Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp hoa kỳ...

Tài liệu Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp hoa kỳ

.PDF
111
545
133

Mô tả:

Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LUẬT PHAN ĐỨC THỎ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN XÂY DỰNG HIẾN PHÁP HOA KỲ Nghd: Nguyễn Đăng Dung Luận văn ThS Luật Hiến pháp Hà Nội, 2002 1 Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 2 MỤC LỤC Mục lục ................................................................................................................................. 1 Lời mở đầu............................................................................................................................ 3 Chương 1: Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành bản Hiến pháp Hoa kỳ....................... 5 1. Bối cảnh lịch sử nước Mỹ giai đoạn xây dựng bản Hiến pháp .................................... 5 2. Quá trình hình thành bản hiến pháp ........................................................................... 10 Chương 2: Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ.................................. 18 A. Những nguyên tắc cơ bản thể hiện bản chất chính trị ............................................... 18 1. Nguyên tắc dân chủ (dân chủ tư sản) ..................................................................... 18 2. Nguyên tắc bảo vệ sở hữu tư nhân ......................................................................... 23 3. Nguyên tắc bảo vệ quyền tự do cá nhân ................................................................. 25 B. Những nguyên tắc kỹ thuật về tổ chức chính trị ........................................................ 29 4. Nguyên tắc tam quyền phân lập ............................................................................. 29 5. Nguyên tắc kiềm chế và đối trọng .......................................................................... 33 6. Nguyên tắc cân đối quyền lực giữa chính phủ liên bang và tiểu bang ................... 52 7. Nguyên tắc bảo vệ sự tồn tại và phát triển bình đẳng của các tiểu bang ................ 63 8. Nguyên tắc giao quyền có thời hạn ........................................................................ 68 9. Nguyên tắc mở (xác định tinh thần) của hiến pháp ................................................ 76 Chương 3: Sự biến chất của một số nguyên tắc lập hiến trong thực tiễn chính trị Hoa kỳ 82 1. Sự xuất hiện các đảng phái cũng như chế độ lưỡng đảng và tác động của chúng đối với một số nguyên tắc lập hiến. ...................................................................................... 82 2. Sự biến chất của nguyên tắc phân quyền.................................................................... 91 3. Sự chỉ trích và thực chất nguyên tắc mở của hiến pháp qua việc vận dụng "tinh thần hiến pháp" của Toà án Tối cao Liên bang ...................................................................... 97 4. Sự vi phạm nguyên tắc dân chủ trong thực tiễn chính trị Hoa kỳ ............................ 102 Kết luận............................................................................................................................. 109 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 110 Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 3 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, các quốc gia dân chủ trên thế giới đều có những bản hiến pháp riêng. Mỗi bản hiến pháp chứa đựng trong đó khuôn khổ tổ chức của một xã hội, sự định hướng phát triển của xã hội đó cũng như nhiều những giá trị nhân văn, nhân bản khác. Một bản hiến pháp hay sẽ làm cho xã hội ổn định, phát triển và đến lượt nó, sự phát triển ổn định của xã hội sẽ củng cố các quy định của hiến pháp, giữ cho nó một sức sống bền bỉ và luôn theo kịp với thời đại. Ngược lại, một bản hiến pháp dở sẽ kìm chế sự vận động phát triển của xã hội nhưng rút cuộc những quy luật nội tại của nền kinh tế-xã hội sẽ vẫn giữ vai trò chủ đạo thúc đẩy sự phát triển và dần dần chúng sẽ đào thải đi những điều bất hợp lý trong hiến pháp. Với nhận định những điều bất hợp lý sớm muộn cũng bị loại bỏ và những điều hợp lý ngày càng có sức sống mạnh mẽ, khoa học luật hiến pháp đã dành một bộ phận tập trung nghiên cứu những quy định, chế định hoặc toàn bộ bản hiến pháp của các quốc gia trên thế giới đã tồn tại lâu dài trong lịch sử. Hoạt động nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu những quy luật tồn tại trong kỹ thuật lập hiến qua đó đưa ra được phương pháp xây dựng những điều khoản, những chế định của hiến pháp vượt qua những điều kiện đặc thù của mỗi xã hội, bắt nhịp được những vận động biến đổi của xã hội theo thời gian, ... và cuối cùng là nhằm xây dựng được những bản hiến pháp có sức sống trường tồn, luôn ngự trị và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong xu hướng nghiên cứu đó, tôi đã tìm đến với bản hiến pháp Mỹ, một bản hiến pháp được hình thành từ hơn 200 năm trước nhưng hiện tại vẫn thể hiện một sức sống mạnh mẽ, thực sự chi phối đời sống chính trị nước Mỹ. Bản hiến pháp đã Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 4 được xây dựng như thế nào? Có tồn tại những nguyên tắc xây dựng bản hiến pháp hay không ? và những nguyên tắc đó đi vào đời sống chính trị, xã hội Mỹ ra sao ? Tại sao bản hiến pháp lại có sức sống trường tồn đến như vậy ? ... Đó là hàng loạt những vấn đề mà tôi muốn tìm hiểu và điều đó đã dẫn tôi viết bản luận văn này với tựa đề: "Những nguyên tắc cơ bản xây dựng Hiến pháp Hoa kỳ". Bản luận văn được chia thành 3 chương. Chương đầu giới thiệu về bối cảnh lịch sử của nước Mỹ giai đoạn hình thành bản hiến pháp, trong đó nêu lên những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Mỹ đương thời có ý nghĩa quyết định đối với những nội dung quy định của bản hiến pháp. Chương 2 giới thiệu những nguyên tắc cơ bản xây dựng nên bản hiến pháp. Các nguyên tắc này được chia thành hai loại: một là nhóm những nguyên tắc thể hiện bản chất chính trị và hai là nhóm những nguyên tắc mang tính tổ chức kỹ thuật. Chương ba nói về quá trình đi vào thực tiễn cuộc sống của các nguyên tắc cơ bản trong hiến pháp Mỹ và cuối cùng là lời kết luận. Điều đáng chú ý khi đọc bản luận văn này là phương pháp tiếp cận. Vì hiến pháp Mỹ là hiến pháp của nhà nước tư bản do đó trong quá trình nghiên cứu để có thể tìm thấy những giá trị chung, mang tính quy luật tôi đã cố gắng sử dụng những phương pháp như tiếp cận lịch sử, so sánh, logic, thống kê ... thay vì tiếp cận theo hướng phân tích, làm rõ tính giai cấp trong các vấn đề vì nhận thấy rằng cách tiếp cận này đã được nhiều người thực hiện và đã có những kết luận cụ thể có giá trị. Cuối cùng tôi muốn nói rằng, mặc dù đã hết sức cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu nhưng tôi tin rằng những kết luận nghiên cứu của mình còn nhiều tính chủ quan và thiếu chính xác. Bởi vậy tôi rất mong muốn và hết sức cảm ơn những ý kiến đánh giá hay góp ý của mọi người đọc có quan tâm tới vấn đề này. Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 5 CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BẢN HIẾN PHÁP HOA KỲ 1. Bối cảnh lịch sử nƣớc Mỹ giai đoạn xây dựng bản Hiến pháp Bản hiến pháp Mỹ được hình thành từ hơn 200 năm trước nhưng đến tận ngày nay nó vẫn tồn tại và chi phối mạnh mẽ đời sống chính trị nước Mỹ. Đạt được điều này là nhờ bản hiến pháp hội tụ được rất nhiều yếu tố. Trước hết, nó được xây dựng bởi những con người xuất chúng, có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về đời sống chính trị cũng như văn hoá, xã hội. Không những vậy, những con người này đều có điểm chung ở tinh thân yêu nước nồng nàn, cùng mong muốn góp phần tạo nên sự thịnh vượng và phát triển của châu Mỹ. Điều đó đã giúp họ gạt bỏ được những mâu thuẫn cục bộ, nhường nhịn san xẻ những khó khăn cũng như thuận lợi ở mỗi địa phương (tiểu bang) để cùng thực hiện những lợi ích chung của toàn châu lục. Tuy nhiên, bản hiến pháp không chỉ là sản phẩm chủ quan của những con người thông minh và giàu lòng yêu nước mà còn là kết quả của cả một quá trình đấu tranh găy gắt để giải quyết hàng loạt những mâu thuẫn chồng chéo, kéo dài trong xã hội Mỹ. Những mâu thuẫn này rất đa dạng từ vấn đề chính trị, kinh tế đến những vấn đề thuộc về phong tục, thói quen, tôn giáo. Chúng diễn ra trên phạm vi rộng hẹp hết sức khác nhau: giữa tiểu bang nọ với tiểu bang kia, giữa nhóm tiểu bang này với nhóm tiểu bang khác hoặc giữa tất cả các tiểu bang với những thế lực bên ngoài như Anh, Pháp, Tây ban nha hay các thuộc địa của họ.... Mỗi loại trong số những mâu thuẫn này hoặc được nhen nhóm, hình thành qua một quá trình lâu dài gắn liền với lịch sử phát triển của các tiểu bang trên lục địa hoặc cũng có thể chỉ mới được hình thành từ hệ quả của cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc của các tiểu bang Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 6 chống lại sự điều khiển của Anh quốc. Các mâu thuẫn thời kỳ này tồn tại đan xen lẫn nhau, cùng chi phối mạnh mẽ sự vận động của xã hội Mỹ và trở thành những yếu tố quan trọng tác động, điều chỉnh những quan điểm, tư tưởng của các nhập lập hiến vào thời kỳ triệu tập Hội nghị lập hiến tại Philadelphia năm 1787. - Về chính trị Vấn đề chính trị quan trọng và có ý nghĩa hơn cả là những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình hình thành và thực hiện bản Điều lệ Hợp bang (Confederation) diễn ra trong quá trình cuộc Cách mạng Mỹ (1776 – 1783). Bản Điều lệ được thông qua năm 1777, phê chuẩn năm 1782 là sự cố gắng đầu tiên của các tiểu bang trên con đường đi đến một chính quyền trung ương. Tuy nhiên, những mâu thuẫn và tranh chấp dẫn đến những sửa đổi trên bản dự thảo đầu tiên đã chứng tỏ sự nghi kỵ của Quốc hội lục địa đối với mọi thứ quyền hành tập trung, một điều mà lục địa đã từng lo sợ đối với chính quyền Anh quốc trước đây. Kết quả của những sửa đổi này là cho ra đời một bản Điều lệ khai sinh ra một chính quyền trung ương nhưng chẳng có một thứ quyền lực nào và đầy tính hình thức. Chính quyền hợp bang được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách đối ngoại và tổ chức quân đội nhưng hai thuộc tính thiết yếu để thực hiện quyền lực này lại không có đó là quyền đánh thuế và quyền điều hoà nền thương mại giữa các bang. Sự thiếu sót này đã làm cho quyền hành pháp và quyền tư pháp của Quốc hội lục địa trở nên bấp bênh thậm chí vô hiệu. Mỗi thành viên trong số 13 bang thành viên chỉ có một phiếu. Mọi quyết định quan trọng đều phải có từ 9 phiếu thuận trở lên. Các điều khoản của bản Điều lệ hợp bang chỉ có thể được sửa chữa khi có sự đồng ý của tất cả các thành viên. Những yêu cầu khắt khe đó đã biến Hợp bang trở thành một thứ Liên minh hình thành trong thời chiến và được lưu lại trong thời bình. Trong khi đó, tất cả các bang đều Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 7 muốn tìm cách đặt quyền lợi trực tiếp của tiểu bang mình lên trên cái thứ quyền lợi chung còn rất mù mờ, bấp bênh của một cộng đồng còn rất lỏng lẻo. Điển hình cho các mối mâu thuẫn giữa các tiểu bang trước hết là việc tranh chấp đất đai. Các bang Maryland, Virginia, Pennsylvania, Delaware ... và một số bang thành viên khác không có ranh giới về phía Tây do vậy bang nào cũng đòi sát nhập những dải đất trải dài đến Mississippi. Bang New york, New Hámphire và Connecticut mâu thuẫn với nhau vùng đất nay là bang Vermont. Bang Virginia và Maryland tranh giành nhau quyền sử dụng và khai thác con sông Pototmac. Bên cạnh xung đột về đất đai, các bang còn mâu thuẫn xung quanh việc đánh thuế các hoạt động thương mại giữa các bang mà nổi bật nhất là xung đột giữa các bang New york, New Jersey và Connecticut. - Về kinh tế Phức tạp nhất trong các vấn đề kinh tế sau cuộc chiến tranh Cách mạng là vấn đề tiền tệ và các món nợ mà chính quyền Hợp bang phải trả. Những vấn đề này đáng lý sẽ được giải quyết một cách nhẹ nhàng bởi một nhà nước trung ương có thực quyền nhưng Quốc hội đại lục thì đã hoàn toàn bất lực. Trong chiến tranh, Hợp bang đã vay những món tiền lớn, và phải gánh những món nợ khổng lồ. Số nợ đầu tiên phải thanh toán một cách mau lẹ là khoản tiền lương còn thiếu của quân đội. Tài vụ hết tiền, các cựu chiến binh trở về gia đình với mảnh giấy ghi số tiền nhà nước còn mắc nợ. Đa số các giấy tờ chứng nhận này được thu gom vào các tay đầu cơ. Những người này mua lại với giá tiền thấp hơn nhiều so với số tiền được ghi trên giấy. Điều này đã làm cho các cựu chiến binh không thể không bất mãn và các chủ nợ thì nóng lòng chờ đợi số nợ của họ sớm được thanh toán. Vấn đề tiền tệ còn Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 8 trầm trọng hơn khi đồng tiền giấy mất hết giá trị. Người ta tìm cách thay thế tiền giấy trong hoạt động thanh toán bằng những đồng vàng, đồng bạc cũ kỹ với giá trị rất mù mờ. Tình trạng thiếu hẳn phương tiện chi trả đã đẩy người dân vào tình trạng lúng túng. Cuối cùng, đa số các bang phải phát hành đồng tiền giấy mới dẫn đến tình trạng lạm phát. Nhiều nơi nợ nần phải chuyển sang thanh toán bằng hiện vật hoặc siết đất. Sự bất mãn đã lên đến đỉnh điểm vào năm 1786 dẫn tới cuộc nổi dậy của khoảng 2000 nông dân dưới sự lãnh đạo của Daniel Shays. Cuộc nổi dậy tuy cuối cùng bị dập tắt nhưng cũng làm cho người ta nhận thức được sự cần thiết của một chính quyền trung ương mạnh. - Về văn hoá, xã hội Bên cạnh những khó khăn về tài chính, tiền tệ còn là những mâu thuẫn trong cộng đồng xã hội cũng gây nhiều nhức nhối. Nước Mỹ là một xã hội tập hợp những người di cư khác nhau, phần lớn họ là những người Anh nhưng Thuỵ điển, Nauy, Pháp, Hà lan, Phổ, Balan và nhiều nước khác cũng có người di cư đến Tân thế giới rất nhiều. Những tín ngưỡng tôn giáo của họ rất đa dạng và phần lớn vẫn duy trì mạnh mẽ. Có những người thuộc giáo phái Anh, có những tín đồ Thiên chúa giáo Lamã, những tín đồ Canvin, những người Pháp theo đạo Tin lành, những người theo giáo phái Quaycơ, những tín đồ Do thái giáo, những người theo thuyết Bất khả tri hoặc những người vô thần. Mặc dù có nhiều tôn giáo như vậy nhưng Anh giáo vẫn được ưu đãi và giữ vị trí độc tôn trở thành Quốc giáo. Vấn đề là khi trở thành Quốc giáo thì Anh giáo gắn liền với nhà nước, và việc đóng góp cho giáo sứ được thực hiện giống như con đường thu thuế của chính quyền. Điều này làm cho những người không theo Anh giáo phải gánh vác gấp hai lần cả chi phí cho giáo phái của mình lẫn Quốc giáo. Điều này đã dẫn đến xự hình thành một làn sóng những người Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 9 chống lại việc Quốc giáo hoá Anh giáo. Cuộc chiến này càng gay gắt hơn vì những người theo chủ truơng Quốc giáo không chỉ bao gồm những người theo Anh giáo mà cả những người theo khuynh hướng “triệt để”. Theo họ, một tôn giáo là Quốc giáo là có được một hậu thuẫn không thể thiếu cho nền đạo đức xã hội. Mặc dù năm 1786, Hội đồng các nhà tư sản đã bỏ phiếu chấp nhận dự án luật do Jefferson soạn thảo, tuyên bố nhà nước không can thiệp vào các vấn đề của giáo hội nhưng cuộc chiến về vấn đề tôn giáo này vẫn còn kéo dài. - Về tư tưởng Ngược lại với những vấn đề chính trị hay kinh tế xã hội, những mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng ở xã hội Mỹ đương thời lại đem theo yếu tố tích cực. Bên cạnh những người bảo thủ, hoài cổ và trung thành với tư tưởng phong kiến là cả một lớp những người chán ghét chế độ cai trị của Anh hoàng, họ nghi kỵ tất cả mọi hình thức độc tài của chủ nghĩa quân chủ và trở nên yêu thích các tư tưởng và học thuyết Cộng hoà. Các tác phẩm của John Locke, Mongtesqueu, John Milton ... đã được đông đảo các tầng lớp tiến bộ hâm mộ, tập trung nghiên cứu tìm hiểu. Hai bộ Khảo luận về chính quyền dân sự của John Locke đã được coi là mầm mống của bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa kỳ. Tầng lớp trí thức của Mỹ phần đông đã nhận thức và đồng ý với những quan điểm táo bạo của nhà tư tưởng Anh: nhiệm vụ cao cả của nhà nước là bảo vệ sự sống, tự do và quyền tư hữu của mỗi người công dân. Quyền lực chính trị thuộc về nhân dân và nhân dân uỷ quyền cho chính quyền. Chỉ là cơ quan được uỷ nhiệm, chính quyền có phận sự thi hành vì quyền lợi của những người uỷ quyền cho mình. Nếu chính quyền vi phạm những “quyền” tự nhiên của người công dân, những người công dân có quyền và có bổn phận bãi nhiệm. Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 10 Đặc biệt,Thư về lòng khoan dung với nội dung đề cập tới vấn đề tôn giáo và mối quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước của J. Locke cũng được hưởng ứng mạnh mẽ ở Mỹ. Những người không theo Quốc giáo (Anh giáo) bắt gặp ở đây những tư tưởng, được khẳng định một cách xác tín không gì lay chuyển nổi, đáp ứng cho những mong muốn của chính họ và thích hợp cho hoàn cảnh của họ: Nhà thờ và nhà nước đều có những lĩnh vực riêng của mình và cần phải tách biệt nhau. Giáo hội lý tưởng là một tổ chức hoàn toàn có tính cách tinh thần và được bảo dưỡng bởi chính các tín đồ chứ không phải bằng một nhà nước quản lý và thu thuế. Đây chính là tiền đề tư tưởng nhận thức để sau này Hội nghị các nhà tư sản Mỹ bỏ phiếu thông qua việc tách bạch hoạt động của nhà nước và nhà thờ. Nhìn chung, các mâu thuẫn trong xã hội Mỹ lúc bấy giờ đã đẩy chính quyền Hợp bang đến đỉnh điểm của nguy cơ tan rã. Hợp bang chỉ còn hai sự lựa chọn: một là muốn tồn tại Hợp bang phải xây dựng được một chính quyền trung ương mạnh, có đủ quyền lực để thực hiện việc quản lý cả lục địa; hai là vẫn duy trì mô hình cũ và mô hình này tất yếu sẽ làm cho Hợp bang tan rã, trở thành 13 bang độc lập và điều này sẽ là cơ hội để các đế quốc như Anh, Pháp, Tây ban nha ,... thực hiện thành công âm mưu thôn tính đẩy 13 bang quay trở về chế độ thuộc địa cũ. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh rằng người Mỹ đã đủ sáng suốt để lựa chọn cho mình một con đường đúng đắn. 2. Quá trình hình thành bản hiến pháp Năm 1786, trước những xung đột, mâu thuẫn găy gắt của xã hội đe doạ sự tồn vong của cả châu Lục và sự bất lực của Chính phủ Liên hiệp, những người theo chủ trương liên bang ở Virginia đã đề nghị triệu tập một Hội nghị quốc ước, triệu tập Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 11 vào tháng 9 tại Anapolis, thủ đô của Maryland với mục đích lập lại trật tự buôn bán giữa các bang. Mặc dù hội nghị đã không có một quyết định cụ thể nào nhưng theo đề nghị của Alexander Haminton, Hội nghị đã yêu cầu Quốc hội với lời lẽ đầy thuyết phục , triệu tập vào năm tới một “Hội nghị quốc ước” mới có tất cả các tiểu bang tham dự. Hội nghị có nhiệm vụ tạo nên những điều kiện cần thiết mới để cho nhà nước Liên bang có thể đương đầu với các đỏi hỏi của việc thống nhất. Ngày 25 tháng 5 năm 1787, hội nghị này đã khai mạc với sự có mặt của đại diện tất cả các tiểu bang trừ tiểu bang Rhode island. Nhiệm vụ thấy được của hội nghị là sửa đổi các điều khoản của Hợp bang nhưng không chỉ một mình Haminton là người nghĩ rằng cần phải đặt nền tảng, với bất cứ giá nào cho một hệ thống chính quyền mới có phương tiện để quản lý Liên bang một cách hữu hiệu. Dưới sự chủ toạ của Washington, các đại biểu đã nhất trí về các điểm thiết yếu: thành lập một chính quyền trung ương đủ mạnh để duy trì được trật tự, trả những món nợ chồng chất trong chiến tranh, đảm bảo sức khoẻ “kinh tế” của Liên bang và bảo vệ quyền lợi chính trị và thương mại của đất nước trong quan hệ với bên ngoài. Hội nghị đã thống nhất về tính chất cơ cấu của nhà nước trong tương lai. Họ xác tín rằng, để tránh rơi vào chủ nghĩa độc tài chuyên chế, mọi chính quyền cần phải xuất phát từ nhân dân và bao gồm 3 thứ quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp và 3 quyền lực này theo lập luận của Mongtesqueu cần phải tách biệt nhau chừng nào hay chừng ấy. Họ nhận thấy cần phải đảm bảo tính độc lập cho ngành tư pháp đối với hành pháp bởi vì nếu các quan toà là sản phẩm của hành pháp, thì đó sẽ là con đường dẫn đến độc tài và một chính quyền “tự do” cũng không còn. Đồng thời rút kinh nghiệm về Quốc hội lục địa, các đại biểu đều mong muốn có một quyền hành pháp mạnh thực sự. Về quyền lập pháp, các đại biểu Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 12 nghiêng về chế độ lưỡng viện. Hiệu quả của chế độ này đã từng được chứng minh trong đa số các bang của Mỹ cũng như trong lịch sử Nghị viện Anh quốc. Khi đã nhất trí về nguyên tắc chung, các bang và nhóm bang lại rất khác biệt nhau về quyền lợi phải bảo vệ. Trong những khác biệt trầm trọng nhất là liên quan tới phương thức các bang được đại diện tại Quốc hội. Các bang lớn như Massachusetts, New york, Pennsylvania, Virginia đòi hỏi phải được đại diện nhiều hơn ở Quốc hội vì dân số đông hơn các bang nhỏ. Nếu các quan điểm này được chấp nhận thì chắc chắn chính các bang lớn sẽ lãnh đạo Liên bang. Trong khi đó các bang nhỏ đòi hỏi tất cả các bang phải có số đại biểu bằng nhau. Và nếu như vậy với số dân ít ỏi các bang nhỏ cũng nặng ký như những bang lớn. Bên cạnh đó, khó khăn khác lại nổi lên là dân số các bang có tính số nô lệ hay không. Đây là lĩnh vực đầu tiên diễn ra cuộc tranh luận găy gắt giữa một bên là các bang phía Bắc vốn phát triển công nghiệp và thương mại nên rất ít nô lệ và một bên là các bang phía nam, đều trông chờ vào sản xuất nông nghiệp nên sử dụng rất nhiều nô lệ. Các bang phía Bắc không đồng ý tính người nô lệ khi tính dân số để ấn định số đại biểu mà chỉ tính khi đóng thuế còn các bang phía Nam thì ngược lại. Sự mâu thuẫn giữa các bang phía Bắc và phía Nam còn nằm trong việc quy định giới hạn nền ngoại thương. Nền ngoại thương này đã đem lại cho các bang phía bắc những mối lợi lớn nên các bang này muốn đầu tư cho Quốc hội những quyền hành rộng lớn. Nhưng một số bang phía nam lại sợ rằng quyền hành lớn này sẽ dẫn đến một tình trạng gợi lại thời kỳ đen tối nhất của các luật hàng hải Anh áp dụng trên các thuộc địa Mỹ. Georga và South Carolina còn lo sợ thêm là Quốc hội sẽ đánh thuế và cấm nhập cảnh nô lệ. Do đó, các đại biểu phía nam đã gắn liền hai vấn đề Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 13 lại với nhau là không được đánh thuế việc xuất cảng và “trên những người các bang thấy là nên tiếp nhận”. Nhìn chung, tất cả các khác biệt và mâu thuẫn giữa các nhóm bang hay giữa các bang đều lần lượt được giải quyết từ nhờ sự nhượng bộ từ cả hai phía trên tinh thần cùng mong muốn đi tới một thoả thuận vì lợi ích chung. Hội nghị đã kết thúc vào ngày 17/9/1787. Hội nghị đã quyết định rằng việc phê chuẩn dự án Hiến pháp đệ trình Quốc hội để chuyển cho các bang sẽ được thực hiện thông qua các Hội nghị được bầu trong các bang và sau khi có chữ ký của 9 bang, Hiến pháp sẽ có hiệu lực. Bản hiến pháp được chia thành 7 mục, mỗi mục lại được chia thành nhiều phần. Trước hết bản hiến pháp khẳng định việc thiết lập một chế độ cộng hoà, một chế độ hoàn toàn khác với các nhà nước quân chủ lúc này đang thịnh hành ở khắp châu Âu. Kế đó là do tính cách độc đáo trong việc giải quyết vấn đề gai góc nhất : phân chia quyền lực chính quyền liên bang và tiểu bang. Chính quyền liên bang hoàn toàn làm chủ trong lĩnh vực được chỉ định cho mình: chính quyền trung ương có quyền hành trực tiếp lên từng cá nhân các công dân của mỗi bang. Các đạo luật liên bang có hiệu lực trực tiếp và ràng buộc các công chức và toà án các bang. Nếu thấy cần thiết chính quyền liên bang có thể sử dụng quân đội của tiểu bang để thi hành mệnh lệnh của mình. Các đại biểu tỏ ra mong muốn một chính quyền liên bang mạnh có thể đứng vững. Tuy nhiên địa hạt của Liên bang được giới hạn và quy định rõ. Và quyền của các bang lại cũng được nhìn nhận và khẳng định ở hầu như khắp nơi. Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 14 Cũng như Quốc hội lục địa, chính quyền liên bang làm chủ trong chính sách đối ngoại và nội vụ. Mặt khác, Quốc hội còn được giao quyền ban hành những đạo luật cần thiết cho việc thực thi các điều khoản của Hiến pháp và nhất là quyền đề nghị sửa chữa các điều khoản. Những sử chữa bổ sung này một khi được các bang phê chuẩn sẽ được coi là thuộc Hiến pháp. Việc liệt kê rõ ràng các quyền hành của Quốc hội có kèm theo một danh sách các hoạt động từ nay các bang không được phép làm: các bang không có quyền đúc tiền, và phát hành tiền bạc, không có quyền đưa ra “các đạo luật vi phạm quyền và nghĩa vụ của các khế ước”. Người ta thấy rõ mối bận tâm của đa số bảo thủ trong các đại biểu muốn bảo vệ quyền tư hữu và quyền đòi nợ. Vào thời đại của những công ty kỹ nghệ và thương mại lớn được hình thành và hoạt động, điều khoản này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Một mối bận tâm khác nữa của các đại biểu là làm sao ngăn ngừa tới mức tối đa các sự lạm dụng quyền hành của đa số, một thứ độc tài đã từng bị nhóm thiểu số có của lo sợ, người ta nghĩ rằng có thể đạt mục đích này bằng một thứ bầu cử gián tiếp. Hạ viện sẽ trực tiếp do nhân dân bầu 2 năm một lần và các bang được tự do ấn định các điều kiện công dân cần có để tham gia bầu cử. Để thượng viện bớt chịu ảnh hưởng của quần chúng, người ta quy định các cơ quan lập pháp bang sẽ chọn thượng nghị sĩ với nhiệm kỳ 6 năm. Và để Tổng thống độc lập hơn nữa trước các phong trào của quần chúng, Tổng thống được quy định là sẽ được bầu bởi một cử tri đoàn gồm số thành viên của mỗi bang bằng tổng số các dân biểu ở hạ viện và thượng nghị sĩ của bang đó cộng lại. Người ta cũng thấy trước là mỗi bang có thể cổ động hay đề cao ứng cử viên của một trong số các công dân của mình nên đã ấn định một hệ thống khá phức tạp trao cho hạ viện trách nhiệm tuyển chọn lần cuối Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 15 cùng. Quyền tư pháp có liên quan đến “tất cả mọi vấn đề thuộc Hiến pháp này”. Các quan toà liên bang do Tổng thống bổ nhiệm với sự nhất trí của Thượng viện và cho một nhiệm kỳ suốt đời. Như vậy tất cả các đạo luật thường là phải được chấp thuận của ba quyền lực khác nhau và hai trong số ba quyền lực này lại không phải do quần chúng cử tri từng gây bao e ngại này trực tiếp bầu ra. Người ta đã đặt ra một hệ thống “kiềm chế và đối trọng” có mục đích ngăn cản ưu thế không lành mạnh của một trong ba quyền tách biệt nhau theo lý thuyết hay của một trong hai viện. Không viện nào trong hai viện này có thể ban hành một đạo luật mà không có sự tiếp tay hay đồng ý của viện kia và không có sự đồng ý của Tổng thống. Tổng thống có phận sự thi hành một thứ quyền kiểm soát nào đó trên các đạo luật do Quốc hội bỏ phiếu chấp thuận. Về phần mình, tổng thống cũng không có quyền ra các đạo luật mới cũng như thu thuế mà không có sự thoả thuận của Quốc hội. Tổng thống phải có sự thoả thuận của Thượng viện trong việc chỉ định người vào những chức vụ cao và Tổng thống cũng sẽ phải chia sẻ với Thượng viện về các Hiệp ước ký với nước ngoài. Nhìn chung, những mô hình trong bản hiến pháp là những biện pháp đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Bên cạnh đó nó còn có thể được bổ sung, sửa đổi theo nhu cầu và trở nên mềm dẻo do có thể giải thích một cách mở rộng đối với một số điều khoản của hiến pháp. Ngoài ra còn có những thủ tục bổ sung bên ngoài Hiến pháp và ngoài Quốc hội được hợp thức hoá bởi một thói quen được mọi người chấp nhận trong suốt thời gian dài sau này. Bản dự thảo Hiến pháp được soạn thảo trong phòng kín và được công bố ngày 27/9/1787 đã gặp phải sự phản đối dữ dội từ phía công chúng. Đã có lúc người ta Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 16 nghi ngờ về khả năng kiếm đủ 9 chữ ký cần thiết để có thể được phê chuẩn. Chính sự ăn thua này đã dẫn đến sự hình thành trong nước hai mầm mống đầu tiên của Đảng chính trị, ủng hộ chế độ liên bang và chống lại chế độ liên bang. Những người ủng hộ chế độ liên bang và hiến pháp phần đông là những người tương đối có của. Nhưng trong số những người ủng hộ này cũng còn cả những thợ thủ công tại các thành thị trông chờ một chính quyền mạnh sẽ bảo vệ nền kỹ nghệ và những người ở vùng biên giới cực tây cần phải bảo vệ trước sự đe doạ của người da đỏ và người Tây ban nha. Rất nhiều địa chủ và các công chức tại các bang ở trong phe đối lập. Họ sợ rằng chính quyền mới này sẽ không là gì khác thay thế chính quyền Anh trước đây vốn không phải hoàn toàn tốt đẹp. Sau các cuộc tranh luận sôi nổi tại các “cơ quan lập pháp”, trên báo chí và tại các nơi công cộng, tháng 6 năm 1788 bản Hiến pháp có đủ 9 chữ ký phê chuẩn và chính thức có hiệu lực. Kết quả này phần lớn có được là nhờ sự tuyên truyền mạnh mẽ và có hiệu quả của các lãnh tụ của phe chủ trương Liên bang. Tiêu biểu nhất và có sức thuyết phục nhất trong cuộc vận động này là những Bức thư của người theo chủ nghĩa Liên bang (The Federalist Papers) của ba người Alexander Haminton, Jame Madison, John Jay viết dưới bút danh Publius. Người ta đã khó có thể từ chối sự chấp thuận đối với dự án Hiến pháp khi đọc những lời lẽ đầy hào hùng nhưng cũng đầy cảm động và thuyết phục lòng người trong The Federalist Papers: “Xin các bạn chớ nghe giọng lưỡi của những con người độc địa thường vẫn nói với các bạn rằng cái chính thể hiện đang được đề nghị để các bạn biểu quyết là một chính thể mới lạ trong địa hạt chính trị thế giới, rằng những chính trị gia điên cuồng Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 17 nhất từ xưa tới nay cũng chưa hề dám đưa ra một chính thể như vậy trong lý thuyết của họ, rằng cái chính thể đó chỉ là một toan tính hấp tấp, vội vàng, không thể thực hiện được... Nhưng tại sao cứ phải gạt bỏ một cuộc thí nghiệm về một chính thể cộng hoà mở rộng (cộng hoà liên bang), chỉ vì mỗi một lý do là chính thể đó chứa đựng nhiều điều mới mẻ? Vinh quang của dân tộc Mỹ đã có được, có phải là trong khi họ biết coi trọng những tư tưởng của thời đại xa xưa và của những quốc gia khác, họ đã không sùng bái mù quáng quá khứ cổ kính hoặc những phong tục và những danh hiệu xưa, họ đã không gạt bỏ những đề nghị hữu lý, những nhận định minh xác về thực trạng và những bài học kinh nghiệm của riêng họ? ... Nếu trước đây các vị lãnh đạo cuộc Cách mạng đã không dám có một quyết định quan trọng, chọn lựa một chính phủ mà trong lịch sử không hề thấy ghi chép một trường hợp nào về một chính phủ tương tự như vậy, thì có lẽ ngày nay, dân tộc Mỹ đã là một trong những dân tộc xấu số, nạn nhân của một chính quyền thiếu tài dẫn đạo, hoặc một chính quyền mà trong đó quyền tự do của nhân loại đã bị đàn áp, chà đạp”1 1 Luận về hiến pháp Hoa kỳ, tr 24 Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 18 CHƢƠNG 2: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN XÂY DỰNG HIẾN PHÁP HOA KỲ A. Những nguyên tắc cơ bản thể hiện bản chất chính trị 1. Nguyên tắc dân chủ (dân chủ tư sản) Khái niệm dân chủ có hai cách hiểu cơ bản. Theo nghĩa rộng phổ biến trong toàn xã hội, dân chủ được hiểu là sự bình đẳng của mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong việc tham gia thiết lập, quản lý, điều hành tổ chức mà họ tham gia là thành viên. Theo nghĩa hẹp trong phạm vi khoa học pháp lý, dân chủ được hiểu khái quát là sự tham gia của toàn thể nhân dân vào việc tổ chức, quản lý, điều hành bộ máy nhà nước. Đó là ý nghĩa hết sức khái quát của khái niệm dân chủ. Cách hiểu này đã xuất hiện rất lâu, từ thời kỳ cổ đại của xã hội loài người, nhưng nó dường như chỉ phản ánh mong muốn của con người về một xã hội dân chủ chứ không hề đưa ra được tiêu chí, tiền đề, cơ sở lý luận để xây dựng một xã hội dân chủ. Để có một khái niệm dân chủ hiểu theo nghĩa hiện đại như ngày nay đã phải có một quá trình lịch sử lâu dài gắn liền với sự đóng góp to lớn của nhiều nhà tư tưởng. Trong số các nhà tư tưởng, các triết gia, luật gia đã có công đóng góp xây dựng học thuyết về nền dân chủ thì ý nghĩa nhất phải kể đến hai nhà nhà tư tưởng vĩ đại John Locke (16321704), Charles Luis Mongtesqueu (1689-1775) và những tác phẩm kinh điển của họ. Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 19 John Locke trong tác phẩm “Hai luận thuyết về chính phủ” đã trình bày quan điểm của mình về pháp lý tự nhiên – những viên gạch đầu tiên để xây dựng lý thuyết về nền dân chủ. Theo học thuyết của ông, trong “trạng thái tự nhiên” con người có các quyền tự do, bình đẳng và tư hữu. Các quyền này bắt nguồn từ bản chất muôn đời và bất biến của con người, bởi vậy không có ai có thể làm thay đổi được chúng. Tuy nhiên trong trạng thái tự nhiên, các quyền này của con người không được đảm bảo chắc chắn, bởi lẽ mỗi người buộc phải phán xử và trừng phạt những kẻ vi phạm quyền hạn của mình. Tình trạng trừng phạt một cách vô chính phủ bởi sáng kiến của những nạn nhân rất dễ dẫn đến mất an ninh, trật tự. Để tránh tình trạng này, mọi người giao ước thành lập một quyền lực chính trị hay bộ máy nhà nước cùng những luật lệ nhằm bảo vệ quyền tự nhiên của con người. Trong xã hội như vậy – xã hội chính trị, con người tự giác xây dựng một cơ quan chính trị, mà quyền lực của cơ quan này được sinh ra từ sự tổng hoà của những sự chuyển nhượng quyền của các cá nhân. Con người tự nguyện từ bỏ cách trấn áp kẻ vi phạm quyền tự nhiên của mình bằng cách tự xử để thừa nhận một quyền lực cưỡng chế, độc lập với họ và cao hơn họ, chịu trách nhiệm trấn áp những vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, do quyền lực chính trị sinh ra từ một thoả ước quyền lực nên nó chỉ mở rộng đến những cái cần thiết cho mục đích xã hội trong phạm vi thoả ước. Như vậy, sự hình thành xã hội chính trị chỉ làm giảm bớt “những quyền tự nhiên” chứ không thủ tiêu những quyền này. Con người đi vào nhà nước không phải với tất cả sự tồn tại của họ, mà chỉ bằng một phần của sự tồn tại. Theo logic đó, John Locke đã khẳng định chế độ quân chủ và chuyên chế không thể phù hợp với sự phát triển của các quyền tự nhiên và không bảo vệ các quyền này. Bởi vậy, chế độ lập hiến, nói cách khác, chế độ dân chủ, là chế độ thích hợp nhất để tạo lập cơ quan chính trị của nhà nước. Những nguyên tắc cơ bản xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ 20 Tuy nhiên, ngay cả khi cơ quan chính trị hay bộ máy nhà nước này thành lập dưới chế độ dân chủ thì vẫn còn vấn đề là phải hạn chế quyền lực của nó để tránh xâm hại “quyền tự nhiên”. John Locke đã kết luận rằng cần phải hạn chế quyền lực của cơ quan này để nó không trở thành chuyên chế, và cách tốt nhất là phân chia quyền lực của nó thành nhiều bộ phận. Theo ông, quyền lực cần được phân chia và thực thi nó bằng ba loại hoạt động: hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp và hoạt động liên hợp. Hoạt động lập pháp là để cho ra những quyết định chung thuộc quyền của quốc hội, hoạt động hành pháp là áp dụng những luật đã ra thuộc về cơ quan hành chính và tư pháp, còn hoạt động liên hợp là hoạt động xử sự các quan hệ quốc tế thuộc về một cơ quan khác. Mongtesqueu là người tiếp tục phát triển và hoàn thiện tư tưởng của John Locke. Ông đã kết hợp hài hoà và khéo leo những quan điểm của John Locke và Hiến pháp nước Anh. Ông vừa có có tư tưởng “nền cộng hoà trị” gồm nền “nền quý tộc trị” và “nền dân chủ trị”, tức là nhà nước được cai trị bởi nhiều người vừa có tư tưởng của nền quân chủ lập hiến, vừa có tư tưởng dân chủ cộng hoà. Theo ông, tự do cá nhân có thể đạt được trong nền quân chủ lập hiến nếu giới hạn được quyền lực vì lợi ích của tự do cá nhân. Việc giới hạn quyền lực này có thể được thực hiện bằng hai cách. Một là phân chia theo hướng dọc: dưới quyền lực tối cao là quyền lực của giới trung gian và thuộc hạ của giới trung gian, mà giới trung gian ở đây theo truyền thống là giới quý tộc. Hai là phân chia theo chiều ngang gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp (quyền này ở John Locke là quyền liên hợp). Ba quyền này đặt cạnh nhau và hạn chế lẫn nhau. Đó là những tư tưởng chính của những người đã đặt nền móng cho nguyên tắc dân chủ được hình thành từ thế kỷ XVIII. Cùng với sự phát triển của nhận thức trong xã
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan