Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật việt nam về an toàn vệ sinh...

Tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật việt nam về an toàn vệ sinh lao động luận văn ths. luật

.DOCX
172
202
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊCHUYÊNPHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀAN TOÀN VỆSINH LAO ĐỘNG Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Bính HÀ NỘI -2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊCHUYÊNPHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀAN TOÀN VỆSINH LAO ĐỘNG Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Bính HÀ NỘI -2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quảnêu trong Luận văn chưa được công bốtrong bất kỳcông trình nào khác. Các sốliệu, ví dụvà trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cảcác môn học và đã thanh toán tất cảcác nghĩa vụtài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.Vậy tôi viết Lời cam đoan này đềnghịKhoa Luật xem xét đểtôi có thểbảo vệLuận văn.Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOANBùi ThịChuyên MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lụcDanh mục các từviết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 Chƣơng 1:KHÁI QUÁT VỀ ATVSLĐ, PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VỀ ATVSLĐ............................................7 1.1. Khái quát về ATVSLĐ................................................................................7 1.1.1. TNLĐ và BNN -các tác động tới sự phát triển kinh tế -xã hội của thế giới........7 1.1.2. Yêu cầu đặt ra về xây dựng Hệ thống quản lý ATVSLĐ.............................8 1.2. Pháp luật quốc tế về ATVSLĐ.................................................................11 1.2.1. Quan niệm về ATVSLĐ..............................................................................11 1.2.2. Một số quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề ATVSLĐ......................17 1.2.3. Vai trò của pháp luật quốc tế trong việc đảm bảo ATVSLĐ......................25 1.3. Pháp luật một số quốc gia về ATVSLĐ...................................................28 1.3.1. Luật An toàn và sức khoẻ công nghiệp của Hàn quốc................................28 1.3.2. Luật An toàn và sức khoẻ công nghiệp của Nhật Bản................................29 1.3.3. Bộ luật Lao động Philipin...........................................................................31 1.3.4. Luật Sức khoẻ và an toàn nơi làm việc của Singapore...............................32 1.3.5. Kinh nghiệm xây dựng và triển khai Luật ATVSLĐ của một số quốc gia trên thế giới............................................................................................34 Chƣơng 2:PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ATVSLĐ...........................................37 2.1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ.........37 2.1.1. Những vấn đề lý luận về ATVSLĐ.............................................................37 2.1.2. Đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước......................43 2.1.3. Thực tiễn về công tác ATVSLĐ ở Việt Nam..............................................48 2.2. Những nội dung chính của Pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ..............59 2.2.1. Các chế độ bảo đảm ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe người lao động...............60 2.2.2 Các quy định về kỹ thuật ATVSLĐ............................................................65 2.2.3. Các quy định nhằm bảo đảm và thúc đẩy thực hiện công tác ATVSLĐ................67 2.2.4. Quy định về ATVSLĐ trong một số Luật chuyên ngành...........................72 2.2.5. Đánh giá quy định pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ.................................78 2.3. Vấn đề chuyển hoá các quy định về ATVSLĐ của pháp luật quốc tế vào pháp luật Việt Nam........................................................................85 2.3.1. Nhận xét chung............................................................................................85 2.3.2.Nghĩa vụ chuyển hoá Điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia.................86 2.3.4. Các hoạt động hợp tác chuyên môn, kỹ thuật về ATVSLĐ đối với Việt Nam.....................................................................................................88 Chƣơng 3:PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ATVSLĐ.............................................................93 3.1. Cơ sở hoàn thiện pháp luật về ATVSLĐ................................................93 3.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về ATVSLĐ......................................96 3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật..................................96 3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện.........................................................98 3.2.3 Các giải pháp cụ thể..................................................................................102 3.3. Sự cần thiết phải xây dựng Luật ATVSLĐ ở Việt Nam......................10 33.3.1. Xây dựng Luật ATVSLĐ ở Việt Nam với các định hướng sau................104 3.3.2. Một số nội dung trọng tâm của Luật ATVSLĐ........................................105 KẾT LUẬN............................................................................................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................111 DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮTTT Viết tắtNội dung từ 1.ATLĐAn toàn lao động 2.ATVSLĐAn toàn vệsinh lao động 3.BHLĐBảo hộlao động 4.BNNBệnh nghềnghiệp 5.ĐKLĐĐiều kiện lao động 6.ILOTổchức Lao động Quốc tế 7.NLĐNgười lao động 8.NSDLĐNgười sửdụng lao động 9.TCVNTiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam 10.TNLĐTai nạn lao động 11.VSLĐVệsinh lao động 12.WHOTổchức Y tếthếgiới MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứuTrong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tự to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội, tạo ra những tiền đề vững chắc đưa đất nước chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ sự phát triển đó và với những đổi mới trong công tác quản lý Nhà nước về lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động (sau đây viết tắt là ATVSLĐ) được quan tâm đầy đủ hơn, điều kiện làm việc, sức khỏe NLĐtừng bước được cải thiện. Thực tiễn đó thể hiện chính sách,chiến lược vì con người của Đảng và Nhà nước, luôn luôn chăm lo và coi trọng quyền và lợi ích của NLĐ.Bên cạnh đó, vấn đềvề bảo vệ an toàn tính mạng và sức khoẻ con người cũng được quan tâm hơn. Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề bảo hộ lao động (sau đây viết tắt là BHLĐ), công tác ATVSLĐ, điềunày được thể hiện trong nội dung Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947, Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp 1992, Pháp lệnh BHLĐnăm 1991 và Bộ luật Lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007),kế thừa và phát huy các quy định trong Bộ luật Lao động trước đây, trong Bộ luật Lao động năm 2012, vấn đề ATVSLĐ được quy định thành một chế định riêng biệt, ngoài ra các quy định chi tiết, hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa tai nạnlao động (sau đây viết tắt là TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (sau đây viết tắt là BNN), bảo vệ sức khỏe NLĐ, góp phần vào sự phát triển sản xuất, ổn định kinh tế -xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế, hòa nhập với các nước trong khu vực vàhội nhập quốc tế.Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong những năm gần đây do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau về việc làm, đời sống, sự xuống cấp và lạc hậu của thiết bị công nghệ, hạ tầng, tình hình vi phạm các quy định ATVSLĐđã diễn ra ở nhiều nơi, nhiều cơ sở, nhất là trong lĩnh vực xây lắp, khai thác mỏ, giao thông dẫn đến hàng chục nghìn vụ TNLĐchết người hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước và nhân dân, số người bị thương tật do TNLĐ, BNNtăng để lại hậu quả khôn lường cho xã hội, nhiều người tàn phế suốt đời...Bên cạnh đó, các quy định về ATVSLĐ nằm rải rác, phân tán ở nhiều văn bản khác nhau từ các quy định của Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tưnhưhiện nay gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, điều này đang tạo ra một hệ thống phức tạp, chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực thi. Nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn ban hành đã lâu, trở nên lạc hậu so với sự phát triển của sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đã nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo là xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về ATVSLĐnói riêng, đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam và quá trình hội nhập. Đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 207/QĐ-TTg về việc phân côngcơ quan chủ trì soạn thảo các dự án Luật, Pháp lệnh thuộc chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, giao cho Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng Dự án Luật ATVSLĐ.Để thực hiện tốt nhiệm vụ nói trên, đòi hỏi các tổ chức, cơ quan, cũng như các cán bộ được giao nghiên cứu xây dựng Luật ATVSLĐtrên cơsởquán triệt các quan điểm của Đảng, tình hìnhcủa đất nước, học tập kinh nghiệm quốc tế và kế thừa thành quả và kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian qua, theo đó từng bước cải thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về ATVSLĐ, thực hiện việc ngăn chặn TNLĐvà bệnh tật liên quan đến lao động.Đề tài nghiên cứu “Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ” nhằm nghiên cứu và làm rõ những quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật nướcngoài và pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ, qua đó tìm ra những thiếu hụt, những bất cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tìm hiểu sự chuyển hóa pháp luật quốc tế vào pháp luật Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng phápluật về ATVSLĐgóp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với xu thế hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứuATVSLĐlà vấn đề được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều độc giả, những sản phẩm nghiên cứu được biết đến như: “Danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân”, NXB Lao động -Xã hội,2004; “Công tác BHLĐtrong nông nghiệp, nông thôn”, NXB Lao động –Xã hội, 2010; “Hồ sơquốc gia về ATVSLĐ”, NXB Lao động –Xã hội;“Chiến lược toàn cầu về ATVSLĐ”,kết luận của Hội nghị Lao động quốc tế, kỳ họp thứ 91 của năm 2003, Văn phòngILO, 2003; “Hệ thống quốc gia về ghi chép và thông báo về BNN”, Văn phòng ILO, 2013.Một số Báo, Tạp chícó những bài viết sâu sắc đánh giá về vấn đề ATVSLĐnhư“Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm” TS. Triệu Quốc Lộc Tạp chí BHLĐtháng 4/2012.Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội củacác giải pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việccho NLĐvà xây dựng mối quan hệ với năng suất lao động nhằm nâng cao tính cạnhtranh và bảo vệ nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập” Chủ nhiệm đề tài GS.TS. Lê Vân Trình, Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuậtBHLĐ, năm 2011; “Nghiên cứu xây dựng chiến lược và các biện pháp cơ bản để giám sát, dự phòng và xử lý các nguy cơ ô nhiễm môitrường lao động ảnh hưởng tới sức khỏe NLĐ” Chủ nhiệm đề tài PGS. TS Nguyễn An Lương, Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuậtBHLĐ, năm 2000.v.v...Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Thiết bị lọc bụi gỗ” TS. Phạm Văn Hải, Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuât BHLĐ; “Nghiên cứu chế thử quần áo chống lạnh dùng cho công nhân làm việc trong các nhà lạnh”Nhóm nghiên cứu: Dược sỹ Trần Thanh Hương, Kỹ thuật viênHồ Thị Mão -Viện BHLĐ; Kỹ sưNguyễn Thị Bội -Xí nghiệpChế biến Vi sinh Hà Nội; “Đánh giá thực trạng môi trường lao động về BNNtrong ngành đường sắt” Nhóm nghiên cứu: Phạm Văn Hùng và Trung tâm Y tế dự phòng Đường sắt.v.v...Một số bài viết trên các báo, tạp chí, ví dụ Tạp chí Lao động -Xã hội, Báo điện tử Dân trí, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Bảo hiểmxã hội, http://www.ilo.org, http://statutes.agc.gov.sg.v.v...Vì vậy, nghiên cứu về ATVSLĐ không phải là một hiệu tượng mới nhưng lại là một đềtài được coi là “cần thiết”, cần có sựnghiên cứu nghiêm túc và kỹlưỡng đểcó thểthấy vấn đề một cách toàn diện.Đối với luận văn này, trên cơsởtham khảo một sốtài liệu có liên quan, học viênđã tiếp cận vấn đềmột cách nghiêm túc. Từviệc nghiên cứu pháp luật quốc tế, pháp luật của một sốquốc gia trên thếgiới vàpháp luật Việt Nam vềATVSLĐvà đưa ra một sốgiải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật trong nước về vấn đề này. 3. Mục đíchnghiên cứuTrên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật quốc tế, nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng về ATVSLĐở Việt Nam làm rõ những bất cập trong hệ thống pháp luật hiện hành, những vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện những quy định đã hoặc chưa phù hợp để đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, có tính đến việc học tập kinh nghiệm quốc tế về xây dựng pháp luật ATVSLĐ. 4. Tính mới và những đóng góp của Đề tàiNội dung về ATVSLĐlà một đề tài quan tâm của nhiều độc giả, nhiều nhà nghiên cứu, nên những công trình liên quan đến nghiên cứu vấn đề ATVSLĐ đã được quan tâm nhiều, tuy nhiên nghiên cứu về pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ thì chưa cónhiều. Đề tài nghiên cứu mang tính xây dựng, trên cơ sở tham khảo bài viết của các nhà nghiêncứu, nhà khoa học về vấn đề này đưa ra một sốgiải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật trong nước về vấn đề này. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của Đề tài chủ yếu hướng vào các đối tượng là NLĐViệt Nam, người học nghề, tập nghề và một số đối tượng là lao động đặc thù,người sử dụng lao động (sau đây viết tắt làNSDLĐ),người lao động (sau đây viết tắt làNLĐ)nước ngoài làm việc tại Việt Nam.Phạm vi nghiên cứu của Đề tài tập trung vào hệ thống pháp luật quốc tế(Công ước quốc tế về nhân quyền và một số Công ước quốc tế của ILO), trong quá trình nghiên cứu có đề cập đến pháp luật về ATVSLĐ của một số quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipin, Singapore)và nghiên cứu hệ thống pháp luật của Việt Namvề an toàn vệ sinh lao động. 6.Phƣơng pháp nghiên cứuTrong quá trình nghiên cứu Đề tài, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có phương pháp cụ thể sau:Thứ nhất, phương pháp thống kê, thông qua thống kê các số liệu về TNLĐ và quá trình áp dụng các quy định về ATLĐ trong các doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, côngty liên doanh, công ty cổ phần.v.v...Thứ hai, phương pháp phân tích, học viên đưa ra những quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ đó phântích những điểm phù hợp, những điểm chưa phù hợp với những quy định của Công ước.Thứ ba, phương pháp so sánh, trên cơ sở những phân tích và bình luận về các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, học viên mạnh dạn đưa ra một số đánh giá. 7. Kết cấu của luận vănNgoài phần mởđầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát vềATVSLĐ, pháp luật quốc tếvà pháp luật nước ngoài vềATVSLĐ. Chương 2: Pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ. Chương 3:Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ Chƣơng 1KHÁI QUÁT VỀATVSLĐ, PHÁP LUẬT QUỐC TẾVÀ PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VỀATVSLĐ 1.1. Khái quát về ATVSLĐ 1.1.1. TNLĐvà BNN-các tác động tới sự phát triển kinh tế -xã hội của thế giớiTheo ước tính của Tổ chức lao động quốc tế (sau đây viết tắt là ILO) hàng năm có khoảng 337 triệu vụ Tai nạn lao độngxảy ra trên thế giới và 2,3 triệu người chết do các bệnh liên quan đến lao động [88]. Thiệt hại do TNLĐ, BNNước tính khoảng 4%GDP của toàn thế giới. Ở một số nước có thu nhập cao, khoảng 40% số người nghỉ hưu trước tuổi là bị thương tật do lao động. Tính trung bình số thời gian bị rút ngắn này khoảng 5 năm, tương đương 14% độ dài thời gian có khả năng làm việc của lực lượng lao động. Tính trung bình 5% lực lượng lao động nghỉ việc do ảnh hưởng sức khoẻ trong lao động, 1/3 số người thất nghiệp do bị suy giảm khả năng lao động, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tái sản xuất sức lao động của xã hội loài người. Các nghiên cứu tình hình TNLĐ hàng năm trên thế giới cho thấy ở các quốc gia đang phát triển, tần suất TNLĐ chết người là 30 -43 người/100.000 lao động [60].Các số liệu thống kê tại Cộng đồng Châu Âu cho thấy, trong số 115 triệu NLĐ của Cộng đồng Châu Âu đã có hơn 10 triệu người bị TNLĐ hoặc BNN hàng năm. Số người chết vì TNLĐ là hơn 8000 người/ năm. Thiệt hại kinh tế khoảng 26 tỉ euro/năm. Ở Đức, điều kiện lao động (sau đây viết tắt là ĐKLĐ) xấu gây thiệt hại là 52 tỉ đê mác/năm. Ở Anh, chi phí cho người bị tai nạn bằng 4 -8% tổng lợi nhuận của các công ty thương mại và công nghiệp của Anh. Tại Hà Lan, chi phí cho TNLĐ, BNN bằng khoảng 4% GDP. Tại Mỹ, mỗi ngày có khoảng 9.000 người bị thương tật do TNLĐ và 153 người chết do TNLĐ, BNN thiệt hại kinh tế hàng năm do tai nan lao động xảy ra trong công nghiệp là 190 tỉ đô la Mỹ[13].Tại Châu Á, nhiều nước với sự năng động việc tập trung mọi nỗ lực cho phát triển kinh tế bắt đầu từ thập kỉ sáu mươi của thế kỉ 20 đã đem đến cho khu vực này một sự khởi sắc mới về phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhiều công nghệ, kĩ thuật mới đã được đưa vào ứng dụng đã giải phóng sức lao động con người, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên do quá tập trung cho phát triển kinh tế và chưa coi trọng đến công tác ATVSLĐ nên số vụ TNLĐ, ốm đau, bệnh tật đã tăng nhanh. Tại hàng loạt nước công nghiệp phát triển như Hàn Quốc, Nhật bản.v.v...TNLĐ, BNN đã có thể coi như “đại dịch”.Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (sau đây viết tắt là WHO) cho thấy, ĐKLĐ rủi ro, có hại đã góp phần gây ra sự hoành hành một số bệnh trên thế giới, cụ thể: 37% số người bị bệnh đau lưng, 16% số người bị tổn thương thính lực, 11% số người bị bệnh hen xuyễn, 10% số người bị thương tật, 9% số người bị ung thư và 2% số người bị bệnh bạch cầu. Ngoài ra, ĐKLĐ xấu cũng tác động không nhỏ đến cộng động xã hội, làm mỗi năm có thêm khoảng gần 310.000 người chết do bị những tổn thương liên quan đến lao động và 146.000 người chết vì bị bệnh ung thư liên quan đến lao động [76].Tuy nhiên, phần lớn TNLĐ và BNN đều có thể phòng ngừa được với các biện pháp thích hợp, việc ngăn ngừa và giảm thiểuTNLĐ là vấn đề tôn trọng con người và quyền cơ bản của con người thông qua chương trình làm việc bền vững, xây dựng và ban hành chính sách lấy con người làmtrung tâm, chú trọng các chính sách xã hội và phát triển bền vững. 1.1.2. Yêu cầu đặt ra về xây dựng Hệ thống quản lý ATVSLĐMột trong những xứ mệnh của Tổ chức lao động quốc tế ILO là bảo vệ NLĐ khỏi những ốm đau, bệnh tật, tổn thương có liên quan đến công việc. Bệnh tật và thương vong không có nghĩa là do nghề nghiệp cũng như không thể lấy đói nghèo để biện minh cho việc xem nhẹ vấn đề an toàn vàsức khỏe của NLĐ. Mục tiêu hàng đầu của tổ chức ILO là tạo thêmcơ hội cho NLĐ dù là nam hay nữ có được công việc tốt và hữu ích trong điều kiện bình đẳng, bác ái, và an toàn, nói ngắn gọn là “công việc tốt”. Theo ILO, công việc tốt là công việc an toàn, công việc an toàn cũng chính là nhân tố tích cực để tăng năng suất và phát triển kinh tế.Xuất phát từ mục đích trên, ILO đã ban hành“Hướng dẫn về hệ thống quản lý an toàn lao động” năm 2001, nhằm tạo một công cụ hỗ trợ thiết thực cho các tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền cũng như các biện pháp để không ngừng hoàn thiện việc thực hiện công tác an toàn lao động(sau đây viết tắt là ATLĐ). Hệ thống quản lý ATLĐ mà tổ chức lao động quốc tế khuyến nghị chính là kết quả đút rút kinh nghiệm thực tế đa dạng ở nhiều nước, từ đó xây dựng thành một hệ thống khuyến nghị mang tính mục tiêu tác động tích cực trong việc giảm thiểu nguy cơ cũng như hợp lý hoá quá trình và tăng năng suất lao động, làm cho các khuyến nghị của tổ chức lao động quốc tế ngày càng được phổ biến rộng rãi và hình thành xu thế hội nhập của các nước đang phát triển. Mục tiêu của hệ thống quản lý ATLĐ là góp phần bảo vệ NLĐ khỏi các nguy cơ rủi ro và dần tiến đến loại trừ mọi TNLĐ, BNN và giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến quá trình lao động. Đồng thời khuyến nghị của ILO có giá trị tham khảo và sử dụng trực tiếp trong việc hình thành khung hệ thống quản lý ATLĐ cấp quốc gia. Bên cạnh đó còn giúp cho các cơ sở sản xuất chủ động tổ chức thực hiện việc tuân thủ các quy định và các tiêu chuẩn về ATLĐ đáp ứng những nhu cầu thực tế và phù hợp với tính chất hoạt động của đơn vị.Hướng dẫn của Tổ chức Lao động quốc tế đã nêu rõ quan điểm ATLĐ bao gồm việc tuân thủ các yêu cầu về ATLĐ theo đúng pháp luật và các quy định của quốc gia là trách nhiệm và nghĩa vụ của NSDLĐ, NLĐcần được chỉ đạo và cam kết thực hiện các hoạt động ATLĐ và tạo điều kiện để thiết lập hệ thống ATLĐ tại cơ sở. Hướng dẫn chỉ rõ khung quốc gia về hệ thống quản lý ATLĐ mà ILO khuyến nghị bao gồm 3 yếu tố chủ đạo: Chính sách quốc gia, hướng dẫn quản lý Nhà nước và hướng dẫn triển khai thực hiện.Trên cơ sở hướng dẫn về “Hệ thống quản lý ATLĐ” năm 2001 của ILO đã tạo tiền đề cho việc định hướng cũng như hoàn thiện hệ thống quản lý ATLĐ và là tiêu chí chính thức để đánh giá công tác này trong hoạt động sản xuất ở các nước. Hầu hết mô hình quản lý Nhà nước về ATLĐ ở các nước đều theo mô hình: Chính phủ giao trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn cho các ngành: Lao động, y tế, công nghiệp,môi trường, giao thông vận tải.v.v... Một số nước tổ chức ngành kết hợp, ngành y tế kết hợp với khoa học công nghệ ở Trung Quốc, môi trường kết hợp với năng lượng ở Pháp.Hiện nay Việt Nam đang thúc đẩy và xây dựng Hệ thống quản lý ATVSLĐ của Việt Nam trên cơsở hướng dẫn về “Hệ thống quản lý ATLĐ” như một công cụ thiết thực trong việc tăng cường ATVSLĐ, hướng dẫn này sẽ là nền tảng cơ sở cho các cấp, các ngành, các cơ quan tổ chức, các cơ sở sản xuất xây dựng kế hoạch hành động để có thể áp dụng trực tiếp ở cơ sở. Hướng dẫn về Hệ thống quản lý ATVSLĐ là một công cụ quốc tế quan trọng trong việc phát triển Hệ thống quản lý ATVSLĐ tại Việt Nam. Hướng dẫn này đã có tác động tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động,giảm thiểu nguy cơ và rủi ro trong sản xuất, được Chính phủ, NLĐvà người NSDLĐtrên thế giới công nhận. Hướng dẫn này sẽ tạo ra cơ sở phù hợp và mang tính linh hoạt trong việc xây dựng văn hoá an toàn bền vững trong các tổ chức, các doanh nghiệp và nơi làm việc.Tuy nhiên, khi xây dựng các hướng dẫn này Việt Nam cần đặc biệt lưu ý đến quy mô, cơ sở hạ tầng của cơ sở sản xuất và các yếu tố nguy hiểm cũng như nguy cơ và mức độ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. 1.2. Pháp luật quốc tế về ATVSLĐ 1.2.1. Quan niệm về ATVSLĐCụm từ “occupational safety and health” có nhiều cách dịch khác nhau là “ATLĐ và sức khoẻ nghề nghiệp”, “ATLĐ, vệ sinh lao độngvà sức khoẻ nghề nghiệp”, “ATVSLĐ” theo cách hiểu chung nhất học viên dùng thuật ngữ “ATVSLĐ” (sau đấy viết tắt là ATVSLĐ).Trên phạm vi quốctế vấn đề sức khoẻ, xét về mặt công việc, không chỉ là tình trạng không có bệnh tật, mà còn bao gồm cả các yếu tố thể chất và tinh thần có tác động đến sức khoẻ và có liên quan trực tiếp đến ATLĐ và vệ sinh lao động[67].Từ năm 1950, Tổ chức Lao động quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới đã chia sẻ một định nghĩa chung về sức khỏe nghề nghiệp, định nghĩa này được thông qua bởi Ủy ban về sức khỏe nghề nghiệp tại phiên họp đầutiên vào năm 1950 và được sửa đổi tại kỳ họp thứ mười hai trong năm 1995. Trong định nghĩa khuyến cáo, sức khỏe nghề nghiệp nên nhằm mục đích thúc đẩy và duy trì mức độ cao nhất về các mặt vật chất, bảo vệ NLĐ khỏi các rủi ro từ việc làm của họ do các yếutố bất lợi cho sức khỏe, cần đặt và bảo đảm NLĐ làm việc trong môi trường nghề nghiệp phù hợp với khả năng sinh lý và tâm lý của NLĐ.Trọng tâm chính trong sức khỏe nghề nghiệp là trên ba mục tiêu khác nhau: (i) duy trì và nâng cao sức khỏe NLĐ và khả năng lao động, (ii) cải thiện môi trường làm việc để việc làm trở thành an toàn và có lợi cho sức khoẻ và (iii) phát triển văn hóa làm việc theo hướng đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, khi đạt được các yếu tố trên sẽ thúc đẩy một môi trường xã hộitích cực và hoạt động trơn tru và có thể nâng cao năng suất lao động. Khái niệm về văn hóa làm việc được nêu ra trong bối cảnh trên đã phản ánh các hệ thống giá trị chủ yếu thông qua các nhân tố có liên quan. Văn hóa việc làm như vậy cần được áp dụng trong thực tế các hệ thống quản lý, chính sách nhân sự, nguyên tắc tham gia, chính sách đào tạo và quản lý chất lượng công việc [85].Trong những năm 1980, khái niệm "phát triển bền vững" lần đầu tiên được nhấn mạnh, trong đó bao gồm "quyền có một cuộc sống lành mạnh và hài hòa với thiên nhiên" (nguyên tắc đầu tiên của Tuyên bố Rio, Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển). Mục tiêu của một môi trường an toàn và lành mạnh sẽ trở thành một phần của khái niệm phát triển bền vững, trong đó cũng có nghĩacân bằng giữa bảo vệ sức khoẻ và cơ hội về việc làm, cải thiện đời sống và sức khỏe cho NLĐ, gồm môi trường làm việc và sức khỏe nghề nghiệp góp phần làm cho phát triển bền vững. Chuyển đổi mô hình này được minh họa trong Bảng 1.1Bảng 1.1. Một cách tiếp cận đa ngành đối với phát triển bền vữngvà công bằng [80]Mục đích của Bảngnày là để minh họa sự tương tác giữa sức khỏe nghề nghiệp, công việcvà môi trường làm việc trongsựhỗ trợ lẫn nhau để phát triển bền vững. Nó xác định một khu vực đại diện cho sự tích hợp của các mục tiêu kinh tế và xã hội có thể đáp ứng trong khi đồng thời có tính đến môi trường, việc làm,sức khỏe và kinh tế, trong đó trọng tâm của mô hình nghiêng về sức khỏe và công việc.Trong năm 1984, Hội nghị Lao động quốc tế thường niên của ILO đã thông qua một nghị quyết về cải thiện điều kiện làm việc gồm các yếu tố về cải thiện điều kiện làm việc và môi trường là một yếu tố cần thiết để thúc đẩy công bằng xã hội. Thông điệp của Hội nghị nhấn mạnh rằng cải thiện môi trường và điều kiện làm việc là một đóng góp tích cực cho sự phát triển quốc gia, trong đó có ba nguyên tắc cơ bản (i) Công việc nên diễn ra trong một môi trường an toàn và lành mạnh, (ii) Điều kiện làm việc phải phù hợp với mong muốn và phẩm giá của NLĐ và (iii) Công việc nên cung cấp các điều kiện để cá nhân phát huy năng lực, tự hoàn thiện và phục vụ xã hội.Đối với WHO, sức khỏe nghềnghiệpbao gồm an toàn tại nơi làm việc. Vệsinh được định nghĩa là hướng vềphòng chống dịch bệnh trong khi an toàn được coi là một nguyên tắc giúp cơ thểngăn ngừa chấn thương do tai nạn. Đối với ILO, an toàn và sức khỏe nghềnghiệpđược xem như một môn học nhằm ngăn ngừa các chấn thương làm việc (bao gồmBNNvà TNLĐ,các điều kiện ATLĐ, sức khỏe nghềnghiệp, y học lao động, vệsinh lao độngvà chăm sóc sức khỏe nghềnghiệpđược sửdụng đểghi nhận những đóng góp của các ngành nghềkhác nhau (ví dụnhưkỹsư, bác sĩ, y tá.v.v...) và côngnhận thực tếlà các tổchức ATLĐ,y tếởcấp độdoanh nghiệp thường bao gồm các dịch vụriêng biệt ATLĐvà sức khỏe nghềnghiệp, cũng như các ủy ban an toàn và sức khỏe.Ởmột mức độnhất định, ATLĐvà phòng ngừa có quan hệchặt chẽvớicác công nghệđượcsửdụng, đếnquá trình sản xuất và quản lý hàng ngày,trong đó tập trung nhiều vào các mối quan hệgiữa công việc và sức khỏe, đặc biệt là vềcông tác giám sát môi trường làm việc và sức khỏe của NLĐ, cũng như yếu tốcon người và các khía cạnh làm việc. Ởcấp độdoanh nghiệp, các kỹsư có một sựhiện diện cần thiết và không thểtách rời với quá trìnhquản lý (kỹsư sản xuất, bảo dưỡng, kỹthuật viên.v.v...), trong khi đó sức khỏe nghềnghiệp và vệsinh đòi hỏi sựcan thiệp của các chuyên gia trong lĩnh vựcy tế, những người hoạt động thông qua hình thứctư vấn hoặc hoạt động theo tổdịch vụy tếlao động bên ngoài.Bất cứcách thức sắp xếp tổchức và các thuật ngữđược sửdụngtrong doanh nghiệp, điều quan trọng nhất là người quản lý sản xuấtvà chuyên gia y tếlàm việc chú trọng vềhợp tác và phối hợp trong việc xây dựng và thực hiện chương trình hành động, cũng như sựphát triển của khái niệm thống nhất, chẳng hạn như "nền văn hóa làm việc" (văn hóa an toàn, văn hóa BHLĐ, văn hóa doanh nghiệp) có lợi cho an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc và "nâng cao chất lượng tiếp tục" điều kiện làm việc và môi trường.Ủy ban về sức khoẻ nghề nghiệp năm 1992giữa ILO/WHOcũng nhấn mạnh rằng phạm vi sức khỏe nghề nghiệp rất rộng (Bảng 1.2), bao gồm các ngành như y học, điều dưỡng, vệ sinh lao động (sau đây viết tắt là VSLĐ), ATLĐ, kỹ thuật, chất độc, môi trường vệ sinh, tâm lý học lao động và quản lý nhân sự. Sựhợp tác và tham gia của NSDLĐvà NLĐtrong các chương trình sức khỏe nghềnghiệp là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho thực hành sức khỏe nghềnghiệp thành công.Bảng 1.2. Năm nguyên tắc và ba cấp độ cho một sức khỏe nghề nghiệp tốt [86]Nguyên tắcCấp độPhòng chốngBảo vệThích ứngXúc tiếnGiảm nhẹCá nhân (đa dạng)Phòng ngừa tai nạnVệ sinh công nghiệpY học công nghiệpThiết bị bảo hộ cá nhânTổ chức khoa học công việc Phân tích công việcChương trình hỗ trợ nhân viênBồi thường điều trịNăm 1920Năm 1930Năm 1950Năm 1950Năm 1910Nhóm (nhóm tiếp xúc, nhu cầu đặc biệt)Môi trường làm việc an toànvà lành mạnhĐược xây dựng trong an toànY học nghề nghiệpMáy bảo vệThái bao gồm thiết kếChương trình nâng cao sức khỏe của NLĐLập kế hoạch khẩn cấp và chuẩn bị sẵn sàngNăm 1970Năm 1940Năm 1950Năm 1980Năm 1970Xã hội và tất cả các côngnhân (Nguyên tắc chung của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu)Công nghệ kiểm soátQuản lý sức khỏe môi trườngSức khỏe môi trườngDịch tễ họcChăm sóc y tế dự phòngCông nghệ phù hợpBảo vệ người tiêu dùngChương trình xúc tiến giáo dục và sức khỏeChữa bệnhchăm sóc sức khỏe Phục hồi chức năngNăm 1970Năm 1960Năm 1970Năm 1970Năm 1920Ủy ban về Sức khỏe và Môi trường của WHO một lần nữa tiếp tục công nhận "các hình thức phát triển cần thiết để bảo vệ sức khỏe sẽ phụ thuộc vào nhiều điều kiện, trong đó có yếu tố môi trường, trong khi phát triển mà không quan tâm đến môi trường chắc chắn sẽ dẫn đến suy giảm sức khỏe con người" (WHO 1992). Trong bối cảnh đó, sức khỏe nghề nghiệp được công nhận là một "giá trị gia tăng", là một đóng góp tích cực cho sự phát triển quốc gia và một điều kiện phát triển bền vững.Tuyên bố và Chương trình hành động được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển xã hội được tổ chức tại Copenhagen vào năm 1995. Hội nghị thượng đỉnh chỉ ra rằng mục tiêu không phảiđể tạo ra bất kỳ loại công việc nào, mà công việc đảm bảo chất lượng để bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của NLĐ, ngoài ra việc tạo ra việc làm chất lượng tốt phải bao gồm các biện pháp để đạt được một môi trường làm việc lành mạnh và an toàn, để loại bỏ các mối nguy hiểm tới sức khỏe và đảm bảo ATLĐ. Đây là một dấu hiệu cho thấy triển vọng của sức khỏe nghề nghiệp cũng có thể hợp tác tích cực trong việc điều hoà việc làm, y tế và môi trường đối với sự phát triển công bằng và bền vững.Trong quan niệm vềphát triển bền vững theo khuyến nghị của ILO/WHO thì ATVSLĐ là một phần không thể thiếu, các chỉ số đảm bảo phát triển bền vững nhất thiết phải bao gồm các chỉ số về sức khỏe, vì Ủy ban về sức khỏe nghề nghiệp nhấn mạnh cam kết "bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người" là một nguyên tắc cơ bản cho phát triển bền vững [40]. Trong đó môi trường làm việc và đảm bảo sức khỏe của NLĐlà yếu tố đặc biệt được quan tâm.Trên phạm vi pháp luật nước ngoài, ở một số quốc gia trong hệ thống pháp luật của mình đã ban hành các luậtriêng quy định về vấn đề ATVSLĐ, có thể kể đến nhưMỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.v.v... là những quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu các chính sách về đảm bảo sức khoẻ và tính mạng của NLĐ, chúng ta có thể nghiên cứu làTrong Luật ATLĐvà sức khoẻ nghề nghiệp của Mỹ năm 1970 có các quy định về các biện pháp ngăn chặn việc gây ra những thương tích, bệnh tật và tử vong của NLĐ ở nơi làm việc, định nghĩa về “tiêu chuẩn về ATLĐ và sức khỏe nghề nghiệp” là một tiêu chuẩn đòi hỏi phải có điều kiện, được thừanhận hoặc sử dụng một hoặc nhiều hoạt động, phương tiện, phương pháp, các quy trình hợp lý, cần thiết hoặc thích hợp để cung cấp một công việc và môi trường làm việc an toàn và lành mạnh” [43].Luật an toàn và sức khoẻ công nghiệpcủa Hàn Quốc năm 1990 cóquy định “TNLĐvà BNN” để chỉ những trường hợp NLĐchết, bị thương hoặc bị BNNvì các công trình, thiết bị, nguyên liệu thô, khí, hơi, bột, bụi trong công việc... hoặc do các lý do công tác và do công việc gây ra [44]. Mục đích của Luật này là duy trì và thúc đẩy an toàn và sức khoẻ của NLĐthông qua việc phòng ngừa TNLĐvà BNNbằng cách xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn và sức khoẻ lao động và làm rõ trách nhiệm cá nhân, tạo ra môi trường làm việc thoải mái.Luật ATVSLĐtrong Công nghiệp Nhật bản năm1972 sửa đổi năm 2006 có quy định: “TNLĐ” đểchỉtrường hợp NLĐbịthương, bệnh tật hoặc thiệt mạng vì các công trình, thiết bị, nguyên vật liệu, khí, hơi, bụi.v.v...trong lao động hoặc do các hoạt động lao động hoặc do công việc yêu câu sựcó mặt của NLĐ[58]. Mục đích của Luật này cùng với Luật Tiêu Chuẩn Lao Động năm 1947của Nhật Bảnnhằm đảm bảo an toànvà sức khỏe của NLĐởnơi làm việc, cũng nhưđểtạo ra một môi trường làm việc thoải mái, bằng cách thúc đẩy các biện pháp phòng ngừa TNLĐmột cách toàndiệnvà hệthống, ví dụnhưxây dựng các tiêu chuẩn vềphòng ngừa nguy hiểm, làm rõ trách nhiệm thuộc vềai và thúc đẩy các hoạtđộng tình nguyện đểtuyên truyền các biện pháp phòng ngừa TNLĐ.Như vậy, quan niệm về ATVSLĐ theo khuyến cáo của Uỷ ban về sức khỏenghề nghiệp ILO/WHO và quy địnhtrong Luậtan toàn và sức khoẻ công nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ (Chúng ta sẽ nghiên cứu ở mục 1.3) đượchiểu thông qua cách diễn đạt khác nhau, tuy nhiên đều hướng đến mục đích về bảo vệ sức khoẻ của con người, bảo đảm NLĐ có môi trường làm việc an toàn và thuận lợi để phát huy tối đa khả năng cống hiến của NLĐ, nhằm đảm bảo sức khoẻ cao nhất của NLĐ bao gồm cả mặtvật chất lẫn tinh thần, tránh cho NLĐ khỏi những rủi ro vềTNLĐ, BNN, những yếu tố bất lợi cho sức khỏe của NLĐ tại nơi làm việc, đảm bảo NLĐ có một công việc an toàn và khoẻ mạnh.Hiện nay, ATVSLĐ được xem xét khôngchỉ “gói gọn”trongvấn đề về tính mạng, sức khoẻ của NLĐmà thông điệp này cònđượccác chuyên gia quốc tế xem xét dưới góc độnhân quyền, nó gắn bó mật thiết với bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu của toàn cầu. 1.2.2. Một sốquy định của pháp luật quốc tế về vấn đề ATVSLĐQuyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nằm trong nội hàm của quyền có mức sống thích đáng được nêu ở Điều 25 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948, theo đó, mọi người có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết.Ngoài ra, quy định về sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ con người được quy định trong các điều ước quốc tế đa phương và điều ước quốc tế khu vực. (i) Các điều ước quốc tế đa phương đó là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ năm 1979; Công ước về Quyền trẻ em năm 1989. (ii) Các điều ước quốc tế khu vực đó là Hiến chương Xã hội châu Âu năm 1961; Hiến chương châu Phi về quyền của nhân dân và con người năm 1981; Nghị định thư bổ sung Công ước Mỹ về nhân quyền (Nghị định thư San Salvador năm 1988).v.v...Trong các Công ước trên, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 được coi là Công ước có quy định cơ bản về vấn đề nhân quyền liên quan đến bảo vệ sức khoẻ và ATVSLĐ. Công ước kêu gọi các quốc gia thành viên của Công ước công nhận quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, đặc biệt đảm bảo những điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh [33]. Ngoài ra, Công ước khuyến khích các quốc gia thành viên công nhận quyền của mọi người đạt tới một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được; Các biện pháp mà các quốc gia thành viên của Công ước phải thi hành để thực hiện đầy đủ quyền này bao gồm những yêu cầu cần thiết về (i) Cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp; (ii) Ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, BNN và các bệnh khác; (iii) Tạo các điều kiện bảo đảm mọi dịch vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu [34].Các quy định trên của Công ước quốc tế về các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa được coi là quy định pháp luật quốc tế toàn diện nhất về quyền được chăm sóc sức khỏe và đảm bảo ĐKLĐ antoàn tại nơi làm việc. Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đã giải thích một cách khá toàn diện và chi tiết về quyền này trong Bình luận chung số 14 thông qua tại phiên họp lần thứ 22 năm 2002 của Ủy ban, có thể tóm tắt những điểm quan trọng liên quan đến sức khoẻ và mối quan hệ với ATVSLĐ trong Điều 7 như sau:Thứ nhất, chăm sóc sức khoẻ là mộtquyền con người cơ bản, không thể thiếu để thực hiện các quyền khác. Mọi người có quyền được hưởng tiêu chuẩn chăm sóc sức khoẻ cao nhất có thể đạt được để sống một cuộc sống có nhân phẩm. Hiện thực hóa quyền được chăm sức khoẻ có thể được thực hiện thôngqua nhiều cách tiếp cận bổ trợ nhau, chẳng hạn như xây dựng chính sách y tế, hoặc thực hiện các chương trình y tế do WHO triển khai, hoặc ban hành những văn bản pháp luật cụ thể. Thứ hai, quyền được chăm sóc sức khoẻ liên quan mật thiết và phụ thuộc vào việc hiện thực hoá các quyền con người khác, bao gồm các quyền sống, quyền về lương thực, nhà ở, việc làm, giáo dục, nhân phẩm, bình đẳng, không phân biệt đối xử, cấm tra tấn, bảo vệ đời tư, tiếp cận thông tin, và các quyền tự do lập hội, hội họp, đi lại. Đặc biệt quyền được chăm sóc sức khoẻ có mối quan hệ mật thiết với chính sách của Nhà nước ban hành về đảm bảo điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, làm việc trong môi trường an toàn và vệ sinh.Thứ ba, Điều 12 của Công ước không bao gồm định nghĩa về sức khoẻ, tuy nhiên có thể liên hệ đến định nghĩa được nêu trong lời nói đầu của Điều lệ của WHO, theo đó sức khoẻ được xác định là “trạng thái thỏa mái về điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ thuần tuý là không có bệnh tật hay không ổn định”. Vì vậy, quyền được chăm sóc sức khoẻ được hiểu là quyền được thụ hưởng những cơ sở vật chất, hàng hoá, dịch vụ và điều kiện cần thiết để đạt được tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất có thể.Thứ tư, quyền được chăm sóc sức khoẻ phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản là (i) Khả năng sẵn có về cơ sở chăm sóc sức khoẻ và y tế công, các loại hàng hoá và dịch vụ, cũng như các chương trình chăm sức khỏe của quốc gia thành viên và (ii) Khả năng có thể tiếp cận của mọi người với các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hoá và dịch vụ y tế.Nghĩa vụ thực hiện yêu cầu các quốc gia công nhận đầy đủ quyền được chăm sóc sức khoẻ trong hệ thống pháp luật và chính trị quốc gia, thích hợp nhất là thông qua hình thức thực hiện lập pháp, và ban hành một chính sách y tế quốc gia với kế hoạch chi tiết để thực hiện quyền được chăm sóc sức khoẻ.[32].Việc thực hiện chính sách về sức khoẻ thông qua việc xây dựng các chính sách về bảo đảm sức khoẻ ở nơi làm việc, các tiêu chuẩn an toàn trong lao động cũng nằm trong nội hàm của việc đảm bảo sức khoẻ của con người và được nhân loại công nhận như một quyền của con người. Bên cạnh đó, các quy định về bảo vệ tính mạng sức khoẻ của NLĐđược quy định trong các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế. Năm 1919, Tổ chức lao động quốc tế được thành lập, nhiệm vụcơ bản của Tổ chức này là đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế về lĩnh vực lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ, trong đó có quyền bảo vệ NLĐ được làm việc trong môi trường lao động an toàn, tránh được nguy cơ gây TNLĐ, BNN, tránh được tổn thương đối với các bộ phận cơ thể, thậm chí phòng ngừa được nguy cơ gây tử vong. Từ khi thành lập đến nay, ILO đã có nhiều biện pháp và các hành động thiết thực để giữ vững mục đích đã đặt ra đối với những quốc gia tham gia ký kết.Năm 2003, ILO đã thông qua một kế hoạch hành động về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, bao gồm việc đưa vào áp dụng văn hoá an toàn và sức khoẻ phòng ngừa, khuyến trợ và phát triển các công cụ thích hợp và sự hỗ trợ kỹ thuật. Năm 2001, ILO đã đưa ra “Hướng dẫn về hệ thống quản lý ATVSLĐ” nhằm tạo một công cụ hỗ trợ thiết thực cho các tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền cũng như các biện pháp để không ngừng hoàn thiện việc thực hiện công tác ATVSLĐ. Mục tiêu của hệ thống quản lý ATVSLĐ là xây dựng văn hoá an toàn trong doanh nghiệp góp phần bảo vệ NLĐ khỏi các nguy cơ rủi ro và dần tiến tới loại trừ mọi TNLĐ, BNN và giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến quá trình lao động. Để đảm bảo tính khả thi mạnh mẽ cho các khuyến cáo, ILO đã áp dụng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan