Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự nghiên cứu so sánh ...

Tài liệu Người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự nghiên cứu so sánh với pháp luật tố tụng hình sự cộng hòa croatia và kinh nghiệm cho việt nam

.PDF
78
1
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRƯƠNG THANH THẢO LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Định hướng nghiên cứu Mã số: 60380104 Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Huỳnh Tấn Duy Học viên : Nguyễn Trương Thanh Thảo Lớp : Cao học Luật Khóa 34 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của Tiến sĩ Lê Huỳnh Tấn Duy. Các trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được liệt kê đầy đủ, cụ thể. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Trương Thanh Thảo DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ BLDS Bộ luật Dân sự BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự LDN Luật Doanh nghiệp THTT Tiến hành tố tụng TNHS Trách nhiệm hình sự TTHS Tố tụng hình sự MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SO SÁNH LUẬT VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ . 11 1.1. Một số vấn đề lý luận về so sánh luật ........................................................ 11 1.1.1. Lợi ích của việc so sánh luật .................................................................. 11 1.1.2. Lý do lựa chọn, đối tượng và phạm vi so sánh với pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Croatia......................................................................................... 14 1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự .................................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự .......................................................................................................................... 17 1.2.2. Đặc điểm của người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự............................................................................................................... 20 1.2.3. Vai trò của người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự ....................................................................................................................... 21 1.3. Cơ sở quy định về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự ...................................................................................................... 22 1.3.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 22 1.3.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 25 1.3.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 26 Kết luận Chương 1 ................................................................................................. 27 CHƯƠNG 2. SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỘNG HÒA CROATIA VÀ VIỆT NAM ............................. 28 2.1. Phạm vi người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự .............................................................................................................................. 28 2.1.1. Phạm vi người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Croatia ............................................ 28 2.1.2. Phạm vi người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam ................................................................................... 29 2.1.3. So sánh quy định về phạm vi người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự giữa pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Cộng hòa Croatia .............................................................................................................. 31 2.2. Vấn đề lựa chọn người đại diện và thời hạn cử người đại diện .............. 35 2.2.1. Vấn đề lựa chọn người đại diện và thời hạn cử người đại diện theo pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Croatia ............................................................. 35 2.2.2. Vấn đề lựa chọn người đại diện và thời hạn cử người đại diện theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ........................................................................... 37 2.2.3. So sánh quy định về vấn đề lựa chọn người đại diện và thời hạn cử người đại diện giữa pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Cộng hòa Croatia ......... 38 2.3. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự ...................................................................................................... 39 2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Croatia .................... 39 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam .................................. 40 2.3.3. So sánh quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự giữa pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Cộng hòa Croatia ........................................................................................ 42 2.4. Thẩm quyền chỉ định và chi phí cho người đại diện của pháp nhân khi tham gia tố tụng hình sự .................................................................................... 45 2.4.1. Thẩm quyền chỉ định và chi phí cho người đại diện của pháp nhân khi tham gia tố tụng theo pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Croatia................. 45 2.4.2. Thẩm quyền chỉ định và chi phí của người đại diện của pháp nhân khi tham gia tố tụng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ............................... 47 2.4.3. So sánh quy định về thẩm quyền chỉ định và chi phí cho người đại diện của pháp nhân tham gia tố tụng giữa pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và Cộng hòa Croatia ............................................................................................. 48 Kết luận Chương 2 ................................................................................................. 49 CHƯƠNG 3. YÊU CẦU, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRÊN CƠ SỞ HỌC TẬP KINH NGHIỆM CỦA PHÁP LUẬT CỘNG HÒA CROATIA ........................ 50 3.1. Đánh giá quy định về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Croatia ................. 50 3.1.1. Ưu điểm của pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Croatia về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự ....................................... 50 3.1.2. Hạn chế của pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Croatia về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự ....................................... 54 3.2. Yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự ................... 54 3.2.1. Lý do cần hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về người đại diện của pháp nhân .......................................................................... 54 3.2.2. Yêu cầu của cải cách tư pháp ................................................................. 55 3.2.3. Nguyên tắc học tập kinh nghiệm pháp luật nước ngoài ......................... 57 3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự............... 58 Kết luận Chương 3 ................................................................................................. 66 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, việc thành lập và điều hành pháp nhân là những hoạt động phổ biến, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội như: Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động,... Tuy nhiên, trên thực tế một số pháp nhân có những hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống và xã hội. Nhưng trong khoa học hình sự cũng như quy định của Bộ luật Hình sự trước đây không thừa nhận pháp nhân là chủ thể của tội phạm vì mặt chủ quan trong cấu thành tội phạm chứa đựng yếu tố lỗi. Mà lỗi được hiểu là “thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý và vô ý”1. Về mặt xã hội, lỗi được hiểu là “người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội”2. Do đó, lỗi là những gì diễn ra bên trong suy nghĩ của con người, không thể có lỗi của pháp nhân nên không có căn cứ để xử lý hành vi phạm tội, dẫn đến hậu quả bỏ lọt tội phạm. Để khắc phục hạn chế này, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nhà làm luật đã bổ sung “pháp nhân thương mại” là chủ thể của tội phạm cùng với những quy định mới để có thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Đây là một sự thay đổi quan trọng trong quá trình lập pháp ở nước ta, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Pháp nhân là một chủ thể được hợp thành từ các cá nhân, nên mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu TNHS đều phải được thực hiện thông qua một cá nhân gọi là người đại diện. Điều này cho thấy việc xác định đúng người đại diện của pháp nhân bị truy cứu TNHS giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết kịp thời, nhanh chóng các vụ án hình sự; song song đó cũng giúp bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân. Trong luận văn của mình, tác giả tập trung nghiên cứu, so sánh pháp luật của Cộng hòa Croatia, cụ thể là Luật về trách nhiệm của pháp nhân đối với tội phạm 1 2 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hình Sự - Phần chung, NXB. Hồng Đức, tr. 153. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (tlđd 1), tr. 153. 2 (Act on the Responsibility of Legal Persons for the Criminal Offences)3 và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về vấn đề “Người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về chế định này vẫn còn những điểm hạn chế. Điều này có thể gây ra khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật. Về quy định: Trong BLTTHS năm 2015, có một số quyền của chủ thể tội phạm là cá nhân không được quy định cho chủ thể tội phạm là pháp nhân, cụ thể: “Quyền được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố” không được quy định cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân dẫn đến sự không công bằng giữa hai chủ thể; hoặc khi so sánh với pháp luật của Cộng hòa Croatia, Việt Nam chưa có hệ thống các quy định về những trường hợp từ chối người đại diện theo pháp luật của pháp nhân và điều này có thể dẫn đến khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án;… Về thực tiễn: Khi so sánh với pháp luật Cộng hòa Croatia, họ có quy định thời hạn để pháp nhân cử người đại diện tham gia tố tụng là 8 ngày4. Tuy nhiên, trong BLTTHS năm 2015 của Việt Nam lại không quy định về thời hạn để pháp nhân cử người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng, điều này có thể dẫn tới khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền THTT vì không thể tạm ngưng quá trình tố tụng trong một thời gian dài để chờ người đại diện được cử5; hoặc pháp luật nước ta quy định pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, có nhiều trường hợp người đại diện của pháp nhân từ chối tham gia tố tụng vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cá nhân và công việc, nên việc họ tìm lý do để từ chối tham gia tố tụng là điều dễ hiểu6. Vì vậy, với hy vọng qua kết quả nghiên cứu, so sánh quy định giữa Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam và Luật về Trách nhiệm của pháp nhân đối với tội phạm 3 Ban hành ngày 11/09/2003. Republic of Croatia, The Act on the Responsibility of Legal Persons for the Criminal Offences http://www.vsrh.hr/CustomPages/Static/HRV/Files/Legislation__Responsibility-Legal-Persons -CO.pdf, truy cập ngày 4/1/2021. 4 Article 28.1 Republic of Croatia, The Act on the Responsibility of Legal Persons for the Criminal Offences http://www.vddsrh.hr/CustomPages/Static/HRV/Files/Legislation__Responsibility-Legal-Persons-CO.pdf, truy cập ngày 21/1/2021. 5 Lê Huỳnh Tấn Duy,“Thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân theo pháp luật Việt Nam và một số quốc gia”, Kỷ yếu Hội thảo “Trách nhiệm hình sự và hoạt động tố tụng hình sự đối với pháp nhân thương mại”, Đại học Cảnh sát nhân dân, tr. 5. 6 Nguyễn Văn Quân (2018), “Xác định người đại diện của pháp nhân trong tố tụng hình sự Pháp và một vài gợi ý trong tố tụng hình sự của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 3+4, tr. 126. 3 của Cộng hòa Croatia, tác giả sẽ đóng góp được một phần vào tri thức khoa học liên quan đến đề tài đã chọn, nhằm hoàn thiện hơn quy định liên quan đến Người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chính vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài Người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Nghiên cứu so sánh với pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Croatia và kinh nghiệm cho Việt Nam làm đề tài luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài Người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể chia làm 03 nhóm như sau: Nhóm thứ nhất: Hệ thống các sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình và bình luận khoa học liên quan đến đề tài bao gồm: Sách chuyên khảo “Thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại và những vấn đề đặt ra khi thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự” (2019) do PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí là chủ biên, NXB. Chính trị quốc gia sự thật. Cuốn sách phân tích những nội dung căn bản trong thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân như: Khái niệm, phạm vi áp dụng, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử, áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Ngoài ra, sách cũng giới thiệu thêm các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại một số quốc gia và tổng hợp những bài viết của các tác giả khác có liên quan đến thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân. Trong đó có người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện BLTTHS Việt Nam cũng như góp phần đấu tranh hiệu quả phòng, chống tội phạm. Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Các giáo trình này đề cập khái quát về các nội dung căn bản như: Khái niệm về người đại diện theo pháp luật; các giai đoạn tố tụng khi giải quyết vụ án hình 4 sự (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử), quyền và nghĩa vụ của người đại diện của pháp nhân,… Nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài dưới dạng bài viết, tạp chí khoa học gồm: Bài viết “Thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân ở một số quốc gia và những gợi mở cho Việt Nam” của tác giả PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21/2018. Trong bài viết, tác giả so sánh thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân ở hai mô hình Common Law và Civil Law để làm rõ sự khác biệt. Từ đó, tác giả gợi mở những điều hay có thể áp dụng vào Việt Nam vì hiện nay, thủ tục tại Việt Nam có vẻ giống với cách tiếp cận của Châu Âu. Bài viết “Xác định người đại diện của pháp nhân trong tố tụng hình sự Pháp và một vài gợi ý trong tố tụng hình sự của Việt Nam” của TS. Nguyễn Văn Quân, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 3+4/2018. Trong bài viết, tác giả phân tích các quy định về người đại diện của pháp nhân trong Bộ luật Tố tụng hình sự Pháp. Đồng thời, so sánh, đánh giá những ưu, nhược điểm của các quy định này. Từ đó, tác giả có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 tại Điều 434 “Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi tham gia tố tụng”. Bài viết “Nghiên cứu một số quy định đặc thù về thủ tục tố tụng hình sự đối với pháp nhân trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” của tác giả Trịnh Quốc Toản, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Luật học, Tập 34, Số 3/2018, Tr. 21-35. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra các bất cập trong thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định ấy. Trong đó, có chế định về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết “Thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân theo pháp luật Việt Nam và một số quốc gia” của tác giả Lê Huỳnh Tấn Duy, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chính Minh, Kỷ yếu Hội thảo “Trách nhiệm hình sự và hoạt động tố tụng hình sự đối với pháp nhân thương mại”, Đại học Cảnh sát nhân dân. Trong bài viết, tác giả phân tích và đánh giá một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân. Trong đó có 5 vấn đề về người đại diện của pháp nhân. Ngoài ra, tác giả còn tìm hiểu quy định của pháp luật tố tụng hình sự ba quốc gia là Hàn Quốc, Cộng hòa Croatia, Bosnia và Herzegovina. Từ đó đưa ra các đề xuất hoàn thiện quy định của BLTTHS Việt Nam về thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân cũng như người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết “Một số vấn đề đặt ra trong truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu và giải pháp kiến nghị” của tác giả Phạm Xuân Việt, Tạp chí Nghề Luật, số 3/2019, trang 63-67. Trong bài viết, tác giả phân tích, làm rõ một số vấn đề đặt ra khi truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu và kiến nghị giải pháp hoàn thiện. Trong đó có nêu ra những bất cập liên quan đến người đại diện của pháp nhân bị truy cứu về tội buôn lậu. Bài viết “Một số vấn đề đặt ra trong truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả” của tác giả Hoàng Hải, Tạp chí Nghề Luật, số 5/2020, trang 33-38. Nội dung bài viết tác giả phân tích, làm rõ một số vấn đề đặt ra trong truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả và kiến nghị giải pháp hoàn thiện. Trong đó có nêu ra những bất cập liên quan đến người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Nhóm thứ ba: Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tiếp cận dưới góc độ pháp luật doanh nghiệp thể hiện thông qua các đề tài luận văn thạc sĩ gồm: Luận văn thạc sĩ “Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo pháp Luật Doanh nghiệp Việt Nam” (2014) của tác giả Phạm Lâm Hải Nguyên, Luật kinh tế Khoa Luật, Đại học Luật TP. Hồ Chính Minh. Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ Luật Doanh nghiệp 2014. Tác giả tập trung phân tích những lý luận cơ bản về quan hệ đại diện và người đại diện của doanh nghiệp, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật doanh nghiệp về chế định người đại diện của doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về chế định người đại diện của doanh nghiệp. Luận văn thạc sĩ “Người đại diện của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2020” (2021) của tác giả Vũ Thị Hoài Thương, Luật kinh tế, Học viện Khoa học xã hội. Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ Luật Doanh nghiệp 2020. Tác 6 giả phân tích những lý luận cơ bản về quan hệ đại diện và người đại diện của doanh nghiệp, so sánh và đánh giá với quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014. Từ đó, đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về người đại diện của doanh nghiệp. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Sách “Corporate criminal liability - A review of law and practice across the globe” của Công ty Luật đa quốc gia Linklaters, 9/2016. Cuốn sách có nội dung xoay quanh việc đánh giá về luật và thực tiễn liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại 24 khu vực trên khắp Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương. Cung cấp các quan điểm về khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong các khu vực tài phán khác nhau, đây được xem như là chìa khoá để quản lý rủi ro doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc tế. Bên cạnh đó, cuốn sách cung cấp các thông tin liên quan đến người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như: Tại South Africa, thời điểm nào lời nhận tội của người đại diện được xem như lời nhận tội của pháp nhân. Tại Hồng Kông, khi nào người đại diện của pháp nhân có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan tố tụng,… Sách“Prosecuting corporate corruption in Europe: An analysis of legal frameworks and their implementation across selected jurisdictions” của Jennifer Schöberlein và Roberto Martinez B. Kukutschka Transparency International (2019). Cuốn sách nói về việc truy tố các pháp nhân phạm tội hối lộ tại các nước thuộc Châu Âu gồm: Đức, Anh, Pháp,…Trong đó, có các nội dung liên quan đến người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như: Ở Pháp, người đại diện có thể được hiểu theo nghĩa rộng khi áp dụng không chỉ cho nhân viên, mà còn cho những người đã được giao quyền hạn. Tại Vương Quốc Anh, pháp nhân sẽ bị kết tội tham nhũng nếu người đại diện của pháp nhân nhận hối lộ (không phân biệt người đại diện thuộc ngành công hay ngành tư),… 2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu Các công trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu về chế định Người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở các góc độ khác nhau và đều đã có những đóng góp nhất định. Kết quả của các công trình này được tác giả kế thừa và tiếp thu. Cụ thể: 7 Đối với những sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình: Tác giả được cung cấp những kiến thức từ căn bản đến chuyên sâu liên quan đến “Người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, giúp tác giả hiểu rõ nội dung của chế định này trong lý luận cũng như trong luật thực định. Đối với những bài viết khoa học ở dạng tài liệu, tạp chí: Tác giả được tiếp cận đề tài dưới nhiều góc độ, quan điểm khác nhau, từ đó nâng cao được lối tư duy pháp lý liên quan đến “Người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Bài viết khoa học có sự so sánh với pháp luật nước ngoài hoặc sách tham khảo nước ngoài: Tác giả có thể đánh giá được những quy định nào về “Người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự” tại pháp luật Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh và giúp tác giả có cái nhìn toàn diện cũng như những hướng gợi mở mới để đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài tiếp cận dưới góc độ luật doanh nghiệp: Tài liệu này cung cấp cho tác giả những kiến thức cơ bản về “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”. Bởi lẽ, định nghĩa và nội hàm của chủ thể này có thể được hiểu đầy đủ nhất thông qua Luật doanh nghiệp. Từ đó, tác giả có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về chế định này. Tuy nhiên, thông qua những tài liệu nghiên cứu trên, xét về hình thức luận văn thạc sĩ, hiện tại vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn vẹn và đầy đủ về “Người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Nghiên cứu so sánh với pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Croatia và kinh nghiệm cho Việt Nam”. Do đó, đề tài luận văn của tác giả đảm bảo yêu cầu về tính mới trong nghiên cứu khoa học. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và làm rõ vấn đề lí luận về “Người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự” nhằm đóng góp một phần tri thức khoa học liên quan đến đề tài đã chọn. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu, so sánh quy định của BLTTHS Việt Nam với Luật về Trách nhiệm của pháp nhân đối với tội phạm của Cộng hòa Croatia để học tập những kinh nghiệm tiến bộ. Từ đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về chế định này. 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn cần hoàn thành những mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về so sánh luật và người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thứ hai, so sánh một số quy định của BLTTHS Việt Nam và Luật về Trách nhiệm của pháp nhân đối với tội phạm của Cộng hòa Croatia về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thứ ba, chỉ ra được những bất cập, hạn chế của BLTTHS Việt Nam và những quy định tiến bộ, phù hợp trong Luật về Trách nhiệm của pháp nhân đối với tội phạm của Cộng hòa Croatia mà Việt Nam cần học tập về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thứ tư, đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTHS Việt Nam trên cơ sở học tập những kinh nghiệm từ pháp luật của Cộng hòa Croatia. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số quy định của BLTTHS Việt Nam năm 2015 và Luật về Trách nhiệm của pháp nhân đối với tội phạm của Cộng hòa Croatia liên quan đến người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá những vấn đề xoay quanh về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (bao gồm phạm vi, quyền và nghĩa vụ của người đại diện của pháp nhân, thời hạn cử người đại diện của pháp nhân, thẩm quyền chỉ định người đại diện của pháp nhân và triệu tập người đại diện của pháp nhân) tại Cộng hòa Croatia và Việt Nam dưới góc độ các quy định của pháp luật TTHS hai nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp nghiên cứu so sánh: Đây là phương pháp chủ đạo, được sử dụng để so sánh quy định giữa Luật về Trách nhiệm của pháp nhân đối với tội phạm 9 của Cộng hòa Croatia và BLTTHS Việt Nam về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học: Phân tích, nghiên cứu quy phạm pháp luật trong BLTTHS Việt Nam và Luật về Trách nhiệm của pháp nhân đối với tội phạm của Cộng hòa Croatia để làm rõ vấn đề lí luận về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu TNHS theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Croatia và Việt Nam như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của người đại diện của pháp nhân bị truy cứu TNHS. - Luận văn đã nghiên cứu toàn diện và đầy đủ những quy định về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu TNHS trên các nội dung cụ thể được quy định tại pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Croatia và Việt Nam. - Luận văn đã nêu ra những điểm giống và khác nhau về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu TNHS dựa trên cơ sở so sánh, phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Croatia và Việt Nam. Từ đó, đánh giá những ưu điểm, hạn chế về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu TNHS trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. - Bên cạnh đó, luận văn đã có những phát hiện và đánh giá về những quy định tiến bộ, đáng học tập của Cộng hòa Croatia về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu TNHS. Từ đó, đề xuất những kiến nghị, giải pháp xây dựng các nội dung cụ thể liên quan đến người đại diện của pháp nhân bị truy cứu TNHS, góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nói riêng, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Với những ý nghĩa như vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về pháp luật hình sự và tố tụng hình sự; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo bổ ích trong việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, góp phần giúp các cán bộ làm công tác thực tiễn giải quyết những vướng mắc trong việc áp dụng quy định của BLTTHS về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu TNHS. 10 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về so sánh luật và người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự Chương 2. So sánh quy định về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Cộng hòa Croatia và Việt Nam Chương 3. Yêu cầu, kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về người đại diện của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự trên cơ sở học tập kinh nghiệm của pháp luật Cộng hòa Croatia 11 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SO SÁNH LUẬT VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1.1. Một số vấn đề lý luận về so sánh luật Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, nâng cao hiểu biết về pháp luật nước ngoài là một việc rất quan trọng để các quốc gia có thể trau dồi kiến thức cũng như học tập kinh nghiệm lập pháp lẫn nhau. Do đó, trong nghiên cứu khoa học pháp lý, phương pháp so sánh là phương pháp phổ biến, có ý nghĩa lớn trong việc phân tích ưu và nhược điểm của các hệ thống pháp luật. Từ đó, có thể lý giải sự tương đồng, khác biệt giữa các nền pháp luật với nhau và đưa ra những đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật của các quốc gia. Nghiên cứu so sánh pháp luật được hiểu là hoạt động nghiên cứu có tính hệ thống về những quy định pháp luật và truyền thống pháp lý cụ thể trên nền tảng so sánh hoặc làm sáng tỏ thông tin liên quan giữa hai hay nhiều hệ thống pháp luật, lý giải sự khác biệt và tăng tính hiểu biết của người nghiên cứu về các mô hình pháp luật thuộc đối tượng nghiên cứu7. Hoạt động so sánh pháp luật và nghiên cứu pháp luật nước ngoài có mối quan hệ biện chứng với nhau, bổ trợ cho nhau trong quá trình nghiên cứu khoa học pháp lý. Trong luận văn nghiên cứu so sánh với pháp luật nước ngoài, đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó, phương pháp so sánh là phương pháp chủ đạo. Việc nắm rõ lợi ích, cũng như lý do lựa chọn đối tượng và phạm vi so sánh có vai trò rất quan trọng, nhằm giúp tác giả có cái nhìn đúng đắn trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn. 1.1.1. Lợi ích của việc so sánh luật So sánh luật là hoạt động nghiên cứu pháp luật giữa các quốc gia, bao gồm các quy trình như phân tích quy định pháp luật và so sánh chúng dựa trên những cơ sở khác nhau, nhấn mạnh vào các cơ chế pháp lý đang được các quốc gia áp dụng và so sánh chúng8. Trong thời đại toàn cầu hóa và thương mại ngày càng phát triển Đỗ Minh Khôi, Dương Hồng Thị Phi Phi, Phạm Thị Phương Thảo (2016), Phương pháp, quy trình và kỹ thuật nghiên cứu cơ bản trong khoa học pháp lý, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, tr. 54, 56. 8 Vishruti Chauhan, “Importance of comparative legal studies”, https://blog.ipleaders.in/importance-ofcomparative-legal-studies/, truy cập ngày 1/5/2022. 7 12 như hiện nay, việc so sánh luật ngày càng trở nên quan trọng, không chỉ vì mục đích học tập kinh nghiệm lập pháp và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới mà còn một vài lợi ích như sau: Thứ nhất, giúp người nghiên cứu nâng cao hiểu biết về pháp luật của các quốc gia, tạo điều kiện hiểu rõ hơn về nội luật. Mục đích của bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào cũng đều hướng đến việc mang lại giá trị tri thức cho xã hội. Việc nghiên cứu, so sánh pháp luật nước ngoài cũng không ngoại lệ. Khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài, đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu và phân tích về các mô hình pháp luật trên thế giới để có cái nhìn toàn diện về hệ thống pháp luật của các quốc gia (bao gồm hệ thống pháp luật của quốc gia được so sánh). Thêm vào đó, ta phải nắm rõ cấu trúc của hệ thống pháp luật giữa các quốc gia để có thể xác định chính xác phạm v i nghiên cứu. Chẳng hạn, người đại diện của pháp nhân bị truy cứu TNHS trong pháp luật Việt Nam được quy định tại BLTTHS 2015 nhưng trong pháp luật Cộng hòa Croatia lại được quy định tại Luật về Trách nhiệm của pháp nhân đối với tội phạm. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu so sánh pháp luật nước ngoài tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu nhìn nhận, phân tích hệ thống nội luật theo nhiều khía cạnh khác nhau mà trước đây chưa thực hiện. Từ đó, có thể hiểu vì sao quốc gia lại quy định như vậy mà không quy định khác, giúp cho các nhà nghiên cứu có một cái nhìn khách quan, đa chiều đối với hệ thống pháp luật quốc gia. Mục đích của việc so sánh luật là tìm ra điểm giống và khác nhau, thường là giữa các quy phạm pháp luật hoặc giữa các hệ thống pháp luật. Do đó, để đạt được mục đích này, các nhà nghiên cứu cần phải chú ý đến các yếu tố có thể tác động một cách gián tiếp hoặc trực tiếp đến sự hình thành và áp dụng các quy phạm pháp luật như kinh tế, hệ thống chính trị, tư tưởng, tôn giáo, lịch sử, địa lý9,… không nên chỉ so sánh suông các quy phạm pháp luật với nhau. Do đó, ngoài việc cung cấp tri thức về pháp luật cho các nhà nghiên cứu, hoạt động nghiên cứu so sánh pháp luật nước ngoài còn tạo điều kiện cho các luật gia tiếp cận đa dạng tri thức ở những lĩnh vực khác nhau. Lê Xuân Tùng, “Vận dụng phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp lý - Một số vấn đề cần suy ngẫm”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (tháng 6/2021), https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/ Attachments/323426/CVv328S1232021070.pdf, truy cập ngày 10/5/2022. 9 13 Thứ hai, nâng cao ngoại ngữ pháp lý. Ngoại ngữ là một điều kiện bắt buộc phải có khi thực hiện hoạt động so sánh luật. Đây là một phương tiện quan trọng quyết định việc hiểu chính xác ý nghĩa của các tài liệu liên quan đến pháp luật nước ngoài. Đôi khi sẽ khó khăn vì một từ có thể giống nhau, nhưng cách dịch và hiểu từ đó sao cho chính xác lại phụ thuộc vào các quốc gia và ngược lại. Vì vậy, khi dịch thuật ngữ liên quan đến pháp luật, ta phải dựa trên quan điểm pháp luật của nước sở tại. Bên cạnh đó, theo quan điểm của tác giả, hiện nay có 02 loại ngoại ngữ: ngoại ngữ thông thường và ngoại ngữ pháp lý. Hai loại này có tính chất hoàn toàn khác nhau. Trong pháp lý, có những thuật ngữ, từ vựng chuyên ngành mà nếu chỉ dùng ngôn ngữ thông thường sẽ không diễn tả đúng bản chất hay ý nghĩa thật sự mà thuật ngữ pháp lý hoặc điều luật đó truyền tải. Ví dụ: “Lawyer” trong tiếng anh thông thường là luật sư, nhưng trong pháp lý, luật sư được chia làm nhiều loại, mỗi loại có một tên gọi riêng như luật sư bào chữa (Defence counsel), luật sư tranh tụng (Barrister),… Do đó, thông qua việc so sánh pháp luật nước ngoài, các nhà nghiên cứu có thể nâng cao khả năng dịch thuật, cũng như hiểu rõ hơn về việc sử dụng ngoại ngữ pháp lý. Thứ ba, hội nhập và thống nhất quốc tế về mặt pháp lý. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, hoạt động nhất thể hóa và hội nhập pháp luật của các nước có vai trò hết sức quan trọng. Khi thực hiện hoạt động so sánh luật, tức là ta phải tìm ra những vấn đề cụ thể nào cần thống nhất; những đặc điểm chung và khác nhau của các hệ thống pháp luật của các nước; lý giải được sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật; và phải xây dựng các giải pháp cho tiến trình nhất thể hóa và hội nhập pháp luật10. Hài hòa hóa pháp luật (legal harmonization) và nhất thể hóa pháp luật (legal unification) là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và được sử dụng phổ biến trong khoa học pháp lý11. Trong đó, hài hòa hóa pháp luật là quá trình nhằm làm giảm đi những khác biệt trong các lĩnh vực pháp luật, bằng cách xây dựng các luật mẫu và thực hiện các biện pháp để khuyến khích các quốc gia tiếp nhận và áp dụng. Nhất thể hóa pháp luật là quá trình theo đó các quy phạm pháp luật mâu thuẫn của các hệ thống pháp luật Ngô Huy Cương (2003), “Luật so sánh và việc dạy luật so sánh ở Việt Nam: Từ một quan điểm tới một quan điểm”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Kinh tế- Luật, số 2, tháng 9, tr. 38. 11 Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật so sánh, NXB. Công an nhân dân, tr. 76. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan