Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý lâm sàng bệnh tụ huyết trùng trâu, b...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý lâm sàng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại 3 huyện quảng xương, nông cống, tỉnh gia tỉnh thanh hóa và biện pháp phòng trị

.PDF
87
418
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------ LÊ VĂN PHƯỢNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, BỆNH LÝ LÂM SÀNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU, BÒ TẠI 3 HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, NÔNG CỐNG, TĨNH GIA TỈNH THANH HÓA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y THÁI NGUYÊN – 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------ LÊ VĂN PHƯỢNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, BỆNH LÝ LÂM SÀNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU, BÒ TẠI 3 HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, NÔNG CỐNG, TĨNH GIA TỈNH THANH HÓA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS ĐẶNG XUÂN BÌNH THÁI NGUYÊN – 2015 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của nhiều cá nhân và tập thể tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Trước hết tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giảng viên hướng dẫn khoa học PGS. TS. Đặng Xuân Bình người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Thú y Vùng 3 (Vinh), Cục thú y Trung ương, Ban lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, Ban lãnh đạo Trạm thú y huyện Quảng Xương, Nông Cống và Tỉnh Gia đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn gia đình và những người thân, các cán bộ, đồng nghiệp luôn luôn động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Văn Phượng ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, lần đầu tiên nghiên cứu đồng thời trên địa bàn 3 huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia, Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin khoa học trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Văn Phượng iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Tình hình bệnh tụ huyết trùng gia súc ....................................................... 4 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 4 1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 5 1.2. Dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng ................................................................. 7 1.2.1. Nguồn bệnh và phương thức lây lan ....................................................... 7 1.2.2. Loài mắc bệnh ......................................................................................... 7 1.2.3. Tuổi mắc bệnh ......................................................................................... 8 1.2.4. Mùa phát bệnh ......................................................................................... 8 1.2.5. Vùng phát bệnh ..................................................................................... 10 1.3. Đặc tính sinh học của mầm bệnh ............................................................. 10 1.3.1. Phân loại ................................................................................................ 10 1.3.2. Hình thái và đặc tính nuôi cấy .............................................................. 11 1.3.3. Đặc tính sinh hóa ................................................................................... 14 1.3.4. Kháng nguyên của vi khuẩn .................................................................. 15 1.3.5. Độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida ........................................ 18 1.3.6. Sức đề kháng ......................................................................................... 19 1.4. Đặc điểm bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ..................................................... 20 1.4.1. Cơ chế sinh bệnh ................................................................................... 20 1.4.2. Biểu hiện đặc trưng của trâu bò bị bệnh tụ huyết trùng ........................ 21 1.5. Những hiểu biết về vắc xin phòng bệnh .................................................. 23 1.6. Phòng và trị bệnh .................................................................................... 23 iv Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 25 2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 2.1.1. Tình hình dịch bệnh chủ yếu ở trâu, bò trong phạm vi cả nước năm 2014....................................................................................................... 25 2.1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa .................................... 25 2.1.3. Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích ở trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng trên địa bàn 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống và Tĩnh Gia, Thanh Hóa ........................................................................................................ 25 2.1.4. Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể, vi thể ở trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng trên địa bàn 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia, Thanh Hóa ............................................................................................. 25 2.1.5. Tình hình mang khuẩn Pasteurella multocida trong dịch ngoáy mũi trâu, bò khỏe nuôi tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống và Tĩnh Gia, Thanh Hóa ............................................................................................. 25 2.1.6. Phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida từ bệnh phẩm trâu, bò nghi mắc bệnh tụ huyết trùng nuôi tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống và Tĩnh Gia, Thanh Hóa............................................................................. 25 2.1.7. Khảo sát đáp ứng miễn dịch của trâu, bò đối với 2 loại vắc xin bổ trợ nhũ dầu và keo phèn sau 6 tháng được tiêm vắc xin phòng bệnh tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống và Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa .......... 26 2.1.8. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò bằng một số phác đồ thực tế tại cơ sở........................................................................ 26 2.1.9. Tình hình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn trâu, bò tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống và Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa năm 2014............... 26 2.2. Vật liệu dùng cho nghiên cứu .................................................................. 26 2.2.1. Mẫu bệnh phẩm dùng phân lập vi khuẩn .............................................. 26 2.2.2. Động vật thí nghiệm .............................................................................. 26 v 2.2.3. Hóa chất và dụng cụ nghiên cứu ........................................................... 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học .................................................... 28 2.3.2. Phương pháp nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn Pasteurella multocida ............................................................................................... 29 2.3.3. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được. 32 2.3.4. Phương pháp kháng sinh đồ .................................................................. 34 2.3.5. Xác định tình trạng miễn dịch của trâu, bò khỏe trong các ổ dịch cũ bằng phương pháp ELISA (Enzym Linked Immunosorbent Assay) .... 35 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 35 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36 3.1. Tình hình dịch bệnh chủ yếu ở trâu, bò trong phạm vi cả nước năm 2014....................................................................................................... 36 3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa.................................................. 37 3.2.1. Tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2011 - 2014.................................................................................... 37 3.2.2. Tình hình các xã có dịch tụ huyết trùng trâu, bò, trên địa bàn 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia giai đoạn 2011 - 2014............... 39 3.2.3. Tình hình dịch tụ huyết trùng trâu, bò, trên địa bàn 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia giai đoạn 2011 – 2014 theo vụ............. 40 3.3. Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích ở trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng trên địa bàn 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống và Tĩnh Gia, Thanh Hóa 43 3.4. Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể, vi thể ở trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng trên địa bàn 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia, Thanh Hóa ........................................................................................................ 45 vi 3.5. Tình hình mang khuẩn Pasteurella multocida trong dịch ngoáy mũi trâu, bò khỏe nuôi tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống và Tĩnh Gia, Thanh Hóa ............................................................................................. 46 3.6. Phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida từ bệnh phẩm trâu, bò nghi mắc bệnh tụ huyết trùng nuôi tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống và Tĩnh Gia, Thanh Hóa............................................................................. 50 3.6.1. Giám định một số đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được ....................................................................... 51 3.6.2. Xác định độc lực của chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được 53 3.6.3. Xác định type kháng nguyên của chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân được .............................................................................................. 54 3.7. Khảo sát đáp ứng miễn dịch của trâu, bò đối với 2 loại vắc xin bổ trợ nhũ dầu và keo phèn sau 6 tháng được tiêm vắc xin phòng bệnh tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống và Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa ..................... 56 3.8. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò bằng một số phác đồ thực tế tại cơ sở........................................................................ 58 3.9. Tình hình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn trâu, bò tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống và Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa năm 2014............... 60 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 62 1. Kết luận ....................................................................................................... 62 2. Đề nghị ........................................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64 PHỤ LỤC vii KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BHI: Brain Heart Infusion ĐC: Đối chứng ELISA Enzym Linked Immunosorbent Assay TN: Thí nghiệm LD50: Lethal Dose 50 - Liều gây chết 50% P. multocida: Pasteurella multocida PCR: Polymerase Chain Reaction Cs: Cộng sự viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả điều tra hồi cứu về tình hình dịch bệnh chủ yếu, thường gặp ở trâu, bò trên phạm vi cả nước năm 2014 ....................................... 36 Bảng 3.2: Kết quả điều tra tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu, bò nuôi tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2014 ............................................................................. 38 Bảng 3.3: Kết quả điều tra tỷ lệ các xã có dịch tụ huyết trùng trâu, bò trên địa bàn 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2014 ......................................................................... 40 Bảng 3.4: Kết quả xác định tỷ lệ trâu, bò ốm, chết do bệnh tụ huyết trùng theo Vụ ..................................................................................................... 41 Bảng 3.5: Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng ở trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng .................................................................................................. 44 Bảng 3.6: Kết quả theo dõi bệnh tích đại thể, vi thể ở gan và phổi trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng ........................................................................... 45 Bảng 3.7: Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida từ dịch ngoáy mũi của trâu, bò khỏe (không có triệu chứng lâm sàng) ......................... 46 Bảng 3.8: Kết quả xác định mang tỷ lệ mang trùng vi khuẩn Pasteurella multocida ở trâu, bò theo tính biệt ................................................... 48 Bảng 3.9: Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida từ dịch ngoáy mũi trâu, bò khỏe theo tuổi gia súc.......................................................... 49 Bảng 3.10: Kết quả phân lập Pasteurella multocida từ bệnh phẩm trâu, bò nghi mắc bệnh tụ huyết trùng ........................................................... 50 Bảng 3.11: Kết quả giám định một số đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được ............................................... 51 Bảng 3.12: Kết quả thử phản ứng lên men đường của các chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được ............................................... 52 ix Bảng 3.13: Kết quả thử độc lực của các chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được ................................................................................... 53 Bảng 3.14: Kết quả xác định type kháng nguyên của các chủng Pasteurella multocida phân lập được .................................................................. 54 Bảng 3.15: Kết quả thử tính mẫn cảm với một số loại kháng sinh và hóa dược của chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được .............. 56 Bảng 3.16: Đáp ứng miễn dịch của trâu, bò tiêm được tiêm phòng bệnh bằng vắc xin tụ huyết trùng nhũ dầu và keo phèn sau 6 tháng ................. 57 Bảng 3.17: Kết quả điều trị bệnh cho trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng bằng phác đồ kháng sinh ........................................................................... 58 Bảng 3.18. Tình hình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn trâu, bò tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống và Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa năm 2014 .......................................................................................................... 60 x DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Sơ đồ 2.1: Phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida ...................................... 33 Hình 3.1. Chế phẩm kháng sinh D.O.C MAR dùng trong phác đồ 1 ............. 59 HÌnh 3.2. Chế phẩm kháng sinh TIACOL dùng trong phác đồ 2 ................... 59 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi trâu bò ở Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể nhằm cung cấp thịt sữa cho nhu cầu thực phẩm của người dân; sức kéo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Bên cạnh sự phát triển đó, ngành chăn nuôi trâu bò luôn phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng, trong đó có bệnh Tụ huyết trùng trâu bò. Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thể bại huyết (Hemorrhagic Septicemia) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi trâu, bò. Hàng năm trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, các báo cáo về tình hình bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở trâu, bò đã cho thấy những thiệt hại kinh tế to lớn. Theo các bào cáo tổng kết công tác thú y hàng năm của các địa phương và kết quả nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và cs (2010) [2]; tại tỉnh Hà Giang năm 2008 đã có 276 trâu, 157 bò chết vì bệnh tụ huyết trùng; tương tự như vậy, tại tỉnh Thanh Hóa trong năm 2008 đã có 455 trâu, bò chết và năm 2009 có gần 400 trâu bò chết do bệnh tụ huyết trùng. Để khống chế bệnh, cho đến nay đã có một số loại vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò được các cơ quan nghiên cứu, chế tạo, sử dụng để tiêm phòng cho trâu, bò nhưng bênh vẫn liên tục xảy ra, đặc biệt trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc. Đinh Duy Kháng và cs (2000) [14] cho biết: Việc tiếp tục phân lập xác định vi khuẩn Pasteurella là cần thiết để làm rõ đặc điểm dịch tễ của bệnh để tìm ra quy luật lưu hành, tính gây bệnh của vi khuẩn để sản xuất và ứng dụng vắc xin phù hợp trong từng vùng, hạn chế tiến tới thanh toán bệnh. Lê Văn Tạo và cs (1998)[32] cũng khuyến cáo: Nên tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò đạt tỷ lệ cao (>80%) với loại vắc xin có sự tương đồng kháng nguyên với chủng vi khuẩn Pasteurella gây bệnh ở địa phương. 2 Về đáp ứng miễn dịch của một số loại vắc xin hiện đang được sử dụng để phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò ở nước ta, Hoàng Xuân Nghinh và cs (2004) [22] trao đổi: Hiện nay ở Việt Nam có hai loại vắc xin sản xuất trong nước được các địa phương sử dụng. Tuy nhiên tỷ lệ trâu bò mắc bệnh và chết vẫn không ngừng gia tăng dẫn tới chúng ta phải suy nghĩ xem có phải chất lượng kháng nguyên trong vắc xin chưa được chuẩn hoá hay đặc tính kháng nguyên của vi khuẩn Pasteurella ở mỗi vùng có sự khác nhau. Tổng đàn trâu, bò tại Thanh Hóa tính đến cuối năm 2014 bao gồm: Đàn trâu có 190.566 con giảm 2,1%, đàn bò 205.300 con giảm 3,6%. Kết quả điều tra cho thấy, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng 5,1 nghìn tấn, tăng 0,3%, thịt trâu hơi 3,2 nghìn tấn. Bên cạnh những kết quả đạt được, chăn nuôi trâu, bò của Thanh hóa thường xuyên bị bệnh tụ huyết trùng gây thiệt hại kinh tế lớn trong ngành chăn nuôi của địa phương. Đầu năm 2014, tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện 60 con trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng ở 2 xã Vạn Xuân và Xuân Chính. Đặc biệt chỉ trong mấy ngày Tết ở thôn Hang Cáu của xã Vạn Xuân, có gần 40 con trâu bò chết. Nguyên nhân xuất hiện bệnh tụ huyết trùng trên đàn gia súc huyện Thường Xuân là do vào những ngày Tết thời tiết thay đổi thất thường, bên cạnh đó do tập quán thả rông trâu, bò của bà con và do công tác tiêm phòng dịch chưa triệt để. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, căn cứ vào cơ sở khoa học và năng lực của cơ quan nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý lâm sàng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tỉnh Gia tỉnh Thanh Hóa và biện pháp phòng trị”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý lâm sàng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại các huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. 3 - Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả đối với bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại các huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu bổ sung về đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa. - Kết quả giám sát sự lưu hành, phân lập, giám định đặc tính sinh vật hóa học, yếu tố độc lực và xác định serotype kháng nguyên của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) là cơ sở để lựa chọn vắc xin phòng bệnh, kê đơn thuốc điều trị và phục vụ cho các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo. * Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp tư liệu về serotype kháng nguyên vi khuẩn Pasteurella multocida trên thực địa tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa. - Cơ sở thực tế để lựa chọn vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò có khả năng bảo hộ cao. - Góp phần khống chế bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò nuôi tại 3 huyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa và trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình bệnh tụ huyết trùng gia súc 1.1.1. Trên thế giới Bệnh tụ huyết trùng được Bollinger phát hiện lần đầu tiên trên bò năm 1878 ở Munich (Đức). Những năm tiếp theo bệnh được phát hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, trên nhiều loài gia súc, gia cầm. Năm 1885, Kitt đã phân lập được vi khuẩn. Khi nghiên cứu vi khuẩn tụ huyết trùng gây bệnh ở các loài gia súc, các nhà khoa học thấy sự giống nhau về tính chất gây bệnh, tương đồng kháng nguyên, nhưng khác nhau về tính gây bệnh cho các loài vật. Năm 1887, Trevisan đã đề nghị đặt tên cho vi khuẩn là Pasteurella để ghi nhớ công lao của Louis Pasteur, người có nhiều đóng góp nghiên cứu phát hiện ra loại vi khuẩn này (De Alwis, 1992) [50]. Vi khuẩn pasteurella gây bệnh cho nhiều loài gia súc nên tên của chúng được gắn với tên của loài vật mà chúng gây bệnh: Pasteurella suiseptica gây bệnh ở lợn Pasteurella boviseptica gây bệnh ở bò Pasteurella oviseptica gây bệnh ở dê, cừu Pasteurella aviseptica gây bệnh ở gà… Đến năm 1939, Rosenbush và Merchant [79] đã đề nghị đặt tên cho vi khuẩn này là Pasteurella multocida, để chỉ khả năng gây bệnh cho nhiều loài vật của chúng, tên này đã được công nhận chính thức trên thế giới và sử dụng cho đến ngày nay. Lignieres (1900)[62] cho rằng: bệnh tụ huyết trùng có ít nhất ở 6 loài vật nuôi khác nhau. Hai thuật ngữ chỉ bệnh là Haemorrhagic septicaemia và Pasteurellosis được xem là đồng nghĩa. Tuy nhiên, gần đây theo quy ước của tổ chức FAO (FAO/WHO/CIF, 1970), trong các tài liệu quốc tế về súc sản, 5 hai thuật ngữ này được dùng phân biệt, Haemorrhagic septicaemia dùng chỉ bệnh do Pasteurella multocida thuộc serotype I Roberts gây ra, còn Pasteurellosisdùng chỉ bệnh do vi khuẩn Pasteurella gây ra. Ở Châu Á, bệnh tụ huyết trùng trâu, bò do Pasteurella multocida gây ra thường ở hai thể chủ yếu: Nhiễm trùng máu - xuất huyết (Haemorrhagic septicaemia- HS) và viêm phổi ở bò (Bovine pneumonic pasteurellosis). Ngày nay, sau hơn một trăm năm kể từ khi phát hiện lần đầu, Pasteurella multocida vẫn là nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng cho nhiều loài gia súc gia cầm. Tuy có tính thích nghi gây bệnh trên các loài vật khác nhau, nhưng Pasteurella multocida đều có những đặc tính cơ bản giống nhau. 1.1.2. Ở Việt Nam Bệnh tụ huyết trùng ở Việt Nam được phát hiện vào những năm cuối thế kỷ 19: Cudamie thông báo về bệnh ở trâu thuộc tỉnh Bà Rịa và Long Thành năm 1868, sau đó Gemain (1869) phát hiện bệnh ở Gò Công, Yersin phát hiện bệnh ở ở các tỉnh miền Trung vào các năm 1889-1895. Năm (1901) Shein bằng phương pháp phân lập và tiêm truyền qua động vật thí nghiệm đã xác nhận ổ dịch ở trâu, bò xảy ra ở Tây Ninh là do vi khuẩn Pasteurella multocida (Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958) [4]). Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987)[31], tại Việt Nam bệnh thường xảy ra ở Nam bộ và đặc biệt ở miền tây Nam bộ, vào những năm 1910, 1919, 1920, 1933, 1935 dịch xảy ra rất lớn và mạnh. Bệnh gây thiệt hại và lây lan nhiều hơn ở những vùng đất trũng, thấp, khí hậu ẩm ướt. Bùi Quý Huy (1998) [11] cũng cho biết: Trước đây bệnh tụ huyết trùng xảy ra mạnh ở các tỉnh phía Nam và xảy ra lẻ tẻ ở các tỉnh phía Bắc. Trong những năm 70 có 80% số ổ dịch tụ huyết trùng và 84% số thiệt hại gia súc do bệnh tụ huyết trùng thuộc về các tỉnh ở phía Nam. Đến những năm 90 phân bố địa lý của bệnh nghiêng về các tỉnh phía Bắc, số địa phương có dịch tụ huyết trùng cũng tăng lên nhiều, hàng năm có 20 - 25 tỉnh thông báo có bệnh lưu hành. 6 Ở nước ta khí hậu nóng ẩm, mỗi miền Bắc - Trung - Nam có điều kiện khí hậu và hệ sinh thái khác nhau. Các tác giả Nguyễn Vĩnh Phước (1978)[25], Nguyễn Ngã (1996)[21], Nguyễn Thiên Thu (1996)[34] đã nhận định bệnh tụ huyết trùng trâu, bò xảy ra thường trùng với những cơn mưa ở từng vùng và kéo dài đến hết mùa mưa. Nhiều tác giả cũng đã đi sâu nghiên cứu đặc tính sinh vật hoá học của vi khuẩn Pasteurella multocida, phương pháp chẩn đoán, phân lập và chế tạo vắc xin phòng bệnh. Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn (2007)[8] tiến hành nghiên cứu một số đặc tính của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ trâu, bò, lợn. Phan Thanh Phượng (1986 - 1990)[28] đã nghiên cứu, chế tạo và sử dụng vắc xin nhũ hoá bằng công nghệ lên men sục khí để phòng chống bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn và gia cầm có nhiều ưu việt hơn vắc xin cũ. Dương Thế Long (1995)[18] đã phân lập được vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh cho các loài vật nuôi (trâu, bò, lợn và gà) tại tỉnh Sơn La. Nguyễn Ngã (1996)[21], Nguyễn Thiên Thu (1996)[34] đã phân lập được vi khuẩn Pasteurella multocida từ trâu, bò mang trùng ở khu vực miền Trung và xác định tính tương đồng kháng nguyên của các chủng vi khuẩn phân lập được với chủng vắc xin Iran. Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về bệnh tụ huyết trùng như Bùi văn Dũng (2000) [3] nghiên cứu tình hình bệnh tụ huyết trùng và vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ dịch ngoáy mũi trâu, bò khỏe ở tỉnh Lai Châu. Hoàng Đăng Huyến (2004) [12] nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở Bắc Giang. Nguyễn Đăng Minh (2005) [20] nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh THT và xác định tỷ lệ mang trùng Pasteurella ở đàn trâu, bò tỉnh Hà Tây. Đỗ Ngọc Thúy và cs (2007) [35] đã ứng dụng kỹ thuật PCR để xác định type vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ vật nuôi. 7 1.2. Dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng 1.2.1. Nguồn bệnh và phương thức lây lan Nguồn lây bệnh tụ huyết trùng là những trâu, bò, lợn và gia cầm bị bệnh và mang trùng. Trong cơ thể gia súc khỏe mạnh, Pasteurella multocida ở một điều kiện nhất định, vi khuẩn thường tồn tại ở đường hô hấp trên của vật chủ, đây không phải là quan hệ cộng sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn tăng độc lực và tác động gây bệnh. Cho đến nay không rõ là vi khuẩn tồn tại bằng cách truyền lần lượt trong một số dãy cá thể của một quần thể hay nó còn tồn tại lâu dài một số con. Có nhiều cách lây bệnh khác nhau: Nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, qua vết xước trên da, bệnh có thể lây từ con ốm sang con khỏe qua tiếp xúc. Bệnh lây lan do việc giết mổ gia súc ốm, chó mèo và một số côn trùng hút máu như ruồi, mòng… cũng có thể là vật môi giới truyền mầm bệnh đi xa (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [25]. Trong giai đoạn đầu của bệnh, khi con vật còn đi lại được, vi khuẩn từ nước dãi, phân, nước tiểu được bài ra xung quanh. Ổ dịch rộng hay hẹp tùy theo điều kiện tồn tại của vi khuẩn và sức miễn dịch của đàn (Phan Thanh Phượng, 1994) [29]. 1.2.2. Loài mắc bệnh Trong tự nhiên hầu hết các loài gia súc, gia cầm, loài có vú và loài chim đều mẫn cảm với bệnh. Theo Lignieres (1900)[62] ít nhất có 6 dạng bệnh tụ huyết trùng khác nhau: Ở gà, trâu, bò, lợn, cừu, dê, ngựa và chó, cả 6 dạng bệnh này đều thấy ở thỏ. Bệnh thấy ở trâu, bò, lợn, thỏ, chó, mèo, hươu, ngựa, chồn, khỉ, dê và cừu (Carter, 1959[44]). Bệnh còn thấy ở bò rừng, nai, sơn dương, lợn rừng, thỏ rừng, voi, lạc đà và báo tuyết ở Hymalaya (De Alwis, 1982[48]). Nhiều tác giả đã khẳng định: Nơi nào có bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thì ở đó người ta cũng phát hiện bệnh này ở động vật hoang dã. De Alwis (1982)[48] cho rằng loài vật cảm nhiễm mạnh nhất đối với bệnh tụ huyết trùng là trâu, bò trong đó trâu mẫn cảm hơn bò. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ 8 chết của các loài vật với bệnh tụ huyết trùng trâu, bò phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ cảm nhiễm của vùng, mức độ bùng nổ của các vụ dịch trước đó, mức độ miễn dịch toàn đàn, đặc biệt phụ thuộc vào lứa tuổi mắc bệnh. Ở Việt Nam, trâu dễ bị nhiễm và mắc bệnh nặng hơn bò. Trâu, bò rừng cũng mắc bệnh (Đoàn Thị Băng Tâm, 1987) [31]. Trâu thường chết khi gặp thể quá cấp hoặc cấp tính. 1.2.3. Tuổi mắc bệnh De Alwis (1984)[49] cho biết mức độ cảm nhiễm của động vật non mạnh hơn động vật già, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy ở bò và trâu tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi dưới 6 tháng là 3,5%, trong khi đó trâu, bò ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 2 năm là 30 - 32%, ngược lại trâu, bò trên 2 năm tuổi tỷ lệ mắc bệnh chiếm từ 3 - 5% toàn đàn. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ chết của trâu, bò trong mỗi ổ dịch là 84 và 91% tập trung vào lứa tuổi 6 tháng đến 18 tháng. Bệnh xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi, những con đang bú mẹ ít mắc hơn những con trưởng thành. Trâu, bò 1-3 tuổi dễ mắc hơn trâu bò già và khi mắc thì tỷ lệ chết cao hơn. Trâu bò càng béo, khỏe, trẻ càng dễ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Bê, nghé dưới 6 tháng tuổi ít mắc bệnh (Bùi Quý Huy, 1998) [11]. Cao Văn Hồng (2002) [9] tại Đắk Lắk cũng cho thấy lứa tuổi cảm nhiễm với bệnh nhất là dưới 36 tháng tuổi. Hoàng Đăng Huyến (2004) [12] cho biết tại Bắc Giang trâu, bò nhỏ hơn 2 năm tuổi mẫn cảm với bệnh nhất. 1.2.4. Mùa phát bệnh Bệnh tụ huyết trùng phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu. Mustafa và cs (1978)[64 ] nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa vụ tới bệnh tụ huyết trùng đã nhận xét bệnh thường liên quan tới điều kiện khí hậu ẩm ướt. Theo Yeo và Mukhtar (1992)[83] khi nghiên cứu dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng phải quan tâm đến điều kiện thời tiết, khí hậu và địa lý của từng vùng vì những yếu tố này ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mầm bệnh trong môi trường sinh sống của động vật cảm nhiễm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng