Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về mua bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở việt nam...

Tài liệu Pháp luật về mua bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở việt nam

.PDF
112
530
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------- NGUYỄN THỊ TÚ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------- NGUYỄN THỊ TÚ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 0107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ THU THỦY HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Tú LỜI CẢM ƠN Những dòng đầu tiên trong luận văn của mình tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giảng viên tại Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, là những người đã truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Lê Thị Thu Thuỷ, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi cũng chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã cung cấp những nguồn tư liệu quý giá, giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và cổ vũ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Tú MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt ................................................................................... i MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN NỢ XẤU VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........... 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại nợ xấu của NHTM.......................................... 7 1.1.1. Khái niệm, phân loại nợ xấu của NHTM ......................................... 7 1.1.2. Đặc điểm nợ xấu của NHTM .......................................................... 14 1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại .............16 1.3. Các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại .................................20 1.4. Sự cần thiết phải mua bán nợ xấu của NHTM.................................................25 1.5. Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ xấu của NHTM........................................27 1.6. Khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM .29 1.6.1. Khái niệm pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ..................... 29 1.6.2. Đặc điểm pháp luật mua bán nợ xấu của NHTM ........................... 32 1.6.3. Nội dung pháp luật mua bán nợ xấu của NHTM............................ 33 Kết luận Chƣơng 1 ................................................................................... 35 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ........................................ 36 2.1. Trình tự, thủ tục mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam.............................37 2.1.1.Trình tự, thủ tục mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam bởi Công ty VAMC .................................................................................................. 39 2.1.2. Trình tự, thủ tục mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam bởi các tổ chức, cá nhân khác .................................................................................... 42 2.2. Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam ..........46 2.3. Hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam .......................................55 2.3.1. Khái niệm và phân loại hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam ................................................................................................... 55 2.3.2. Hình thức của hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam 59 2.3.3. Nội dung của hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam . 59 2.3.4. Hiệu lực của hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam .. 64 2.4. Xử lý TSBĐ trong hoạt động mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam ..67 2.5. Giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam...................................................................................................74 2.5.1. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam .............................................................................. 74 2.5.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam ................................................................ 79 Kết luận Chƣơng 2 ................................................................................... 85 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU CỦA NHTM Ở VIỆT NAM ................. 86 3.1. Phƣơng hƣớng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam...................................................................................................86 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật phù hợp với quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển hệ thống ngân hàng ........................................ 86 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế về xử lý nợ xấu ................................................................................................................... 86 3.1.3. Khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành về hoạt động mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam .................................................. 87 3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam...................................................................................................91 3.2.1. Về trình tự, thủ tục mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam ........ 91 3.2.2. Về chủ thể của hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam .... 92 3.2.3. Về hợp đồng mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam .................. 93 3.2.4. Về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam ................................................................................... 94 3.2.5. Về việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam.......................................................... 97 Kết luận Chƣơng 3 ................................................................................... 99 KẾT LUẬN ............................................................................................ 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 101 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AMC : Công ty mua bán nợ trực thuộc các ngân hàng thƣơng mại BĐS : Bất động sản DATC : Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM : Ngân hàng thƣơng mại TCTD : Tổ chức tín dụng TPĐB : Trái phiếu đặc biệt TSBĐ : Tài sản bảo đảm XLNX : Xử lý nợ xấu VAMC : Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam i MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Ngân hàng kể từ khi hình thành đã đƣợc xem nhƣ hệ tuần hoàn lƣu thông máu cho toàn bộ nền kinh tế hoạt động và phát triển. Các ngân hàng là trung tâm của hệ thống tài chính, có chức năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ thông qua các hoạt động tín dụng, thanh toán, huy động vốn… Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô cùng với các sản phẩm dịch vụ đa dạng, khẳng định vai trò không thể thay thế của mình. Tuy nhiên trong hoạt động các ngân hàng không thể tránh khỏi một vấn đề cốt yếu đó là nợ xấu. Hai năm gần đây, nợ xấu xuất hiện nhƣ một điểm nóng trong bức tranh ngành ngân hàng nƣớc ta với những con số liên tục tăng (đạt mức 8,6 -10% năm 2012 theo công bố của NHNN) [32]. Nếu nhƣ xem hệ thống ngân hàng là hệ tuần hoàn thì nợ xấu nhƣ những “cục máu đông” trong mạng lƣới đó. Sự gia tăng của nợ xấu một mặt ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng, mặt khác có tác động tiêu cực đến nhiều chủ thể khác mà rộng hơn là nền kinh tế. Vì vậy, giải quyết nợ xấu luôn là một trong những ƣu tiên hàng đầu của các nhà quản trị vĩ mô. Tại Việt Nam những giải pháp đƣa ra nhằm giải quyết thực trạng nợ xấu trở lên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Một trong những cách thức xử lý nợ xấu là mua bán nợ đang đƣợc chú trọng triển khai và phát triển. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy phƣơng thức này còn chƣa phát huy đƣợc tối đa hiệu quả của nó vì nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn nằm ở hệ thống pháp luật. Điều chỉnh về vấn đề mua bán nợ xấu ở Việt Nam hiện nay có các văn bản pháp luật nhƣ: Bộ luật dân sự 2005, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Luật đất đai, Luật nhà ở, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ 1 sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP… đây là các văn bản pháp luật điều chỉnh mang tính định hƣớng chung cho hoạt động mua bán nợ xấu, là cơ sở để xây dựng các văn bản pháp luật chuyên ngành đồng thời đƣợc áp dụng điều chỉnh các vấn đề luật chuyên ngành chƣa quy định. Bên cạnh đó phải kể đến các văn bản pháp luật chuyên ngành nhƣ: Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Quy chế mua bán nợ của TCTD đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 của Ngân hàng Nhà nƣớc về việc ban hành quy định về hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng thƣơng mại, Thông tƣ số 33/2010/TT-BTC ngày 11/03/2010 của Bộ tài chính về ban hành điều lệ, tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Thông tƣ số 19/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành ngày 06/09/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam… Hệ thống các văn bản pháp luật này đã tạo ra khung pháp lý tƣơng đối vững chắc cho hoạt động mua bán nợ xấu. Tuy nhiên, với thực trạng nợ xấu gia tăng mạnh trong những năm gần đây, nhu cầu mua bán nợ xấu tăng nhanh thì nhiều quy định của pháp luật trƣớc đây đã trở nên lỗi thời, chƣa giải quyết hết những vƣớng mắc, bất cập phát sinh trong thực tế, đặc biệt là vấn đề xử lý TSBĐ khi mua bán nợ xấu. Nếu nhƣ trƣớc đây hai chủ thể đóng vai trò chính trong việc mua bán nợ là DATC và AMC sau một thời gian dài hoạt động nhƣng mục đích làm giảm tỷ lệ nợ xấu chƣa đạt đƣợc đáng kể do bất cập trong quy định liên quan đến TSBĐ, BĐS, quyền đƣợc tiếp cận thông tin của bên đi mua nợ với ngân hàng và con nợ, việc huy động vốn và xử lý tài sản của công ty mua bán nợ… thì hiện nay, để đáp ứng 2 nhu cầu xử lý nợ xấu, Chính phủ đã thành lập một chủ thể mua bán nợ xấu khác là VAMC. VAMC đã đi vào hoạt động đƣợc một thời gian và ít nhiều đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên một số quy định liên quan đến hoạt động của VAMC nhƣ: đối tƣợng nợ xấu VAMC sẽ mua, VAMC sẽ bán nợ xấu nhƣ thế nào khi Việt Nam chƣa có chính sách khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài… hiện nay cũng đang nhận đƣợc những ý kiến trái chiều. Góp phần phát huy tối đa các ƣu điểm của hoạt động mua bán nợ xấu của các tổ chức tín dụng, việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn hoạt động mua bán nợ xấu ở nƣớc ta từ đó xây dựng khung pháp luật phù hợp trong điều kiện nƣớc ta hiện nay là điều vô cùng cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về mua bán nợ xấu của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam” với mong muốn là hệ thống và làm sáng tỏ cơ sở lý luận từ đó đi vào phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về mua bán nợ xấu của các NHTM, từ đó chỉ rõ tồn tại trong hoạt động mua bán nợ xấu của các NHTM và lý giải nguyên nhân vấn đề. Cuối cùng luận văn sẽ nêu ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam và giải toả khó khăn, tạo hiệu quả cho hoạt động mua bán nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng. Cụ thể nhƣ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các NHTM trên địa bàn Hà Nội”, của Phạm Hùng Thắng, Luận văn thạc sỹ luật học, 2007. Công trình này đã trình bày những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt 3 động cho vay của các NHTM trên địa bàn Hà Nội, trên cơ sở đó tác giả đã đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. “Pháp luật về mua bán nợ ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Thuỳ, Khoá luận tốt nghiệp, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. Khoá luận đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng mô hình công ty mua bán nợ đƣợc nhìn nhận nhƣ một biện pháp hữu hiệu cho công tác xử lý nợ tồn đọng tại các NHTM. Trên cơ sở những bất cập đã chỉ ra trong phần thực trạng, tác giả đƣa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty mua bán nợ. Bên cạnh đó có rất nhiều bài viết đăng trên các sách, báo, tạp chí trong nƣớc xung quanh vấn đề xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhƣ: “Xử lý nợ xấu cần lợi dụng xu thế lãi suất thấp” của TS. Nguyễn Đại Lai; “Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” của Tiến sỹ Lê Quốc Lý - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ; “Vấn đề xử lý nợ xấu của của tổ chức tín dụng và của doanh nghiệp” của Tiến sỹ Nguyễn Đình Tài Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ƣơng… Các bài viết này đã khảo sát, nghiên cứu về mặt lý luận và đƣa ra các giải pháp mang tính chuyên ngành kinh tế tài chính, chƣa đi sâu về các khía cạnh pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý báu và là cơ sở lý luận giúp cho việc tiếp cận vấn đề hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán nợ xấu hiệu quả ở Việt Nam hiện nay. Phƣơng thức xử lý nợ xấu thông qua hoạt động mua bán nợ không còn là khái niệm mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, hoạt động này đã diễn ra đƣợc một thời gian và ngày càng đƣợc chú trọng. Tuy nhiên, những bất cập, vƣớng mắc trong hệ thống pháp luật hiện nay đã tạo ra nhiều 4 thách thức cho hoạt động mua bán nợ. Chính vì vậy, việc đƣa ra một hƣớng đi chính thống để hoạt động mua bán nợ xấu trở lên thực sự hiệu quả, giải quyết đƣợc vấn đề của các NHTM cũng nhƣ của các doanh nghiệp hiện nay là điều cần thiết ở Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và tính cấp thiết của việc giải quyết nợ xấu, đề tài mong muốn đóng góp những ý kiến hoàn thiện hơn về pháp luật mua bán nợ xấu trên cơ sở phân tích tồn tại thực tế và thiếu xót của pháp luật hiện hành để từ đó đƣa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định này trong thời gian tới. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn: Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm góp phần hoàn thiện lý luận và thực trạng pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam. Phục vụ cho mục đích trên luận văn có nhiệm vụ: Thứ nhất, Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam. Thứ hai, Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam, từ đó nêu ra các bất cập và một số kiến nghị nhằm bổ sung và hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này. 4. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quy định hiện hành của pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam trong đó bao gồm các quy định pháp luật về quy trình mua nợ cũng nhƣ xử lý nợ xấu của bên đi mua nợ và sự tác động của các quy định tới thực tiễn hoạt động mua bán nợ xấu của các NHTM. Luận văn không đi sâu vào nghiên cứu tất cả vấn đề về xử lý nợ tồn đọng của NHTM mà chỉ tập trung vào các quy định liên quan đến việc mua 5 bán nợ xấu của NHTM và đánh giá thực trạng, nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong thực tiễn áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam. Đặc biệt, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sỹ này, tác giả tập trung nghiên cứu sâu hơn về hoạt động mua bán nợ của một trong những chủ thể mua nợ xấu của NHTM phổ biến hiện nay là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM (AMC). Trên cơ sở đó luận văn đƣa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động mua bán nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam và các AMC trực thuộc NHTM. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, dựa trên nền tảng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử luận văn đƣa ra một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: hệ thống hoá, phân tích, so sánh, đối chiếu, phƣơng pháp khảo sát thực tiễn, đánh giá vấn đề và một số phƣơng pháp nghiên cứu khác. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc thiết kế gồm ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về mua bán nợ xấu và pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM. Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam. 6 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN NỢ XẤU VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại nợ xấu của NHTM Thuật ngữ “nợ xấu” (viết tắt là NPL - Non performing loans) hay còn gọi là nợ khó đòi hay các khoản vay có vấn đề, đƣợc sử dụng phổ biến nhằm ám chỉ các khoản nợ bị suy giảm khả năng thu hồi hoặc mất khả năng thu hồi. Hiện nay quan điểm và cách phân loại nợ xấu đã đƣợc tiếp cận và giải quyết dƣới nhiều góc độ khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, quy định về nợ xấu, phân loại nợ đã đƣợc ban hành và liên tục hoàn thiện. Những quy định này về cơ bản là phù hợp với nguyên tắc phân loại nợ của nhiều quốc gia nhƣ Mỹ, Nhật, Singapore, Trung Quốc… 1.1.1. Khái niệm, phân loại nợ xấu của NHTM Nợ xấu theo quan niệm Quốc tế Nhóm chuyên gia tƣ vấn (AEG) của Liên hợp quốc cho rằng: “Về cơ bản một khoản nợ đƣợc coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và /hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chƣa trả từ 90 ngày trở lên đã đƣợc nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dƣới 90 ngày nhƣng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ đƣợc thanh toán đầy đủ”. Nhƣ vậy, nợ xấu về cơ bản đƣợc xác định dựa trên hai yếu tố: quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây đƣợc coi là định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đang đƣợc áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới [39]. Trong Hƣớng dẫn để tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia (FSIs), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đƣa ra định nghĩa về nợ xấu nhƣ sau: “Một khoản vay đƣợc coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã 7 đƣợc vốn hóa, cơ cấu lại hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dƣới 90 ngày nhƣng có thể nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng cho thấy ngƣời vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (ví dụ nhƣ ngƣời vay phá sản). Sau khi các khoản vay đƣợc xếp vào danh mục nợ xấu, nó hay bất kỳ khoản vay thay thế nào cũng nên đƣợc xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi đƣợc lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi đƣợc khoản vay thay thế” (IMF’s Compilation Guideon Financial Soundness Indicators, 2004). Uỷ ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS) xác định, việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả (a default) khi có một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: i) ngân hàng thấy ngƣời vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chƣa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi. ii) ngƣời đi vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày (Basel committee on Banking Supervision, 2002). Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) về ngân hàng thƣờng đề cập các khoản nợ bị giảm giá trị (impaired) thay vì sử dụng thuật ngữ nợ xấu (nonperforming). Về cơ bản IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chƣa tới 90 ngày hoặc chƣa quá hạn. Phƣơng pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thƣờng là phƣơng pháp phân tích dòng tiền tƣơng lai chiết khấu hoặc xếp hạng khoản vay của khách hàng. Hệ thống này đƣợc coi là chính xác về mặt lý thuyết nhƣng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nó đang đƣợc Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế chỉnh sửa lại. Nợ xấu theo pháp luật Việt Nam Tại Việt Nam, quan niệm về nợ xấu hình thành tƣơng đối sớm. Cùng với đòi hỏi thực tiễn cũng nhƣ theo xu hƣớng hội nhập, thì việc phân loại nợ, 8 khái niệm nợ xấu cũng nhƣ cơ chế xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM đã có những thay đổi rõ nét. Cụ thể: Quan niệm về nợ xấu của Ngân hàng trƣớc năm 2000 Trƣớc năm 2000, hệ thống NHTM Việt Nam chƣa có quy định cụ thể về nợ xấu mà chỉ có các quy định về nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan trong hoạt động tín dụng của các NHTM…Thời điểm này quan niệm về nợ xấu bao gồm các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi và việc phân loại nợ xấu đƣợc xác định theo thời gian quá hạn, bao gồm: nợ quá hạn dƣới 90 ngày, nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, nợ quá hạn từ trên 180 ngày đến 360 ngày, trong đó các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày đƣợc gọi là nợ khó đòi. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, các tổ chức tín dụng chỉ có thể chuyển nợ quá hạn đối với từng kỳ hạn trả nợ bị quá hạn, không đƣợc chuyển toàn bộ khoản vay sang nợ quá hạn. Việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ cụ thể đƣợc căn cứ vào nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi không thu hồi đƣợc. Quan niệm về nợ xấu từ năm 2000 đến năm 2005 Ngày 05/10/2001, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phân loại nợ và xử lý các khoản nợ tồn đọng phát sinh trƣớc thời điểm 31/12/2000 của các NHTM. Mặc dù nội dung Quyết định 149/2001/QĐ-TTg không quy định cụ thể về nợ xấu nhƣng theo Quyết định này có thể hiểu nợ xấu bao gồm các khoản nợ tồn đọng phát sinh trƣớc thời điểm 31/12/2000 và không có khả năng trả nợ, mặc dù ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp theo quy định hiện hành nhƣng vẫn không thu hồi đƣợc nợ. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết đinh này, theo đề nghị của NHNN và các NHTM, Thủ tƣớng Chính phủ đã 9 cho phép đƣa vào trong đề án xử lý nợ tồn đọng đối với một số khoản nợ chƣa quá hạn trƣớc thời điểm 31/12/2000 nhƣng NHTM có đủ căn cứ để xác định khả năng khó thu hồi nợ. Nhƣ vậy, khác với giai đoạn trƣớc, các NHTM phân loại các khoản nợ xấu tồn đọng không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tính chất và khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp bảo đảm của khoản vay (có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm) và tình trạng pháp lý khách hàng (không còn tồn tại hoặc còn tồn tại, hoạt động) để phân loại thành 03 nhóm nợ tƣơng ứng với các cơ chế xử lý kèm theo khác nhau bao gồm: i) Nợ xấu tồn đọng có tài sản đảm bảo (nợ xấu tồn đọng nhóm 1); ii) Nợ xấu tồn đọng không có tài sản đảm bảo và không còn đối tƣợng thu hồi (nợ tồn đọng nhóm 2) và iii) Nợ xấu tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhƣng con nợ đang còn tồn tại, hoạt động (nợ tồn đọng nhóm 3). Quan niệm về nợ xấu từ năm 2005 đến nay Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 thì việc xác định, phân loại nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã bƣớc đầu theo sát với thông lệ Quốc tế (phân loại căn cứ vào thực trạng khách hàng chứ không chỉ căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản cấp tín dụng). Đồng thời các tổ chức tín dụng có thể thực hiện xác định, phân loại các khoản nợ thành 05 nhóm nợ dựa trên phƣơng pháp phân loại nợ định lƣợng hoặc định tính. 10 Phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng: Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ quá hạn đƣợc phân loại vào nhóm 1 khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 06 tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn, và tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 06 tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn đƣợc cơ cấu lại, và tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã đƣợc cơ cấu lại còn lại. Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu); Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 2. Nợ nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các 11 khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 ở trên; Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 3. Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 4. Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 5. Cũng theo quy định của NHNN, các tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện thì thực hiện phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính nhƣ sau: Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nhóm 2 - Nợ cần chú ý bao gồm các khoản nợ đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3 - Nợ dƣới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ đánh giá là khả năng tổn thất cao. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan