt khác, KCN là địa bàn thu hút đầu tư không chỉ trong nước mà chủ yếu là nguồn đầu tư nước ngoài nên xét theo quan hệ sở hữu vốn doanh nghiệp có thể phân biệt các doanh nghiệp trong KCN thành hai nhóm là các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ở tại Trung Quốc, để phân biệt với doanh nghiệp trong nước, pháp luật về đầu tư nước ngoài còn đưa ra ba hình thức đầu tư cụ thể như sau: - Liên doanh vốn (Equity Joint Venture)(“EJV”); - Hợp tác liên doanh (Cooperative Joint Venture)(“CJV”); - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (wholly foreign-owned enterprise (“WFOE”). Ở Việt Nam, các KCN là khu vực tập trung thu hút rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức có thể là công ty 100% vốn nước ngoài hoặc công ty liên doanh với liên doanh Việt Nam. Như vậy, xét về nguồn vốn thì ở các KCN của Việt Nam đang tồn tại ba nhóm doanh nghiệp: - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; - Doanh nghiệp liên doanh giữa nhà ĐTTN và nhà ĐTNN; - Doanh nghiệp trong nước. Dù khác biệt về nguồn vốn đầu tư nhưng khi đầu tư vào KCN các doanh nghiệp này đều được quản lý theo một quy chế chung, hưởng các tiện ích và điều kiện chung. Những điều kiện này tạo ra sự khác biệt nhất định so với các doanh nghiệp ngoài địa bàn KCN, cụ thể: * Khác biệt giữa các doanh nghiệp trong KCN và doanh nghiệp ngoài KCN Về cơ cấu ngành: Trong KCN có cả các ngành truyền thống mà trong nước có lợi thế so sánh và cả các ngành công nghiệp mới như điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ lắp ráp v.v.. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp ngoài KCN, doanh nghiệp trong các KCN thường có phạm vi hoạt động hẹp hơn. Nguyên nhân do mỗi khu công nghiệp thường chuyên biệt về sản xuất trong một số lĩnh vực riêng được ghi nhận trong điều lệ KCN đó. Việc quy hoạch chuyên biệt một hoặc một số điều 13 kiện cụ thể nhằm đảm bảo sự đáp ứng thống nhất về điều kiện hạ tầng, kiểm soát, quản lý chất thải, bảo vệ môi trường và công tác quản lý… Về điều kiện cơ sở vật chất: Các doanh nghiệp trong KCN sử dụng chung kết cấu hạ tầng như hệ thống cung cấp điện, nước; chung hệ thống xử lý nước thải, khí thải và các loại chất thải khác; chung giá thành sử dụng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ liên quan. Đầu ra của các doanh nghiệp còn có thể gắn bó với nhau như sản phẩm của nhà máy này còn là linh kiện phụ tùng cho sản phẩm của nhà máy kia, hoặc là nguyên liệu cho nhà máy kia…Vì vậy, các xí nghiệp này tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành của sản phẩm. Các ưu đãi từ phía Chính phủ: Các doanh nghiệp trong KCN được hưởng quy chế riêng và ưu đãi riêng theo quy định của Chính phủ và cơ quan nhà nước tại địa phương sở tại với chính sách kinh tế đặc thù hoặc các ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hấp dẫn cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước sử dụng những phạm vi đất đai nhất định trong KCN để thành lập các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ với những ưu đãi về thủ tục xin phép và thuê đất, miễn hoặc giảm thuế. So sánh với KCX: KCX là khu vực thu hút các dự án đầu tư sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Quan hệ giữa các doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa là quan hệ ngoại thương cũng giống như quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. KCX là khu thương mại tự do, bởi vì hàng hoá từ KCX ra nước ngoài và từ nước ngoài vào KCX không phải chịu thuế xuất nhập khẩu và ít bị ràng buộc bởi hàng rào phi thuế quan. Còn quan hệ giữa các doanh nghiệp KCN với thị trường nội địa là quan hệ nội thương (trừ doanh nghiệp chế xuất trong KCN được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp trong KCX). Các nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm đến hình thức KCN, nhằm tận dụng lợi thế về thị trường nội địa. Về tổ chức quản lý: Khác với các doanh nghiệp bên ngoài KCN, hoạt động quản lý nhà nước đối với các KCN thường được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên biệt. Ở Việt Nam, Ban quản lý KCN do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan