Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu về tâm lý bầy đàn ở các ngân hàng việt nam. thực trạng và giải pháp c...

Tài liệu Nghiên cứu về tâm lý bầy đàn ở các ngân hàng việt nam. thực trạng và giải pháp cho ngân hàng tmcp phương nam phòng giao dịch trường chinh

.PDF
68
285
132

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN ---------- CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU VỀ TÂM LÝ BẦY ĐÀN Ở CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM – PHÒNG GIAO DỊCH TRƯỜNG CHINH GVHD: SVTH: TP. HCM, năm 2012 Nguyễn Ngọc Danh Lê Thị Út Xuân MỤC LỤC  DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI....................iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI................................v PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHTMCP PHƯƠNG NAM – PGD TRƯỜNG CHINH 5 1.1. Giới thiệu về NHTMCP Phương Nam. ....................................................5 1.1.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Phương Nam. ................................5 1.1.2. Bối cảnh thành lập..........................................................................6 1.1.3. Quá trình phát triển của NHTMCP Phương Nam. ..........................7 1.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của NHTMCP Phương Nam.....................8 1.1.5. Hệ thống sơ đồ tổ chức của NHTMCP Phương Nam......................9 1.1.6. Những thành tựu đạt được của NHTMCP Phương Nam. ................10 1.1.7. Phương hướng hoạt động của NHTMCP Phương Nam. .................11 1.1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Phương Nam giai đoạn 2005 – 2010. ......................................................................12 1.2. Tổng quan về PGD Trường Chinh...........................................................16 1.2.1. Quá trình hình thành.......................................................................16 1.2.2. Địa bàn hoạt động. .........................................................................17 1.2.3. Sơ đồ tổ chức. ................................................................................17 1.2.4. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban. ...................................17 Trang i 1.2.5. Phạm quy hoạt động của PGD Trường Chinh.................................19 1.2.6. Định hướng phát triển của PGD Trường Chinh trong thời gian tới. 20 1.2.7. Các nghiệp vụ chính của phòng kinh doanh - PGD Trường Chinh hiện tại đang thực hiện..............................................................................21 1.2.8. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Phương Nam – PGD Trường Chinh...........................................................................21 CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NHTMCP PHƯƠNG NAM – PGD TRƯỜNG CHINH ............26 2.1. Định nghĩa và phân loại tín dụng ngân hàng...........................................26 2.1.1. Tín dụng ngân hàng là gì? ..............................................................26 2.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng .........................................................26 2.2. Quy trình tín dụng ở NHTMCP Phương Nam-PGD Trường Chinh .....27 CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU VỀ TÂM LÝ BẦY ĐÀN VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÂM LÝ BẦY ĐÀN TRONG THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG VIỆT NAM. .......................................................................................................32 3.1. Hành vi bầy đàn được định nghĩa như thế nào? .....................................32 3.2. Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi bầy đàn trong thị trường tín dụng Việt Nam. ................................................................................................33 3.2.1. Thị truờng không đầy đủ và bất cân xứng thông tin........................33 3.2.2. Phí bảo hiểm rủi ro cao ..................................................................34 3.2.3. Chi phí cho vay thấp ......................................................................35 3.2.4. Tốc độ tăng truởng GDP và tỷ lệ lạm phát .....................................35 3.2.5. Sức khỏe của ngân hàng .................................................................36 Trang ii CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP BẦY ĐÀN LSV .............................................37 4.1. Phương pháp luận.....................................................................................37 4.2. Dữ liệu .......................................................................................................38 4.3. Kết quả ......................................................................................................40 CHƯƠNG 5: TÂM LÝ BẦY ĐÀN Ở NHTMCP PHƯƠNG NAM. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TÂM LÝ BẦY ĐÀN ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG VIỆT NAM. .......................................................................................................46 5.1. Tâm lý bầy đàn ở các ngân hàng lớn và nhỏ. ..........................................46 5.2. Tâm lý bầy đàn ở ngân hàng TMCP Phương Nam.................................49 5.3. Ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn đến thị trường tín dụng Việt Nam........52 CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT GIẢM TÌNH TRẠNG NỢ XẤU TẠI NHTMCP PHƯƠNG NAM – PGD TRƯỜNG CHINH. ...................................................55 KẾT LUẬN .......................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................60 Trang iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI  Bảng biểu: Bảng 1.1: Các chỉ tiêu tài chính của NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2005-2010 Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Trường Chinh Bảng 1.3: Vốn huy động theo phân loại tiền tệ Bảng 1.4: Vốn huy động theo phân loại khách hàng Bảng 1.5: Dư nợ cho vay theo phân loại khách hàng Bảng 4.1: Bảng phân bổ kinh doanh trung bình của ngân hàng nhóm 1 Bảng 4.2: Bảng phân bổ kinh doanh trung bình của ngân hàng nhóm 2 Bảng 4.3: Bảng mô tả các giá trị dùng để ước lượng giá trị thang đo bầy đàn LSV Bảng 4.4: Giá trị thang đo bầy đàn LSV Đồ thị: Đồ thị 1.1: Chi tiêu tổng tài sản Đồ thị 1.2: Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế Đồ thị 1.3: Chỉ tiêu ROA Đồ thị 1.4: Chỉ tiêu ROE Đồ thị 1.5: Cho vay liên ngân hàng và cho vay khách hàng Đồ thị 1.6: Vốn huy động theo loại tiền Đồ thị 1.7: Dư nợ cho vay theo phân loại khách hàng Trang iv Đồ thị 1.8: Lợi nhuận từ cá nhân và doanh nghiệp Đồ thị 4.1: Đồ thị Mean LSV cho mẫu các ngân hàng Đồ thị 4.2: Mối quan hệ giữa Mean LSV và tỷ lệ lạm phát Đồ thị 4.3: Trung bình các mục kinh doanh của mẫu các ngân hàng Đồ thị 5.1: So sáng mean LSV của 2 loại ngân hàng Đồ thị 5.2: Cho vay liên ngân hàng của ngân hàng TMCP Phương Nam Đồ thị 5.3: Cho vay khách hàng của ngân hàng TMCP Phương Nam Trang v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI   NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần  NHNN Ngân hàng nhà nước  NHTM Ngân hàng thương mại  TCTD Tổ chức tín dụng  TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh  UBND Ủy ban nhân dân  PGD Phòng giao dịch  TG Tiền gửi  BĐS Bất động sản  TGĐ Tổng giám đốc Trang vi Phần mở đầu PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm từ 2005 đến 2010, Việt Nam đã trải qua những giai đoạn kinh tế khác nhau và đặc trưng riêng theo từng thời kì. Trong đó, có thể kể đến tiêu biểu giai đoạn bong bóng kinh tế, mà trong đó bất động sản là 1 trong các yếu tố đã tăng một cách chóng mặt những năm từ 2005 đến 2006. Nhu cầu về bất động sản giai đoạn này được hình thành bởi các yếu tố khác nhau. Thứ nhất, sự tăng cao trong nhu cầu về bất động sản của người tiêu dùng. Tuy nhiên lại có những nghịch lý chỉ ra mối nguy hại cho nền kinh tế giai đoạn này. Nhu cầu nhà tăng cao ở phân khúc thu nhập thấp nhưng nguồn cung chủ yếu lại là các căn hộ cao cấp cho đối tượng thu nhập cao. Thứ hai, khả năng trả trước của người tiêu dùng tăng. Tiết kiệm của 1 hộ gia đình dùng cho chi tiêu mua bất động sản trung bình là 1/3 và 2/3 giá trị còn lại là vay nợ ngân hàng. Thứ ba, vào những năm này đầu tư nước ngoài, dù trực tiếp hay gián tiếp vào Việt Nam tăng cao, nên nhu cầu về văn phòng, nhà cho thuê rất lớn. Các nhà đầu tư cũng kỳ vọng trong tương lai, nhu cầu bất động sản sẽ tăng nhanh. Cuối cùng, đó là do sự tăng mạnh của tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư, tiền vay mượn ngân hàng và vốn FDI. Từ những lý do trên, thị trường bất động sản những năm đó tăng rất nhanh, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa đáp ứng nhu cầu nước ngoài, và cũng được dự báo là trong tương lai thị trường này sẽ còn tăng hơn nữa dù vẫn còn khá nhiều bất cập trong giai đoạn này, đặc biệt là sự tiềm ẩn một bong bóng bất động sản ngày càng lớn dần lên. Cơ chế của bong bong này được giải thích theo “lý thuyết về kẻ ngốc hơn (the uglier)” nhằm lý giải những hành vi đầu tư vào thị trường 1 cách lạc quan thái quá. Những anh ngốc này sẵn sàng mua bất động sản với giá cao với mong đợi sẽ bán nó cho một kẻ đầu cơ tham lam khác (kẻ ngốc hơn) với mức giá cao hơn nhiều. Cứ như thế năm 2004, 2005, 2006, thị trường bất động sản Việt Nam đã ghi nhận những bước phát triển rất nóng, giá nhà đất tăng một cách chóng mặt. Bong bóng bất động sản đã căng phồng từ những năm đó, và đỉnh cao là vào năm 2005. Trang 1 Phần mở đầu Nhưng đến năm 2008, khi tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu khủng hoảng và suy thoái, thị trường bất động sản Việt Nam đã bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng và một phần do nhu cầu trong nước, thị trường bất động sản bắt đầu chựng lại từ đó. Những dự án đang xây dựng nửa chừng không có đủ vốn để tiếp tục triển khai, hoặc những dự án đã xây dựng xong thì nhu cầu mua cũng rất ít, dấu hiệu bóng bóng xì hơi xảy ra. Thị trường bất động sản ở Việt Nam im ắng và các nhà đầu tư bất động sản đang lo lắng về bài toán giải quyết nợ ở các ngân hàng, trong khi mà lãi suất ngân hàng tăng khá nhanh. Điều này dẫn đến tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản Việt Nam. Và sự tích lũy nợ xấu cũng từ đó mà gia tăng. Hệ thống ngân hàng địa phương đã kẹt quá nhiều nợ xấu ở phân khúc này, nên giải pháp duy nhất của họ chỉ có thể là tiếp tục cho các chủ đầu tư bất động sản đáo hạn với hy vọng thị trường phục hồi. Các ngân hàng trở thành những chủ nợ liên tục tài trợ bất đắc dĩ cho các nhà đầu tư bất động sản nhằm ngăn cản nợ xấu tăng cao. Tuy nhiên, những con nợ lớn như các công ty quốc doanh nhà nước, tiêu biểu là Vinashin, kinh doanh thua lỗ, gần như là phá sản, bất động sản thế chấp đóng băng, không thể quay vòng dòng tiền. Thêm vào đó nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng thành lập các công ty con để kinh doanh bất động sản vào thời kỳ đỉnh cao bong bóng. Điều này khiến cho các ngân hàng liên tục có những điều chỉnh chính sách cho vay sao cho phù hợp với tình hình thực tế như giảm lãi suất, nới lỏng cho vay tín dụng. Và mục tiêu nghiên cứu của tôi, đó chính là quan sát hành vi của các ngân hàng trong giai đoạn 2005-2011, đặc biệt là thời kì bong bóng 2005-2006. Từ những kết quả của các ngân hàng, tôi sẽ nghiên cứu cụ thể hơn về NHTMCP Phương Nam – Phòng giao dịch Trường Chinh. Nằm trong hệ thống NHTMCP Phương Nam, PGD Trường Chinh luôn hoàn thành chỉ tiêu của ngân hàng đề ra. Vậy liệu ngân hàng Phương Nam có tâm lý bầy đàn theo các ngân hàng khác không? “Suy nghĩ theo nhóm” (hành vi bầy đàn) là một hiện tượng được công nhận rộng rãi trong nghiên cứu hành vi đám đông. Nhiều người tin rằng, suy nghĩ theo nhóm thường có những quyết định chính xác hơn từng cá nhân riêng lẻ. Trang 2 Phần mở đầu Trong lịch sử, học thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith cũng đã đề cập về sự sáng suốt của hành vi đám đông tạo ra các nguồn cung và cầu cho nền kinh tế thông qua cơ chế bàn tay vô hình. Chính vì thế, việc xem xét thị trường tín dụng liệu có tồn tại tâm lý bầy đàn hay không, và tâm lý này có thay đổi qua các thời kì hay không. “Trong đám đông, người ta chỉ càng ngu dốt chứ không hề khôn ngoan hơn”. Khi giá cả thị trường tăng với tốc độ chóng mặt mà chỉ dựa vào hành vi đám đông thường không thể chống đỡ trước sức hấp dẫn về lợi nhuận. Giá cả có thể tiếp tục tăng trong thời gian dài nhưng kiểu gì thì chúng cũng sẽ chuyển động ngược lại. Nhưng cơn chấn động nghịch chiều sẽ dẫn đến làn sóng bán đổ bán tháo và để lại những hậu quả rất khốc liệt cho nhà đầu tư, đặc biệt là những ai chậm chân hơn. Chính vì thế, nghiên cứu này là vô cùng quan trọng để NHTMCP Phương Nam, đặc biệt là PGD Trường Chinh có cái nhìn tổng thể về hoạt động tín dụng của mình và có những điều chỉnh nhằm kiềm chế cảm xúc của mình mà bị lôi kéo theo đám đông. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu của luận văn là áp dụng tổng hợp các mô hình phân tích định lượng kết hợp với các phân tích định tính để nghiên cứu hành vi bầy đàn giữa các ngân hàng Việt Nam, làm sáng tỏ cơ chế tích tụ nợ xấu – Nguyên nhân chính làm cho kênh tín dụng của thị trường tiền tệ Việt Nam giảm giá trị. Từ đó đưa ra các đề xuất góp phần làm giảm tình trạng nợ xấu trong NHTMCP Phương Nam và đưa ra các bài học để giúp PGD Trường Chinh có những bước đi đúng đắn để không bị tình trạng nợ xấu. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Luận văn trả lời các câu hỏi:  Có tồn tại hành vi bầy đàn giữa các ngân hàng của Việt Nam hay không?  Nếu hành vi bầy đàn là tồn tại, liệu giữa các nhóm ngân hàng ở Việt Nam có khác nhau hay không?  NHTMCP Phương Nam có hành xử “bầy đàn” theo các ngân hàng khác hay không? Trang 3 Phần mở đầu 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu thị trường tín dụng, lấy số liệu từ năm 2005- 2010. Đây là thời kỳ mà Việt Nam trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn xì hơi bong bóng những năm 2005, 2006; Giai đoạn khủng hoảng năm 2007, 2008; và giai đoạn đình trệ, hậu khủng hoảng năm 2009, 2010. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, thống kê nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. Một số phương pháp tiêu biểu như:  Phương pháp tổng hợp, thống kê dữ liệu từ các nguồn thứ cấp: xin số liệu trực tiếp từ PGD Trường Chinh, nắm bắt thông tin qua quá trình thực tập; nghiên cứu các báo cáo tài chính, các bài luận văn nghiên cứu, sách báo, văn bản pháp luật và tạp chí…  Phương pháp phân tích đánh giá: phân tích, so sánh các nguồn thông tin, kết hợp cơ sở lý luận và thực tiễn để tổng hợp và đưa ra những kiến nghị cho mục tiêu nghiên cứu. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về NHTMCP Phương Nam- PGD Trường Chinh. Chương 2: Tìm hiểu về tín dụng ngân hàng. Quy trình tín dụng của NHTMCP Phương Nam – PGD Trường Chinh. Chương 3: Tìm hiểu về tâm lý bầy đàn và một số nguyên nhân dẫn đến tâm lý bầy đàn trong thị trường tín dụng Việt Nam. Chương 4: Phương pháp bầy đàn LSV. Chương 5: Tâm lý bầy đàn ở NHTMCP Phương Nam. Những ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn đến thị trường tín dụng Việt Nam. Chương 6: Đề xuất giảm tình trạng nợ xấu tại NHTMCP Phương Nam. Trang 4 Chương 1: Tổng quan về NHTMCP Phương Nam – PGD Trường Chinh CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHTMCP PHƯƠNG NAM – PGD TRƯỜNG CHINH 1.3. Giới thiệu về sự hình thành và phát triển của NHTMCP Phương Nam 1.3.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Phương Nam.  Tên chính thức: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Nam.  Tên giao dịch quốc tế: The Southern Commercial Joint Stock Bank.  Tên viết tắt: Southern Bank  Logo:  Trụ sở chính: 279 Lý Thường Kiệt, P15, Quận 11, Tp.HCM.  Tel: (08) 38663890  Fax: (08) 38663891  Email: [email protected]  Website: www. Southernbank.com.vn. Thành lập: 19/05/1993 theo quyết định số 0030/CP ngày 17/03/1993 của thống đốc NHNN Việt Nam và cấp giấy phép thành lập 393/CP – UP ngày 15/04/1993 của Chủ Tịch UBND TP.HCM. Vốn điều lệ: Vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng. Hiện nay trên 3.000 tỷ đồng. Trang 5 Chương 1: Tổng quan về NHTMCP Phương Nam – PGD Trường Chinh Quy mô hoạt động: Trong nước và ngoài nước với Hội sở chính và hệ thống các chi nhánh rộng khắp. Thiết lập quan hệ đại lý với 3000 ngân hàng tại 45 quốc gia trên thế giới. 1.3.2. Bối cảnh thành lập: Từ những năm đầu của thập niên 90 (Thế kỷ 20) trong xu thế đổi mới kinh tế của đất nước, ngành ngân hàng đã có những bước đổi mới toàn diện trong đó có chủ trương thành lập các ngân hàng Cổ Phần. Trong bối cảnh kinh tế đất nước ở giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi còn nhiều khó khăn và biến động, NHTMCP Phương Nam ra đời trên cơ sở tập trung một số doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp người Hoa hoạt động trên lĩnh vực sản xuất nhựa. Khi mới thành lập ngân hàng chỉ có 38 cổ đông với 10 tỷ đồng vốn điều lệ. Do hạn chế về vốn điều lệ nên các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng còn đơn diệu, hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Trải qua bao thăng trầm, biến đổi, thành công cũng lắm mà thất bại cũng nhiều. Với quyết tâm cũng cố và kiên trì xây dựng, với sự chỉ đạo và dìu dắt tận tình của các cơ quan quản lý ngành và địa phương. Ngày nay, NHTMCP Phương Nam được đánh giá là một ngân hàng vững mạnh về nhiều mặt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả đồng thời có tiềm năng và triển vọng phát triển bền vững, lâu dài trên địa bàn TP.HCM và phạm vi cả nước. NHTMCP Phương Nam hoạt động theo số 0030/QD9-NH ngày 17/03/1993 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 393/GPUB cấp ngày 15/04/1993 của UBND TP.HCM. Hội sở của NHTMCP Phương Nam có trụ sở tại số 279 Lý Thường Kiệt, P15, Quận11, TP.HCM. Ngân hàng hiện có 142 Chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc trên toàn quốc; vốn điều lệ đạt hơn 3.212.479.890.000 Việt Nam đồng và tổng tài sản hiện tại đạt 72.159.068 tỷ đồng. Hệ thống chi nhánh của NHTMCP Phương Nam được phân phối trên khắp các tỉnh thành của đất nước. Phương Nam là một trong những ngân Hàng có uy tín trên thị trường tài chính Việt Nam. Trang 6 Chương 1: Tổng quan về NHTMCP Phương Nam – PGD Trường Chinh 1.3.3. Quá trình phát triển của NHTMCP Phương Nam:  Giai đoạn từ 1993-1996: Sau khi thành lập NH Phương Nam chủ trương xây dựng một ngân hàng vững chắc, chậm nhưng an toàn, với phương châm hoạt động “tất cả vì lợi ích và sự thịnh vượng của khách hàng”, vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu NH Phương Nam đã đi tiên phong và đạt được những thành tựu bước đầu xây dựng và củng cố hệ thống NHTM hoạt động ổn định và phát triển tích cực thu hút nguồn vốn, góp phần kiềm chế lạm phát, đưa hoạt động tiền tệ, tín dụng đi vào ổn định phục vụ hiệu quả chung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM và các vùng lân cận.  Giai đoạn từ 1997-2002: Trước những khó khăn, tồn tại phát sinh từ nền kinh tế thị trường còn non trẻ và sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực (năm 1991). Trước yêu cầu xây dựng hệ thống NHTMCP vững mạnh, NHTMCP Phương Nam đã vạch ra kế hoạch củng cố và phát triển. Để đạt được mục tiêu đạt ra NHTMCP Phương Nam đã sát nhập thành công 4 NHTMCP khác nhau vào đơn vị mình đó là:  Năm 1997: Sáp nhập NHTMCP Đồng Tháp.  Năm 1999: Sáp nhập NHTMCP Đại Nam.  Năm 2000: NHTMCP Phương Nam mua lại quỹ Tín Dụng Nhân Dân Định Công Thành Trì Hà Nội.  Năm 2001: Sáp nhập NHTMCP Nông Thôn Châu Phú.  Năm 2003: Sáp nhập NHTMCP Nông Thôn Cái Sắm Cần Thơ. Sau bốn lần sát nhập NH Phương Nam đã mở rộng trên khắp các tỉnh thành, vốn điều lệ tăng 128,5%, tổng dư nợ tăng 640%, lợi nhuận trước thuế tăng 150%. Bằng niềm tin vững chắc và lòng nhiệt huyết của ban lãnh đạo cùng với đội ngũ các nhân viên năng động. NH Phương Nam đã có những bước đi vững chắc và đầy ấn tượng. Năm 2004, NH Phương Nam thành lập công ty quản lý nợ và khai Trang 7 Chương 1: Tổng quan về NHTMCP Phương Nam – PGD Trường Chinh thác tài sản (AMC) trực thuộc NH Phương Nam. Chức năng chính của AMC là định giá tài sản đảm bảo nhằm hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đồng thời xử lý tài sản đảm bảo khi khách hàng mất khả năng chi trả cho Ngân Hàng.  Giai đoạn từ 2003 đến nay: Sau 10 năm xây dựng và phát triển NH Phương Nam đã đi đúng hướng, ngân hàng có đủ bản lãnh và thực lực bước vào con đường hội nhập và cạnh tranh, mở rộng mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành của đất nước và hướng ra nước ngoài, phát triển các dịch vụ mới, phấn đấu trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại. 1.3.4. Chức năng và nhiệm vụ của NHTMCP Phương Nam:  Chức năng của NHTMCP Phương Nam: NHTMCP Phương Nam bao gồm 9 chức năng cơ bản sau: (1) Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gởi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán chứng chỉ tiền gởi VNĐ, đô la Mỹ, vàng và các ngoại tệ khác; (2) Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển; (3) Nhận vốn đầu tư từ các tổ chức tín dụng khác; (4) Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân; (5) Chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; (6) Góp vốn tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế; (7) Làm dịch vụ thanh toán giữa các Ngân Hàng; (8) Huy động các loại vốn từ nước ngoài; (9) Cung cấp các dịch vụ Ngân Hàng khác, dịch vụ ngân quỹ, từ vốn đầu tư, dịch vụ bất động sản.  Nhiệm vụ của NHTMCP Phương Nam: Tổ chức triển khai, thi hành các văn bản pháp lý về tiền tệ, tín dụng, thanh toán ngoại hối đối với các TCTD và các tổ chức kinh tế. Tổ chức công tác thông tin, nghiên cứu và phân tích các hoạt động liên quan đến tín dụng tiền tệ để tham mưu cho cấp quỹ, chính quyền nhà nước trong công việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quỹ tiền tệ, tín dụng Ngân Hàng Trung Ương. Đảm bảo công việc kinh doanh của ngân hàng an toàn và hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Trang 8 Chương 1: Tổng quan về NHTMCP Phương Nam – PGD Trường Chinh 1.3.5. Hệ thống sơ đồ tổ chức của NHTMCP Phương Nam. Trang 9 Chương 1: Tổng quan về NHTMCP Phương Nam – PGD Trường Chinh 1.3.6. Những thành tựu đạt được của NHTMCP Phương Nam. NHTMCP Phương Nam trở thành tập đoàn tài chính và một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam được công nhận trên thị trường tài chính các nước trong khu vực thông qua nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đưa ra nhiều giải pháp và phương hướng kinh doanh mới, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên của ngân Hàng Phương Nam (nhân lực, cơ sở hạ tầng, tài nguyên bất động sản). Và dưới đây là những thành tựu mà NHTMCP Phương Nam đạt được trong những năm qua:  Giải thưởng về thanh toán quốc tế 2007 do HSBC trao tặng.  Giải thưởng “Thương hiệu vàng” do hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trao tặng.  Ngân Hàng Phương Nam được bình chọn là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007.  Bằng khen “Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua kỉ niệm 15 năm hoạt động thông tin tín dụng ngành Ngân Hàng” do Thống Đốc NHNN Việt Nam trao tặng.  “Ngân Hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế” do Citibank trao tặng ngày 28/8/2007.  “Hệ thống quản lý đạt chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2000” BVQI Vương quốc Anh ngày 26/5/2007.  “Achieving a High Straight-Through Rate for Payment Processing” –Giải thưởng thanh toán quốc tế do Ngân Hàng Wachovia trao tặng (2004-20052006) ngày 19/12/2006.  Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng” ngày 16/7/2006. Trang 10 Chương 1: Tổng quan về NHTMCP Phương Nam – PGD Trường Chinh  Bằng khen đã có thành tích trong công tác tổ chức, vận động, đóng góp, cho các hoạt động xã hội - từ thiện của thành phố do UBND Tp.HCM trao tặng năm 2006.  “Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam” năm 2006 do người tiêu dùng bình chọn ngày 5/4/2006.  “Ngân Hàng thực hiện xuất sắc nhiện vụ thanh toán quốc tế” năm 2009 do Citibank trao tặng ngày 20/5/2010.  Giải thưởng “Nhân ái Việt Nam” lần III.  Giấy khen “Thành tích tài trợ cho các hoạt động Lễ Hội Đèn Hoa – Hội Nguyên Tiêu Xuân Canh Dần 2010” do UBND Phường Quận 5 trao tặng.  Giấy khen “Thành tích hoàn thành xuất sắc công tác XĐGN-VL giai đoạn II (2004-2010)” do UBND Phường 15 Quận 11 trao tặng. 1.3.7. Phương hướng hoạt động của NHTMCP Phương Nam. Phát triển thành tập đoàn tài chính đa năng và mạnh mẽ của khu vực bằng chiến lược mở rộng phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực tài chính như: chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản… Tích cực tìm kiếm các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm và công nghệ, hoàn thiện các quy trình nội bộ (bao gồm quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro), liên kết cùng phát triển bền vững của ngân hàng nói riêng và cộng đồng nói chung. Tối đa hóa giá trị đầu tư của các cổ đông, giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và năng lực tài chính lành mạnh. Trải rộng hệ thống chi nhánh trên toàn quốc, mở rộng thị phần về các dịch vụ tài chính, làm cầu nối đưa hình ảnh ngân hàng đến với khách hàng. Trang 11 Chương 1: Tổng quan về NHTMCP Phương Nam – PGD Trường Chinh 1.3.8. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Phương Nam giai đoạn 2005 – 2010. Bảng 1.1: Các chỉ tiêu tài chính của NH Phương Nam giai đoạn 2005 – 2010. ĐVT: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng thu nhập 559,630 903,750 1,180,975 2,111,811 2,660,343 4,697,219 Tổng chi phí 461,094 715,354 927,750 1,975,372 2,349,428 4,164,750 Lợi nhuận trước thuế 98,536 188,396 253,225 136,439 310,915 532,469 Lợi nhuận sau thuế 77,381 144,529 190,374 117,065 248,139 418,979 LNST của CĐ cty mẹ 77,381 140,568 190,374 116,929 248,139 418,979 6,410,787 9,115,671 17,129,590 20,761,516 35,473,136 60,235,078 765,062 1,994,495 4,821,926 1,659,483 5,966,469 12,226,614 0 0 1,141,053 1,202,312 1,957,913 4,449,193 4,762,953 4,643,671 5,828,236 9,479,135 19,588,539 30,984,764 292,957 694,944 2,455,439 2,796,678 3,378,878 8,017,637 Tổng nợ phải trả 5,722,173 7,493,953 14,963,480 18,378,782 32,537,455 56,661,717 Tiền gửi 5,469,503 6,364,725 14,586,886 15,708,119 25,738,717 46,399,596 581,246 1,445,680 1,925,680 2,199,046 2,618,936 3,050,812 ROA 1.21 1.59 1.11 0.62 0.88 0.88 ROE 13.33 11.2 9.89 5.68 10.3 14.78 KẾT QUẢ KINH DOANH CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tổng tài sản Có Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác Chứng khoán kinh doanh Cho vay khách hàng Các khoản đầu tư Vốn của TCTD CHỈ TIÊU CƠ BẢN Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2005 – 2010. Trang 12 Chương 1: Tổng quan về NHTMCP Phương Nam – PGD Trường Chinh Để minh họa rõ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Phương Nam, tôi sẽ dùng đồ thị để mô tả một số chỉ tiêu quan trọng.  Chỉ tiêu tổng tài sản:  Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Trang 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
ôn tập ttnh...
16
508
119