Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục...

Tài liệu Pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục

.PDF
99
1
95

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC HẢO PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60380107 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Vân Học viên: Nguyễn Thị Ngọc Hảo Lớp: Cao học Luật Kinh tế Khóa: 32 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng tất cả nội dung trong Luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm cá nhân của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Vân - Giảng viên Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Trong Luận văn có trích dẫn, sử dụng một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Sự trích dẫn này được thể hiện cụ thể trong Danh mục tài liệu tham khảo và tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các dữ liệu, số liệu và các thông tin được trình bày trong Luận văn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng Tác giả luận văn năm 2022 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC ................7 1.1 Khái quát chung về cơ sở giáo dục đại học tư thục .........................................7 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơ sở giáo dục đại học tư thục ............7 1.1.2 Khái niệm cơ sở giáo dục đại học tư thục ......................................................10 1.1.3 Đặc điểm của cơ sở giáo dục đại học tư thục ................................................12 1.1.4 Phân loại cơ sở giáo dục đại học tư thục .......................................................16 1.1.5 Khái quát về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục..........21 1.1.5.1 Khái niệm hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục .............21 1.1.5.2 Nội dung hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục ...............23 1.1.5.3 Vai trò của hoạt động tài chính với các hoạt động khác của cơ sở giáo dục đại học tư thục ...........................................................................................................24 1.2 Tổng quan pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục ...........................................................................................................................26 1.2.1 Vai trò, sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục ...............................................................26 1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục ......................................................................................28 1.2.3 Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục ................................................................................................................30 1.2.4 Đặc điểm pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục .................................................................................................................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................35 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC ..... ...................................................................................................................................36 2.1 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động xây dựng nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục .........................................................36 2.1.1 Thực trạng pháp luật về hoạt động thu tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục .......................................................................................................................36 2.1.1.1 Khoản thu từ hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ ...........36 2.1.1.2 Khoản thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ phục vụ cộng đồng ................42 2.1.1.3 Khoản thu từ việc thực hiện các hoạt động tài chính ...................................45 2.1.2 Thực trạng pháp luật về hoạt động huy động các nguồn tài trợ, đóng góp cho cơ sở giáo dục đại học tư thục .................................................................................48 2.1.2.1 Hành lang pháp lý về hoạt động huy động các nguồn tài trợ, đóng góp cho cơ sở giáo dục đại học tư thục .......................................................................................48 2.1.2.2 Chính sách khuyến khích hoạt động tài trợ, đóng góp cho cơ sở giáo dục đại học tư thục .................................................................................................................50 2.1.2.3 Thực trạng về hoạt động huy động các nguồn tài trợ, đóng góp cho cơ sở giáo dục đại học tư thục ....................................................................................................51 2.2 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục .........................................................53 2.2.1 Thực trạng pháp luật về hoạt động chi tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục .......................................................................................................................53 2.2.1.1 Các khoản chi quản lý, chi hoạt động ...........................................................53 2.2.1.2 Trích lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác ..........................................54 2.2.2 Thực trạng pháp luật về nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của cơ sở giáo dục đại học tư thục ...................................................................................................56 2.2.2.1 Các nghĩa vụ thuế của cơ sở giáo dục đại học tư thục .................................56 2.2.2.2 Nghĩa vụ tài chính đối với đất đai của cơ sở giáo dục đại học tư thục ........61 2.2.3 Thực trạng pháp luật về chế độ kế toán, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục .................................................66 2.3 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân chia lợi nhuận của cơ sở giáo dục đại học tư thục .....................................................................................68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................72 KẾT LUẬN ..............................................................................................................74 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục đại học của Đảng, hệ thống các cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng phát triển mạnh về cả số lượng, quy mô cũng như chất lượng đào tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Trong năm học 2019 - 2020, quy mô sinh viên của các cơ sở giáo dục đại học tư thục là hơn 313 ngàn sinh viên, chiếm 18,7% số lượng sinh viên đại học trên cả nước1. Hệ thống pháp luật về giáo dục trong những năm qua đã có nhiều thay đổi theo định hướng của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, phát triển hệ thống giáo dục đại học tư thục. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hệ thống pháp luật về giáo dục chưa được xây dựng đồng bộ, chưa tạo lập được cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch điều chỉnh hoạt động của cơ sở giáo dục đại học tư thục. Trong khoảng một thời gian ngắn, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về cơ sở giáo dục đại học tư thục đã được ban hành, sửa đổi gây ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tư nhân. Sự thiếu ổn định của hệ thống pháp luật là nguyên nhân lớn khiến cho các nhà đầu tư e ngại khi đầu tư vào lĩnh vực này. Ngày 19/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2019. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2012 đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo ra sự bình đẳng giữa cơ sở giáo dục đại học công lập và cơ sở giáo dục đại học tư thục với chủ trương khuyến khích phát triển hệ thống cơ sở giáo dục đại học tư thục. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề vận hành và phát triển, pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Pháp luật chưa có một chế định cụ thể, rõ ràng điều chỉnh về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục, nhiều quy định thể hiện sự né tránh bản chất của việc đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực giáo dục. Bên cạnh việc nhiều chính sách ưu đãi về nghĩa vụ tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục còn thiếu khả thi, nhiều quy định cũng thể hiện sự đối xử thiếu công bằng giữa cơ sở giáo dục đại học tư thục và Theo số liệu thống kê giáo dục đại học năm học 2019-2020, nguồn tại https://moet.gov.vn/thongke/Pages/thong-ko-giao-duc-dai-hoc.aspx?ItemID=7389, truy cập ngày 28/8/2021. 1 2 cơ sở giáo dục đại học công lập. Với mong muốn nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục, tác giả đã chọn đề tài: “Pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới và xã hội hóa giáo dục đại học tại Việt Nam nhận được sự quan tâm, thu hút nghiên cứu của nhiều tác giả. Liên quan đến cơ sở giáo dục đại học tư thục, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Đặng Thị Minh (2014), Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia là luận án nghiên cứu chính sách về trường đại học tư thục ở Việt Nam dưới khía cạnh quản lý nhà nước. Luận án rà soát, đánh giá nhằm hoàn thiện các chính sách thúc đẩy loại hình đại học tư thục phát triển, trong đó có chính sách về tài chính. Luận án đã chỉ ra những bất cập trong chính sách hỗ trợ kinh phí, huy động các nguồn đầu tư, hỗ trợ học phí cho sinh viên của Nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục. Mặc dù nghiên cứu dưới góc độ quản lý hành chính và thời điểm nghiên cứu khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2012 chưa ban hành, luận án là nguồn tham khảo đáng quý cho tác giả về những nhận định, đánh giá liên quan đến cơ chế quản lý tài chính, chính sách học phí cũng như các chính sách ưu đãi về tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục. Nguyễn Xuân Tài (2020), Pháp luật về tổ chức, quản lý trường đại học tư thục, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh là luận văn nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị trường đại học tư thục dưới góc độ pháp luật. Tuy không nghiên cứu về hoạt động tài chính của trường đại học tư thục, luận văn là nguồn tham khảo cho tác giả về các cơ sở lý luận liên quan đến khái niệm, đặc điểm và phân loại mô hình cơ sở giáo dục đại học tư thục. Về bản chất pháp lý, hoạt động đầu tư và chế độ sở hữu tài sản của cơ sở giáo dục tư thục nói chung, tác giả Bùi Xuân Hải đã có nhiều nghiên cứu như: “Bàn về bản chất pháp lý của cơ sở giáo dục tư thục và định hướng điều chỉnh pháp luật”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, Số 06 (145)/2021, tr. 24-33; “Hoàn thiện các quy định của pháp luật về trường tư thục”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 15 (439), Tháng 8/2021, tr. 8-14. Các nghiên cứu đã làm sáng tỏ bản chất pháp lý của cơ sở 3 giáo dục tư thục, theo đó, cơ sở giáo dục tư thục không phải là doanh nghiệp mà là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và có thể hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã phân tích các hạn chế, bất cập liên quan đến pháp luật về hoạt động đầu tư, chế độ sở hữu tài sản của cơ sở giáo dục tư thục và đề xuất kiến nghị hoàn thiện. Mặc dù đối tượng mà các nghiên cứu hướng đến là bản chất pháp lý, hoạt động đầu tư và chế độ sở hữu tài sản của các cơ sở giáo dục tư thục nói chung, các nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho tác giả trong quá trình định hướng nghiên cứu, nhìn nhận đúng đắn bản chất pháp lý của cơ sở giáo dục đại học tư thục. Pháp luật về đầu tư, tài sản của cơ sở giáo dục đại học tư thục cũng là vấn đề được các nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục vô cùng quan tâm. Có thể kể đến một số nghiên cứu như: Trần Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Thu Vân (2011), “Đại học tư thục “khoác áo” doanh nghiệp và suy nghĩ về dự thảo luật giáo dục đại học”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 21(2016) - Tháng 11/2011, tr. 18-26; Dương Tấn Diệp (2012), “Quyền sở hữu tài sản các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập dưới góc nhìn theo quan điểm phát triển”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 5 (15) Tháng 7-8/2012, tr. 67-79; Nguyễn Thanh Tuyền - Dương Tấn Diệp (2012), “Kết quả hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM - Kiến nghị phát triển giáo dục ngoài công lập”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 7 (17) - Tháng 11-12/2012, tr. 69-75. Mặc dù không hướng đến đối tượng nghiên cứu là pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục, các nghiên cứu trên là nguồn tham khảo vô cùng quan trọng cho tác giả trong việc đánh giá pháp luật dưới góc nhìn của các nhà giáo, nhà quản lý cơ sở giáo dục đại học tư thục. Bên cạnh đó, một số bài viết như: Lê Thế Tuyên (2019), “Cơ chế quản lý tài chính giáo dục đại học công lập - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, Số 06 (191)/2019, tr. 17-23; Phan Thị Thành Dương - Ngô Gia Hoàng (2020), “Nhận diện nghĩa vụ tài chính của trường đại học công lập tự chủ tài chính”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, Số 02 (132)/2020, tr. 59-70; Nguyễn Văn Phụng (2012), “Chính sách thuế góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục đại học”, Tạp chí Tài chính, Số 12/2012 đã tiến hành phân tích, đánh giá pháp luật về quản lý tài chính, nghĩa vụ tài chính cũng như vấn đề tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập. Mặc dù nghiên cứu về tài chính các trường đại học khối công lập, các nghiên cứu trên là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu 4 với mô hình cơ sở giáo dục đại học tư thục. Pháp luật về cơ sở giáo dục đại học tư thục cũng là chủ đề được giới nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm. Có thể kể đến một số nghiên cứu như: Dong, Shengzu (2020), China's New Laws and Policies on Nongovernmental Education: Background, Characteristics, and Impact Analysis; Philip Altbach (1998), Private Higher Education: Themes and Variations in Comparative Perspective; Daniel C.Levy (2010), Giáo dục Đại học Tư thục ở Đông Á,... Các nghiên cứu trên chủ yếu thực hiện phân tích về khái niệm, phân loại và vấn đề công nhận loại hình cơ sở giáo dục đại học tư thục vì lợi nhuận. Liên quan đến hoạt động tài chính, các nghiên cứu chủ yếu hướng đến các nội dung như: chính sách về học phí, hỗ trợ, ưu đãi tín dụng cho người học. Các nghiên cứu là nguồn tham khảo đáng quý cho tác giả trong việc nhìn nhận, so sánh quan điểm, chính sách phát triển pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về cơ sở giáo dục đại học tư thục. Có thể thấy, cơ sở giáo dục tư thục nói chung và cơ sở giáo dục đại học tư thục nói riêng là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu chính sách, pháp luật trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục còn khá hạn chế. Đa phần các tác giả thực hiện nghiên cứu về cơ sở giáo dục đại học tư thục dưới góc độ quản lý nhà nước. Đã có một số nghiên cứu hướng đến vấn đề đầu tư và sở hữu tài sản dưới góc độ pháp lý, tuy nhiên thời điểm nghiên cứu đa phần được thực hiện trước khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học 2012 được ban hành. Những nghiên cứu vào thời điểm sau này lại chủ yếu hướng đến vấn đề quản trị, tổ chức, chế độ pháp lý của cơ sở giáo dục đại học tư thục. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đối với pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục. Đồng thời, luận văn nhằm tổng kết, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật, từ đó gợi mở giải pháp kiến nghị, hoàn thiện. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu 5 Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục. Tuy nhiên, để có cái nhìn khái quát, sâu rộng về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục, đề tài không chỉ tiến hành nghiên cứu các nội dung của pháp luật về giáo dục mà còn nghiên cứu các hệ thống pháp luật khác như: pháp luật về doanh nghiệp, về đầu tư, về thuế, về chế độ tài chính, kế toán,… có liên quan đến hoạt động tài chính của mô hình cơ sở giáo dục này. Bên cạnh đó, đề tài cũng tiến hành nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật, các quan điểm pháp lý khác nhau liên quan đến hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục dưới khía cạnh pháp luật, không thực hiện việc nghiên cứu dưới khía cạnh tài chính - kế toán - quản lý. Đề tài chỉ nghiên cứu pháp luật về hoạt động tài chính của mô hình cơ sở giáo dục đại học tư thục, không nghiên cứu hoạt động của mô hình cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và đại học công lập. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để làm rõ các vấn đề lý luận về cơ sở giáo dục đại học tư thục và thực trạng pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cụ thể: Thứ nhất, phương pháp phân tích - tổng hợp. Đây là phương pháp chủ đạo, được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp được sử dụng để khái quát, phân tích và đánh giá những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục tại Chương 1. Tại Chương 2, phương pháp được sử dụng trong việc phân tích, đánh giá những khái niệm pháp lý, những quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục. Bên cạnh đó, phương pháp còn được sử dụng để tổng kết, phân tích và đánh giá về thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học tư thục. Thứ hai, phương pháp so sánh luật học. Phương pháp này được sử dụng để 6 nhận diện, làm rõ các đặc trưng trong hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục khi so sánh với cơ sở giáo dục đại học công lập và các chủ thể khác. Đồng thời, phương pháp cũng được sử dụng để so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành với các quy định trước đó, từ đó nhận định xu thế thay đổi của pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục. Ngoài ra, phương pháp này còn được tác giả sử dụng nhằm mục đích so sánh pháp luật về cơ sở giáo dục đại học tư thục ở Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới. Qua đó tham khảo một số kinh nghiệm và đề ra phương án hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam. Thứ ba, phương pháp thống kê. Phương pháp này được tác giả sử dụng tại Chương 2 của luận văn nhằm thu thập, đưa ra các số liệu về mức học phí, cơ cấu nguồn thu của một số cơ sở giáo dục đại học tư thục. Qua đó, đánh giá mức học phí của các trường trên thực tế, đồng thời chỉ ra sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn thu của các cơ sở giáo dục đại học tư thục. 6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận Về mặt lý luận, tác giả đã đưa ra các phân tích về khái niệm, đặc điểm của cơ sở giáo dục đại học tư thục cũng như thực trạng pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở này. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đưa ra những phân tích, bình luận về chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực giáo dục đại học ngoài công lập. Từ đó, tác giả đã đưa ra những góp ý hoàn thiện pháp luật, hướng đến mục đích xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích phát triển mô hình cơ sở giáo dục đại học tư thục. Tác giả cũng hy vọng rằng, luận văn này có thể là tài liệu tham khảo mang tính khoa học về pháp luật đối với hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục để giảng viên, sinh viên nghiên cứu và học tập. 7 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC 1.1 Khái quát chung về cơ sở giáo dục đại học tư thục 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơ sở giáo dục đại học tư thục (i) Lịch sử hình thành và phát triển của cơ sở giáo dục đại học tư thục trên thế giới Lịch sử của sự phát triển giáo dục đại học trên thế giới trải qua các giai đoạn từ tinh hoa (elit) sang đại chúng (mass) tiến đến phổ cập (universal)2. Các trường đại học đầu tiên trên thế giới đều chú trọng vấn đề truyền dạy các tín điều, văn học, thần học, hành chính,… phục vụ cho bộ máy thống trị và các nhà truyền giáo, tức là cho giới tinh hoa. Dưới sự tác động của nền sản xuất - kinh tế hiện đại, các chương trình đào tạo gắn với sản xuất và đời sống được đưa vào trường đại học. Giáo dục đại học trên thế giới bắt đầu chuyển mục tiêu từ đáp ứng nguồn nhân lực cho nhà nước sang việc đáp ứng nhân lực cho nền kinh tế. Số lượng sinh viên từ đó tăng lên nhanh chóng, nền giáo dục đại học các quốc gia trở thành nền giáo dục đại chúng. Khi nền giáo dục đại học trở thành đại chúng, áp lực của số lượng sinh viên gia tăng nhanh chóng khiến ngân sách các quốc gia không thể tiếp tục bao cấp cho giáo dục đại học. Trước tình hình ấy, quan niệm về giáo dục đại học cũng thay đổi. Trước đây, giáo dục đại học được xem là một lợi ích công, một phúc lợi xã hội mà mọi người đều có quyền tiếp cận và hưởng thụ như nhau, nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo và đáp ứng nhu cầu học tập của mọi công dân. Tuy nhiên, với xu hướng đại chúng hóa giáo dục, giáo dục đại học đã mang một phần lợi ích tư khi việc học gắn liền mục tiêu cá nhân đầu tư để có nghề nghiệp nhằm nâng cao thu nhập của chính họ. Do đó, quan niệm giáo dục đại học cũng mang một phần lợi ích tư dần được chấp nhận. Bên cạnh đó, trên phương diện cung ứng hàng hóa dịch vụ, giáo dục đại học đã được coi là một lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, đây là hàng hóa dịch vụ đặc biệt, chứa đựng cả lợi ích công cộng và lợi ích tư. Người ta cũng cho rằng văn bằng đại học mang lợi ích về cho người được văn bằng nhiều hơn là cho xã hội. Do đó, logic tất yếu là người được hưởng lợi ích tư phải chi trả để đạt được lợi ích đó và các trường Martin Trow, “Reflections on the Transition from Elite to Mass to Universal Access: Forms and Phases of Higher Education in Modern Societies since WWII”, nguồn tại https://escholarship.org/uc/item/96p3s213, truy cập ngày 10/7/2021. 2 8 đại học tư cần được thành lập để bán dịch vụ giáo dục đại học3. Chính phủ các nước cũng ngày càng chú trọng tới việc dùng thị trường, khu vực ngoài công lập vào việc cung ứng dịch vụ giáo dục, từ đó đa dạng hóa dịch vụ giáo dục và có thêm nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ này4. Xu hướng đại chúng hóa giáo dục đại học và sự chuyển đổi quan niệm giáo dục đại học không còn là một lợi ích công thuần túy, cùng với xu hướng tư nhân hóa giáo dục nói chung trên thế giới đã tạo nên sự bùng phát mạnh mẽ của các cơ sở giáo dục đại học tư thục trong những thập niên cuối của thế kỷ XX. Cho đến thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này, thị phần của giáo dục đại học tư nhân toàn cầu tăng từ 28% lên 33% với tổng số sinh viên tăng từ khoảng 27 triệu lên gần 57 triệu5. (ii) Lịch sử hình thành và phát triển của cơ sở giáo dục đại học tư thục tại Việt Nam Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, những thay đổi về thể chế chính trị, quan điểm của nhà cầm quyền mà sự xuất hiện, xu hướng phát triển của khu vực tư trong lĩnh vực giáo dục đại học tại mỗi quốc gia là khác nhau. Tại Việt Nam, sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã mở đường cho sự xuất hiện của những cơ sở giáo dục đại học tư thục. Khi mới độc lập vào năm 1954, miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) không cho phép tồn tại giáo dục đại học tư nhân. Sau năm 1975, khu vực đại học tư gồm 11 trường với khoảng 30 ngàn sinh viên (1/5 tổng số sinh viên toàn quốc) đã bị quốc hữu hóa6. Đại hội Đảng lần thứ VI vào tháng 12/1986 là một dấu mốc đổi mới đường lối phát triển kinh tế xã hội nước ta, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đường lối đổi mới chung đó, hệ thống giáo dục đại học nước ta cũng đã triển khai những đổi mới căn bản. Lâm Quang Thiệp, “Xu hướng đại chúng hóa giáo dục đại học, và sự thay đổi một số quan niệm và chính sách (Thế giới và Việt Nam)”, nguồn tại http://dbcl.ntt.edu.vn/van-ban-cua-aun-qa/xu-huong-dai-chung-hoagiao-duc-dai-hoc-va-su-thay-doi-mot-so-quan-niem-va-chinh-sach-the-gioi-va-viet-nam-gs-ts-lam-quangthiep-dh-thang-long/, truy cập ngày 15/7/2021, tr. 105. 4 Ka Ho Mok, “Tầm quan trọng ngày càng tăng của tư nhân trong giáo dục: Thách thức trong quản trị đại học ở Trung Quốc”, Phạm Thị Ly dịch, nguồn tại http://www.lypham.net/?p=2080, truy cập ngày 20/5/2021. 5 Daniel C. Levy, “Cấu trúc quốc gia của giáo dục đại học tư nhân toàn cầu”, nguồn tại http://ihe.fpt.edu.vn/so97/cau-truc-quoc-gia-cua-giao-duc-dai-hoc-tu-nhan-toan-cau/, truy cập ngày 22/3/2021. 6 Quang Chau, “Việt Nam: trường hợp duy nhất độc quyền vì lợi nhuận”, nguồn tại http://ihe.fpt.edu.vn/so103/viet-nam-truong-hop-duy-nhat-doc-quyen-vi-loi-nhuan/, truy cập ngày 22/03/2021. 3 9 Năm 1987, Hội nghị Hiệu trưởng Đại học tổ chức tại Nha Trang là một bước ngoặt quan trọng của nền giáo dục đại học nước ta, là nơi đề xuất những chủ trương, nguyên tắc lớn về đổi mới giáo dục đại học. Trong đó, có hai nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cụ thể: Một là, giáo dục đại học không chỉ đáp ứng nhu cầu của biên chế nhà nước và kinh tế quốc doanh mà còn phải đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế khác và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; Hai là, giáo dục đại học không chỉ dựa vào ngân sách nhà nước mà còn dựa vào các nguồn lực khác có thể huy động được: sự đóng góp của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, của cộng đồng, của người học (thông qua học phí); nguồn vốn do các hoạt động của trường về nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, dịch vụ làm ra; nguồn vốn do các quan hệ quốc tế mang lại7. Như vậy, mô hình cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập tại Việt Nam đã được khuyến khích phát triển từ những năm cuối của thế kỷ XX. Trường đại học ngoài công lập đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất là “Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long”, được thành lập thí điểm vào tháng 12/1988, sau đó được công nhận vào năm 1993 với tên gọi “Trường Đại học Dân lập Thăng Long”. Năm 1993, Quy chế đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 240/1993/QĐ-TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện cho một loạt các cơ sở giáo dục đại học tư thục ra đời. Tuy nhiên, tại thời điểm đó xã hội vẫn chưa quen với việc tư nhân đầu tư vào giáo dục, tên gọi “đại học tư thục” được xem là nhạy cảm vì mang yếu tố thương mại hóa giáo dục. Quyết định số 196/TCCB ngày 21/01/1994 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tạm thời trường đại học dân lập sau đó đã thay thế tên gọi “đại học tư thục” thành “đại học dân lập”. Luật Giáo dục 1998 sau đó cũng đã ghi nhận các loại hình cơ sở giáo dục bao gồm: công lập, bán công, dân lập, tư thục. Căn cứ các quy định của Luật Giáo dục 1998, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ chính thức ghi nhận tên gọi “đại học tư thục” và công nhận “sở hữu tư nhân” đối với cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập. Như vậy, mô hình cơ sở giáo dục đại học tư thục tại Việt Nam chính thức được công nhận về mặt pháp lý vào năm 2005. Lâm Quang Thiệp, “Đổi mới giáo dục đại học - Thập niên đầu tiên”, nguồn tại http://ihevn.edu.vn/doi-moigiao-duc-dai-hoc-thap-nien-dau-tien/, truy cập ngày 01/10/2021. 7 10 Sau một khoảng thời gian hoạt động, mô hình cơ sở giáo dục đại học dân lập và bán công dần bộc lộ những hạn chế do được vận hành bởi lối quản trị truyền thống, nguồn lực tài chính thiếu đa dạng. Đồng thời, vì những quy định về phân chia lợi nhuận không được giải thích rõ ràng và không nhất quán giữa các cơ quan nhà nước, nhiều trường đại học dân lập vẫn tìm được cách chia lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Trước tình trạng trên, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục 2005 đã đưa ra chính sách chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học dân lập và bán công thành cơ sở giáo dục đại học tư thục, xóa bỏ loại hình trường đại học dân lập và bán công trên văn bản. Tính đến năm học 2019 - 2020, Việt Nam có 65 cơ sở giáo dục đại học tư thục, chiếm tỷ lệ 27,4% trong tổng số 237 cơ sở giáo dục đại học trên cả nước (không bao gồm các trường đại học, học viện thuộc khối an ninh, quốc phòng). Trong đó, có 05 trường 100% vốn nước ngoài và một số trường đang trong quá trình chuyển đổi từ mô hình dân lập sang tư thục. Quy mô sinh viên của các trường là hơn 313 ngàn sinh viên, chiếm 18,7% số lượng sinh viên đại học trên cả nước8. Như vậy, với các thông tin nói trên, có thể kết luận: (i) Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống giáo dục đại học tư thục ở Việt Nam trong thời gian qua là quy luật tất yếu, phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế; (ii) Nghiên cứu nhận diện bản chất và các đặc trưng pháp lý của cơ sở giáo dục đại học tư thục là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu và khảo sát hệ thống pháp luật về hoạt động tài chính của chủ thể đặc biệt này. 1.1.2 Khái niệm cơ sở giáo dục đại học tư thục Kể từ khi loại hình cơ sở giáo dục đại học tư thục chính thức được công nhận vào năm 2005, hệ thống pháp luật về giáo dục đại học tư thục cũng dần hình thành để điều chỉnh các quan hệ phát sinh tương ứng. Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở giáo dục đại học tư thục, các quy định về khái niệm của cơ sở giáo dục đại học cũng trải qua nhiều thay đổi. Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg: “Trường đại học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng Theo số liệu thống kê giáo dục đại học năm học 2019 - 2020, nguồn tại https://moet.gov.vn/thongke/Pages/thong-ko-giao-duc-dai-hoc.aspx?ItemID=7389, truy cập ngày 28/8/2021. 8 11 cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước”. Luật Giáo dục 2005 sau đó cũng đưa ra định nghĩa về trường tư thục tương tự như quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục 2005. Trên tinh thần của Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục đại học 2012 đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn về cơ sở giáo dục đại học tư thục, cụ thể: “Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất”. Trên cơ sở đó, tác giả Đặng Thị Minh đã có định nghĩa về trường đại học tư thục như sau: “Trường đại học tư thục là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước; hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, tự chủ về tài chính và các hoạt động đào tạo theo quy định của pháp luật; tự cân đối thu chi, thực hiện các quy định về chế độ kế toán, thống kê và thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.”9 Theo tác giả, định nghĩa trên của tác giả Đặng Thị Minh là đầy đủ, thể hiện rõ được bản chất của cơ sở giáo dục đại học tư thục, đặc biệt là bản chất về cơ chế hoạt động tài chính của trường. Tuy nhiên, định nghĩa của Luật Giáo dục đại học 2012 nhanh chóng thể hiện sự hạn chế khi Luật Đầu tư 2014 được ban hành. Cách thức xác định cơ sở giáo dục đại học tư thục thông qua cách liệt kê các chủ thể thành lập đã không bao quát được hết các chủ thể đầu tư vốn thành lập trường trên thực tế. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2012 (Sau đây gọi là Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018)) đã thay đổi cách tiếp cận khi định nghĩa về cơ sở giáo dục đại học tư thục theo hướng phù hợp với các quy định của pháp luật về đầu tư. Luật quy định rất ngắn gọn: “Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động”. Nhà đầu tư được xác định là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Về tài chính, Luật quy định cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai Đặng Thị Minh (2014), Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, tr.38. 9 12 tài chính theo quy định của pháp luật. Qua nghiên cứu pháp luật về cơ sở giáo dục đại học tư thục, có thể thấy mặc dù trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cách tiếp cận về định nghĩa của cơ sở giáo dục đại học tư thục chủ yếu vẫn dựa trên đặc trưng về sở hữu và nguồn vốn hoạt động. Đặc điểm này xuất phát từ khác biệt về bản chất chủ sở hữu và vốn hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong cách định nghĩa về cơ sở giáo dục đại học tư thục tại Việt Nam và trên thế giới. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã từng đưa ra nhận định về sự khác biệt giữa trường công và trường tư, cụ thể: Trường công là trường được kiểm soát và quản lý trực tiếp bởi chính quyền hoặc một cơ quan phụ trách giáo dục công. Các trường tư do một tổ chức phi chính phủ quản lý tổ chức, chẳng hạn như nhà thờ, công ty hoặc một tổ chức tư nhân10. Như vậy, theo OECD, sự khác biệt về chủ thể quản lý là đặc điểm nổi bật phân biệt trường công và trường tư. Đa phần các quốc gia trên thế giới, nơi mà chính phủ dành nhiều hỗ trợ về tài chính cho các trường tư thục đều có xu hướng phân biệt tương tự như trên. Tóm lại, nhìn nhận ở khía cạnh tài chính giáo dục, trong luận văn này, tác giả xin đưa ra khái niệm về cơ sở giáo dục đại học tư thục như sau: Cơ sở giáo dục đại học tư thục là cơ sở giáo dục bậc đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, hoạt động trên nguyên tắc tự chủ tài chính, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 1.1.3 Đặc điểm của cơ sở giáo dục đại học tư thục Theo quan điểm của tác giả, về phương diện tài chính, cơ sở giáo dục đại học tư thục của Việt Nam mang các đặc điểm sau: Thứ nhất, chủ thể thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục là nhà đầu tư. Khi thay đổi cách tiếp cận về khái niệm cơ sở giáo dục đại học tư thục, Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) đã đưa ra định nghĩa về nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc OECD (2011), “Private schools: Who benefits?”, https://www.oecd.org/pisa/pisaproducts/pisainfocus-familybackgroundandeducation.htm, 02/5/2021. 10 nguồn truy cập tại ngày 13 nước ngoài đầu tư thành lập cơ sơ giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước11. Bên cạnh đó, Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) đã khẳng định nhà đầu tư nước ngoài cũng là chủ thể thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục. Trước đây, cơ sở giáo dục đại học do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập được gọi là cơ sở giáo dục đại học 100% vốn đầu tư nước ngoài chứ không được coi là cơ sở giáo dục đại học tư thục12. Với cơ sở pháp lý rõ ràng này, các cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam và phân hiệu của các cơ sở này được dự đoán sẽ gia tăng và phát triển mạnh trong tương lai13. Dù không được xác định thuộc cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học tư thục nhưng nhà đầu tư lại đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý cơ sở giáo dục đại học tư thục14. Pháp luật về giáo dục cũng trao nhiều quyền cho nhà đầu tư trong việc quyết định các vấn đề về tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục như: quyết định dự án đầu tư phát triển trường, huy động vốn đầu tư; quyết định phương án sử dụng phần chênh lệch thu chi hàng năm; thông qua các nội dung liên quan đến tài chính trong các quy chế nội bộ,… Đây cũng là điều dễ hiểu bởi nhà đầu tư phải tự chịu rủi ro đối với nguồn vốn do mình bỏ ra khi đầu tư vào cơ sở giáo dục đại học tư thục. Do đó, nhà đầu tư phải được pháp luật trao quyền tự chủ ở mức độ lớn hơn tương xứng với mức độ rủi ro mà họ phải gánh chịu. Thứ hai, cơ sở giáo dục đại học tư thục được thành lập và đảm bảo hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Trên thế giới, nguồn tài chính của các cơ sở giáo dục tư thục nói chung có thể phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Theo OECD, các trường tư thục phụ thuộc vào chính phủ (Government-dependent private schools) là trường có từ 50% trở lên nguồn kinh phí cốt lõi được chính phủ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Ngược lại, đối với trường tư thục độc lập với chính phủ (Government-independent private schools) con số này là ít hơn 50%15. Tại Ấn Độ, người ta cũng chia các trường tư thục thành Khoản 1 Điều 16a Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018). Khoản 3 Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012. 13 Trần Văn Hùng (2020), “Xu thế phát triển của hệ thống đại học tư thục Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kỳ 1 - Tháng 4/2020), tr. 13-14. 14 Nguyễn Xuân Tài (2020), Pháp luật về tổ chức, quản lý trường đại học tư thục, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 25. 15 OECD (2011), tlđd (10). 11 12 14 hai loại: trường được hỗ trợ (aided) và trường không được hỗ trợ (unaided). Thậm chí, một số đáng kể các trường tư thục nhận viện trợ của chính phủ để đáp ứng gần như toàn bộ chi phí chi thường xuyên16. Tùy thuộc vào chính sách phát triển lĩnh vực giáo dục tư nhân, mỗi quốc gia sẽ có mức hỗ trợ ngân sách khác nhau cho các cơ sở giáo dục tư thục nói chung. Tại Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, Cộng hòa Slovak, hơn 90% ngân sách hoạt động của các cơ sở giáo dục tư thục đến từ chính phủ. Trong khi đó, tại Slovenia, Đức, Bỉ, Hungary, Luxembourg và Ireland con số này là từ 80% đến 90%. Ngược lại, tại Vương quốc Anh, Hy Lạp, Hoa Kỳ, Mexico và các quốc gia và nền kinh tế đối tác Albania, Kyrgyzstan, Tunisia, Uruguay, Dubai (UAE), Qatar và Jordan, chính phủ chỉ hỗ trợ 1% hoặc ít hơn cho các trường do tư nhân quản lý17. Ở Việt Nam, nếu như các cơ sở giáo dục đại học công lập do ngân sách nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động thì cơ sở giáo dục đại học tư thục được các nhà đầu tư tự bỏ vốn thành lập và hoạt động. Đây là điểm khác biệt đặc trưng của cơ sở giáo dục đại học tư thục ở Việt Nam so với đa số các quốc gia khác trên thế giới. Nhà nước Việt Nam chỉ hỗ trợ các trường qua một số chính sách ưu đãi về thuế, đất đai. Đặc trưng về nguồn vốn này cũng là thách thức cho các trường trong vấn đề tạo lập nguồn thu, cân đối thu chi đảm bảo hoạt động. Thứ ba, cơ sở giáo dục đại học tư thục là tổ chức có tư cách pháp nhân, có địa vị pháp lý độc lập, bình đẳng so với các loại hình cơ sở giáo dục đại học khác. Địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể đó. Địa vị pháp lý của cơ sở giáo dục đại học tư thục là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của trường được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, đặc điểm về tư cách, địa vị pháp lý không phải là thuộc tính tự nhiên của cơ sở giáo dục đại học tư thục mà là đặc điểm được hình thành bởi ý chí của nhà làm luật. Mặt khác, như đã trình bày trước đó, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, Swapna S. Prabhu & Niranjan Mohapatra, “The New Private Sector in Higher Education in India: Challenges and Prospects”, nguồn tại https://heinonline.org/HOL/Page?public=true&handle=hein.journals/gnlujldp3&div=10&start_page=67&coll ection=journals&set_as_cursor=0&men_tab=srchresults, truy cập này 25/9/2021. 17 OECD (2012), “Public and Private Schools: How Management and Funding Relate to their Socio-economic Profle”, nguồn tại https://www.oecd.org/education/school/programmeforinternationalstudentassessmentpisa/publicandprivatesc hoolshowmanagementandfundingrelatetotheirsocio-economicprofile.htm, truy cập ngày 22/8/2021. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan