Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Nội dung ôn tập học kì 1 lớp 9...

Tài liệu Nội dung ôn tập học kì 1 lớp 9

.PDF
33
1
106

Mô tả:

Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 Trường THCS Láng Thượng Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập khối 9 - học kỳ I (Tài liệu dùng cho học sinh trong trường để ôn tập tất cả các môn học chuẩn bị cho thi Học kỳ I) Họ và tên học sinh: ............................................................................................. Lớp: ..................................................................................................................... Kính gửi các bậc PHHS và các học sinh trong trường Nhà trường gửi tới các bậc PHHS và từng học sinh trong trường tập Nội dung ôn tập học kỳ I, bao gồm lịch thi HK I; những câu hỏi lý thuyết và những bài tập áp dụng, bài tập luyện tập của tất cả môn học phục vụ cho kỳ thi học kỳ I sắp tới. Nhà trường mong muốn các học sinh hãy theo sát nội dung ôn tập này, kết hợp với những hướng dẫn của các thầy cô giáo trên lớp và tự lập ra kế hoạch ôn tập ở nhà (theo lịch của nhà trường) để chuẩn bị cho các bài kiểm tra Học kỳ I của tất cả các môn đạt kết quả cao. Nhà trường mong muốn các bậc PHHS hãy theo sát việc ôn tập của con em mình trong giai đoạn cuối học kỳ I này. Việc quan tâm hàng ngày, tạo điều kiện vật chất và tinh thần của các bậc PHHS sẽ góp phần quyết định kết quả học tập của con em mình. Đó chính là việc kết hợp với nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng môi trường học tập, giáo dục tốt cho trẻ. Nhân dịp này, BGH nhà trường gửi tới các bậc PHHS lời kính chúc sức khoẻ, các em học sinh thi đạt kết quả cao. BGH.  Nếu gặp khó khăn gì, các bậc PHHS có thể gọi tới số điện thoại 7750685 để trao đổi. 1 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 UBND QUẬN ĐỐNG ĐA TRƯỜNG THCS LÁNG THƯỢNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỊCH KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Tuần TUẦN 15 Thứ/Ngày Tiết Môn Ghi chú HS nhận nội dung ôn tập của GVCN và GVBM 2 GDCD 6,7 8, 9 Hai (20/12) TUẦN 16 4 Công nghệ 6,7,8,9 Ba (21/12) 2 Sinh 7, 8, 9 Tư (22/12) 2 Năm (23/12) 2 Sử 7, 8, 9 Lịch sử và địa lý 6 Địa 7,8, 9 KHTN 6 TUẦN 17 Sáu (24/12) 2 Lý 7,8,9 Bảy (25/12) 2 Hóa 8,9 Hai (27/12) 3 Anh 6,7,8,9 Ba (28/12) 3,4 Văn 6,7,8,9 Tư (29/12) 3,4 Toán 6,7,8,9 BAN GIÁM HIỆU 2 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 MÔN: TOÁN 9 A. Lý thuyết I - Đại số: Các câu hỏi ôn tập chương 1, chương 2 sách giáo khoa Toán 9_ Tập 1 trang 39; 59; 60; 61. II - Hình học: Các câu hỏi ôn tập chương 1, chương 2 sách giáo khoa Toán 9_ Tập 1 trang 91; 92; 126. B. Bài tập Xem lại các bài tập ôn tập chương I và chương II trong sgk và sbt Ngoài ra có các dạng bài tham khảo sau: Bài 1: Thực hiện phép tính: 1 a) 125  2 45  180 3 5 2 2 5 6 20  5 2 2  10 10 c) 54 1 -3 3 3 Bài 2: Giải các phương trình sau: a) 3 2x  5 8x  20  18x = 0  b) 3 50 - 2 75 - 4  d) 4  15 . x 2 4x  4  x 1 d) c) 25x 2  4  2 5x  2 e) x  7 x  10  0 Bài 3: 1) Tính giá trị của P  2) Cho biểu thức Q  x 1 khi x = 4  2 3 x 1 x2 1  với x > 0; x ≠ 1 x2 x x 2 a) Rút gọn Q. b) Biết A = P.Q. Tìm giá trị của x để 2A  2 x  5 Bài 4: Với x ≥ 0; x ≠ 1. Cho hai biểu thức: 3x  3 x  3 x 1 x 2 x2 x 2 P   và Q  x x 2 x 2 x 1 x 1 1) Rút gọn biểu thức P 2) Tìm x biết Q = −2 3) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: A  P Q x 1 x2 x 1   và B  2 x x 1 x  x 1 1  x 1) Tính giá trị của A khi x  3  2 2 2) Rút gọn B B 3) Chứng minh rằng 0   2 A Bài 5: Cho biểu thức A  3 4  15  2 4x  4  16x  16  34  0 3 b) 9x  9   10  6 . Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 x 1 x 1 2  và B  với x >0; x ≠ 1 x 1 x x x 1 a) Tính giá trị của A khi x = 25 b) Rút gọn biểu thức B c) Tính P = A.B. So sánh P với 1. Bài 7: Cho hàm số y = ax – 3. Hãy xác định hệ số a trong mỗi trường hợp sau : a) Đồ thị của hàm số song song với đường thẳng y = – 2x. b) Khi x = 2 thì hàm số có giá trị y = 7. c) Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng – 1. d) Đồ thị của hàm số cắt đường thẳng y = 2x – 1 tại điểm có hoành độ bằng 2. Bài 6: Cho các biểu thức: A  Bài 8: Cho y = 2x + 3 (d1) và y = - 1 x – 2 (d2) 2 a) Vẽ (d1); (d2) b) Tìm toạ độ giao điểm A của (d1)và(d2) c) Gọi B; C là giao điểm của (d1); (d2)với trục tung +/ Chứng minh: ABC vuông +/ Tính diện tích của ABC d/ Gọi  ;  là góc tạo bởi (d1); (d2)với Ox. Tính  ;  (làm tròn đến phút) Bài 9: Cho hàm số y = (3 - m)x + m - 1 (2) a) Với giá trị nào của m thì hàm số (2) đồng biến? Nghịch biến? b) Với giá trị nào của m thì đường thẳng (2) song song với đường thẳng y =2x + 3. c) Với giá trị nào của m thì đường thẳng (2) cắt đường thẳng y =2x + 3 tại một điểm trên trục tung. d) Tìm m để đường thẳng (2) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ x = 2. e) Chứng tỏ rằng với mọi m đường thẳng (2) luôn đi qua 1 điểm cố định. Bài 10: Cho đường thẳng y= (m-2)x + 2 (d) a. Tìm m để khoảng cách từ gốc toạ độ đến đường thẳng (d) bằng 1. b. Tìm m để khoảng cách từ gốc toạ độ đến đường thẳng (d) là lớn nhất. Bài 11: Cho nửa đường tròn (O) đường kính MN. Lấy Q  nửa (O). Kẻ tiếp tuyến Mx. Từ O kẻ OK  MQ tại K, nó cắt tia Mx tại A. Gọi P kà trung điểm của QN. B là giao điểm của OP và AQ. a) CM: Tứ giác QKOP là hình chữ nhật. b) CM: AB là tiếp tuyến của (O) tại Q. c) CM: BN là tiếp tuyến của (O) tại N. d) CM: (A; AM) tiếp xúc với (B; BN) e) CM: OA. OK = OB. OP . g) Gọi H là hình chiếu của Q trên MN. Tìm vị trí của Q để diện tích của QOH đạt giá trị lớn nhất. Bài 12: Cho đường tròn (O; R), đường kính AB. Qua A và B lần lượt kẻ hai tiếp tuyến d và d’ với (O). Từ một điểm M trên đường thẳng d vẽ tia MO cắt đường thẳng (d’) tại P. Từ O vẽ một tia vuông góc với MP và cắt đường thẳng (d’) ở N. a) Chứng minh: OM = OP; NMP cân. b) Hạ OI  MN. Chứng minh: OI = R và MN là tiếp tuyến của đường tròn (O). c) Chứng minh: AM.BN không phụ thuộc vào vị trí điểm M. d) Tính diện tích tứ giác AMNB theo R khi MO = 2R. Bài 13: Cho đường tròn (O;R) đường kính BC và điểm M di chuyển trên đường tròn ( M khác C, B). Gọi A là điểm đối xứng với B qua M. Kẻ AN vuông góc với BC; MK vuông góc AC. Gọi H là giao điểm của AN với MC. 4 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 a) Chứng minh 4 điểm B, M, H, N cùng thuộc một đường tròn. b) Chứng minh tam giác ABC cân. c) Chứng minh MK là tiếp tuyến của đường tròn (O;R). d) Cho R = 5cm và ABˆ C  60 0 . Tính MK ? e) Khi M di chuyển trên đường tròn (O; R) thì điểm A di chuyển trên đường nào? Vì sao? Bài 14: Cho tam giác ABC vuông tại A. Đường tròn tâm O đường kính AB cắt BC tại D. a) Chứng minh: AC2 = CD. BC. b) Gọi I là trung điểm của BD. Tiếp tuyến tại D cắt AC ở M và cắt OI tại N. Chứng minh NB là tiếp tuyến của (O) c) OM cắt AD ở K. Chứng minh OK.OM = OI.ON d) Gọi Q là giao điểm của MB và AN. Chứng minh DQ  AB. C - Một số dạng bài khỏc: Bài 1. Tìm GTNN của biểu thức A = x2 + 4y2 + 2xy – 4x + 2y + 2016. Bài 2. Tìm GTLN của biểu thức B  Bài 3. Cho a, b  0, a 2  b 2  2. 2012 x 2  4x  2016 Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: N  a 9b(4a  5b)  b 9a(4b  5a) Bài 4: Giải phương trình: 2x x 2  x  1  4 3x  1  2x 2  2x  6 ĐỀ THAM KHẢO – NĂM 2020-2021 Bài 1. (2,0 điểm) a/ Tính giá trị biểu thức: A  2 48  4 27  75  2 3 b/ Giải phương trình: 9 x  27  x  3  1 4 x  12  6 2 Bài 2. (2,0 điểm) Cho hai biểu thức: A x2 và B  x 1 x 2 x 4   x 1 x 1 4 với x ≥ 0; x ≠ 1. x 1 a/ Tính giá trị của biểu thức A biết x = 25. x x 1 2B c/ Tìm giá trị của x để Q  nhận giá trị nguyên. A b/ Chứng minh rằng B  Bài 3. (2,0 điểm) Cho đường thẳng (d): y = 2x + 3 và đường thẳng (d’): y = (m + 1)x + 5 (m là tham số, m ≠ −1) a/ Vẽ đường thẳng (d) trên hệ trục tọa độ Oxy. b/ Tìm m để đường thẳng (d) song song với đường thẳng (d’). c/ Tìm m để hai đường thẳng (d) và (d’) cắt nhau tại điểm A nằm bên trái trục tung. Bài 4. (3,5 điểm): Cho đường tròn (O; R) đường kính AB. Kẻ tiếp tuyến Ax, lấy điểm P trên Ax (AP > R). Từ P kẻ tiếp tuyến PM của (O;R) (M là tiếp điểm). a/ Chứng minh: bốn điểm A, P, M, O cùng thuộc một đường tròn. b/ Chứng minh: BM // OP. c/ Đường thẳng vuông góc với AB tại O cắt tia BM tại N. Chứng minh: tứ giác OBNP là hình bình hành. 5 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 d/ Giả sử AN cắt OP tại K; PM cắt ON tại I; PN cắt OM tại J. Chứng minh: I, J, K thẳng hàng. Bài 5. (0,5 điểm) Một vệ tinh nhân tạo địa tĩnh chuyển động theo một quỹ đạo tròn cách bề mặt Trái Đất một khoảng 35786 km, tâm quỹ đạo của vệ tinh trùng với tâm O Trái Đất. Vệ tinh phát tín hiệu vô tuyến theo một đường thẳng đến một vị trí trên bề mặt Trái đất. Hỏi vị trí xa nhất trên bề mặt Trái Đất có thể nhận tín hiệu từ vệ tinh này ở cách vệ tinh một khoảng là bao nhiêu km (ghi kết quả gần đúng chính xác đến hàng đơn vị). Biết rằng Trái Đất được xem như một hình cầu có bán kính khoảng 6400 km. MÔN: NGỮ VĂN 9 I. Văn bản: 1. Thơ hiện đại: a. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) b. Bếp lửa ( Bằng Việt) 2. Truyện hiện đại: a. Làng ( Kim Lân) b. Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long) c. Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng) * Yêu cầu: - Nắm được các vấn đề: tác giả, tác phẩm, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, thể loại, đặc sắc nội dung – nghệ thuật của các văn bản. - Luyện tập theo các câu hỏi trong mục “Đọc – hiểu văn bản” – SGK. II. Tiếng Việt: 1. Ôn lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình THCS (trọng tâm là kiến thức lớp 9 HKI: phương châm hội thoại, lời dẫn trực tiếp, gián tiếp, ngôn ngữ nhân vật). 2. Chú ý rèn kĩ năng viết các kiểu đoạn tổng phân hợp, diễn dịch, qui nạp kết hợp với kiến thức Tiếng Việt. III. Tập làm văn: Văn nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận truyện/thơ). 1. Nội dung tham khảo: a. Nghị luận văn học: - Vẻ đẹp của con người lao động mới trong “Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận. - Cảm nhận về tình cảm bà cháu trong bài “Bếp lửa”- Bằng Việt. - Cảm nhận về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai- người nông dân tiêu biểu trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. - Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. b. Nghị luận xã hội : Một số gợi ý: 6 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 - Tinh thần tự học. - Lòng biết ơn. - Ý nghĩa của hi vọng trong cuộc sống. Bài tập tham khảo Bài 1: Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ”. (Nguồn Internet) 1. Đặt nhan đề thích hợp cho mẩu chuyện. 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? 3. Suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên. Bài 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: … Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.” Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin. Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin” Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định. (Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 2. Xác định nội dung chính mà văn bản đề cập? 3. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Lòng tự tin. Bài 3: Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long chắc em còn nhớ : Khi được mời lên nhà anh thanh niên, mới đầu ông họa sĩ nghĩ thầm: “ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. 7 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 Nhưng rồi, sau những câu chuyện anh thanh niên kể, những việc anh làm, họa sĩ lại nghĩ: “ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách”. 1. Bằng hiểu biết về tác phẩm, em thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật ông họa sĩ về anh thanh niên đã thay đổi thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó? Ý nghĩa của sự thay đổi đó là gì? 2. Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật trong truyện? 3. Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 đến 15 câu nêu cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn”Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Bài 4: Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt có viết: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng... 1. Chép chính xác 8 câu thơ nối tiếp khổ thơ trên. 2. Trong đoạn thơ em vừa chép có hiện tượng dùng từ chuyển nghĩa. Chỉ ra những từ đó và cho biết ý nghĩa biểu đạt của nó. 3. Đoạn thơ được trích dẫn là những suy nghĩ sâu sắc và tình cảm chân thành với người bà mà tác giả vô cùng yêu thương mà kính trọng. Em hãy triển khai nội dung trên thành đoạn văn theo phép lập luận tổng phân hợp khoảng 10 đến 12 câu. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. (Gạch chân và chú thích dưới lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp). Bài 5: Trong bài thơ “ Cành phong lan bể” của Chế Lan Viên có câu : Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận cũng có câu thơ giàu hình ảnh tương tự như vậy. 1. Chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” và nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ ? 2. Tác phẩm được viết theo thể thơ nào? Cảm hứng bao trùm bài thơ là gì? 3. Con cá song và ngọn đuốc là những sự vật vốn khác nhau trong thực tế nhưng sự liên tưởng của Huy Cận vẫn được coi là hợp lí, vì sao? Câu thơ của ông giúp em hiểu thêm những gì về thiên nhiên và tài quan sát của nhà thơ? 4. Cho câu chủ đề sau: Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương. Hãy viết đoạn văn theo phép lập luận tổng phân hợp khoảng 12 câu làm rõ câu chủ đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và phép thế để liên kết câu ( gạch chân, chú thích rõ). Bài 6: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: 8 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại… […] Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dậu tinh thần lắm cơ mà?... - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào … Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. ( Trích “ Làng” , Kim Lân, Ngữ văn 9 , tập 1 , NXB GDVN ) 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của truyện ? 2. Truyện ngắn “ Làng” được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó. 3. Em hiểu từ “tinh thần” trong câu: “ Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?” nghĩa là gì? 4. Câu văn: “ Hà, nắng gớm, về nào…” sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng trong việc diễn tả tâm lí nhân vật? 5. Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo phép lập luận tổng phân hợp phân tích tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích rõ). 6. Kể tên một tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình ngữ văn 9 cũng được sáng tác cùng thời kì với truyện ngắn “Làng” và nêu rõ tên tác giả? MÔN: VẬT LÍ 9 I. LÍ THUYẾT: Câu 1: Điện trở của dây dẫn là gì? Nêu ý nghĩa của điện trở. Câu 2: Phát biểu định luật ôm? Viết hệ thức của định luật. (Nêu rõ tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức). Câu 3: Viết công thức tính hiệu điện thế, cường độ dòng điện và điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp và song song. Câu 4: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết biểu thức thể hiện sự phụ thuộc ấy. (Nêu rõ tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức). Cho biết ý nghĩa của điện trở suất. Câu 5: Biến trở là gì? Hãy nêu tác dụng của biến trở và kể tên một số biến trở thường dùng. 9 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 Câu 6: Nêu ý nghĩa của số oat ghi trên mỗi dụng cụ điện. Viết công thức tính công suất điện (Nêu rõ tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức). Một bàn là có ghi 220V – 700W hãy nêu ý nghĩa của các con số đó. Câu 7: Điện năng là gì? Công của dòng điện là gì? Viết công thức tính công của dòng điện (Nêu rõ tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức). Nêu ý nghĩa của số đếm của công tơ điện. Câu 9: Phát biểu định luật Junlenxơ. Viết hệ thức của định luật (Nêu rõ tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức). Câu 10: Nêu các đặc tính của nam châm vĩnh cửu. Câu 11: Lực từ là gì? Từ trường là gì? Cách nhận biết từ trường. Câu 12: Từ phổ là gì? Đường sức từ là gì? Nêu các đặc điểm của đường sức từ. Theo quy ước đường sức từ có chiều như thế nào? Câu 13: Nêu các đặc điểm của từ phổ và đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải. Câu 14: So sánh từ tính của sắt, thép, nêu cấu tạo của nam châm điện và cách làm tăng lực từ của nam châm điện, một số ứng dụng của nam châm điện Câu 15: Phát biểu quy tắc bàn tay trái. II. BÀI TẬP: Câu 1. Một gia đình mỗi ngày sử dụng một bếp điện có điện trở 55  để đun nước. Biết bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V. a. Tính công suất điện của bếp. b. Tính nhiệt lượng bếp tỏa ra trong 10 phút. Câu 2. Dây may so của một bếp điện có chiều dài l =5m, tiết diện s = 0,1mm2 và  = 0,4.106 m a/ Tính điện trở dây may so của bếp. b/ Tính công suất tiêu thụ của bếp điện khi mắc bếp vào lưới điện có U = 220V. c/ Mỗi ngày dùng bếp 2 giờ, tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp trong 30 ngày. Biết 1KW.h giá 2200 đồng. Câu 4. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm, khi đóng công tắc K? B A + - N K Câu 3. Xác định chiều của đường sức từ khi biết chiều của dòng điện trong ống dây Câu 4: Xác định các từ cực của nam châm trong các hình vẽ sau: 10 S Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 Câu 5: Xác định từ cực của ống dây và từ cực của kim nam châm trong các trường hợp sau: III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cho hai điện trở R 1 = 20  , R 2 = 30  được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch là: A. R = 12  B. R = 60  C. R = 10  D. R = 50  Câu 2: Chọn câu đúng: A. Từ cực Bắc của nam châm được kí hiệu bởi chữ S. B. Từ cực Bắc của nam châm được kí hiệu bởi chữ N. C. Từ cực Bắc của kim nam châm khi đứng cân bằng luôn chỉ về hướng nam. D. Khi đặt hai từ cực của hai nam châm gần nhau thì chúng luôn đẩy nhau. Câu 3: Một đoạn dây dẫn có điện trở 400  . Phải cắt dây đó thành bao nhiêu đoạn bằng nhau để khi mắc các đoạn dây đó song song thì đoạn mạch có điện trở tương đương là 4  . A. 10 đoạn B. 20 đoạn C. 100 đoạn D. 5 đoạn Câu 4: Đơn vị của điện năng tiêu thụ là: A. Kilôoát giờ (kWh) B. Oát (W). C. Jun (J) D. Kilôoát giờ (kWh) và Jun (J) Câu 5: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó? A. Giảm khi tăng hiệu điện thế. B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế. C. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế. D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. Câu 6: Trường hợp nào sau đây không có lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường? A. Dây dẫn hợp với đường sức từ một góc 300. B. Dây dẫn song song với các đường sức từ. C. Dây dẫn hợp với đường sức từ một góc 450. D. Dây dẫn vuông góc với các đường sức từ. Câu 7: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song có điện trở tương đương là: A. R 1 +R 2 B. C. 11 R1  R2 R1  R2 D. 1 1  R1 R2 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 Câu 8: Ta có thể nhận biết được từ trường của thanh nam châm, từ trường của dòng điện bằng cách nào? A. Dùng những dụng cụ như bút thử điện. B. Dùng kim nam châm. C. Dùng thanh kim loại. D. Trực tiếp bằng giác quan. Câu 9: Hai điện trở cùng bằng R được nối tiếp với nhau, sau đó lại mắc song song với một điện trở R nữa. Tính điện trở tương đương của cụm ba điện trở đó. – + – + a) – b) + c) A. 3/2 R B. 3/4 R C. 4/7 R D. 2/3 R Câu 10: Cho R1  10, R2  2 R1 nối tiếp với nhau, rồi mắc đoạn mạch này vào nguồn điện có U = 60V. Cường độ dòng điện qua mạch sẽ là A. 0,5A B. 0,2A C. 2A D. 1800A Câu 11: Hai điện trở R1 = 10  chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,5A và R2 = 20  chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2A. Có thể mắc song song hai điện trở trên vào hai điểm có hiệu điện thế tối đa bằng bao nhiêu? A. 30V B. 15V C. 25V D. 10V Câu 12: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất? A. W B. J/s C. kW D. kWh Câu 13: Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào? A. Không có lực điện từ. B. Vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ. C. Cùng hướng với dòng điện. D. Cùng hướng với đường sức từ. Câu 14: Nếu điện trở giảm 3 lần thì cường độ dòng điện: A. giảm đi 5 lần B. tăng lên 3 lần. C. giảm đi 3 lần. D. tăng lên 5 lần. Câu 15: Hệ thức nào là hệ thức của định luật Ôm? A. U= I R B. I = U R C. R= U I D. U= I.R Câu 16: Nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn: A. Giảm đi 1,5 lần. B. Giảm đi 6 lần. C. Tăng gấp 1,5 lần. D. Tăng gấp 6 lần. Câu 17: Hệ thức nào sau đây là của định luật Jun - Len-xơ? A. Q = I.R2.t B. Q = I.R.t C. Q = U.I2.t D. Q = I2.R.t 12 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 Câu 18: Biểu thức nào cho phép xác định điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất? A. R   l S B. R   S l C. Một kết quả khác D. R  S l  Câu 19: Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở lần lượt là U1 và U2. Cho biết hệ thức nào sau đây là đúng: A. R1 R = 2 U2 U1 B. U1 R = 2 U2 R1 C. U1R1 = U2R2 D. U1 R = 1 U2 R2 Câu 20: Để giảm độ mạnh của từ trường của một ống dây có dòng điện chạy qua, biện pháp nào dưới đây khả thi? A. Tăng số vòng dây. B. Tăng cường độ dòng điện. C. Đưa lõi sắt vào. D. Giảm cường độ dòng điện. Câu 21: Trong các công thức sau đây, công thức nào không đúng với đoạn mạch mắc song song? A. I = I1 + I2 + …+ In B. R = R1 + R2 + …+ Rn C. U = U1 = U2 = …= Un D. 1 1 1 1 + …+ = + R R1 R2 Rn Câu 22: Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 = 8  và R2 = 12  vào hiệu điện thế 24V thì hiệu điện thế hai đầu điện trở R2 có giá trị là bao nhiêu? A. 8V B. 9,6V C. 12V D. 14,4V Câu 23: Một bếp điện được sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì cường độ dòng điện qua bếp có cường độ 3,5A. Dùng bếp này thì đun sôi được 2 lít nước từ 200C trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. A. 91% B. 85% C. 73% D. 68% Câu 24: Một bóng đèn ghi 220V- 75W được thắp sáng liên tục với hiệu điện thế 220V trong 2 giờ. Lượng điện năng bóng đèn tiêu thụ là bao nhiêu? A. 0,15kW.h B. 54kJ C. 0,15kW D. 150J Câu 25: Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 40  . Dây điện trở của biến trở có tiết diện 0,25mm2 được là bằng chất có điện trở suất 0,5. 10-6  m và được quấn đều xung quanh một lõi sứ trụ tròn có đường kính 2,5cm. Số vòng dây của biến trở là: A. 25,48 vòng B. 254,8 vòng C. 2548 vòng D. 2,548 vòng Câu 26: Muốn xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào? A. Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó. B. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của dây. C. Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó. D. Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó. Câu 27: Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là A. chiều của dòng điện trong dây dẫn. B. chiều của đường sức từ. 13 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 C. chiều quay của nam châm D. chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn. Câu 28: Một bóng đèn dây tóc ghi 6V- 3W. Điện trở của nó là bao nhiêu? A. 12  B. 36  C. 9  D. 18  Câu 29: Chọn phương án đúng: Quy tắc nắm tay phải dùng để A. xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. B. xác định chiều đường sức từ của nam châm vĩnh cửu. C. xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. D. xác định chiều lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt trong từ trường. Câu 30: Một bếp điện loại 220V - 1000W và một bóng đèn loại 220V - 100W được sử dụng ở hiệu điện thế định mức, mỗi ngày trung bình đèn sử dụng 6 giờ, bếp sử dụng 3 giờ. Giá 1 KWh điện 1500 đồng. Tính tiền điện phải trả của 2 thiết bị trên trong 30 ngày? A. 5400 đồng B. 16200 đồng C. 162000 đồng D. 54000 đồng Câu 31: Một đoạn dây dẫn có điện trở 400  . Phải cắt dây đó thành bao nhiêu đoạn bằng nhau để khi mắc các đoạn dây đó song song thì đoạn mạch có điện trở tương đương là 4  . A. 20 đoạn B. 5 đoạn C. 100 đoạn D. 10 đoạn Câu 32: Nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 4 lần và tiết diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn: A. Tăng gấp 1,5 lần. B. Tăng gấp 8 lần. C. Giảm đi 6 lần. D. Giảm đi 1,5 lần. Câu 33: Một bếp điện loại 220V - 1000W và một bóng đèn loại 220V - 100W được sử dụng ở hiệu điện thế định mức, mỗi ngày trung bình đèn sử dụng 5 giờ, bếp sử dụng 3 giờ. Giá 1 KWh điện 1500 đồng. Tính tiền điện phải trả của 2 thiết bị trên trong 30 ngày? A. 54.000 đồng B. 15750 đồng C. 157500 đồng D. 5400 đồng Câu 34: Các đường sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có đặc điểm gì? A. Là những đường thẳng song song, cách điều nhau và vuông góc với trục của ống dây. B. Là những vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây. C. Là những đường thẳng //, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây. D. Là những đường thẳng //, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây. Câu 35: Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 40  . Dây điện trở của biến trở có tiết diện 0,25mm2 được là bằng chất có điện trở suất 0,5. 10-6  m và được quấn đều xung quanh một lõi sứ trụ tròn có đường kính 2,5cm. Số vòng dây của biến trở là: A. 254,8 vòng B. 25,48 vòng C. 2,548 vòng D. 2548 vòng Câu 36: Hai điện trở cùng bằng R được mắc song song với nhau, sau đó lại mắc nối tiếp với một điện trở R nữa. Tính điện trở tương đương của cụm ba điện trở đó. A. 2/3 R B. ¾ R C. 3/2 R D. 4/7 R Câu 37: Một bếp điện được sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì cường độ dòng điện qua bếp có cường độ 3,5A. Dùng bếp này thì đun sôi được 4 lít nước từ 200C trong thời gian 32 phút. Tính hiệu suất của bếp, biết nhiệt dung riêng của nước là C = 4200J/kg.K. 14 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 A. 85% B. 88% C. 91% D. 68% Câu 38: Để tăng độ mạnh của từ trường của một ống dây có dòng điện chạy qua, biện pháp nào dưới đây khả thi? A. Giảm cường độ dòng điện. B. Tăng cường độ dòng điện. C. Tăng cường độ dòng điện và tăng số vòng dây. D. Tăng số vòng dây. Câu 39: Ta có thể nhận biết được từ trường của thanh nam châm, từ trường của dòng điện bằng cách nào? A. Dùng thanh kim loại. B. Trực tiếp bằng giác quan. C. Dùng những dụng cụ như bút thử điện, D. Dùng kim nam châm. Câu 40: Nếu nhiệt lượng Q tính bằng calo thì phải dùng biểu thức nào trong các biểu thức sau? A. Q = U.I.t B. Q = 0,24 I.R.t C. Q = I2.R.t D. Q = 0,24 I2.R.t MÔN: HÓA HỌC 9 I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Tính chất của kim loại Tính chất vật lí Tính chất hóa học - Tính dẻo - Tác dụng với phi kim: tác dụng với khí oxi và một số phi kim khác - Dẫn điện - Tác dụng với dung dịch axit - Dẫn nhiệt - Tác dụng với dung dịch muối - Có ánh kim 2. Dãy hoạt động hóa học của kim loại K Na Ba Ca Mg Al Zn Fe Pb (H) Cu Hg Ag Pt Au Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại: - Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải. - Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2 - Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng…) giải phóng khí H2. - Kim loại đứng trước (trừ K, Na,…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. 3. Tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng và sản xuất kim loại nhôm, sắt Tính chất hóa học Nhôm Tính chất hóa học Sắt - Tác dụng với phi kim: Khí oxi và một số - Tác dụng với phi kim: Khí oxi và một số phi phi kim khác (Cl2, S,..). kim khác (Cl2, S,..). - Tác dụng với dung dịch axit loãng. - Tác dụng với dung dịch axit loãng. - Tác dụng với dung dịch muối. - Tác dụng với dung dịch muối. - Tác dụng với dung dịch kiềm. * Lưu ý: Hóa trị của sắt trong các trường hợp khác nhau. Al và Fe không tác dụng với axit H2SO4 và HNO3 đặc nguội. 15 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 Chú ý: Mỗi một phản ứng hoá học đều có điều kiện. Nếu không thoả mãn điều kiện, phản ứng không xảy ra. II. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO Câu 1. Hoà tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl (vừa đủ). Các sản phẩm thu được sau phản ứng là: A. FeCl2 và khí H2 B. FeCl2, Cu và khí H2 C. Cu và khí H2 D. FeCl2 và Cu Câu 2. Dụng cụ làm bằng gang có thể dùng chứa hoá chất nào sau đây ? A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch CuSO4 C. Dung dịch MgSO4 D. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Câu 3. Một loại quặng chứa 82% Fe2O3. Thành phần phần trăm của Fe trong quặng theo khối lượng là: A. 57,4% B. 57,0 % C. 54,7% D. 56,4 % Câu 4. Người ta thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra là: A. Không có dấu hiệu phản ứng. B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần. C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần. D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu Câu 5. Cho 2 gam hợp kim của natri tác dụng với nước ta thu được dung dịch kiềm, để trung hoà lượng kiềm đó cần phải dùng 50ml dung dịch HCl 0,4M. Thành phần % của natri trong hợp kim là: A. 39,5% B. 23% C. 15,3% D. 24% Câu 6. Hoà tan 5,1 gam hợp kim nhôm – magiê vào dung dịch H2SO4 vừa đủ thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 29,1 gam B. 21,6 gam C. 52,2 gam D. 25,5 gam Câu 7. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần: A. K, Al, Mg, Cu, Fe B. Cu, Fe, Mg, Al, K C. Cu, Fe, Al, Mg, K D. K, Cu, Al, Mg, Fe Câu 8. Vì sao trong vỏ Trái đất, sắt, nhôm không tồn tại ở dạng đơn chất? A. Vì sắt, nhôm có mức độ hoạt động hóa học yếu B. Vì sắt, nhôm tan trong nước C. Vì sắt, nhôm hoạt động hóa học mạnh nên chúng chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất D. Vì sắt, nhôm là 2 kim loại quí, hiếm Câu 9. Cho một hỗn hợp dung dịch chứa ZnCl2, CuCl2 và HCl. Dùng kim loại nào để khi cho vào hỗn hợp này, ta thu được một dung dịch chỉ chứa duy nhất 1 chất? A. Zn B. Fe C. Cu D. Cả A, B, C đều đúng Câu 10. Cho 3,25 gam sắt clorua (chưa biết hóa trị) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 8,61 gam kết tủa. Công thức của muối sắt clorua nào sau đây là đúng? A. FeCl2 B. FeCl3 C. FeCl4 D. Fe2Cl3 16 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 Câu 11. Cho 1,5 gam hỗn hợp (X) gồm Mg và MgO tác dụng với axit HCl dư, thu được 336 ml khí H2 (đktc). Thành phần phầm trăm của mỗi chất trong (X) là: A. 50% Mg và 50% MgO B. 25% Mg và 75% MgO C. 24% Mg và 76% MgO D. 30% Mg và 70% MgO Câu 12. Cho sơ đồ phản ứng sau. (X) là chất nào sau đây để khi điền vào sơ đồ thì phù hợp? (X)+HCl⟶ (Y)+H2↑ (Y)+NaOHđủ⟶(Z)+NaCl (Z)→(to)ZnO+H2O A. Zn B. ZnO C. Zn(OH)2 D. ZnCO3 Câu 13. Có thể điều chế nhôm bằng phương pháp: A. Điện phân dung dịch muối nhôm. B. Điện phân nóng chảy nhôm oxit có criolit làm xúc tác. C. Khử nhôm oxit bằng CO hoặc H2. D. Khử oxit nhôm bằng cacbon. Câu 14. Trong giờ thực hành, một em học sinh đã cho mẫu nhỏ natri vào dung dịch CuSO4 thì thấy có khí (X) không màu bay ra, đồng thời xuất hiện kết tủa (Y) màu xanh. Vậy (X) và (Y) lần lượt là: A. H2 và NaOH B. SO2 và Cu(OH)2 C. H2 và Cu(OH)2 D. CO2 và Cu Câu 15. Cho các kim loại K, L, M, N và dung dịch X. Biết: - K phản ứng được với dung dich X. - L phản ứng được với dung dịch X và dung dịch muối của K. - M không phản ứng được với dung dịch X. - N không phản ứng được với dung dịch muối của L nhưng phản ứng được với dung dịch muối K. Dãy sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần của kim loại? A. L, K, M, N B. M, K, N, L C. M, N, K, L D. L, N, K, M Câu 16. Hiện tượng xảy ra khi thả một đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4: A. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần B. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần C. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu D. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần Câu 17. Có một lượng bột sắt bị lẫn một lượng nhỏ bột nhôm. Để làm sạch bột sắt, người ta sử dụng hóa chất nào sau đây? A. Dung dich NaOH B. Dung dịch HCl C. Dung dịch H2SO4 loãng D. Dung dịch AlCl3 Câu 18. Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al. Kết luận nào sau đây đúng? A. Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội: Al, Fe, Cu. B. Kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, HCl: Cu, Al C. Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH: Al D. Kim loại tan trong nước ở nhiệt độ thường: Tất cả các kim loại trên Câu 19. Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là: 17 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 A. Khói màu trắng sinh ra B. Xuất hiện những tia sáng chói C. Tạo chất bột trắng bám xung quanh thành bình D. Có khói màu nâu đỏ tạo thành Câu 20. Hoà tan hết 28 gam một kim loại M (hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là: A. Zn B. Fe C. Ca D. Mg Câu 21. Có 3 lọ đựng 3 chất riêng biệt Mg, Al, Al2O3 để nhận biết chất rắn trong từng lọ chỉ dùng 1 thuốc thử là : A. Nước B. Dung dịch HCl C. Dung dịch KOH D. Dung dịch H2SO4 loãng. Câu 22. Cùng một khối lượng Al và Mg, nếu được hoà tan hết bởi dung dịch HCl thì: A. Al giải phóng hiđro nhiều hơn Mg B. Mg giải phóng hiđro nhiều hơn Al C. Al và Mg giải phóng cùng một lượng hiđro D. Lượng hiđro do Mg sinh ra bằng 1,5 lần do Al sinh ra Câu 23. Nhôm bền trong không khí là do: A. Nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao B. Nhôm không tác dụng với nước C. Nhôm không tác dụng với oxi D. Có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ Câu 24. Không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong, do A. Nhôm tác dụng được với dung dịch axit. B. Nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ C. Nhôm đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối D. Nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh Câu 25. Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng: A. Hematit B. Manhetit C. Boxit D. Pirit. Câu 26. Cho sơ đồ phản ứng sau : Al  X  Al2(SO4)3  Al(NO3)3 X có thể là : A. Al2O3 B. Al(OH)3 C. H2SO4 D. Al(NO3)3 Câu 27. Cho 2,7 gam Al vào 150ml dung dịch H2SO4 0,5M .Thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc) sau phản ứng là: A. 1,12 lít B. 1,68 lít C. 11,2 lít D. 3,36 lít Câu 28. Phản ứng nào sau đây tạo ra muối sắt (III) sunfat? A. Sắt phản ứng với H2SO4 đặc, nguội B. Sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng C. Sắt phản ứng với dung dịch CuSO4 D. Sắt phản ứng với H2SO4 đặc, nóng Câu 29. Nhôm có thể phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây: A. H2O, CuSO4, H2SO4(đặc,nguội) B. O2, NaOH, Cu(NO3)2 18 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 C. H2SO4(đặc,nguội); CuO, HCl D. O2, MgCl2, CuSO4 Câu 30. Cho 200 gam dung dịch KOH 2,8% vào dung dịch CuCl2 dư, sau phản ứng thu được lượng chất kết tủa là: A. 19,6 gam B. 9,8 gam C. 4,9 gam D. 17,4 gam Câu 31. Kim loại nào sau đây được dùng để chế tạo vỏ máy bay do có tính nhẹ, bền: A. Fe B. Zn C. Al D. Na Câu 32. Dãy các kim loại nào sau đây đều không tác dụng với oxi: A. Magie, đồng, bạc B. Sắt, nhôm, natri C. Bạc, vàng, platin D. Thuỷ ngân, đồng, bạc Câu 33. Cho 22,4g Fe tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch H2SO4 loãng. Nồng độ % của dung dịch axít đã phản ứng là: A. 32% B. 54% C. 19,6% D. 18,5% Câu 34. Hoà tan một lượng sắt vào 400ml dung dịch HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí hidrô (đktc). Nồng độ M của dung dịch HCl là: A. 0,25M B. 0,5M C. 0,75M D. 1M Câu 35. Hòa tan 12g hỗn hợp gồm Al, Ag vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Phản ứng kết thúc thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al, Ag trong hỗn hợp lần lượt là A. 70% và 30% B. 90% và 10% C. 10% và 90% D. 30% và 70% . Câu 36. Cho biết X, Y, Z, X’, Y’, Z’, có thể lần lượt là những chất nào sau đây? 1) X là kim loại nhẹ, mềm; X tác dụng mãnh liệt với nước tạo ra dung dịch bazơ và khí hiđro. 2) Y là kim loại nhẹ, trong điều kiện thường có 1 lớp oxit bảo vệ bên ngoài rất bền, Y tan được trong các dung dịch kiềm. 3) Z là kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hóa học. Bazơ của Z bị phân hủy ngay khi tạo ra, cho kết tủa màu đen. 4) X’ là kim loại nặng, không tan trong nước, X’ cháy sáng trong oxi và tạo ra hạt nóng chảy màu nâu. 5) Y’ là kim loại không tác dụng dung dịch HCl, H2SO4 loãng, nhưng tác dụng được với H2SO4 đặc nóng. Y’ là kim loại dẫn điện tốt. 6) Z’ là kim loại màu trắng xanh, thường được dùng điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm. A. Na, Al, Zn, Ag, Cu, Fe B. Al, Na, Cu, Fe, Ag, Zn C. Na, Al, Ag, Fe, Cu, Zn D. Al, Na, Ag, Zr, Cu, Fe Câu 37. Hòa tan 25,8g hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng người ta thu được 0,6g khí H2. Khối lượng muối AlCl3 thu được là : A. 53,4g B. 79,6g C. 80,1g D. 25,8g. Câu 38. Ngâm một dây đồng vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là: A. Không có hiện tượng gì cả. B. Bạc được giải phóng, nhưng đồng không biến đổi. C. Không có chất nào sinh ra, chỉ có đồng bị hoà tan. D. Đồng bị hoà tan một phần, bạc được giải phóng. Câu 39. Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết X và Y tan trong dung dịch HCl, Z và T không tan trong dung dịch HCl, Z đẩy được T trong dung dịch muối 19 Năm học 2021 - 2022 Nội dung ôn tập học kì I - Khối 9 T, X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau: A. T, Z, X, Y B. X, Y, Z, T C. Y, X, T, Z D. Z, T, Y, X Câu 40: Cho các dung dịch: ZnSO4; CuCl2; Mg(NO3)2; HCl. Nhôm tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất trên? A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. 4 chất MÔN: SINH HỌC 9 1.Tìm hiểu cơ chế xác định giới tính, quá trình nguyên phân và giảm phân của NST. 2. Tìm hiểu về cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian và chức năng của ADN, ARN, Prôtêin. 3. Tìm hiểu về đột biến gen, đột biến cấu trúc và số lượng NST, thường biến. MÔN: LỊCH SỬ 9 *HS ôn các bài: Bài 8: Nước Mĩ Bài 9: Nhật Bản Bài 10: Các nước Tây Âu Bài 11: Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật *Câu hỏi: Câu 1: Sự phát triển của kinh tế và khoa học kĩ thuật của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ II ? Nguyên nhân sự phát triển và hạn chế của nó ? Câu 2: Kinh tế Nhật phát triển như thế nào? Nguyên nhân sự phát triển và hạn chế của nó ? Câu 3: Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu sau năm 1945? Câu 4: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? Hãy nêu xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Câu 5: Nguồn gốc và thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của nhân loại? MÔN: ĐỊA LÍ 9 I. Lí thuyết: Ôn tập 1 số vấn đề sau: - Các nhân tố ảnh hưởng và sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế: công nghiệp, dịch vụ. - Vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế các vùng: Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. II. Thực hành: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan