Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của các hộ ng...

Tài liệu Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện quế sơn, tỉnh quảng nam

.PDF
6
122
138

Mô tả:

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quế Sơn, tôi đã chọn đề tài “Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quế Sơn” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.  Mục tiêu chính của đề tài  Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo tại NHCSXH huyện Quế Sơn.  Phân tích tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH huyện Quế Sơn.  Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn và giúp hộ nghèo sử dụng vốn vay hiệu quả hơn.  Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu  Thu thập tài liệu, số liệu từ các báo cáo có liên quan đến đề tài của NHCSXH huyện Quế Sơn, UBNN huyện Quế Sơn.  Tham khảo sách, luận văn, các bài viết trên internet ... có liên quan đến đề tài.  Xử lý số liệu thu thập được từ điều tra thực tế các hộ nghèo vay vốn.  Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu  Phương pháp điều tra chọn mẫu  Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu  Phương pháp tham khảo, chuyên gia chuyên khảo  Phương pháp thống kê, phân tích và xử lý số liệu  Các kết quả đạt được  Về mặt lý luận: Đề tài đã khái quát được những luận điểm cơ bản về nghèo đói, tín dụng và tín dụng Ngân hàng.  Về mặt nội dung:  Nắm được tình hình huy động vốn vay và cho vay của NHCSXH huyện Quế Sơn, tình hình vay vốn của các hộ nghèo, các đánh giá của hộ về hoạt động cho vay của Ngân hàng. Từ đó, phân tích được khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo vay vốn.  Biết được thực trạng sử dụng vốn của các hộ nghèo, tình hình sử dụng vốn sai mục đích, những kết quả đạt được sau khi sử dụng vốn và tình hình hoàn trả nợ vay của hộ. Từ đó, phân tích được tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo vay vốn.  Đưa ra những giải pháp nhằm giúp các hộ nghèo có thể tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng dễ dàng hơn, được đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu về vốn và giúp hộ sử dụng vốn vay hiệu quả hơn. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước còn cao, nhiều bộ phận dân cư đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được điều kiện sống. Với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nước ta đang tiến hành CNH, HĐH trên phạm vi cả nước. Trong đó, giải quyết đói nghèo là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong tiến trình xây dựng đất nước. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà Nước ta đã có nhiều chính sách đổi mới nhằm thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ cho các hộ nghèo ở khu vực nông thôn như đầu tư cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cho vay vốn ưu đãi ... Hỗ trợ về vốn và lãi suất cho vay là một trong những chính sách có tác động rất lớn đến các hộ nghèo. Vì nhu cầu về vốn của các hộ nghèo rất cao, họ cần nguồn vốn để đầu tư vào mọi lĩnh vực trong đời sống và sản xuất. Ngoài ra, những tiềm năng chưa được khai thác ở khu vực nông thôn một phần là do chưa được đầu tư thích đáng. Vì vậy, trong chiến lược xóa đói giảm nghèo, giải quyết nguồn vốn cho các hộ nghèo là một yêu cầu tất yếu. Từ thực tế đó, nhiều tổ chức tín dụng hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo đã ra đời nhằm giúp các hộ nghèo có được nguồn vốn cần thiết để đầu tư phát triển. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể tiếp cận các nguồn vốn và sử dụng vốn vay một cách hiệu quả. Điển hình là Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập theo quyết định 131/2002/QĐ-TT ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ Tướng Chính Phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Hiện nay, mạng lưới tín dụng của NHCSXH đã có mặt ở khắp các vùng nông thôn, miền núi. Hoạt động tín dụng của các NHCSXH đã và đang phát huy hiệu quả. Đa số người nghèo ở khu vực nông thôn đã có thể tiếp cận vay vốn và sử dụng nguồn vốn theo nguyện vọng của mình. Nhưng vẫn còn một bộ phận người nghèo ít hoặc chưa thể tiếp cận được các hoạt động của tổ chức tín dụng này. Quế Sơn là một huyện của tỉnh Quảng Nam, đa số người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, số lượng hộ nghèo trên địa bàn huyện còn cao. Người dân còn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống do thời tiết, dịch bệnh, biến động thị trường, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, vốn ít, kỉ thuật sản xuất còn thấp ... Nay được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là sự ra đời của NHCSXH huyện Quế Sơn đã góp phần giúp người nghèo ở đây từng bước vươn lên nhờ được tiếp cận và vay vốn ưu đãi. Chính nguồn vốn vay này đã giúp cho các hộ nghèo có cơ hội đầu tư vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, hiện tại trên địa bàn huyện đã có NHCSXH và nhiều tổ chức tín dụng khác nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các hộ nghèo, hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện còn gặp nhiều bất cập cả từ các tổ chức và từ phía người vay, làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của các hộ nghèo. Mặt khác, vấn đề sử dụng vốn vay của các hộ vay còn chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Do vậy, để có thể đánh giá một cách chính xác hơn về nguồn vốn từ Ngân hàng đến các hộ nghèo, cũng như những vướn mắc về khả năng tiếp cận của hộ nghèo đối với nguồn vốn và thực trạng sử dụng vốn vay của hộ, từ đó đưa ra những ý kiến nhằm góp phần giúp các hộ nghèo có thể nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả hơn. Từ lý luận học ở nhà trường và thực tiễn trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quế Sơn” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghèo đói và tín dụng.  Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH huyện Quế Sơn.  Phân tích tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH huyện Quế Sơn.  Đề ra các giải pháp phù hợp giúp các hộ nghèo nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn vay hiệu quả hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: do thời gian thực tập có hạn, trong khi tổng số hộ nghèo vay vốn trên địa bàn huyện là rất lớn, nên tôi điều tra ngẫu nhiên 90 hộ trong 3 xã: xã Quế Phú, xã Quế Cường, và xã Quế Xuân.  Phạm vi nghiên cứu:  Địa điểm: địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam  Tập trung nghiên cứu các hộ nghèo có vay vốn và có nhu cầu vay từ NHCSXH huyện Quế Sơn qua 3 năm 2008-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp điều tra chọn mẫu  Chọn điểm nghiên cứu: dựa trên các tiêu chí sau  Điểm nghiên cứu ở mỗi vùng sinh thái phải thể hiện được tính đại diện cho vùng sinh thái đó về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội.  Điểm nghiên cứu phải có hoạt động tín dụng của NHCSXH diễn ra trong các năm 2008-2010. Theo tiêu chuẩn trên tôi đã chọn địa điểm nghiên cứu là huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.  Mẫu khảo sát: 90 hộ trên địa bàn 3 xã theo tiêu chí hộ nghèo. Yêu cầu mẫu khảo sát:   Các hộ nghèo đang sinh sống tại huyện Quế Sơn. Các hộ phân bố đều trên khu vực khảo sát.  Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu  Số liệu thứ cấp: thông qua các tài liệu, các bài báo cáo từ NHCSXH huyện, UBNN huyện.  Số liệu sơ cấp: được thu thập qua việc điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nghèo ở huyện, thông qua các phiếu điều tra.  Phương pháp tham khảo, chuyên gia chuyên khảo: tham khảo ý kiến các chuyên gia, thầy cô giáo, cán bộ lãnh đạo địa phương và Ngân hàng.  Phương pháp thống kê, phân tích và xử lý số liệu  Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp phân tích: Phân tích định tính và phân tích định lượng nhằm phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo huyện Quế Sơn.  Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, phần mềnh SPSS.  Phương pháp kiểm định thống kê: Sử dụng kiểm định One-Sample T Test để khẳng định lại những đánh giá thu thập được từ các hộ điều tra có ý nghĩa về mặt thống kê. Giả thuyết cần kiểm định là HO: µ = Test value, H1: µ ≠ Test value. Độ tin cậy 95%, tổng số quan sát là 90. Kết quả thu được có: Sig < α = 0,05 ta bác bỏ giả thuyết HO, Sig > α = 0,05 ta chấp nhận giả thuyết HO. T < 0 thì kết luận giá trị trung bình nhỏ hơn giả thuyết, T > 0 thì kết luận giá trị trung bình lớn hơn giả thuyết. Dựa vào giá trị trung bình Mean thu được là bằng hoặc sát với giá trị nào nhất thì ta kết luận giả thuyết tại giá trị đó.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan