Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng t...

Tài liệu Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng công thương việt nam

.PDF
106
847
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy HÀ NỘI - 2012 2 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Hoµng ThÞ Hång Nhung 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP 6 LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 1.1. Khái quát chung về hoạt động tín dụng của các ngân hàng 6 thƣơng mại 1.2. Khái niệm, đặc điểm của quyền sử dụng đất và thế chấp 10 quyền sử dụng đất 1.3. Vai trò của thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín 16 dụng của ngân hàng thƣơng mại 1.4. Thực trạng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong 17 hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam 1.4.1. Chủ thể tham gia quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất trong 18 hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1.4.2. Điều kiện đối với quyền sử dụng đất thế chấp 24 1.4.3. Định giá quyền sử dụng đất thế chấp 27 1.4.4. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất 29 1.4.5. Xử lý quyền sử dụng đất thế chấp để thu nợ 42 4 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP 46 QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 2.1. Khái quát chung về hoạt động ngân hàng và hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam 46 2.2. Những quy định của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam về thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm cấp tín dụng 51 2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam 57 2.3.1. Những ƣu điểm, thuận lợi 57 2.3.2. Những bất cập trong thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam 59 2.3.2.1. Về chủ thể thế chấp quyền sử dụng đất 59 2.3.2.2. Về định giá quyền sử dụng đất thế chấp 67 3.2.2.3. Về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất: công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất hình thành trong tƣơng lai 71 3.2.2.4. Về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất để thu nợ 72 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THẾ 77 CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 77 3.1.1. Về chủ thể tham gia quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất 78 5 trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 3.1.2. Về điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 80 3.1.3. Về định giá quyền sử dụng đất thế chấp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 82 3.1.4. Về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 83 3.1.5. Hoàn thiện quy định liên quan đến xử lý quyền sử dụng đất để thu hồi nợ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 87 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam 90 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 6 Danh môc c¸c b¶ng Sè hiÖu Tªn b¶ng Trang Hoạt động của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam trong 46 b¶ng 2.1 5 năm qua 2.2 Số liệu thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân từ năm 2008 đến quý I năm 2010 7 50 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế. Với điều kiện kinh tế nƣớc ta, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu, là công cụ để các tổ chức tín dụng thu vốn tạm thời nhàn rỗi và cho vay số vốn này cho các chủ thể kinh tế cần thiết. Để hoạt động này phát triển lành mạnh, cần có nhiều biện pháp bảo đảm, trong đó có bảo đảm tiền vay (còn gọi là bảo đảm tín dụng) của tổ chức tín dụng. Mục đích của việc áp dụng bảo đảm tiền vay là nhằm tạo thêm quyền cho các tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ngoài các quyền theo hợp đồng tín dụng), nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Trong thực tiễn bảo đảm tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại đang hoạt động tại Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) nói riêng, thế chấp quyền sử dụng đất đƣợc thực hiện rất phổ biến. Điều này phản ánh xu thế hiện nay là ngƣời sở hữu quyền sử dụng đất thiếu vốn, họ rất cần vốn để đầu tƣ cho sản xuất và giải quyết khó khăn trong cuộc sống nên thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng là biện pháp giúp họ giải quyết đƣợc vấn đề vốn. Đồng thời, với việc thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn, tại thời điểm tiến hành thực hiện các phƣơng án kinh doanh, giá trị tài sản hiện có của họ không bị suy giảm. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này còn tồn tại nhiều vƣớng mắc về định giá, quản lý tài sản thế chấp; xử lý tài sản thế chấp trong trƣờng hợp khách hàng vay vốn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Các vƣớng mắc này trong hoạt động ngân hàng do nhiều nguyên nhân khác nhau mang lại, trong đó có nguyên nhân do các quy định pháp luật về vấn đề này chƣa thực sự đầy đủ và hợp lý. Ngƣời viết chọn đề tài này vì những lý do sau đây: 8 (1) Mong muốn nghiên cứu đầy đủ và hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề này. Trên cơ sở đối chiếu so sánh với thực trạng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại nói chung, tại Vietinbank nói riêng, luận văn tìm ra những mặt hạn chế, tích cực của các quy định hiện hành. Luận văn còn tham khảo các quy định của pháp luật nƣớc ngoài cũng nhƣ điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam để đƣa ra những giải pháp phù hợp, khắc phục hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động ngân hàng. (2) Cần thiết hoàn thiện hơn nữa các quy định về hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm tín dụng. Quy định pháp lý rõ ràng, toàn diện sẽ góp phần đảm bảo sự lành mạnh của hoạt động tín dụng ngân hàng, bảo đảm quyền lợi của các bên trong giao dịch đồng thời tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển (bởi hệ thống ngân hàng vốn đƣợc coi là huyết mạch của nền kinh tế). 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu bao gồm luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, sách chuyên khảo về vấn đề bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm tín dụng tại các tổ chức tín dụng đã đƣợc đề cập đến trong các công trình nghiên cứu nhƣ: - Sách chuyên khảo "Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các Tổ chức tín dụng", của Lê Thị Thu Thủy, Nhà xuất bản Tƣ pháp, 2006. - Luận văn thạc sĩ Luật học đề tài: "Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam", của Nông Thị Bích Diệp, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2005. - Luận văn thạc sĩ Luật học đề tài: "Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam", của Trần Thị Thu Hƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. 9 - Luận văn thạc sĩ Luật học đề tài: "Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng ngoại thương Việt nam", của Nguyễn Văn Phƣơng, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại gắn với thực tiễn tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam thì chƣa đƣợc thực hiện. Trong thực tế, hoạt động tín dụng có thế chấp quyền sử dụng đất của các ngân hàng thƣơng mại trong đó có Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam đã và đang diễn ra hiện nay còn nhiều bất cập. Vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống việc thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm tín dụng mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt đề tài đƣa ra các giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất, đảm bảo sự thuận lợi, hợp lý trong việc cho vay và đi vay vốn của các ngân hàng và khách hàng có nhu cầu vay vốn, góp phần phát triển lành mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng, thúc đẩy kinh tế phát triển. 3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, những vấn đề pháp lý xoay quanh việc thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm tín dụng với mục đích: - Trình bày một cách tổng quan về chế định thế chấp, thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam (từ khái niệm thế chấp, hợp đồng thế chấp, đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, xử lý tài sản thế chấp,...). - Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, nguyên nhân và lý giải các nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế, bất cập, vƣớng mắc và thiếu khả thi của các văn bản pháp luật hiện hành về thế chấp quyền sử dụng đất. - Đề xuất, kiến nghị để tháo gỡ vƣớng mắc trong quá trình áp dụng, hƣớng hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo việc áp dụng các quy định của pháp luật thật sự hữu hiệu, bảo đảm quyền và lợi ích 10 của các chủ thể tham gia hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại nói chung và Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài có đối tƣợng nghiên cứu là các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại và các quy định nội bộ của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam về bảo đảm tín dụng, trong đó có bảo đảm tín dụng bằng quyền sử dụng đất. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn giới hạn nghiên cứu về các quy định của pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại đƣợc thực hiện thông qua nhiều nghiệp vụ ngân hàng, bao gồm cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu, cho thuê tài chính và các nghiệp vụ khác. Biện pháp bảo đảm thế chấp bằng quyền sử dụng đất thƣờng hiện diện chủ yếu trong hoạt động cho vay, bảo lãnh ngân hàng; phổ biến nhất là trong hoạt động cho vay vốn của các ngân hàng thƣơng mại. Từ thực tiễn, luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại và thực tế áp dụng tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Đề tài có sử dụng các phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh trong quá trình nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, thực trạng áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để hƣớng tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động ngân hàng. 11 6. Những đóng góp của đề tài Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu về pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, luận văn có những đóng góp mới là: - Luận văn đã đƣa ra những phân tích một cách khoa học về những vấn đề lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất - một biện pháp bảo đảm tín dụng đƣợc sử dụng chủ yếu tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam nói riêng. - Đƣa ra thực trạng áp dụng pháp luật cụ thể tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam và những vƣớng mắc thực tế và thƣờng xuyên phát sinh từ việc áp dụng các quy định của pháp luật đó. - Luận văn đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cƣờng vai trò thực thi pháp luật trên thực tế và nâng cao hiệu quả thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại và nâng cao hiệu quả thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. 12 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Cho vay (hoạt động cơ bản và xuất hiện đầu tiên trong các hoạt động tín dụng) là một hiện tƣợng xuất hiện khi xã hội có sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cƣ khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, cho vay đã xuất hiện với vai trò lịch sử vô cùng quan trọng, là hoạt động điều tiết vốn vô cùng hiệu quả trong nền kinh tế. Xét về bản chất, cho vay là một giao dịch dân sự dựa trên quan hệ hợp đồng. Trong giao dịch dân sự, cho vay dựa trên cơ sở hợp đồng vay tài sản đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự, đó là "sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định" [38, Điều 471], ngoài ra, các bên thỏa thuận với nhau về việc cho vay và thỏa thuận các quyền các bên đƣợc hƣởng cũng nhƣ nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện. Hiện nay, một trong những hoạt động cho vay phổ biến và chủ yếu trong xã hội, đó là hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thƣơng mại nói riêng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chủ yếu là huy động vốn, cấp tín dụng, thực hiện dịch vụ thanh toán và ngân quỹ,… Các ngân hàng thực hiện các hoạt động huy động vốn (huy động tiền gửi) với trách nhiệm hoàn trả và để có "nguồn" cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu sử 13 dụng vốn để đầu tƣ, phát triển kinh tế nhằm thu lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo khả năng hoàn trả cả gốc và lãi. Cho vay là một nghiệp vụ cấp tín dụng mang tính chất truyền thống lâu đời và chủ yếu của các tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau, các dịch vụ ngân hàng cũng đƣợc đa dạng hóa nhiều, đem lại những nguồn thu nhất định cho các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay vẫn đƣợc coi là hoạt động mang tính truyền thống không chỉ của các ngân hàng ở Việt Nam mà còn của ngân hàng ở các nƣớc có hệ thống ngân hàng phát triển mạnh nhƣ Pháp, Mỹ,… Hoạt động này là hoạt động cơ bản của tổ chức tín dụng, đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho các tổ chức này. "Ước tính thu nhập bình quân mỗi năm từ hoạt động cho vay chiếm đến 70% trong tổng thu nhập của ngân hàng" [42, tr. 22]. Theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, "Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước" [41]. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lƣu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc 14 thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận. Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lƣu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá khác của ngƣời thụ hƣởng trƣớc khi đến hạn thanh toán. Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá khác đã đƣợc chiết khấu trƣớc khi đến hạn thanh toán. Với vai trò là một trung gian tài chính trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động chủ yếu là đi vay để cấp tín dụng, nên ngân hàng với vai trò vừa là chủ nợ, vừa là con nợ, ngân hàng cũng phải thực hiện sứ mệnh vô cùng quan trọng đó là điều tiết quan hệ nguồn vốn trong nền kinh tế. Đối tƣợng của hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại đó là tiền tệ, tiền tệ trong hoạt động cấp tín dụng trở thành hàng hóa chứ không còn là thƣớc đo giá trị, là phƣơng tiện thanh toán theo đúng nghĩa của nó trong các hoạt động kinh doanh khác. Trong khi đó, chủ thể của quan hệ cấp tín dụng bao gồm hai bên, một bên là các ngân hàng thƣơng mại (Bên cấp tín dụng) và bên kia là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn để đầu tƣ phát triển kinh tế (Bên đƣợc cấp tín dụng). Các ngân hàng với tƣ cách là bên cấp tín dụng khi cấp tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn, khoản cấp tín dụng phải đƣợc sử dụng đúng mục đích nhƣ đã xác định trƣớc khi cấp tín dụng và mục đích đó phải là mục đích hợp pháp. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn thƣờng trực và tiềm ẩn rủi ro cao, nếu khi cấp tín dụng mà nhiều khách hàng không trả đƣợc nợ đúng hạn theo nhƣ đã cam kết hoặc vì một lý do nào đó mà ngân hàng không thu đƣợc nợ thì ngân hàng sẽ mất vốn, trƣờng hợp có nhiều Bên đƣợc cấp tín dụng không trả đƣợc nợ thì có thể sẽ dẫn đến việc ngân hàng không trả đƣợc tiền vay của ngƣời gửi tiền, hay nói cách khác, nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán của các ngân hàng khi đến hạn và hậu quả của nó ảnh hƣởng rất lớn cho toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trƣờng hợp một ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì nó 15 có ảnh hƣởng dây chuyền và tác động rất lớn đến hệ thống ngân hàng nói riêng và đến nền kinh tế nói chung, bởi vì khách hàng (gửi tiền và vay tiền) ở các ngân hàng là rất lớn, chỉ cần ngân hàng có dấu hiệu không bình thƣờng có thể khiến ngƣời gửi tiền đến rút tiền ồ ạt trong một thời điểm và điều đó tất yếu sẽ ảnh hƣởng dây chuyền đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Ngoài ra, hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng nói chung và của Ngân hàng thƣơng mại nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, vì vậy, những rủi ro tín dụng còn có tác động tiêu cực đối với nền kinh tế nhƣ những bài học từ sự đổ vỡ của hàng loạt các Tổ chức tín dụng ở nƣớc ta trong những năm 1989 đến năm 1991 cũng nhƣ sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng lớn của Mỹ, Anh trong thời gian vừa qua nhƣ ngân hàng IndyMac - một trong những ngân hàng tín dụng và cho vay lớn nhất ở Mỹ (sụp đổ chính thức vào ngày 11 tháng 7 năm 2008) đã "không thể cầm cự sau khi các nhà đầu tư ồ ạt rút hơn 1,3 tỉ USD trong 11 ngày và IndyMac đã thua lỗ gần 900 triệu USD do giá nhà đất giảm và số khách hàng vay vốn mua nhà tuyên bố phá sản tăng cao" [Dẫn theo 32], Lehman Brothers (chính thức sụp đổ vào ngày 12 tháng 9/2008), là nạn nhân của cơn bão tín dụng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp tại Mỹ khi quá nhiều ngƣời mua nhà không có khả năng trả nợ ngân hàng; sự tan rã của ngân hàng cho vay cầm cố Northern Rock của Anh;... và hậu quả của nó để lại cho nền kinh tế là vô cùng to lớn. Do đó, pháp luật của mỗi quốc gia đều có những quy định riêng điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, Nhà nƣớc Việt Nam cũng luôn có những điều chỉnh kịp thời hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng, đảm bảo hoạt động cấp tín dụng luôn trong tầm kiểm soát và đảm bảo an toàn nhƣ chấn chỉnh kịp thời hoạt động cho vay bất động sản, chứng khoán,… trong thời gian vừa qua. Về bản chất, quan hệ cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng là quan hệ hợp đồng. Theo đó, các bên có nghĩa vụ thực hiện những điều khoản, những nội dung mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng cấp tín dụng. 16 Vấn đề bảo đảm cấp tín dụng đƣợc đặt ra để các bên bảo đảm một cách tốt nhất việc thực hiện hợp đồng cấp tín dụng, quyền chủ nợ của ngân hàng đƣợc đảm bảo, đảm bảo các biện pháp, phƣơng thức cho quyền chủ nợ của ngân hàng đƣợc thực thi trên thực tế và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho các ngân hàng khi cấp tín dụng. Các biện pháp đảm bảo cấp tín dụng đƣợc coi là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa rủi ro cho các ngân hàng và hơn ai hết, các ngân hàng đã và đang sử dụng triệt để quyền và biện pháp này. Từ thực tiễn, kinh nghiệm nƣớc ngoài và tại Việt Nam cho thấy hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại dùng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm là chủ yếu. 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT * Khái niệm, đặc điểm của quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản "được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự" [38, Điều 322]. Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản đặc biệt, đƣợc dùng làm đối tƣợng để thế chấp vay tài sản nói chung và vay tín dụng ngân hàng nói riêng. Pháp luật đất đai thừa nhận đất đai là hàng hóa đặc biệt, có giá trị: Giá đất được hình thành trong các trường hợp sau đây: 1. Do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định giá theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 56 của Luật này; 2. Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; 3. Do người sử dụng đất thỏa thuận về giá đất với những người có liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất [37, Điều 55] 17 Trên cơ sở đó, pháp luật đất đai đã khẳng định quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản. Trong quá trình khai thác và sử dụng quyền này, Nhà nƣớc cho phép ngƣời sử dụng đất đƣợc lƣu chuyển chúng trên thị trƣờng thông qua việc chuyển quyền sử dụng đất - một hình thức lƣu chuyển đặc biệt dƣới dạng "quyền" chứ không phải bản thân tài sản đó. Đây chính là nét khác biệt trong luật dân sự và pháp luật đất đai ở Việt Nam. Quá trình thực hiện các giao dịch quyền sử dụng đất, quyền thế chấp quyền sử dụng đất đƣợc đánh giá là quyền năng có ý nghĩa quan trọng và thiết thực bậc nhất đối với ngƣời sử dụng đất; quyền này đã và đang ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu trong đời sống kinh tế của ngƣời dân. Tính chất đặc biệt của quyền sử dụng đất: là một quyền tài sản phát sinh trên cơ sở quyền sở hữu đất đai thông qua việc Nhà nƣớc giao đất hoặc cho thuê đất. Là quyền phái sinh trên cơ sở quyền sở hữu đất nên quyền sử dụng đất còn có đặc tính là một quyền tài sản không đầy đủ. Ngƣời sử dụng đất không có đầy đủ các quyền năng nhƣ Nhà nƣớc đối với đất đai với tƣ cách đại diện chủ sở hữu. Không phải bất cứ ngƣời nào có quyền sử dụng đất hợp pháp cũng có đầy đủ các quyền: "Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất" [37, Điều 106]. Ngƣời sử dụng đất không đƣợc tự mình quyết định mọi vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng đất mà chỉ đƣợc phép quyết định một số vấn đề, còn về cơ bản vẫn phải hành động theo ý chí của Nhà nƣớc với tƣ cách là đại diện chủ sở hữu. Ví dụ rõ ràng nhất về quyền hạn chế của ngƣời sử dụng đất là trong trƣờng hợp Nhà nƣớc ra quyết định thu hồi đất theo quy định tại Mục 4 Chƣơng II Luật Đất đai năm 2003, ngƣời sử dụng đất chỉ đƣợc hƣởng bồi thƣờng mà không có quyền chống lại, hay tự quyết số phận của mảnh đất mà minh đang sử dụng hợp pháp. Tính chất đặc biệt này làm cho quyền sử dụng đất khác hẳn so với các loại tài sản, quyền tài sản khác. Tại Việt Nam, có sự tách bạch giữa chủ sở 18 hữu (Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu) và chủ sử dụng đất trong quan hệ đất đai. Còn đối với các loại tài sản (ô tô, tiền, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá…), quyền tài sản khác (quyền đòi nợ, quyền đối với cây trồng, vật nuôi, quyền tác giả…), chủ sở hữu có đầy đủ các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. * Khái niệm, đặc điểm của thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Thế chấp quyền sử dụng đất là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tài sản. Thế chấp quyền sử dụng đất là việc bên sử dụng đất (bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (bên nhận thế chấp). "Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp" [38, Điều 715]. Bản chất của thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự là chủ sử dụng đất chuyển giao giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất của mình cho bên nhận thế chấp mà không phải chuyển giao quyền sử dụng đất đó. Thế chấp quyền sử dụng đất lần đầu tiên đƣợc quy định trong Luật Đất đai năm 1993, sau đó là Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và hiện nay là Luật Đất đai năm 2003, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 cũng đã quy định thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp bảo đảm cấp tín dụng trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, trong đó có các ngân hàng thƣơng mại. Theo đó, ngƣời sử dụng đất đƣợc dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trong quan hệ tín dụng tại ngân hàng. Thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại là việc bên thế chấp và bên nhận thế chấp cùng thỏa thuận dùng chính quyền sử dụng đất của bên thế chấp để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ trong quan hệ tín dụng ngân hàng. Bên thế chấp ở đây có thể là chính ngƣời đề nghị cấp tín dụng hoặc có thể là bên thứ ba (trong trƣờng hợp bên thế chấp 19 không phải là ngƣời đề nghị cấp tín dụng, không có quan hệ tín dụng với ngân hàng và nhƣ vậy, đƣơng nhiên họ không phải là ngƣời có nghĩa vụ trả nợ ngân hàng, đó là trƣờng hợp thế chấp của bên thứ ba). Bên thứ ba dùng chính quyền sử dụng đất của mình để cam kết, đảm bảo nếu ngƣời đƣợc cấp tín dụng không trả đƣợc nợ thì họ sẽ đứng ra để trả thay. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, cũng nhƣ thế chấp tài sản khác, ngƣời sử dụng đất khi thế chấp để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ vốn vay tại ngân hàng không phải chuyển giao cho ngân hàng giữ, bảo quản, sử dụng chính đất đã mang đi thế chấp mà chỉ phải chuyển giao các giấy tờ hồ sơ pháp lý liên quan đến thửa đất theo quy định tại Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự,.. Cũng nhƣ bất kỳ một biện pháp bảo đảm nào khác, thế chấp quyền sử dụng đất là cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng nói chung, các ngân hàng thƣơng mại nói riêng; kích thích hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại; có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tranh chấp xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ tín dụng ngân hàng. Thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại có một số đặc điểm chung, đó là: - Thế chấp quyền sử dụng đất chỉ là một biện pháp bảo đảm được xác lập dựa trên cơ sở nghĩa vụ theo hợp đồng chính Thế chấp quyền sử dụng đất không tồn tại một cách độc lập mà luôn gắn liền với nghĩa vụ nào đó (đƣợc gọi là nghĩa vụ chính), không có nghĩa vụ chính thì không có nghĩa vụ thế chấp. Trong quan hệ thế chấp với ngân hàng, nghĩa vụ chính ở đây chính là nghĩa vụ trả nợ vốn vay khi đến hạn. Có nghĩa là nếu các chủ thể trong quan hệ tín dụng (Bên đƣợc cấp tín dụng) thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình theo nhƣ cam kết trong hợp đồng cấp tín dụng thì việc thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo cho khoản tín dụng sẽ chấm dứt ngay sau khi Bên đƣợc cấp tín dụng thực hiện xong nghĩa vụ của mình đối với Bên cấp tín 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan