Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khái quát về ngân hàng công thương- chi nhánh đống đa và tình hình hoạt động của...

Tài liệu Khái quát về ngân hàng công thương- chi nhánh đống đa và tình hình hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn 5 năm từ 2007– 2011

.PDF
38
734
142

Mô tả:

1 LỜI MỞ ĐẦU Được sự giới thiệu của Trường đại học Kinh tế quốc dân và Khoa Đầu Tư, em đã đến thực tập tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa, địa chỉ tại 187 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội. Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lớn, hàng đầu trong nước về quy mô cũng như uy tín trong ngành ngân hàng. Tiền thân là một ngân hàng thương mại Nhà Nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam có lợi thế về quy mô vốn cũng như mạng lưới hoạt động rộng khắp trên cả nước. Sau khi thực hiện cổ phần hóa vào năm 2009, Ngân hàng Công Thương Việt Nam ngày càng có nhiều điều kiện để mở rộng phát triển. Bằng việc tìm đối tác chiến lược trong nước cũng như nước ngoài, Ngân hàng Công Thương Việt Nam tích cực mở rộng các lĩnh vực hoạt động, hướng tới mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, mang lại những lợi ích tốt nhất cho khách hàng và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa là một trong những chi nhánh được thành lập ngay từ buổi đầu thành lập của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Với lịch sử hoạt động hơn 20 năm với nhiều kinh nghiệm và quy mô hoạt động, Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa đã trở thành một trong những chi nhánh lớn, hoạt động hiệu quả và không ngừng phát triển để hoàn thiện mình hơn nữa. Trong báo cáo thực tập tổng hợp này, em xin phép trình bày khái quát về Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa và tình hình hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn 5 năm từ 2007– 2011. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Lương Hương Giang giảng viên trường đại học Kinh tế Quốc dân, ban quản lý và các anh chị tại Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. 2 Chương I: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa • Tên giao dịch : Chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa (Industrial and Commercial Bank of Vietnam – Dong Da Branch) • Địa chỉ: 187 Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà Nội • Số điện thoại : 043.884.8277 • Wesite: www.vietinbank.vn • Người đại diện theo pháp luật : Ông Vũ Trung Thành giữ chức vụ Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa Ngân hàng Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa thành lập vào năm 1955 với tiền thân là Phòng thương nghiệp khu vực Đống Đa. Năm 1957 đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước khu vực Đống Đa. Ngày 1/7/1988, thực hiện Nghị quyết số 3 khoá VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng hiện nay là Chính phủ về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống Ngân hàng 2 cấp, Ngân hàng Công thương Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động. Ngày 14/11/1990, căn cứ quyết định 402/CT của Thủ tướng Chính Phủ quyết định: chuyển 6 chi nhánh Ngân hàng Công Thương trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam trong đó có chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa. Từ ngày 1/4/1993, Ngân hàng 3 Công Thương- Chi nhánh Đống Đa chính thức được quyền hạch toán độc lập và trở thành chi nhánh cấp một của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa lấy từ nguồn vốn tự huy động và nguồn vốn do Ngân hàng Công Thương Việt Nam cấp và dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng Công Thương như: kinh tế tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và kinh doanh ngoại hối trên địa bàn quận Đống Đa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn khu vực. Do những thành tích xuất sắc trong quá trình 20 năm hoạt động , Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa đã và đang xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng thời kì với những mục tiêu cụ thể như : đầu tư bảo đảm an toàn vốn, tuân thủ pháp luật, lợi nhuận hợp lý và phát triển kinh tế. Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và nhiệt tình trong công việc, nắm sát tình hình hoạt động kinh doanh trên địa bàn và của ngân hàng, kịp thời giải quyết những khó khăn phát sinh, đặt ra mục tiêu và chủ trương hợp lý cho sự phát triển của Chi nhánh. Do đó, Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa không những đã vượt qua khó khăn trong thời kì kinh tế suy thoái mà còn trở thành ngân hàng kinh doanh hiệu quả trong nhiều năm liền. Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa đã được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3 năm 1995, huân chương lao động hạng 2 năm 1998, huân chương lao động hạng 1 năm 2002 và năm 2003, Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa được đón nhận danh hiệu “ Anh hùng lao động thời kì đổi mới”. Tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa vẫn luôn cố gắng nỗ lực hết mình, phấn đấu trở thành một trong 4 chi nhánh ngân hàng lớn nhất thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam và để giữ vững và phát huy những thành tích đáng tự hào đã đạt được. 4 1.2.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 1.2.1.Sơ đồ tổ chức của chi nhánh Sơ đồ 1. Tổ chức của chi nhánh Giám đốc chi nhánh Các phó giám đốc Phòng tổng hợp Phòng khách hàng 1 Phòng kế toán Phòng khách hàng 2 Phòng tổ chức hành chính Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng giao dịch Phòng thông tin điện toán Phòng quản lý rủi ro Phòng xử lý nợ có vấn đề Phòng khách hàng cá nhân 5 1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban • Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo gồm có 1 Giám đốc và 4 Phó giám đốc điều hành và ra quyết định đối với mọi hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng. Có trách nhiệm chi tiết hóa các văn bản chính sách tiền tệ của Nhà Nước trong lĩnh vực Ngân hàng, thực hiện các văn bản, chính sách đó phù hợp với tình hình thực tế của Chi nhánh Ngân hàng. • Phòng khách hàng 1 Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác nguồn vốn. Phòng khách hàng 1 thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thủ tục hiện hành dưới sự hướng dẫn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Ngoài ra, phòng còn trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm và bán các sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp. • Phòng khách hàng 2 Cũng tương tự như chức năng và nhiệm vụ của phòng khách hàng 1, phòng khách khách hàng 2 cũng giao dịch với các khách hàng là doanh nghiệp. Phòng khách hàng 2 còn có thêm bộ phận thanh toán quốc tế, thực hiện mua bán ngoại tệ và luân chuyển các mẫu chứng từ về thanh toán quốc tế giữa chi nhánh và Sở Giao dịch. • Phòng khách hàng cá nhân Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng cá nhân để khai thác nguồn vốn. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thủ tục hiện hành dưới sự hướng dẫn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Thực hiện quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm của ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. 6 • Phòng giao dịch Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng Công Thương Việt Nam. - Phòng giao dịch loại 1 Phòng giao dịch loại 1 của Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa gồm có các phòng giao dịch là : Kim Liên, Cát Linh, Đào Duy Anh, Đặng Văn Ngữ. Phòng giao dịch loại 1 thực hiện đầy đủ các chức năng kế toán giao dịch với khách hàng, tín dụng cho vay và huy động vốn đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về nghiệp vụ tín dụng và mức tín dụng cho khách hàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công Thương. - Phòng giao dịch loại 2 Phòng giao dịch loại 2 của chi nhánh gồm có các phòng giao dịch là : Tôn Đức Thắng, Nguyễn Khuyến, Lê Duẩn, Thái Hà. Phòng giao dịch loại 2 chỉ thực hiện kế toán giao dịch với khách hàng và huy động vốn. - Quỹ tiết kiệm Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa có 7 quỹ tiết kiệm. Các quỹ tiết kiệm thực hiện các hoạt động kế toán giao dịch với khách hàng và huy động vốn. • Phòng kế toán Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống 7 giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công Thương. • Phòng quản lý rủi ro Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. Quản lý, giám sát thực hiện danh mục đầu tư, cho vay đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng. Thẩm định hoặc tái thẩm định dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro của toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương. • Phòng quản lý nợ có vấn đề Là phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề như : các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu. Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. • Phòng tiền tệ kho quỹ Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ như : bảo đảm an toàn về tiền mặt, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp. Quản lý tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng Công Thương. Thực hiện tạm ứng, thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch trong và ngoài quầy trụ sở chi nhánh, quầy ATM theo ủy quyền một cách kịp thời, chính xác theo chế độ mà Ngân hàng Công Thương đề ra. • Phòng tổ chức hành chính Là phòng hỗ trợ, thực hiện các công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và Ngân hàng Công Thương. Thực hiện công tác quản lý văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn của chi nhánh. 8 • Phòng thông tin điện toán Là phòng hỗ trợ, thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin để đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh. • Phòng tổng hợp Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh, dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hằng năm của chi nhánh, xây dựng biểu lãi suất áp dụng của chi nhánh, xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng… 1.3.Lĩnh vực và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 1.3.1.Huy động vốn • Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế v à dân cư. • Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ... • Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... 1.3.2.Cho vay, đầu tư • Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ • Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ • Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. • Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài • Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung • Thấu chi, cho vay tiêu dùng. 9 • Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế • Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế 1.3.3.Bảo lãnh • Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán. 1.3.4.Thanh toán và Tài trợ thương mại • Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. • Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). • Chuyển tiền trong nước và quốc tế • Chuyển tiền nhanh Western Union • Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. • Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM • Chi trả Kiều hối… 1.3.5.Ngân quỹ • Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…) • Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…) • Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... • Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế. 1.3.6.Thẻ và ngân hàng điện tử • Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…) • Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). • Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking 10 1.3.7.Hoạt động khác • Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ • Tư vấn đầu tư và tài chính • Cho thuê tài chính • Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán • Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản 1.4.Cơ cấu nhân sự của Ngân hàng Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa hiện nay có 320 cán bộ nhân viên Ban lãnh đạo gồm có: Giám Đốc và 3 Phó Giám Đốc: 04 người Các phòng nghiệp vụ (10 phòng ) gồm có : 316 người • Ban lãnh đạo - Giám đốc: Ông Vũ Trung thành - Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ kinh tế Ông là người điều hành chung toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa đồng thời phụ trách trực tiếp hoạt động của phòng tín dụng, phòng kiểm tra nội bộ, phòng tổ chức hành chính. - Phó giám đốc : Bà Nguyễn Thị Oanh - Trình độ chuyên môn : Thạc sĩ kinh tế Bà là người phụ trách trực tiếp hoạt động của bộ phận tín dụng ngoài quốc doanh, phòng nguồn vốn, 2 phòng giao dịch là phòng giao dịc Cát Linh và phòng giao dịch Kim Liên. - Phó giám đốc : Bà Huỳnh Thị Kim Hoa - Trình độ chuyên môn: Cử nhân tài chính- ngân hàng 11 Bà là người trực tiếp chỉ đạo về nghiệp vụ, phòng thông tin kiểm toán, phòng kinh doanh đối ngoại và phòng hành chính quản trị. - Phó giám đốc: Bà Trần Thị Thúy Liên - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ kinh tế Bà là người phụ trách trực tiếp và chỉ đạo bộ phận tín dụng quốc doanh, phòng tiền tệ kho quỹ. • Phòng kinh doanh Trưởng phòng là Bà Trần Thị Thanh Hương Trình độ chuyên môn: Cử nhân quản trị kinh doanh Số cán bộ nhân viên trong phòng là 42 người. Trong đó, hầu hết các cán bộ nhân viên đều là cử nhân tốt nghiệp các trường khối kinh tế, đã được đào tạo chuyên ngành về tài chính, quản trị kinh doanh, đầu tư và các chuyên ngành về kinh tế khác. • Phòng kinh doanh – Đối ngoại Trưởng phòng là Bà Nguyễn Thị Minh Huyền Trình độ chuyên môn : thạc sĩ ngành tài chính ngân hàng Số cán bộ nhân viên trong phòng là 20 người. Tất cả đều có trình độ chuyên môn cử nhân kinh tế. • Phòng kế toán- tài chính Trưởng phòng là Ông Phạm Anh Tuấn Trình độ chuyên môn : cử nhân học viện tài chính Số cán bộ nhân viên trong phòng là 48 người. Bao gồm : 32 người có trình độ cử nhân các trường kế toán, tài chính và 14 người đã qua đào tạo của các trường cao đẳng tài chính- ngân hàng. • Phòng thông tin - điên toán Trưởng phòng là Ông Trần Quang Vinh 12 Trình độ chuyên môn: thạc sĩ công nghệ thông tin Số cán bộ nhân viên trong phòng là 12 người. Các nhân viên trong phòng đều là cử nhân tốt nghiệp các trường bưu chính viễn thông, bách khoa, đại học công nghệ. • Phòng tiền tệ- kho quỹ Trưởng phòng là Bà Hoàng Thị Loan Trình độ chuyên môn: cử nhân ngành kế toán Số cán bộ nhân viên trong phòng là 36 người. Trong đó, có 22 cán bộ nhân viên là cử nhân kinh tế, 14 nhân viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học tại chức đào tạo kinh tế. • Phòng nguồn vốn Trưởng phòng là Bà Nguyễn Thị Kim Dung Trình độ chuyên môn: thạc sĩ tài chính ngân hàng Số cán bộ nhân viên trong phòng là 84 người. Bao gồm các cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cử nhân kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, đầu tư… • Phòng giao dịch Cát Linh và phòng giao dịch Kim Liên - Trưởng phòng là Bà Nguyễn Thị Hải Hằng - Trình độ chuyên môn: cử nhân kinh tế Số cán bộ nhân viên trong phòng giao dịch Cát Linh là 16 người. Các cán bộ nhân viên là cử nhân, thạc sĩ chuyên ngành về tài chính- ngân hàng, quản trị kinh doanh. - Trưởng phòng là Ông Nguyễn Vượng - Trình độ chuyên môn: cử nhân quản trị kinh doanh Số cán bộ nhân viên trong phòng giao dịch Kim Liên là 14 người.Các cán bộ nhân viên là cử nhân, thạc sĩ chuyên ngành về tài chính-ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán. 13 • Phòng kiểm tra- kiểm soát Trưởng phòng là Bà Nguyễn Thị Hồng Cẩm Trình độ chuyên môn: cử nhân kế toán Số cán bộ nhân viên trong phòng là 12 người có trình độ chuyên môn cử nhân kinh tế, tài chính … • Phòng tổ chức -hành chính Trưởng phòng là Bà Trịnh Thị Đào Trình độ chuyên môn: thạc sĩ quản trị kinh doanh Số cán bộ nhân viên trong phòng là 34 người. Trong đó, hầu hết là thạc sĩ, cử nhân tốt nghiệp khối ngành kinh tế. Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa luôn chú trọng đào tạo nguồn lực chất lượng cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, xây dựng một đội ngũ nhân viên nhạy bén, có tư duy logic, sáng tạo, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Hàng năm chi nhánh còn chủ động liên tục tuyển thêm lao động mới, ngoài việc xây dựng một đội ngũ nhân viên trẻ năng động mà còn để đào tạo bài bản, bồi dưỡng kinh nghiệm cho nhân viên cho phù hợp với yêu cầu của ngân hàng. Chỉ trong vòng gần 5 năm, lực lượng lao động tại chi nhánh đã tăng 60.5% cho thấy nhu cầu tuyển dụng và chú trọng tập trung phát triển nguồn lực con người về quy mô của chi nhánh sao cho đạt được cả về số lượng, chất lượng. Do vậy tính đến hết năm 2011 thì tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp là 15%, trung học phổ thông là 3%, trình độ từ đại học trở lên là 82%. Chúng ta có thể xem qua biểu đồ sau: 14 Ngoài ra xét theo chuyên ngành đào tạo của nguồn nhân lực chúng ta có bảng sau: Bảng 1: Chuyên ngành đã qua đào tạo của nguồn nhân lực tại Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2006- 2011 Chuyên ngành Các chuyên ngành thuộc Trình độ khối ngân hàng Các chuyên Tổng số ngành khác (lao động) Đại học và sau đại học 55 9 263 Cao đẳng 10 3 30 Trung cấp 5 2 18 (Nguồn : Thống kê cơ cấu lao động Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa) 15 Chương II: Thực trạng tình hình hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2007- 2011 2.1.Tình hình hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của Ngân hàng Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 2.1.1. Quy mô vốn và cơ cấu nguồn huy động vốn của chi nhánh Bảng 2 : Quy mô và cơ cấu nguồn huy động vốn tại Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa (đơn vị: tỷ VNĐ ) Năm 2006 Năm 2007 TT Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ lệ lệ tiền tiền (%) (%) Nguồn vốn huy 3729 3890 động I Theo loại tiền 1 VNĐ 2840 82.1 2879 74 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ Tỷ Số Tỷ lệ Số Số Số Tỷ lệ lệ lệ tiền (%) tiền tiền tiền (%) (%) (%) 4070 4350 4630 4760 2990 80.2 3586 83.4 3380 87.5 3979 89.3 26 II 530 17.9 580 Ngoại tệ Theo loại kỳ hạn 1 Ngắn hạn 790 38.2 786 42.1 901 2 Trung hạn 1762 41.1 1573 32.2 1316 29.8 1695 21.4 1534 33.1 1860 35 3 III Dài hạn 818 20.5 912 Theo thành phần kinh tế 1 DN 1378 38.4 1432 39.7 1630 54.4 1964 51.1 2012 32.3 2169 40 2 Dân cư 1950 45.2 1987 40.9 2070 31.5 1990 39.2 1870 57.1 2940 51 3 TCKT 1420 22.1 1500 20.5 1768 19.9 2230 10.1 2050 16.6 3076 9 2 588 18.8 620 16.6 540 12.5 753 10.7 44.4 810 45.7 851 46.9 935 56 29.6 1453 32.8 974 30.5 1367 29.2 1352 25 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Công ThươngChi nhánh Đống Đa giai đoạn 2006-2011 16 Nhìn vào bảng 1 ta thấy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa liên tục tăng trong giai đoạn 2006-2011. Cụ thể, nguồn tiền huy động tăng từ 3890 tỷ VNĐ vào năm 2007 đã lên đến 4760 tỷ VNĐ vào năm 2011, tức tăng 930 tỷ VNĐ tương ứng tăng 22.32% Xét theo nguồn huy động • Tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động được nhưng có xu hướng giảm dần cả về tỷ trọng lẫn khối lượng. Năm 2010 nguồn huy động từ dân cư giảm 9.65% từ 2070 tỷ VNĐ năm 2008 xuống còn 1870 tỷ VNĐ năm 2010. Tỷ trọng nguồn huy động từ dân cư trên tổng nguồn huy động năm 2010 cũng giảm 12.3% so với năm 2008. Trong khi đó nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng về tỷ trọng và khối lượng. Năm 2011 lượng tiền huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 7.32% so với năm 2010 và đạt đến 3076 tỷ VNĐ vào năm 2011, tức là tăng 30.56% so với năm 2007. Xét theo loại tiền • Tiền VNĐ chiếm tỷ trọng lớn và tăng đều qua các năm từ 2840 tỷ VNĐ tương ứng với 79,3% năm 2007 lên đến 3979 tỷ VNĐ tương ứng với 81,2%, tương đương với tỷ lệ tăng là 20.34%. Trong khi đó ngoại tệ chỉ chiếm khoảng 1/6 trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009 lượng ngoại tệ tăng 10.43% so với năm 2008 nhưng sau đó giảm 7.1% vào năm 2010. Xét theo kỳ hạn • Nguồn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn và tăng đều theo các năm: năm 2010 tăng 4.5% tương ứng con số tuyệt đối là 90 tỷ VNĐ; năm 2011 tăng 16.3% tương ứng con số tuyệt đối là 300 tỷ VNĐ. Nguồn tiền không kì hạn tăng không nhiều, khoảng 8.7% trong giai đoạn 2006-2011 Từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh có thể thấy rằng mặc dù sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hệ thống các Ngân hàng, lãi suất huy 17 động liên tục tăng, giá vàng, giá bất động sản biến động mạnh và tăng cao nên một phần vốn đã chảy qua các kênh đầu tư này, gây nhiều khó khăn trong việc huy động vốn nhưng Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa đã thực hiện tốt các chính sách, có sự thay đổi trong công tác phục vụ tạo thuận lợi, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân cư và các tổ chức kinh tế, đa dạng hoá các hình thức huy động như: huy động tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng... Ngoài ra, Ngân hàng còn tích cực thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thu hút nguồn tiền gửi của các tổ chức bằng các hình thức có ưu đãi lớn vì vậy nguồn vốn huy động được đã liên tục tăng trưởng, cơ cấu tiền gửi thay đổi theo hướng tiếp cận và thích nghi nhiều hơn với điều kiện kinh tế thị trường. Muốn tăng trưởng nguồn vốn huy động bền vững cần xác định một cơ cấu vốn hợp lý. Đối với Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa, vốn được huy động từ 2 nguồn chính là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư. Ngân hàng Công Thương nói chung hay Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa nói riêng với lợi thế trước đây là một ngân hàng quốc doanh, có mối quan hệ thân thiết với các doanh nghiệp và tổng công ty lớn nên trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, lượng tiền huy động được từ các doanh nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng lớn khoảng trên 50%. Tuy nhiên tỷ trọng này dần được thu hẹp từ 54,4% năm 2009 xuống còn 40,2% năm 2011. Thay vào đó tỷ trọng tiền gửi dân cư tăng lên một cách rõ rệt, năm 2011 đạt 61,3% tổng vốn huy động tương ứng với con số tuyệt đối là 2940 tỷ đồng. Sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là một hướng đi đúng đắn bởi tiềm năng vốn từ khu vực dân cư là vô cùng lớn. Để đạt được mục tiêu huy động hiệu quả nguồn vốn từ khu vực trên, chi nhánh đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi và gia tăng lợi ích cho các khách hàng cá nhân thông qua các hình thức thanh toán với nhiều ưu đãi. 18 Sự thay đổi trong công tác huy động vốn của ngân hàng còn được thể hiện bằng việc thu hút thêm nguồn tiền gửi của các định chế tài chính do vậy mặc dù nguồn tiền gửi của doanh nghiệp và dân cư có phần giảm sút nhưng tổng nguồn vốn ngân hàng huy động được vẫn tăng. Dù chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ nhưng nguồn vốn này thực sự là một giải pháp hiệu quả cho ngân hàng trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay. Bên cạnh đó, nếu xét theo kì hạn thì vốn huy động của Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa chủ yếu là tiền gửi không kì hạn và kì hạn dưới 12 tháng chiếm khoảng 75%. Trong đó, tỷ trọng tiền gửi không kì hạn lại giảm dần qua các năm và tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng thì tăng trưởng khá mạnh. Nguyên nhân là do nền kinh tế suy giảm nên nhu cầu tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp đã giảm đi đáng kể. Thêm vào đó là cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng cũng là lý do mà dân cư có xu hướng gửi ngắn hạn nhiều hơn. 19 2.1.2.Tình hình sử dụng vốn • Hoạt động cho vay Bảng 3 : Tổng vốn cho vay của Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa ( đơn vị : tỷ đồng ) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 TT Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng vốn cho vay 1930 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền 2119 2280 Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1920 Số tiền Tỷ lệ (%) 1960 Số Tỷ lệ tiền (%) 1980 I Theo loại tiền tệ 1 VNĐ 1828 83 1732 74 1527 75.1 1430 73.7 1203 73.8 1302 77.4 2 Ngoại tệ 435 17 549 26 329 24.9 320 II Theo thời hạn vay 1 Ngắn hạn 1230 54.1 1820 66.4 1982 62.5 1992 65.8 2015 73.5 2291 65.4 2 Trung hạn 569 18.3 432 10.5 553 13.7 409 10.2 602 12.7 826 13.2 3 Dài hạn III Theo thành phần kinh tế 1 DN 102 6.5 2 Dân Cư 1201 71.5 1390 55.4 1342 68.2 1433 47.7 1630 88.3 1707 76.8 3 TCKT 329 19.2 420 27.3 320 21.5 405 45.1 308 14.2 509 15.1 26.3 490 26.2 402 22.6 922 26.9 653 21.6 761 22.2 794 24.8 636 12.9 918 20.8 203 14.8 198 9.1 154 8.9 146 7.6 220 9.9 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Công ThươngChi nhánh Đống Đa giai đoạn 2006-2011 Từ bảng trên ta thấy, qua các năm tuy có biến động nhưng có xu hướng tăng, cụ thể tổng vốn cho vay năm 2006 đạt 1930 tỷ đồng, đến năm 2007 đạt 2119 tỷ đồng tăng 111%. Tiếp tục đến năm 2008 tổng vốn cho vay tăng lên 20 còn 2280 tỷ đồng là do ảnh hưởng khách quan từ nền kinh tế tăng trưởng mạnh cộng với tác động cộng hưởng của việc Việt Nam gia nhập WTO làm tăng lượng vốn đầu tư. Sang năm 2009 tình hình khủng hoảng kinh tế đã làm ảnh hưởng tới hoạt động vay vốn để đầu tư của các doanh nghiệp, cũng như nghiệp vụ cho vay vốn của ngân hàng,tổng vốn chi vay giảm xuống là 1920 tỷ đồng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến Việt Nam làm cho môi trường đầu tư nói chung không thuận lợi. Đến năm 2010 sau khi nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng, cùng với các gói kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện tốt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chính vì vậy mà tổng vốn cho vay của ngân hàng trong năm 2010 đạt mức cao hơn so với năm trước đó. Cụ thể năm 2010 là 1960 tỷ đồng cao hơn 90 tỷ đồng so với năm 2009 đạt mức tăng 126.1% . Năm 2011 tổng vốn cho vay là 1980 tỷ đồng tăng nhẹ so với năm 2010 đạt mức tăng 103%. Về loại đơn vị tiền tệ cho vay thì chủ yếu là Việt Nam đồng, còn tổng vốn cho vay bằng đồng đô la Mỹ chiếm tỷ trọng không cao chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu. Cụ thể là tỷ lệ tổng vốn cho vay bằng đồng ngoại tệ không quá 14.3% và có xu hướng giảm dần qua các năm bởi các doanh nghiệp có như cầu dùng ngoại tệ chuyển dần sang các ngân hàng khác để vay vốn như Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Eximbank hay Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank. Về thời hạn cho vay vốn, qua bảng trên chúng ta có thể nhận thấy chủ yếu là các khoản cho vay dài và ngắn hạn. Cụ thể trong giai đoạn 2009 là 64.2% đến năm 2011 là 80.3%. Về thành phần kinh tế, tỷ lệ cho vay của khu vực doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm. 19.2% năm 2006 và giảm xuống 15.1% năm 2011. Điều này cho thấy các thành phần kinh tế ngoài nhà nước có tốc độ phát triển nhanh. Đó cũng là kết quả tất yếu của nền kinh tế thị trường phát triển.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
ôn tập ttnh...
16
508
119