Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả hoạt động trồng rừng thương mại wb3 tại xã hương hồ, huyện hư...

Tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động trồng rừng thương mại wb3 tại xã hương hồ, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
5
231
97

Mô tả:

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU * Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Tìm hiểu chung về tình hình trồng rừng ở xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tìm hiểu về các hoạt động của Dự án trồng rừng thương mại WB3 (sau đây gọi tắt là Dự án WB3) tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đánh giá hiệu quả trồng rừng thương mại WB3 của các hộ gia đình ở xã Hương Hồ, huyện Hương Trà năm 2011 - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng ở xã Hương Hồ, huyện Hương Trà * Dữ liệu phục vụ nghiên cứu: - Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp: Dựa vào nguồn số liệu của các báo cáo, niên giám thống kê xã, huyện năm 2010 và các tạp chí liên quan, từ sách báo, internet… - Thu thập và phân tích tài liệu sơ cấp: Khảo sát và phỏng vấn thực tế * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp xử lý số liệu + Phương pháp thống kê kinh tế + Phương pháp hạch toán kinh tế + Phương pháp so sánh - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo * Kết quả nghiên cứu - Thấy được tình hình hoạt động trồng rừng trên địa bàn xã, cụ thể là hoạt động trồng rừng thương mại WB3 trong thời gian qua đã nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân. - Kết quả và hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng thương mại WB3 tương đối cao. Hoạt động trồng rừng thương mại trên địa bàn xã đã tạo ra những tác động tích cực về mặt xã hội và môi trường. - Cung cấp khái quát tình hình thị trường tiêu thụ gỗ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lâm nghiệp là một ngành có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, là ngành sản xuất vật chất đáp ứng nhu cầu đời sống con người. Trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay ngành lâm nghiệp ngày càng khẳng định vị trí của mình thông qua các mặt hàng xuất khẩu có nguồn gốc từ lâm sản, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới. Hằng năm thu về hàng tỉ USD, góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Sản phẩm của ngành lâm nghiệp không chỉ đem lại những giá trị trực tiếp mà còn đem lại những giá trị gián tiếp như bảo vệ môi trường sống, cải tạo đất, cân bằng hệ sinh thái. Điều đó thấy sự đóng góp to lớn của ngành lâm nghiệp đối với đời sống xã hội và nó cũng được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Vì vậy trong chiến lược phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước không thể tách rời quá trình phát triển của ngành kinh tế ngành lâm nghiệp. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu về các mặt hàng có nguồn gốc từ lâm sản liên tục tăng. Để đáp ứng nhu cầu trên con người đã khai thác một cách ồ ạt thiếu quy hoạch làm cho diện tích rừng ngày cành bị suy giảm liên tục. Diện tích đất trồng đồi trọc ở nước ta khá lớn trên 13 triệu ha và có xu hướng tăng lên trong những năm lại đây. Điều này đã tác động không nhỏ đến môi trường, làm phá vở hệ cân bằng sinh thái và nếu không có những biện pháp cứng nhắc, kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống con người trong hiện tại cũng như tương lai Đứng trước tình hình đó, ngày 06/04/2004 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tại Quyết định số 1067 QĐ/BNN-LN ngày 27/4/2004 về Dự án phát triển Ngành Lâm nghiệp Việt Nam (WB3). Mục tiêu của dự án là quản lý có hiệu quả và bền vững các khu rừng trồng sản xuất và bảo tồn đa dạng sinh học cao, nhằm tăng thêm đóng góp của ngành lâm nghiệp vào công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam và bảo vệ môi trường toàn cầu. Dự án sẽ tiến hành trồng mới khoảng 66.000 ha rừng tại 120 xã của 21 huyện thuộc 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thực hiện hoạt động bảo tồn tại khoảng 50 khu rừng đặc dụng có giá trị sinh học cao trên các vùng sinh thái khác nhau trong phạm vi cả nước. Xã Hương Hồ thuộc huyện Hương Trà là một xã vùng ven thành phố, có địa hình bán sơn địa, dân số và lao động trên địa bàn chủ yếu hoạt động trong ngành nông nghiệp, có diện tích tự nhiên là 3375 ha, với diện tích đất rừng là 2052,63 ha chiếm 60.82% tổng diện tích tự nhiên. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở xã bắt đầu từ Dự án PAM 2780 năm 1987 và trở thành một trong những ngành sản xuất mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho người dân địa phương, vì vậy người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động trồng rừng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như khai thác và sử dụng tài nguyên rừng không hợp lý, hoạt động đầu tư trồng rừng chưa thực sự hiệu quả… Xuất phát từ những lý do trên, trong thời gian thực tập ở Ban Quản lý dự án huyện Hương Trà, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động trồng rừng thương mại WB3 tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu chung về tình hình trồng rừng ở xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tìm hiểu về các hoạt động của Dự án trồng rừng thương mại WB3 (sau đây gọi tắt là Dự án WB3) tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đánh giá hiệu quả trồng rừng thương mại WB3 của các hộ gia đình ở xã Hương Hồ, huyện Hương Trà năm 2011 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng ở xã Hương Hồ, huyện Hương Trà III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động trồng rừng thương mại tại xã Hương Hồ, huyện Hương trà Phạm vi nghiên cứu: Xã Hương Hồ, huyện Hương Trà từ năm 2006 đến năm 2010 Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 17/01/2011 – 30/4/2011 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: Được tiến hành trực tiếp thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ trồng rừng trên địa bàn xã, trong đó có 35 hộ trồng rừng thuộc dự án WB3 và 25 hộ trồng rừng tự do theo bảng hỏi điều tra đã được chuẩn bị trước kết hợp với quan sát hiện trạng để thu thập thông tin. - Số liệu thứ cấp: dựa vào nguồn số liệu của các báo cáo, niên giám thống kê xã, huyện năm 2010 và các tạp chí liên quan, từ sách báo, internet… * Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp thống kê kinh tế: Dựa vào số liệu để phân tích, làm rõ các vấn đề, đưa ra nhận xét - Phương pháp hạch toán kinh tế: Dưạ vào số liệu thu thập được để tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế như: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng… - Phương pháp so sánh: Dựa vào số liệu tính toán được để so sánh giữa hai nhóm hộ trồng rừng WB và hộ trồng rừng tự do về chi phí, hiệu quả kinh tế để đưa ra nhận xét. * Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Tham khảo những nghiên cứu của một số nhà khoa học, ý kiến của cán bộ huyện, xã, các trưởng thôn, nông dân, những chủ thu mua gỗ rừng trồng, những người am hiểu, có kinh nghiệm trên địa bàn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan