Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom m...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom mẫu đơn đỏ (ixora coccinea l), tại trường đại học nông lâm thái nguyên

.PDF
66
131
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM QUAN VIỆT HÙNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ NỘI TẠI ĐẾN KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH CÂY HOM MẪU ĐƠN ĐỎ (IXORA COCINEA L), TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM QUAN VIỆT HÙNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ NỘI TẠI ĐẾN KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH CÂY HOM MẪU ĐƠN ĐỎ (IXORA COCINEA L), TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lương Thị Anh Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2018 ii i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và sửa. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2018 Giảng viên hướng dẫn Sinh viên Th.S Lương Thị Anh Quan Việt Hùng Giảng viên phản biện (ký và ghi rõ họ tên) ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn quan trọng, để hoàn thành chương trình đào tạo. Mục tiêu của đợt thực tập này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội làm quen với thực tế sản xuất, nghiên cứu khoa học, đồng thời giúp sinh viên hệ thống hóa và củng cố những kiến thức đã học. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Mẫu đơn đỏ (Ixora coccinea L), tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Trong quá trình thực tập được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt cô giáo hướng dẫn Lương Thị Anh đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận. Cũng nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới tất cả sự giúp đỡ đó. Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Vì vậy tôi kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Quan Việt Hùng iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA .............................. 28 Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của hom cây Mẫu đơn đỏ ở các công thức thí nghiệm theo định kỳ theo dõi ....................................................................................... 30 Bảng 4.2: Khả năng ra rễ của hom cây Mẫu đơn đỏ của các công thức thí nghiệm về độ dài hom giấm ............................................................................ 32 Bảng 4.3: Khả năng ra chồi của hom cây Mẫu đơn đỏ của các công thức thí nghiệm về độ dài hom giấm ............................................................................ 36 Bảng 4.4: Tỷ lệ sống của hom cây Mẫu đơn đỏ ở các công thức thí nghiệm về loại hom giâm .................................................................................................. 40 Bảng 4.5: Chỉ tiêu ra rễ của hom Mẫu đơn đỏ ở các công thức thí nghiệm về loại hom giâm .................................................................................................. 42 Bảng 4.6: Các chỉ tiêu ra chồi ở CTTN loại hom giâm cây Mẫu đơn đỏ ........... 46 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm cho các công thức loại hom giâm ............. 24 Hình 4.1: Tỷ lệ sống (%) trung bình của hom cây Mẫu đơn đỏ ở các công thức thí nghiệm về độ dài hom giâm .................................................. 31 Hình 4.2a: Tỷ lệ (%) ra rễ của hom cây Mẫu đơn đỏ ở các CTTN về độ dài hom giâm .................................................................................... 32 Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn số rễ trung bình/hom cây Mẫu đơn đỏ ở các CTTN về độ dài hom giâm ..................................................................... 33 Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn chiều dài rễ trung bình/hom cây Mẫu đơn đỏ ở các CTTN về độ dài hom giâm ......................................................... 34 Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn chỉ số ra rễ trung bình/hom cây Mẫu đơn đỏ ở các CTTN về độ dài hom giâm ......................................................... 35 Hình 4.6: Ảnh ra chồi của hom cây Mẫu đơn đỏ ở các CTTN ....................... 36 Hình 4.7: Tỷ lệ (%) ra chồi của hom cây Mẫu đơn đỏ ở các CTTN về độ dài hom giâm .................................................................................... 37 Hình 4.8: Đồ thị biểu diễn số chồi trung bình/hom cây Mẫu đơn đỏ ở các CTTN về độ dài hom giâm ......................................................... 38 Hình 4.9: Đồ thị biểu diễn chiều dài chồi trung bình/hom cây Mẫu đơn đỏ ở các CTTN về độ dài hom giâm ................................................... 38 Hình 4.10: Đồ thị biểu diễn chỉ số ra chồi trung bình/hom cây Mẫu đơn đỏ ở các CTTN về độ dài hom giâm ................................................... 39 Hình 4.11: Tỷ lệ sống của hom cây Mẫu đơn đỏ ở CTTN về loại hom giâm 41 Hình 4.12: Ảnh ra rễ của hom cây Mẫu đơn đỏ ở CTTN loại hom giâm ....... 42 Hình 4.13: Tỷ lệ rễ (%) của hom cây Mẫu đơn đỏ ở các CTTN về loại hom giâm............................................................................................. 43 Hình 4.14: Số rễ trung bình/hom của các công thức về loại hom giâm.......... 43 v Hình 4.15: Chiều dài rễ trung bình/hom ở các CTTN về loại hom giâm ....... 44 Hình 4.16: Chỉ số ra rễ của hom cây Mẫu đơn đỏ ở CTTN loại hom giâm ... 45 Hình 4.17: Ảnh ra chồi của hom cây Mẫu đơn đỏ ở CTTN loại hom giâm ... 46 Hình 4.18: Tỷ lệ ra chồi của cây hom ở CTTN về loại hom giâm ................. 47 Hình 4.19: Số chồi trung bình của cây hom Mẫu đơn đỏ ở các công thức thí nghiệm loại hom giâm ................................................................ 48 Hình 4.20: Chiều dài chồi trung bình của cây hom ở các CTTN loại hom ... 48 Hình 4.21: Chỉ số ra chồi của cây hom ở các CTTN loại hom giâm ................ 49 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTTN : Công thức thí nghiệm CT : Công thức Tb : Trung bình IAA : Axit Indol axetic NAA : Axit Naphtylaxetic IPA : Axit Indol propionicv IBA : Axit Indolbutyric vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi MỤC LỤC ....................................................................................................... vii PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.1.1. Cơ sở tế bào của sự hình thành rễ bất định ............................................. 4 2.1.2. Cơ sở sinh lý của sự hình thành chồi và rễ bất định ............................... 5 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 16 2.3. Những nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................. 17 Cây mẫu đơn đỏ (Ixora coccinea) có tên khác là cây long thuyền hoa, nam mẫu đơn, cây trang. Mẫu đơn đỏ thuộc họ: Thiến thảo (Rubiaceae). ............. 18 Mẫu đơn hoa đỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây tạng. Thuộc loài cây được biết đến từ rất sớm, cách đây hàng 4000 năm trước. ............................. 18 2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 20 2.5.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 20 2.5.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết .................................................................... 21 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 22 viii 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 22 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 22 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 23 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27 PHẦN 4. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 30 4.1. Kết quả về tỷ lệ sống, khả năng ra rễ, ra chồi của hom cây Mẫu đơn đỏ dưới ảnh hưởng của độ dài hom giâm ............................................................. 30 4.1.1. Kết quả về tỷ lệ sống của hom cây Mẫu đơn đỏ dưới ảnh hưởng của độ dài hom giâm ................................................................................................... 30 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sống của hom cây Mẫu đơn đỏ dưới ảnh hưởng của độ dài hom giâm được thể hiện ở bảng 4.1, hình 4.1: .............................. 30 4.1.2. Kết quả về khả năng ra rễ của hom cây Mẫu đơn đỏ dưới ảnh hưởng của độ dài hom giâm ....................................................................................... 31 4.1.3. Kết quả về khả năng ra chồi của hom cây Mẫu đơn đỏ dưới ảnh hưởng của độ dài hom giâm ....................................................................................... 36 4.2. Kết quả về tỷ lệ sống, khả năng ra rễ, chồi của hom cây Mẫu đơn đỏ dưới ảnh hưởng của loại hom giâm ......................................................................... 40 4.2.1. Kết quả về tỷ lệ sống của hom cây Mẫu đơn đỏ dưới ảnh hưởng của loại hom giâm .................................................................................................. 40 4.2.2. Kết quả về chỉ tiêu ra rễ của hom cây Mẫu đơn đỏ ở các loại hom giâm ......................................................................................................... 41 4.2.3. Kết quả về các chỉ tiêu ra chồi của hom ở các CTTN về loại hom giâm ......................................................................................................... 46 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 50 5.1. Kết luận .................................................................................................... 50 ix 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 50 5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây Mẫu đơn đỏ (Ixora coccinea L) là một dược thảo quý có tác dụng chữa trị nhiều chứng bệnh, đồng thời là cây cảnh có hoa rất đẹp, nên còn có tên là hoa vương, thiên hương quốc sắc, phú quý hoa. Cây sống lâu năm, cao 1-1,5m, rễ phát triển thành củ. Lá thường chia thành 3 lá chét, lá chét giữa lại chia thành 3 thùy, mặt trên xanh, mặt dưới có lông màu trắng nhạt. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, rất to, đường kính đạt tới 15-20cm; màu đỏ, tía hoặc trắng rất đẹp, mùi thơm gần giống mùi của hoa hồng. Tác dụng Mẫu đơn bì và hoạt chất paeoniflorin có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống viêm, chống thấp khớp, an thần, hạ sốt, giảm đau, chống loét dạ dày, chống dị ứng và chống co giật. Ngoài ra còn có tác dụng gây giãn mạch vành tim và mạch ở cơ chân, gây hạ huyết áp, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, ức chế sự đông máu rải rác trong mạch và bảo vệ gan chống ảnh hưởng độc hại gan của hóa chất trong thực nghiệm trên động vật. Trong thực nghiệm phản xạ có điều kiện, mẫu đơn bì và hoạt chất paeoniflorin có khả năng giảm sự suy yếu nhận thức gây ra bởi scopolamin trong việc tìm lối ra qua mê cung ở chuột cống trắng và trong việc phân biệt sự chói sáng ở chuột cống già. Trên lâm sàng, có khả năng điều trị rối loạn nhận thức, sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Hoạt chất paeonol của mẫu đơn bì có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, chống huyết khối, chống viêm, an thần, giảm đau và chống đột biến. Ngoài ra còn một hoạt chất khác có tác dụng kháng siêu vi khuẩn. Mẫu đơn bì còn ức chế men aldose reductase, làm giảm tích lũy sorbitol trong tế bào, do vậy làm giảm những biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận. Mẫu đơn bì cũng ức chế men monoamin oxydase, do vậy có khả năng điều trị bệnh trầm cảm [17]. 2 Công dụng Trong y học cổ truyền Việt Nam, mẫu đơn bì được dùng làm thuốc trấn kinh, giảm đau, chữa nóng âm ỉ kéo dài, sốt về chiều và đêm, không có mồ hôi, hoặc đơn sưng, huyết ứ phát sốt, nhức đầu, đau lưng, đau khớp, đau kinh, kinh nguyệt không đều và bệnh phụ khoa sau khi sinh. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Trong y học cổ truyền Trung Quốc và nhiều nước phương Ðông, mẫu đơn bì được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chống viêm, giảm đau, chống co thắt trong điều trị nhức đầu, chóng mặt, viêm rễ thần kinh, đau kinh, bế kinh, đau bụng, đau ngực, các bệnh có co giật, thoát mạch, để dự phòng và điều trị các bệnh huyết khối tắc mạch, chuột rút cơ bắp chân, bệnh gan, dị ứng, sa sút trí tuệ ở người cao tuổi và dùng làm thuốc chống đông máu. Nhân dân một số nước còn dùng mẫu đơn bì chữa viêm da, dị ứng, mụn nhọt, lở loét, trị bỏng và gây vô sinh. Không dùng cho phụ nữ mang thai vì có thể gây sẩy thai [17]. Do cây Mẫu đơn co nhiều tác dụng trong y học nên cây giống tạo ra từ giâm hom sẽ phương pháp duy trì được tính trạng của cây mẹ. Giâm hom là phương pháp dùng một đoạn ngon, thân hoặc rễ để tạo ra cây mới, gọi là cây hom. Kết quả của giâm hom phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình như cách chăm sóc,…ngoài ra, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: điều kiện ngoại cảnh, nhân tố nội tại, chất kích thích, giá thể,… Nhưng việc sử dụng loại hom, độ dài hom bao nhiêu thích hợp với khả năng ra rễ của cây lại là một vấn đề cần được nghiên cứu. Xuất phát từ vấn đề trên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Mẫu đơn đỏ (Ixora coccinea L) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được loại hom, độ dài hom phù hợp nhất cho khả năng ra rễ của hom Mẫu đơn đỏ. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập, nghiên cứu khoa học. + Giúp cho sinh viên có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn. + Kết quả của đề tài nghiên cứu làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong nghiên cứu, nhân giống loài cây Mẫu đơn đỏ. + Thông qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên có điều kiện học hỏi những kiến thức thực tiễn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân để thực hiện tốt công tác sau này. - Trong thực tế Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho công tác nhân giống loài cây Mẫu đơn đỏ bằng hom trên địa bàn Thái nguyên và một số nơi có điều kiện tương tự 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Phần lớn các loài thực vật đều sinh sản bằng con đường sinh sản hữu tính, tuy nhiên chúng ta vẫn bắt gặp các hình thức sinh sản vô tính: Chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào, giâm hom. Nhờ có phương thức sinh sản vô tính mà thực vật có thể tái tạo lại mình từ các phần của cơ thể: Bằng thân như dây Khoai lang, bằng rễ như cây Hồng,… Trong các biện pháp sinh sản vô tính, giâm hom là hình thức phổ biến nhất và là một trong những công cụ có hiệu quả cho việc lưu giữ, bảo vệ và duy trì giống cây rừng. Bởi chúng có các đặc điểm sau: - Giâm hom có thể dùng hom thân, hom cành, hom rễ toàn những nguyên liệu sẵn có, dễ làm, dễ thao tác. - Nhân giống bằng hom cho hệ số nhân giống lớn, tương đối rẻ tiền, nên được dùng phổ biến cho trong nhân giống cây rừng, cây cảnh và cây ăn quả [4]. - Cây hom mặc dù không giữ được các đặc trưng hình thái giải phẫu nhưng lại giữ được các đặc điểm di truyền mong muốn của cây mẹ. Đặc biệt đối với một số cây lâm nghiệp có hình thức lai xa thì nó còn giúp giữ các tính trạng tốt ở đời F1, tránh phân ly ở đời F2 và như vậy chúng có hệ số biến động nhỏ hơn cây sinh sản hữu tính bằng hạt. 2.1.1. Cơ sở tế bào của sự hình thành rễ bất định * Rễ bất định là rễ sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của nó. Có 2 loại rễ bất định là rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh. +Rễ tiềm ẩn là rễ có nguồn gốc tự nhiên trong thân, cành cây nhưng chỉ phát triển khi đoạn thân, đoạn cành tách khỏi thân cây. 5 +Rễ mới sinh là loại rễ chỉ hình thành khi được cắt hom, nó là hậu quả của phản ứng với vết cắt. Nghĩa là khi cắt hom thì các tế bào sống tại vết cắt bị tổn thương và các tế bào dẫn truyền đã chết của mô gỗ được hở ra và gián đoạn các chất dinh dưỡng được tổng hợp từ ngọn lá đi xuống tới chỗ vết cắt. Quá trình nguyên phân xẩy ra theo 3 bước tạo thành các mô sẹo, là cơ sở của sự hình thành 1 lớp tế bào bị thối trên bề mặt, vết thương được đậy lại bằng lớp keo bảo vệ, lớp keo bảo vệ này giúp mặt cắt khỏi bị thoát hơi nước. Các tế bào sống ở ngay dưới lớp tế bào bảo vệ, lớp tế bào bảo vệ đó bắt đầu phân chia sau khi vết cắt được vài ngày và có thể hình thành một lớp mô mềm (Callus). Các tế bào lân cận của vùng tượng tầng mạch và libe gỗ bắt đầu hình thành rễ bất định. Chính vì vậy việc giâm hom cành để hình thành bộ rễ mới là quan trọng nhất, sau đó là số lượng rễ/hom và chiều dài rễ. 2.1.2. Cơ sở sinh lý của sự hình thành chồi và rễ bất định Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ trong quá trình giâm hom, về cơ bản có thể chia thành 2 nhóm là: Các nhân tố nội sinh và nhóm cá nhân tố ngoại sinh [10]. 2.1.2.1. Các nhân tố nội sinh: + Đặc điểm di truyền loài: Nhiều nghiên cứu cho thấy không phải tất cả các loài cây đều có khả năng ra rễ như nhau. Do đặc điểm di truyền, biến dị, các xuất xứ và các cá thể khác nhau cũng có khả năng ra rễ khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau (D.Akomixarop, 1964, B.matin,1974, Nauda,1977) đều đi đến kết luận là: Các loài khác nhau có đặc điểm ra rễ khác nhau. Các tác giả này đã dựa vào khả năng ra rễ, (theo Qujada,1985 và Nauda,1970) để chia ra các loại cây gỗ thành 3 nhóm: - Nhóm dễ ra rễ, bao gồm: Các loại không cần xử lý bằng chất kích thích ra rễ vẫn ra rễ với tỷ lệ cao, nhóm này gồm các loài như: Đa (Ficus 6 hoxb), Sung (F.glonerala) rất dễ ra rễ. Một số loài khác như Dương (Populus), Liễu (Salix), Lõi thọ thuộc nhóm dễ ra rễ. Một số loại thuộc họ Bambusaccac như tre, vầu, luồng được trồng bằng hom thân không cần xử lý chất kích thích ra rễ. - Nhóm ra rễ trung bình: bao gồm các loài chỉ cần xử lý bằng chất kích thích ra rễ với nồng độ thấp cũng có thể ra rễ với tỷ lệ cao. Nhóm này gồm các loài như Bạch đàn (E camaldunensis, E.Deglupta, E.Teretcomis), Thông (Pinusssco carpa, P.patula, P.caribe ….) - Nhóm khó ra rễ bao gồm: Các loại hầu như không ra rễ hoặc là phải dùng đến hóa chất kích thích ra rễ vẫn cho tỷ lệ ra rễ thấp là các loại thuộc nhóm này gồm SWietenia, Macro phylla, Padoearpus, Rigfrighiosi, các loài thuộc chi Casttanea, fagus, Franxinus, Liriodddendron, Guercus, Tilia, Arucaria ở nước ta loài bách tán cũng thuộc loại rất khó ra rễ. + Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng cá thể: Trong 1 loài, các xuất xứ khác nhau có tỉ lệ ra rễ khác nhau. E.Camaldulensis có xuất xứ Victroria River là 60%, còn E.Camaldulensis xuất xứ Gibb River là 85%, còn xuất xứ Nghĩa Bình là 35% (Lê Đình Khả, Đoàn Thị Bích, 1997). + Đặc điểm cá thể: Trong một xuất xứ các cá thể khác nhau cũng có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Trong số 15 cây Phi lao (Casurinacquisetifolia) 1 tuổi có 9 cây ra rễ 100%, 5 cây ra rễ từ 53-87%. Thí nghiệm với keo lai lá tràm (Acacia.Auriculiformic) cho 5 cây mẹ khác nhau có tỷ lệ ra rễ như sau: 7 Cây mẹ Tỷ lệ ra rễ Hom chồi bất định Hom cành 1 100 80 2 90 60 3 70 60 4 100 70 5 100 80 Từ số liệu trên cho thấy: Không những loài cây khác nhau mà trong cùng một loài các xuất xứ, dòng và các cá thể khác nhau cũng có tỷ lệ ra rễ khác nhau. +Tuổi cây mẹ và tuổi cành lấy hom: Tuổi cây mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ của hom, nhất là đối với các loài khó ra rễ. Nhìn chung, tuổi cây mẹ càng già thì tỷ lệ ra rễ của hom càng giảm. Cây Mỡ (Manglietia) 1 tuổi có tỷ lệ ra rễ 98%, Mỡ 3 tuổi 47%, Mỡ 20 tuổi không ra rễ. Cây Sao đen (Hopeaoddrta) 1 tuổi 70% ra rễ, 2 tuổi 50% ra rễ. Hom từ cây già không những có tỷ lệ ra rễ thấp có thời gian ra rễ dài hơn. Ví dụ hom Mỡ 1 tuổi thời gian ra rễ là 80 ngày, trong lúc đó hom chồi bất định ở cây 8 tuổi là 120 ngày. Để giải thích tỷ lệ ra rễ thấp của hom giâm ở cây có tuổi cao thì Liubin ski (1957) cho rằng: ở cây nhiều tỷ lệ đường tổng số trên đạm tổng số ở thân cây quyết định. Nói cách khác là do hàm lượng đạm ở thân cây giảm xuống, song có người cho rằng, sở dĩ cây có tuổi cao ra rễ kém là do tính mềm dẻo của cây bị giảm đi [9]. Tuổi cành (hay trạng thái sinh lý của cành) cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom, hom ở giai đoạn nửa hóa gỗ thích hợp cho việc ra rễ. Hom quá non khi đặt vào môi trường giâm hom dễ bị thối rữa, ngược lại hom quá già khó ra rễ. 8 +Vị trí lấy hom trên cây và trên cành: -Hom lấy từ cành ở các vị trí khác nhau, trên tán cây cũng có tỷ lệ ra rễ khác nhau, với Vân sam lá nhọn (Picea) hom từ phần trên của tán lá ra rễ tốt nhất, nhưng với Vân sam Châu âu (P.excelga) thì ngược lại, Phong trắng (Populus) khi hom hóa gỗ yếu tốt nhất là cắt hom ở phần dưới tán, khi hom nữa hóa gỗ cắt hom ở phần giữa. Như vậy với mỗi loài cây vị trí lấy hom khác nhau có tỷ lệ ra rễ khác nhau. -Trên một cành hom được lấy ở các vị trí khác nhau cũng có tỷ lệ ra rễ khác nhau, với Bạch đàn một cành được chia làm 4 phần: Ngọn, sát ngọn, giữa và sát gốc. Qua 2 lần thí nghiệm cho kết quả như sau: Hom ngọn có tỷ lệ ra rễ 54,6 - 61,6%, hom sát ngọn 71,6- 90,8%. Với Keo lai lá tràm và Keo Tai tượng hom ngọn và hom sát ngọn cho tỷ lệ ra rễ cao hơn 93,3 -100% so với hom giữa và hom sát gốc 66,7 - 97,6% [6]. Nếu tính từ đầu cành trở vào, hom mở ở vị trí thứ 2 có tỷ lệ ra rễ gấp 5 lần so với hom lấy ở đầu cành. Thường hom chồi ở phần gần gốc của một cây dễ ra rễ hơn ở phần ngọn. Theo Hartney (1980) có thể do 2 lý do: - Gốc của cây con là nơi tích tụ các chất cần cho ra rễ. - Tồn tại 1 sự chênh lệch về các chất kích thích và ức chế sự ra rễ ở các phần khác nhau của cây. - Theo thuyết phát triển giai đoạn thì gốc là phần non nhất của một cây vì vậy lấy hom ở phần này cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. + Sự tồn tại của lá trên hom: Ánh sáng là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình ra rễ của hom. Lá là cơ quan hấp thu ánh sáng trong quang hợp để tạo ra chất hữu cơ cần thiết cho cây dữ trữ chất dinh dưỡng, đồng thời là cơ quan thoát hơi nước và hút nước để khuếch tán tác dụng chất kích thích ra rễ đến các bộ phận của hom. Vì vậy, nhất thiết giâm hom phải để lại một số lá, nhưng nếu để lại diện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan