Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số vấn đề về tôn giáo phật giáo hòa hảo ở tỉnh an-giang hiện nay...

Tài liệu Một số vấn đề về tôn giáo phật giáo hòa hảo ở tỉnh an-giang hiện nay

.PDF
35
276
60

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU Tôn giáo là một hình thái đặt biệt của ý thức xã hội mang tính bảo thủ . Các loại hình tôn giáo thường có sức sống dai dẳng trong tư tưởng tình cảm của con người và thông qua những vòng khâu chuyễn hóa nhất định , từ lâu nó đã trở thành một lực lượng vật chất tác động không nhỏ đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại . Trong thời đại ngày nay , với sự bùng nổ của cuộc cách mạng Khoa họcCông nghệ một số nước đã giành được nhiều thắng lợi to lớn ở mức độ khác nhau và cùng với những thành tựu đạt được trong công cuộc cải tiến cách mạng theo định hướng đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước ta thì tôn giáo trên thực tế đã có những chuyển biến , nhưng tôn giáo chưa thể mất đi được , mà về khách quan tôn giáo còn tồn tại lâu dài và có ảnh hưởng nhất định đến qúa trình xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Phật giáo Hoà Hảo do Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng vào năm 1939 , tại tỉnh An giang , trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược , chúng tăng cường vơ vét , bóc lột nhân dân ta về kinh tế , nô dịch về văn hoá và tư tưởng ; khủng bố và đàn áp các phong trào yêu nước và phong trào cách mạng của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo. Phật giáo Hoà Hảo ra đời phổ biến truyền giáo lý của Đức Huỳnh giáo chủ là “ Học phật tu nhân “, thực hiện Tứ ân: Ân tổ tiên , Ân đất nước , Ân Tam bảo và Ân đồng bào nhân loại , nhằm trao đổi và nâng cao đạo đức văn hoá cho tín đồ đem lại lợi ích cho nhân sanh và cho xã hội. Sau ngày miền Nam giải phóng, hoạt động Trị sự Phật giáo Hòa Hảo cũng như các tổ chức chính trị, quân sự của nó không còn hoạt động nhưng đông đảo tầng lớp tín đồ vẫn giữ đạo theo truyền thống giáo lý Hòa Hảo”Học Phật,tu nhân”. Tuy nhiên,trong qúa trình đó bọn phản động được sự hổ trợ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang lợi dụng Phật giáo Hòa Hảo,lợi dụng chính sách “Mở cửa”,”Đổi mới” của Đảng và Nhà nước ta (trong đó có đổi mới công tác tôn giáo) để chống phá lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Trong khi chưa có Pháp lệnh tôn giáo và luật về tín ngưỡng tôn giáo, vấn đề quản lý Nhà nuớc về hoạt động tôn giáo còn thiếu những văn bản dưới luật có tính chất pháp quy, đòi hỏi phải nghiên cứu có hệ thống để có những căn cứ lý luận và thực tiển nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công tác tôn giáo trước mắt cũng như lâu dài ở địa phương. Bản thân là một cán bộ nghiên cứu tổng hợp nên tôi chọn đề tài : “Một số vấn đề về tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo ở tỉnh An-giang hiện nay” làm tiểu luận tốt nghiệp. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội và là một hiện tượng lịch sử.Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài thống trị họ trong cuộc sống hàng ngày,sự phản ánh mà trong đó các lực lượng trần thế lại mang hình thức các lực lượng phi trần thế .Từ khía cạnh xã hội , các nhà nghiên cứu đã thống nhất nhìn nhận một tôn giáo theo ba tiêu chí: Giáo lý-những quan niệm về niềm tin vào các lực lượng , thực thể siêu nhiên và mối quan hệ giửa con người với lực lượng, thực thể đó-; Nghi lễ-phương tiện,biểu tượng để con người giao tiếp với lực lượng,thực thể siêu nhiên-; Tổ chức-sự tồn tại những hình thức quản lý chung trong hoạt động tôn giáo của cộng đồng tín đồ-. 1.1.Quan điểm của Mác,Ăng ghen về tôn giáo: Mác-Ăng ghen xem tôn giáo như là một hiện tượng xã hội phức tạp,đa dạng gắn liền với những lĩnh vực khác nhau của đời sống con người . Trong tác phẩm “Phê phán triết học pháp quyền Hê-ghen” Mác viết ” Con người sáng tạo ra tôn giáo,chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người,cụ thể là: Tôn giáo là sự tự ý thức và sự cảm nhận của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc dã lại để mất bản thân mình một lần nữa.Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng ẩn náo đâu đó ngoài thế giới . Con người chính là thế giới con người ,là Nhà nước ,là xã hội.Nhà nước ấy,xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo tức thế giới quay lộn ngược “ [1,643-644]. Trong cuốn “Chống Đuy-rinh”,với quan điểm duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học.Mác-Ăng ghen viết: “ Bất cứ tôn giáo nào cũng chỉ là sự phản ảnh hư ảo vào trong đầu óc con người ta, những sức mạnh ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ ,chỉ là sự phản ánh mà trong đó sau sức mạnh thế gian đã mang hình thức sức mạnh siêu thế gian” [2,623]. Về bản chất của tôn giáo ,theo Mác, cơ sở để phê phán không mang tính tôn giáo là ở chổ con người tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo tạo ra con người .Tôn giáo là tình cảm tự thân của con người khi họ chưa làm chủ được bản thân thì đã tự đánh mất mình .Nhưng con người không phải là một vật trừu tượng chung chung như quan điểm của Phơ-bách mà con người là thế giới của con người tạo ra ,nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với mọi vật xung quanh , giữa cái trần tục với cái thiêng liêng ,cái hiện thực với cái hư ảo,cái trần gian với cái siêu trần gian .Nhà nước và xã hội đã tạo ra tôn giáo , đó là cơ sở trần tục của tôn giáo. Theo Mác-Ăng ghen : Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, nhưng bản chất của nó là một hình thái xã hội đặc biệt , nó phản ánh hư ảo hoang đường thế giới khách quan vào đầu óc con người, tôn giáo chỉ xuất hiện ,tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định , khi những điều kiện lịch sử phát triển đến một giai đoạn nào đó tôn giáo sẽ không tồn tại. Mác cho rằng ,tôn giáo chỉ xuất hiện là đền bù hư ảo ,sự bất lực của sản phẩm của quan hệ hạn chế của con người đối với tự nhiên và đối với nhau ,sự khổ ải của tôn giáo vừa là sự khổ ải của hiện thực ,lại vừa là sự phản kháng lại sự khổ ải hiện thực đó. Tôn giáo là tiếng thở dài não nuột của chúng sinh bị áp bức ,là trái tim của thế giới không có trái tim , là tinh thần của trạng thái không có tinh thần .Tôn giáo là liều thuốc phiện , là hạnh phúc hư ảo của nhân dân .Theo quan điểm của Mác-Ăng ghen thì ba yếu tố được coi là nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo là : yếu tố nhận thức -những quan niệm về tự nhiên ,về con người và quan hệ giữa con người và giới tự nhiên , trong đó quan niệm về lực lượng siêu nhiên (thần thánh) luôn luôn thống trị con người , là nền tảng giáo lý -.Yếu tố xã hội-sự tác động của xã hội loài người với chính con người , làm cho họ cảm thấy bị đè nén ,bất lực trước cuộc sống và phải tìm đến con đường giải thoát là tôn giáo-.Yếu tố tâm lý-bắt nguồn từ nhu cầu tinh thần , con người đã nảy sinh tình cảm đối với các sinh hoạt tôn giáo .Hai ông đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn gốc xã hội gắn liền với những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ,con người với với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong xã hội có giai cấp , con người bất lực trước sức mạnh tự phát trong đời sống xã hội như : bệnh tật,nghèo đói,tai họa thiên nhiên ,tai họa do chiến tranh ,bất công giữa kẻ giàu người nghèo...Do nhận thức còn hạn chế ,họ cho rằng thế giới của con người đã có sự sắp đặt ,định đoạt từ trước của một ý chí siêu nhiên nào đó ( Trời, Phật, Thượng đế hay thần linh ma qủy ) nên họ đành cuối đầu khuất phục,mất hết ý chí đấu tranh chỉ tập trung vào thờ phụng, cầu khẩn và mong ước được tha thứ , ban ơn hay che chở . Chính vì vậy giai cấp thống trị đã lợi dụng lòng tin vào tôn giáo để mê hoặc giai cấp , nô dịch quần chúng nhân dân lao động nhằm củng cố địa vị thống trị giai cấp, thống trị xã hội của chúng. Tóm lại,Mác-Ăng ghen không dừng lại ở việc coi tôn giáo như là sản phẩm của sự nhận thức sai lầm của con người như những quan điểm cũ, khác với thuyết vô thần trước đó, Mác-Ăng ghen đã nêu lên được nguồn gốc, bản chất xã hội, vai trò chính trị-xã hội của tôn giáo, mối liên hệ của nó với các hình thái ý thức xã hội, từ đó tìm ra con đường đúng đắn.có cơ sở khoa học để khắc phục nó. Theo các ông, cách khắc phục tôn giáo thiết thực nhất là xây dựng được một xã hội mà trong đó không có điều kiện cho những biến dạng của tôn giáo tồn tại, một xã hội hiện thực của đời sống xã hội thể hiện mối quan hệ bình đẳng đúng đắng giữa con người với con người và con người với tự nhiên. 1.2.Quan điểm của Lênin về tôn giáo Lênin phát triển học thuyết của Mác-Ăng ghen về tôn giáo,ông đề cặp đến lý luận tôn giáo trong nhiều tác phẩm như : Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo; về thái độ của Đảng Công nhân đối với tôn giáo ; các giai cấp và các Đảng trong mối quan hệ với tôn giáo và nhà thờ ; chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán...Lênin đã trình bày rõ ràng hơn, toàn diện hơn về nguồn gốc, bản chất và vai trò của tôn giáo, sự lý giải của Lênin về nguồn gốc của tôn giáo cho ta khả năng giải thích sâu hơn về nguyên nhân tồn tại và sức sống dai dẳng của tôn giáo ; đồng thời Lênin còn chỉ rõ thái độ đối với tôn giáo của những người Mác-xít, ông cho rằng : Cần phải phân biệt chính xác giữa tôn giáo như một tư tưởng xa lạ với chủ nghĩa Mác và những người lao động chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Đối với những người lao động có tôn giáo ,tôn giáo là “ thứ rượu mạnh tinh thần”[3,324] của họ ; vì vậy đối với họ phải có thái độ thận trọng, không được gạt bỏ họ bằng thái độ kinh miệt với những định kiến tôn giáo và chính trị của họ mà bền bỉ khéo léo kiên nhẫn và lợi dụng mọi hành động đấu tranh chính trị và kinh tế,để giáo dục và làm cho họ gần gủi với giai cấp vô sản, giác ngộ trên cơ sở đấu tranh chung. Đồng thời phải phân biệt rõ hai mặt của vấn đề tôn giáo: chính trị và tư tưởng luôn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo ,mặt chính trị phản ánh mâu thuẩn đối kháng về lợi ích kinh tế-chính trị giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích nhân dân lao động , còn mặt tư tưởngphản ánh mâu thuẩn không mang tính đối kháng giữa những người không có tín ngưởng tôn giáo cũng như những người có tín ngưởng tôn giáo khác nhau. Chính trị và tư tưởng thường đan xen vào nhau , có những mâu thuẩn thuộc về chính trị trong tôn giáo bị các phần tử phản động ngụy trang bằng sự khác nhau về tư tưởng và ngược lại, việc phân biệt giữa hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo dù khó khăn nhưng rất cần thiết , nhằm tránh khuynh hướng “tả” hoặc “hữu” trong quá trình quản lý, giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tín ngưởng,tôn giáo. Người dạy rằng: “Không nên chỉ bó hẹp cuộc đấu tranh chống tôn giáo trong một cuộc tuyên truyền trừu tượng về mặt tư tưởng phải gắn cuộc đấu tranh ấy với thực tiển cụ thể của phong trào giai cấp nhằm tiêu diệt nguồn gốc xã hội giai cấp” [4,51]. Bất kỳ vấn đề nào có liên quan đến tôn giáo, cần phải giải quyết trong mối quan hệ chung của cuộc đấu tranh cách mạng với nhiệm vụ của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản. Lênin đã đưa ra những quan điểm khoa học kiểu mẫu trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo , từ sự chỉ dẫn đó của Lênin ta có thể rút ra một số nguyên tắc sau : +Phải giải thích nguyên nhân tồn tại tín ngưởng tôn giáo một cách khoa học trên cơ sở duy vật , chú ý tới nhân tố lịch sử-xã hội-văn hóa-tâm lý-cảm xúc của con người , tôn giáo còn tồn tại lâu dài. +Phải gắn bó cuộc đấu tranh chống ảnh hưởng trên của tôn giáo với quần chúng ,với việc củng cố đoàn kết thống nhất của những người lao động có tôn giáo và không có tôn giáo .Việc khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là một quá trình xây dựng mới phát triển trí thức trong nhân dân. +Phải tạo được một hệ thống những quan điểm khoa học,đạo đức bao quát và giải thích được những vấn đề mà quần chúng nhân dân lao động vẫn tìm trong tôn giáo. +Không được khước từ những cuộc đấu tranh nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo với quần chúng nhân dân lao động , nhưng cũng không thể cấm đoán tôn giáo bằng biện pháp hành chính cực đoan , không thể giải quyết vấn đề tôn giáo bằng những lời lẽ tuyên truyền ầm ĩ về Chủ nghĩa duy vật...bằng những khẩu hiệu chống nhà thờ. +Giai cấp vô sản phải xóa bỏ tình trạng nô lệ về kinh tế vì tình trạng ấy là nguồn gốc thật sự mê hoặc nhân loại. Việc nhận thức đúng đắn quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo và vận dụng sáng tạo những quan điểm ấy để nghiên cứu tôn giáo nói chung hay một tôn giáo cụ thể của mỗi nước sẽ góp phần làm cho Đảng cầm quyền tránh được những sai lầm đáng tiếc trong việc thực hiện công tác tôn giáo , tạo sự đoàn kết trong khối đại đoàn kết dân tộc cùng chung ý chí đấu tranh cho lý tưởng cao cả của con người .Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận gắn với thực tiễn. Mác-Ăng ghen-Lênin đã để lại cho chúng ta phương pháp tốt nhất để nhận thức về tôn giáo ,những ý kiến sâu sắc về bản chất, nguồn gốc ,vai trò của tôn giáo trong xã hội .Tuy nhiên hiện nay tôn giáo ngày càng phức tạp , phong phú hơn nhiều so với thời kỳ của Mác-Ăng ghen-Lênin, nhưng những quan điểm khoa học của các ông về tôn giáo vẫn là nền tảng cho toàn bộ nhận thức của chúng ta về tôn giáo, nhất là quan điểm của các ông không bao giờ chủ quan xóa bỏ tôn giáo ,nó không thể mất đi dễ dàng, không thể nào ”chết cái chết tự nhiên của nó” , khi những nguồn gốc tạo ra nó vẫn tồn tại ,chính các ông đã dùng phuơng pháp các Chủ nghĩa duy vật lịch sử làm công cụ ,cơ sở để nhận thức về tôn giáo một cách khoa học , vượt xa các quan điểm về tôn giáo của Chủ nghĩa duy vật biện chứng ,trong đó khắc phục được những mặt hạn chế của các nhà khoa học đi trước. 1.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo Trước hết Hồ Chí Minh coi tôn giáo như là một di sản văn hóa của loài người, với tư tưởng nhân văn, lòng yêu thương con người , tư tưởng cách mạng và thế giới quan khoa học , Bác đã tìm thấy những điểm tương đồng giữa học thuyết Mác-xít với mục đích của tôn giáo, Người chỉ ra một số lĩnh vực tôn giáo không đối lập ,cách biệt với Chủ nghĩa xã hội, có điểm chung đó là tính hướng thiện, tính nhân văn vì con người. Những người sáng lập ra các tôn giáo như Giê-su, Thích ca đều mơ ước xây dựng một xã hội tự do ,bình đẳng, bác ái, hòa bình không có chiến tranh, không có đau khổ, không có bất công...vì mưu cầu hạnh phúc của con người ,cho xã hội. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng những ước muốn đó của Chúa Giê-su, Phật Thích ca cũng chính là mục đích của Chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh luôn nêu cao tư tưởng tôn trọng tự do tín ngưỡng và nhu cầu tôn giáo của nhân dân .Với Bác, tôn trọng tín ngưỡng ,tôn giáo của nhân dân là tôn trọng phần tốt đẹp của di sản văn hóa mấy ngàn năm của nhân loại. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ sau ngày tuyên bố nước Việt nam độc lập để bàn về sáu vấn đề cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Bác nêu lên nhiệm vụ thứ sáu là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để thống trị ,tôi đề nghị Chính phủ ra tuyên bố:”tín ngưỡng tự do và luơng giáo đoàn kết” [5,7]. Trên cương vị là Chủ tịch nước , ngày 14 tháng 6 năm 1.955.Bác đã ký sắc lệnh số 234/SL,của Chính phủ về vấn đề tôn giáo .Điều 1 sắc lệnh đã khẳng định : ”Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân ,không ai được quyền xâm phạm quyền tự do ấy ,mỗi người Việt Nam đều có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Đoàn kết lương giáo là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.Với Người, đại đoàn kết không phải là một khẩu hiệu mà là một tư tưởng, tư tưởng đó là kết tinh truyền thống đoàn kết để xây đựng và giũ nước của cộng đồng dân tộc Việt nam.Từ ”Tình làng,nghĩa xóm”,”Bầu ơi thương lấy bí cùng” đã tạo nên sức mạnh để chiến thắng thiên nhiên hà khắc và giặc ngoại xâm, để bảo vệ và xây dựng đất nước. Hồ Chí Minh luôn tin tưởng ở đại đa số quần chúng nhân dân là tín đồ các tôn giáo , họ là những công dân yêu nước , nếu được giáo dục thì họ sẽ phân biệt đúng sai,không sợ đấu tranh vì lẽ phải. Cách mạng phải biết chăm lo đời sống nhân dân ,đem lại quyền lợi cho quần chúng các tôn giáo, và thế họ sẽ đi theo cách mạng. Trong thư gởi cho linh mục và đồng bào công giáo Việt Nam (ngày 25/12/1945 ) Bác viết: ” Cách đây gần 2000 năm ,trong một đêm đông lạnh lẽo ,đức Chúa đã giáng sinh để cứu vớt nhân loại .Đức Thiên Chúa là một tấm gương hy sinh triệt để vì những người bị áp bức,vì dân tộc bị đè nén,vì hòa bình và công lý...Từ ngày giáng sinh đến nay, tinh thần bác ái của Người đã toả khắp nơi, thấm vào càng sâu, ngày nay đồng bào cả nước , giáo và lương đều đoàn kết chặt chẽ, nhất trí như con một nhà, kiên quyết giữ vững quyền độc lập tự do. Ngoài sa trường các chiến sĩ lương và giáo xây nên bức tường thành kiên cố vĩ đại ngăn cản kẻ thù,chống thực dân Pháp...Tinh thần hy sinh ấy là noi theo tinh thần cao thượng của đức Chúa Giê-su” [6,67]. Tư tưởng , quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo, những chính sách đúng đắn của Bác đã lôi kéo được đại đa số tín đồ các tôn giáo đi theo con đường cách mạng tham gia kháng chiến giết giặc cứu nước .Một số chức sắc trong các tôn giáo đã nói lên cảm nghĩ của mình về Hồ Chí Minh và đáp ứng lời kêu gọi của Người. Linh mục Vũ xuân Kỹ nói : ” Khi thấy Hồ Chủ Tịch là thấy tấm gương đạo đức của Người, thấy Hồ Chủ Tịch là thấy cả một chính sách đại đoàn kết , quảng đại khéo léo của nhân dân ta từ trước đến nay “. Thượng tọa Phạm Thế Long tại Hội nghị giáo hữu toàn miền Bắc năm 1964 đã tụng kinh niệm phật để cầu siêu cho những thanh niên .Tăng ni cởi cà sa ra trận làm Anh bộ đội cụ Hồ, Thượng tọa nói ” và Thượng tọa hô to: ”Nguyện đại đoàn kết chặt chẽ với toàn dân,ủng hộ Chính phủ, Hồ Chí Minh kháng chiến,để Chính phủ lái con thuyền Việt Nam tới bờ hạnh phúc “. Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo ta thấy : Người xuất phát từ tấm lòng của người lãnh tụ cách mạng, mọi quan điểm , tư tưởng, hành động của Người đều nhằm phục vụ sự nghiệp chung của dân tộc . Người tìm hiểu ,nghiên cứu kỹ và có hệ thống Chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo .Hồ Chí Minh không bao giờ nêu vấn đề vô thần hay hữu thần .Người biết vượt qua những khác biệt để vươn đến điểm chung của dân tộc là độc lập và tự do .Đối với Bác “Viêt Nam ngày nay chỉ có một đảng phái là toàn dân quyết tâm giành độc lập .Tín đồ Phật giáo tin Phật, tín đồ Gia-tô tin Chúa-Trời ,cũngnhư chúng ta tin đạo Khổng...đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng. Nhưng đối với dân, ta đừng làm trái ý dân, dân muốn gì ta phải làm nấy “ [6,148]. 1.4. Quan điểm và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta : 1.4.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về tôn giáo : Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) với sự đổi mới toàn diện trong đó có vấn đề tôn giáo đã và đang được thực tế chứng minh là một hướng đi đúng đắn hợp quy luật, hợp lòng dân của Đảng ta. Trên cơ sở của sự đổi mới toàn diện, về lĩnh vực tôn giáo ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị ra nghị quyết số 24-NQ/TW về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Ba vấn đề quan trọng mà Đảng ta nêu ra trong nghị quyết là : Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lầu dài. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với xây dựng xã hội mới. Dựa trên quan điểm đổi mới của Đảng về tôn giáo, ngày 21/3/1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành nghị định số : 69/HĐBT quy định về các hoạt động tôn giáo. Nghị quyết số : 24-NQ/TW. Nghị định 69/HĐBT mở đầu cho những nghị quyết chỉ thị sau này của Đảng, Nhà nước ta đánh dấu sự đổi mới về nhận thức và thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới của cách mạng Việt Nam. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo là: tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, xây dựng tình đoàn kết giữa các tôn giáo, hoà hợp dân tộc để bảo vệ và xây dựng đất nước. Kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Chỉ thị số : 37/CT-TW của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới khẳng định : “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thàn của một bộ phận nhân dân”. Chỉ thị 37 phản ánh rất rõ tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra từ tháng 9 năm 1945, trong tình hình đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ; ở đây thể hiện đầy đủ các nguyên tắc, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, với 6 điều nêu trong chỉ thị có thể quy gọn là : tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo nhằm đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân, làm nhĩa vụ công dân, bảo vệ lợi ích Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ gìn độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Nhà nước đảm bảo tính hợp pháp cho tín đồ. Những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và phát huy. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) chỉ rõ : “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thuờng theo đúng pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đồi sống của đồng bào. Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”, phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hoá, đạo đức của tôn giáo. Từng bước hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng tôn giáo. Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối xâm phạm an ninh quốc gia” [7.128]. Như vậy, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo là hết sức cụ thể cơ bản và đầy đủ. 1.4.2. Chính sách tôn giáo của Nhà nước ta : Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi về chính sách gôn giáo của Nhà nước như sau : “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.” Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo được pháp luât bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” [10. điều 70]. Chính sách tôn giáo của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hai nội dung quan trọng là : tự do và đoàn kết. Ngay từ 03/9/1945 tức là một này sau Tuyên ngôn độc lập (Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà 2/9/1945) Hồ Chủ tịch trình bày trước Hội đồng Chính phủ “ Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ” và đề nghị Chính phủ ra tuyên bố : Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết. Nghị định 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 quy định chung về quyền tự do tín ngưỡng như sau : “Điều 1 : Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo. Nghiêm cấm phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo”. Bộ luật hình sự Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết như sau : “Điều 87 … Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm : a/ … b/… c/… gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội…” Chính sách tôn giáo của Nhà nước ta có mục đích trước hết là đoàn kết dân tộc, đoàn kết người có tôn giáo với nhau, đoàn kết người khác tôn giáo với nhau, đoàn kết người có tôn giáo với người không tôn giáo với nhau, động viên nhau thực hiện mục tiêu “Độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Chính sách tôn giáo của Nhà nước ta được cụ thể hoá bằng mấy vấn đề sau : - Các tôn giáo của Việt Nam được hoạt động tự do trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Điều này cũng giống như ở các quốc gia khác và phù hợp với thông lệ quốc tế. Không có một tổ chức, cá nhân nào ở bất kỳ một quốc gia nào lại được hoạt động tự do ngoài vòng pháp luật của quốc gia đó. Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện đáp ứng những nhu cầu tôn giáo cơ bản : tự do sinh hoạt tôn giáo; bảo hộ nơi thờ tự, xây dựng nơi thờ tự; ấn phẩm tôn giáo; được giao lưu quốc tế. - Một tôn giáo ở Việt Nam muốn hoạt động hợp pháp phải đáp ứng những tiêu chí cơ bản : có tín đồ tự nguyện tin theo, có giáo sĩ hướng dẫn việc đạo; có tôn chỉ mục đích hoạt động không trái vớp pháp luật Nhà nước; có hệ thống giáo lý, giáo luật phù hợp; có nơi thờ tự đảm bảo vệ sinh an toàn; không hoạt động mê tín dị đoan làm tổn hại đến tinh thần, vật chất, sức khoẻ của tín đồ và làm ảnh hưởng đến những quyền cơ bản của người khác và phải đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thâm quyền. Những tổ chức tôn giáo không đáp ứng đủ những yêu cầu trên đều không được hoạt động. Ở đây cần nói rõ một điều, đó là đối với tổ chức tôn giáo, còn tín đồ tôn giáo thì hoàn toàn tự do sinh hoạt tín ngưỡng tại gia đình và nơi thờ tự hợp pháp. - Nhà nước chỉ quan tâm đến tư cách, phẩm chất công dân của những người lãnh đạo các tôn giáo, không can thiệp vào trình độ tôn giáo của người đó. Thực tế này được thể hiện trong quan hệ Việt Nam – Vaticăn những năm qua về việc bổ nhiệm các Giám mục ở Việt Nam. Khái quát hơn, Nhà nước chỉ can thiệp vào những vấn đề pháp luật và chính trị mà thôi. Nhà nước không can thiệp vào những vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng thuần tuý. - Từ trước đến nay Nhà nước không xử tù, giam giữ, quản chế hành chính bất kỳ một nhân vật tôn giáo nào vì lý do tôn giáo. Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước xử lý bằng pháp luật đối với bất kỳ một công dân Việt Nam nào vi phạm pháp luật, bất kể người đó theo tôn giáo hay không theo tôn giáo và xử lý bằng pháp luật mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, mạo danh tôn giáo để gây rối trật tự xã hội, phương hại đến an ninh quốc gia, tổn hại tinh thần, vật chất, sức khoẻ của công dân. - Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động giáo dục, từ thiện, nhân đạo theo sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. - Nhà nước không tịch thu bất cứ tài sản nào của các tôn giáo ngoại trừ nếu tài sản đó được sử dụng như một công cụ nhằm phục vụ cho các hoạt động gây rối bạo loạn, lật đổ, chống lại Nhà nước và nhân dân. - Các tổ chức, cá nhân tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi giao lưu quốc tế, được đi đào tạo ở nước ngoài. Rất nhiều các tổ chức tôn giáo quốc tế đã vào Việt Nam giao lưu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam mà không bị cản trở gì. PHẦN II MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO CỦA PHẬT GIÁO HOÀ HẢO Việt Nam là một nước có nhiều tôn giáo, trong đó đạo Hoà Hảo được coi là “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại có số lượng tín đồ khá đông, có sự chi phối và ảnh hưởng lớn về chính trị, quân sự ở vùng Tây Nam Bộ, nhất là giai đoạn trước năm 1975. 2.1. Nguồn gốc và sự ra đời của Phật giáo Hoà Hảo : 2.1.1. Bối cảnh và điều kiện ra đời của Phật giáo Hoà Hảo : Làng Hoà Hảo – nơi sinh ra Phật giáo Hoà Hảo (thường gọi là đạo Hoà Hảo) thuộc quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc trước đây, nay thuộc địa giới hành chính xã Phú Mỹ và một phần xã Tân Hoà, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Như vậy tên làng Hoà Hảo về danh nghĩa chỉ là tên gọi trong quá khứ, còn hiện tại nó được nhiều người biết đến bởi đó là nơi khai sinh và là trung tâm tôn giáo của đạo Hoà Hảo mà thôi. Về kinh tế : Đầu những năm 1930, bắt nguồn từ chính sách “Đại khai thác” của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề và kéo dài, nhân dân đói khổ cùng cực, cuộc sống tạm bợ qua ngày. Làng Hoà Hảo cũng trong tình trạng chung đó, song có lẽ vì là vùng xa xôi nên ở đây không bị ảnh hưởng đến mức nặng nề. Như nhiều vùng khác của miền Tây Nam Bộ, làng Hoà Hảo vốn là một làng thuần nông. Tuy nhiên, do đất đai chật người đông, ở đây dần dần hình thành một vùng dân cư sầm uất. Phật giáo Hoà Hảo ra đời dựa trên nền tảng tư tưởng, giáo lý của Bửu Sơn Kỳ Hương “Giáo chủ” của Bửu Sơn Kỳ Hương là Đoàn Minh Huyên (1807 – 1856), quê ở Sa Đéc (Minh là tên đệm được đổi theo pháp danh của nhà Phật hiện còn lưu giữ bia mộ ở núi Sam). Ông là người của phái Thiền Tông Lâm Tế đời thứ 38, được tôn là Phật Thầy Tây An (Ông tu ở chùa Tây An và tịch tại đây năm 1856), Bửu Sơn còn được gọi là đạo Lành vì giáo lý của nó chỉ tập trung phổ biến cụ thể hoá đức hạnh từ bi của Phật vào những việc làm hàng ngày. Về đặc điểm tâm lý của nông dân Tây Nam Bộ nói chung và vùng Hoà Hảo nói riêng : Trước hết họ là những người nông dân có cá tính riêng, một cá tính mạnh mẽ của nam Bộ. Bởi vì họ có nguồn gốc “lưu dân” (Họ từ miền Trung và miền Đông Nam Bộ di cư đến từ cuối thế kỷ 18). Ông cha họ là những người nông dân nghèo vùng Ngũ Quảng vì không chịu nổi cuộc sống áp bức bóc lột nơi quê cũ, hoặc là những tù nhân bị lưu đày, là những binh lính bị đưa đi các vùng biên ải. Họ di cư đến đây cùng tìm cuộc sống mới trên vùng đất hoang dã có phần dữ dằn nhưng hứa hẹn một nền nông nghiệp phát triển về sau. Hoàn cảnh đó buộc họ phải có quyết tâm tự giải phóng mình rất cao, họ phải tự mở đất, tự gầy dựng cơ đồ, tự lập làng, tự liên kết với nhau. Là nông dân chất phác, giản dị, mộc mạc, trong điều kiện ít va chạm về mặt xã hội nên họ thành thạo nghề thủ công và các hoạt động dịch vụ. Nghề rèn truyền thống nổi tiếng khắp các tỉnh miền Tây cũng được ra đồi trong bối cảnh đó. Có thể nói rằng, nhờ cơ cấu bán nông, bán công được bổ sung bằng thương nghiệp và dịch vụ với quy mô thị tứ mà dân làng Hoà Hảo có đời sống tương đối ổn định hơn một số vùng khác của miền Tây. Cũng thông qua các hoạt động thương nghiệp dịch vụ, dân làng Hoà Hảo có điều kiện giao lưu văn hoá và chịu ảnh hưởng tác động về mặt xã hội khá hơn so với nhiều nơi khác. Về chính trị – xã hội : Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai vừa nổ ra ở chấu Á, trước đó (1938) phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc. Đáng chú ý Pháp và Nhật đang tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau ở Việt Nam làm cho tình hình trong nước Việt Nam thuộc địa vốn đã căng thẳng lại càng căng thẳng thêm. Trong khi Nhà nước phong kiến Việt Nam và hệ tư tưởng phong kiến đang trước bờ vực thẩm thì Nhà nước bảo hộ ở Việt Nam lại tăng cường “sống gấp” trước cái chết gần kề. Hệ tư tưởng tư sản đã tỏ ra bất lực. Một số trí thức yêu nước vốn là học trò của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng thật sự tỏ ra bế tắc về đường lối. Niềm hy vọng và chỗ dựa vững chắc của nhân dân lao động lúc bấy giờ là Đảng Cộng sản. Song, vào thời kỳ này, thực dân Pháp và triều đình Huế tích cực đàn áp nên các hoạt động bị hạn chế, phong trào tạm đi vào thoái trào. Trong bối cảnh khủng hoảng đó, quần chúng nảy sinh nhu cầu khao khát tìm cho mình một chỗ dựa tinh thần. Vì vậy, khi Huỳnh Phú Sổ đứng ra khai đạo thì những người nông dân vốn thuần phác nơi miền Tây Nam Bộ xa xôi đã nhanh chóng tìm đến, tự nguyện làm tín đồ. Có đức tính dễ tin , và khi đã tin thì chung thuỷ với niềm tin của mình. Có thể nói đây vừa là điểm gặp nhau giữa đặc điểm tâm lý của những “Tân” tín đồ với giáo lý đơn giản, dân dã của đạo Hoà Hảo, vừa là điểm mà đạo Hoà Hảo tập trung khai thác để tôn giáo Hoà Hảo tồn tại và phát triển trong cộng đồng nông dân Nam Bộ. Tiến sĩ Phạm Bích Hợp trong công trình nghiên cứu về tâm lý nông dân làng Hoà Hảo đã viết : “Đạo Hoà Hảo không làm một cuộc cách tân nào về giáo lý cả, không thay đổi chỗ dựa của đức tin, không có giải thích khác biệt nào về giáo lý. Chiều sâu giáo lý không phải là chỗ mạnh của đạo Hoà Hảo. Nhưng bù lại chính chiều sâu tâm lý với việc dung dị hoá các giáo lý, đơn giản hoá các biểu tượng và ngôn ngữ tôn giáo bám sát vào truyền thống bản địa… đã làm cho đạo Hoà Hảo được hưởng ứng rộng rãi và có tư thế bền trong đời sống tinh thần của người nông dân Nam Bộ” [22, 98]. 2.1.2. Vài nét về giáo chủ Huỳnh Phú Sổ : Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 15 tháng 01 năm 1920 (nhằm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi) tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay làng này thuộc xã Phú Mỹ và xã Tân Hoà huyện Phú Tân, tỉnh An Giang); mất ngày 16 tháng 4 năm 1947 (nhằm ngày 25 tháng 02 năm Đinh Hợi). Cha đẻ của Huỳnh Phú Sổ là ông Huỳnh Công Bộ, từng làm Hương cả làng Hoà Hảo, nên còn gọi là Hương cả Bộ. Mẹ đẻ là bà Lê Thị Nhậm. Huỳnh Phú Sổ là con thứ ba, là trưởng nam của Huỳnh Công Bộ, vì thế cùng với các tên khác, Huỳnh Phú Sổ còn gọi là Tư Sển, Thầy Tư Hoà Hảo… Huỳnh Phú Sổ vốn từ nhỏ thông minh nhanh nhẹn, mặt mũi khôi ngô. Song, các tài liệu để lại xác nhận rằng Huỳnh Phú Sổ là một cậu bé bệnh hoạn, yếu ớt từ khi còn nhỏ. Đến tuổi trưởng thành lại mắc bệnh di tinh. Vì vậy mà đường học hành của Huỳnh Phú Sổ cũng rất khó khăn. Ông chỉ học ở bậc tiểu học trường làng rồi phải nghỉ học để chữa bệnh. Trong điều kiện gia đình khá giả, Huỳnh Phú Sổ lại là trưởng nam nên ông Huỳnh Công Bộ đã tìm mọi cách để chữa chạy cho Huỳnh phú Sổ nhưng không mang lại kết quả gì, thậm chí còn nặng thêm. Trước tình hình đó không còn cách nào khác ông bà Huỳnh Công Bộ phải đem Huỳnh Phú Sổ đến các ông đạo vùng Thất Sơn để chữa bệnh bằng bùa chú. Về vấn đề này, tác giả Tạ Chí Đại Trường trong tác phẩm “Người và đất Việt” đã viết “Sống trên vùng đầy không khí huyền hoặc, kỳ bí của các Ông đạo ta, đạo Miên, của bùa chú, gồng ngãi…, thì Cậu Tư được ông bà Hương cả dắt lên Thất Sơn cho ông thầy Xom (đạo Xom) núi Trà Sư chữa bệnh hay nhờ một ông thầy pháp có gồng ngãi Thổ Xiêm, từng lên núi Tà Lơn (dãy Bokor), cũng là điều tự nhiên” [23, 361]. Đến Thất Sơn, gặp các Ông đạo, ngoài cách điều trị bằng những bài thuốc nam, Huỳnh Phú Sổ còn được chữa bệnh bằng các thuật pháp của các Ông đạo, trong suy nghĩ của Huỳnh Phú Sổ đó là những người đức độ, từ bi và huyên thâm về đạo lý. Trong bối cảnh đó, bệnh của Huỳnh Phú Sổ (sốt rét, di tinh) sẽ dễ dàng được chữa khỏi nhờ thuốc nam, phương pháp luyện tâm dưỡng sinh hợp lý và niềm tin tuyệt đối của bệnh nhân vào các Ông đạo. Từ công việc chữa bệnh, con người bệnh hoạn nhưng thông minh và nhạy cảm với các vấn đề xã hội đã học được “ đạo” nhờ các Ông đạo. Cũng vấn đề này, học giả Tạ Chí Đại Trường nhận xét : “Một người bình thường một lần đi Tà Lơn đã thành ông đạo, một thân xác ốm yếu làm tăng tính mẫn cảm đi đi về về trong tuyệt vọng, đến một lúc cảm tháy vượt qua được nổi khốn cùng, sao không thể thành một ông đạo lớn hơn” [23, 361]. 2.1.3. Sự ra đời của Phật giáo Hoà Hào : Sau một thời gian dài trị bệnh, năm 17 tuổi từ Thất Sơn trở về làng, sức khoẻ của Huỳnh Phú Sổ đã bình phục. Nhờ những bài thuốc học được, ông đã trở thành một thầy thuốc Lang ở làng Hoà Hào lúc bấy giờ. Nhất là trong giai đoạn này, nông dân đang bị đói khổ, bệnh dịch hoành hành lại được chữa bệnh không mất tiền nên không chỉ lượng người kéo theo chữa ngày càng đông mà trong suy nghĩ của họ, người thanh niên mới dược “hồi sinh” này có cái gì đó siêu phàm của thần thánh. Hơn thế nữa, không chỉ chữa bệnh mà Huỳnh Phú Sổ còn trao đổi, giảng giải cho họ những vấn đề về xã hội, về đạo lý làm người mà trước đó, chủ đề này dành riêng cho các học giả nhất là các Ông đạo. Người nông dân Hoà Hảo sao lại không sửng sốt ngạc nhiên khi Cậu Tư Sển vốn bệnh hoạn tưởng là vô phương cứu chữa nay đột nhiên khoẻ mạnh, có tài chữa bệnh cứu người lại xuất khẩu thành thơ với kiến thức uyên thâm. Trong một thời gian ngắn đã có rất nhiều người tin theo Ông vì lý do Ông là thầy thuốc hoặc là nhà truyền giáo hoặc vì cả hai. Thực tế về ngày 18 tháng 5 năm kỹ Mão (1939) được các tài liệu ghi nhận rằng : Hôm đó, khi trời đã về chiều, Huỳnh Phú Sổ đã thỉnh bát hương từ nhà thờ dòng họ Huỳnh (đặt tại nhà ông Hương cả Bộ sang chùa An Hoà tự ở gần đó) để làm lễ “Linh Thứu Sơn trung Thọ Mạng”. Đây là một dạng lễ truyền thống theo kiểu “Dâng mình cửa Phật”. Sự kiện này đã gây sự chú ý của nhiều người, một mặt vì tò mò nhưng chủ yếu là sự kính phục tôn sùng “Thầy Tư Hoà Hảo”. Tại cuộc lễ , theo các trí thức đạo Hoà Hảo thì Huỳnh Phú Sổ đã xuất thần và “đốn ngộ”. Về vấn đề này tác giả Tạ Chí Đại Trường viết : “Mọi người không thấy gì biến chuyển bên trong tâm tư trí tuệ của người thanh niên đã lớn ấy, lại càng không nhận rõ ra mối kích động của cuộc lễ long trọng trên con người cảm thấy mình thoát được nâng cao lên tầm mức của thiêng liêng”. Vì thế sau đó, “Ông tướng bình dân” nói nhiều hơn xưa “Nói đâu trúng đấy cho một đám quần chúng sẵn sàng tin theo, tin ở những lời nói trúng vì các lý do ngoại lai, và đẩy vào tương lai, vào lĩnh vực phi biện giải những lời còn gây thắc mắc mãi mãi” [23, 363]. Như vậy, ngày 18 tháng 5 năm Kỹ Mão (1939) được xem là ngày khai đạo và Phật giáo Hoà Hảo ra đời từ đây. Sau lễ “Linh Thứu Sơn Trung Thọ Mạng”, những người sùng bái Huỳnh Phú Sổ ngày càng đông, ảnh hưởng của Ông không chỉ trong tỉnh mà còn lan rộng ra nhiều tỉnh khác, Huỳnh Phú Sổ đã bắt đầu thuyết pháp về đạo của mình, còn tín đồ thì tôn sùng ông là Phât sống là giáo chủ. Vì vậy toàn bộ nội dung thuyết pháp cũng như các bút tích, thư từ trong giai đoạn 1939 – 1947 được tổng hợp thành tập “Sấm giảng thi văn toàn bộ” của Đức Huỳnh Giáo Chủ và được tín đồ coi là nền tảng giáo lý của đạo Hoà Hảo. 2.2 Một số vấn đề cơ bản về giáo lý, nghi lễ của Phật giáo Hoà Hảo: 2.2.1. Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo : - Về tác phẩm giáo lý : Ngày nay các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo đều nhìn nhận cuốn “ Sấm giảng thi văn toàn bộ” của Đức Huỳnh Giáo Chủ, Ban phổ thông giáo lý trung ương Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo ấn hành năm 1966 là sách dạy giáo lý của tôn giáo mình. Sách dày gần 500 trang được chia làm hai phần : Sấm giảng giáo lý và Thi văn giáo lý … + Phần Sấm giảng giáo lý gồm sáu quyển : . Quyển 1 : Sấm giảng khuyên người đời tu niệm, viết năm 1939 với 912 câu thơ. Nội dung chủ yếu của quyển này là trên cơ sở tình hình chiến tranh thế giới lần thứ hai, với tư cách nhà tiên tri, tác giả dự đoán các sự việc sắp xảy ra, từ đó nhằm thức tỉnh mọi người trở lại con đường ngay chính. . Quyển 2 : Kệ dân của người khùng, viết năm 1939 với 476 câu thơ. Nội dung chủ yếu là bài bác mê tín dị đoan, khuyên người đời tu niệm để tránh những tai hoạ sẽ giáng xuống trong thời gian sắp tới. . Quyển 3 : Sấm giảng viết năm 1939 với 612 câu thơ. Nội dung phê phán thói hư tật xấu của lớp trẻ bị lôi cuốn theo cuộc sống vật chất. Từ đó khuyên mọi người hãy tu nhân tích đức để tránh hậu hoạ về sau. . Quyển 4 : Giấc mê tâm kệ, viết năm 1939 với 846 câu thơ. Nội dung đề cập đến vấn đề Phật giáo như Bát chính đạo, Tứ diệu đế, Bát nhẩn, Ngũ uẩn… . Quyển 5 : Khuyến thiện, viết năm 1941 tại nhà thương Chợ quán với 756 câu thơ. Nội dung nhắc lại lịch sử Phật Thích ca. Khuyên mọi người tu theo tịnh độ, thập thiện và phương pháp diệt Ngũ trước, Thập ác. . Quyển 6 : Cách tu hiền và sự ăn ở của một người bổn đạo, viết tại Sài Gòn tháng 5 năm 1945. Đây là quyển cuối cùng và là duy nhất bằng văn xuôi trong phần Sấm giảng giáo lý. + Phần thi văn giáo lý, gồm 253 bài văn vần và văn xuôi được xếp theo thứ tự thời gian từng năm 1939 – 1947. trong đó có 253 bài văn vần. Thực ra đây không phải là những tác phẩm giáo lý như tên gọi mà đó là những bài thơ tả cảnh hoặc tâm sự nặng về quan niệm xã hội hơn là thể hiện tư tưởng Phật học. Riêng 18 bài văn xuôi thể hiện quan niệm tôn giáo nhiều hơn như trình bày về đức Phật. Thập nhị nhân duyên, huấn luyện cho bổn đạo. - Nội dung cơ bản của giáo lý Phật giáo Hoà Hảo : Trước hết giáo lý Phật giáo Hoà Hảo cho rằng tín đồ Phật giáo nói chung được chia làm hai : Loại tu xuât gia (các tăng, ni) tức là những người hoàn toàn ly khai với gia đình, bạn bè, quê hương để dựa vào cửa Phật chuyên lo kinh kệ, tu luyện đức lành, nâng cao trí tuệ và tuyền đạo cho mọi người để mau chóng thành Phật và thoát kiếp luân hồi. Loại tu tại gia, gồm tất cả đại chúng vì nặng nợ ở trần gian cả gia đình và xã hội nên thực hành giới răn, thờ phượng đức Phật ngay cả cuộc sống gia đình. Tín đồ Phật giáo Hoà Hảo chỉ có một trong hai loại đó là tu tại gia. Pháp môn của Phật giáo Hoà Hảo là Phật tu nhân. Học Phật là tiếp thu mọi tình yêu tư tưởng của đức Phật Thích Ca, học Phật là học chánh pháp của Phật chứ không phải là các pháp đã biến thể, đã bị tục hoá. Tu nhân của Phật giáo Hoà hảo là bắt nguồn từ thực tế đạo Nhân của Nho giáo. 2.2.2. nghi lễ tôn giáo của Phật giáo Hoà Hảo : - Về nơi thờ tự Nơi thờ tự chung và riêng (tại gia đình của các tín đồ). Đặc điểm chung trong sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng tín đồ Phật giáo hoà Hảo là tại gia, nghĩa là về cơ bản mọi sinh hoạt trong đời sống tôn giáo của các tín đồ đều thực hiện tại gia đình. Việc tín đồ đến với cộng đồng (thờ tự chung) không phải là bắt buộc mà chỉ thể hiện nhu cầu tình cảm tôn giáo của mình đối với những nơi mang tính “Kỷ niệm lịch sử” của tôn giáo mình. Vì vậy, những nơi được gọi là “thờ tự chung” của Phât giáo Hoà Hảo cũng chỉ là những địa điểm chỉ thăm viếng tự nguyện của các tín đồ mà thôi. Hiện tại, những điểm thăm viếng này là : Tổ đình, An Hoà Tự và Tây An Cổ Tự. - Nghi lễ của tín đồ Phật giáo Hoà Hảo : + Về nơi thờ cúng : Tín đồ Phật giáo hoà Hảo là cư sĩ tại gia, họ không có nghi thức hành lễ tập thể tại những nơi thờ tự chung mà chỉ có nghi thức hành lễ cá nhân trước bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Phật và bàn Thông Thiên. Tại các bàn thờ mỗi tín đồ đều có các hoạt động : xá, lạy, nguyện (bài đọc) và niệm Phật. + Về nghi thức : Thực hành lần lượt theo ba nơi : . Trước bàn thờ tổ tiên cầm hương xá ba xá rồi quỳ nguyện . Trước bàn thờ Phật cầm hương xá ba xá rồi quỳ đọc bài 1 (quy y), đọc xong cầm hương lại bốn lại, sau đó xá ba bên (chính giữa, trái, phải) kèm theo lời niệm (Nammô-a-di-đà Phật – lập lại ba lần). + Về tang lễ : Trong tang lễ, Phật giáo Hoà Hảo không sử dụng thầy cúng, không đốt vàng mã. + Về ăn chay : Hàng tháng tín đồ Phật giáo Hoà Hảo ăn chay bốn ngày : 14, 15, 29, 30 (hoặc mồng một) âm lịch. Hàng năm còn ăn chay ba ngày vào dịp Tết Nguyên đán là 29, 30 và mồng một Tết. Trước bữa ăn, dù ăn thường hay ăn chay, tín đồ đều phải nguyện vái Cửu huyền, Phật Tổ, ông bà cha mẹ về ăn với mình để tỏ lòng hiếu thảo. PHẦN III THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở AN GIANG 3.1 Một số đặc điểm về tự nhiên,xã hội,tôn giáo tỉnh Angiang : 3.1.1 Lịch sử hình thành và đặc điểm tự nhiên: Tỉnh Angiang được chính thức ghi vào hệ thống hành chính năm 1832 ( thời Vua Minh Mạng thứ 13) nằm trong lục tỉnh Gia Định -Biên hòa -Định Tường-Vĩnh Long và An Giang ( Long- Hà Tiên và An Giang- Chi tiết về diễn biến số đơn vị hành chính An Giang 1757-1999 ). Cư dân An Giang quần tụ ở vùng đất này tư thế kỷ XVII phần lớn là lưu dân từ miền Bắc, miền Trung vào khai hoang mở đất . Thuộc nền văn minh lúa nước, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nổi tiếng về sản lượng lúa và thủy sản,với nghề nuôi cá trên sông (bè cá) . Đặc sản An Giang độc đáo được chế biến từ nông sản như mắm Châu Đốc, lụa tơ tằm Tân Châu, đồ mộc Chợ Thủ, đường Thốt Lốt và đồ thủ công mỹ nghệ … Tỉnh đầu nguồn biên giới, An Giang vừa có đồng bằng , sông, rạch , rừng và hệ thống núi non hùng vĩ…nổi tiếng là dãy Thất sơn ở 2 huyện Tri Tôn –Tịnh Biên và núi Sam Châu Đốc; với khu di tích lịch sử văn hóa lâu đời-Núi Sập với khu di chỉ văn hóa Óc Eo. An Giang có 11 đơn vị hành chánh trực thuộc gồm Thành Phố Long Xuyên,Thị xã Châu Đốc và 9 Huyện .Thành Phố Long Xuyên là trung tâm kinh tế-văn hóa-xã hội của tỉnh. Có 4 dân tộc Kinh-Hoa-Chăm-Khmer cùng sinh sống hình thành văn hóa cộng đồng với các lễ hội dân gian,dân tộc khá độc đáo như lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ( cấp quốc gia ), lễ Dolta (khmer) , lễ Ramadan ( Dân tộc Chăm). Trong đấu tranh cách mạng An Giang được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Là quê hương của cố Chủ Tịch TÔN ĐỨC THẮNG. Vị trí địa lý tỉnh Angiang theo hướng Tây Nam thuộc châu thổ sông Cửu Long.Từ 100 độ đến 110 độ Vĩ Bắc; 104 độ 70 đến 105độ 50 Kinh Đông. -Đông giáp tỉnh Đồng Tháp( 107.628km). -Tây giáp tỉnh Kiên Giang( 69.789km). -Nam giáp tỉnh Cần Thơ( 44.734km). -Bắc gíap Campuchia( 97km). An Giang là một tỉnh thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ , có diện tích tự nhiên 3.424 km2 , dân số 2.122.539 người. Có đường biên giới tiếp giáp Campuchia 97km. Đây không chỉ là một vị trí quan trọng về chính trị , an ninh , quốc phòng mà còn là một địa bàn khá phức tạp về tôn giáo. 3.1.2 Tình hình tôn giáo và họat động tôn giáo –Phật giáo Hòa Hảo-ở An Giang: Tỉnh có nhiều tôn giáo, trong đó 5 tôn giáo có hệ thống quốc tế : Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Hội thông thiên học và các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo, Cao đài, Tứ ân hiếu nghĩa, Bửu sơn kỳ hương, đạo Long Châu, đạo Nằm…Tín đồ các tôn giáo có trước năm 1975 là 1.159.020 người . Hiện có 1.688.105 người , chiếm trên 80% dân số. Nhiều nhất vẫn là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo với 791.715 người chiếm gần 50% tín đồ các tôn giáo . Kế đến là tín đồ Phật giáo với trên 778.000 người ; tín đồ Công giáo trên 60.000 người , tín đồ Cao Đài trên 44.400 người , tín đồ Hồi giáo có 12.445 người , tín đồ Tin Lành trên 1.300 người và tín đồ các tôn giáo khác. An Giang “cái nôi” sản sinh ra đạo Phật giáo Hòa Hảo. Sau ngày 30/4/1975 đạo Phật giáo Hòa Hảo trong tỉnh có 04 trung ương giáo hội , 01 đài chiến sĩ ; 02 bệnh viện - cứu tế viện - ; 05 trường trung học thư viện ; 01 viện Đại học Hòa Hảo ; 06 trại cơm 73 hội quán ; 175 nhà đọc giảng - đọc giãng đường- ; 32 ngôi chùa lấn chiếm các trụ sở tôn giáo khác - hiện nay được cấp phép sử dụng 04 chùa và còn đang xem xét tiếp tục ; đang hoạt động với 109 đại diện và 467 đạo sự - và phần đông tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang là nông dân lao động . Nhìn chung , Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang cũng chịu sự tác động của việc tranh giành quyền lực của số chức sắc cầm đầu mà đã chia thành nhiều hệ phái như ; Phật giáo Tứ Ân của Nguyễn Long Châu; phái do Lê Quang Liêm; phái do Nguyễn Duy Hinh và phái khác do Lương Trọng Tường dẫn dắc. Phật giáo Hoà Hảo ở An Giang ngoài một số ít đối tượng cầm đầu có ý thức chống phá cách mạng một cách quyết liệt, còn đại đa số tín đồ là người tốt nhưng vì ngoan đạo, chân thật nên bị bọn cầm đầu mê hoặc lợi dụng. Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, với chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng với công tác vận động quần chúng trong đạo Hoà Hảo, đã có nhiều tín đồ giác ngộ cách mạng, tham gia kháng chiến tích cực đóng góp vào thắng lợi của cách mạng, nhiều người đã trở thành đảng viên cộng sản, cán bộ lãnh đạo các cấp trong quân đội và chính quyền, nhiều gia đình đã trở thành cơ sở tiếp tế nuôi dưỡng cán bộ cách mạng, nhiều gương liệt sĩ là tín đồ Phật giáo Hoà Hảo hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam chống quân Pôn-Pốt xâm lược. Nhiều gương tốt đã hình thành và phát triển trong tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, nhiều người đã trở thành các thành viên trong Mặt trận Tổ quốc ở địa phương. Trước năm 1975 tôn giáo Phật giáo Hoà Hảo ở An Giang là một lực lượng chính trị, quân sự bị lợi dụng triệt để. Lợi dụng tình hình phức tạp về chính trị – tôn giáo dân tộc trong chiến tranh Mỹ – Nguỵ đã dựng lên 3 giáo hội Phật giáo Hoà Hảo phản động (có Đảng chính trị – Dân xã Đảng và lực lượng vũ trang hơn 30.000 tên) để lừa mị dân và kìm kẹp tín đồ, chống phá cách mạng; lợi dụng lực lượng 3K khăn trắng sử dụng vùng Bảy núi làm địa bàn hoạt động phản kích lại cách mạng sau Đồng khởi. Sau 30/4/75, hơn 24 tàn quân nguỵ và Hoà Hảo tụ tập về trụ sở Trung ương giáo hội Phật giáo Hoà Hảo và Tổng đoàn Bảo an Phật giáo Hoà Hảo tại An Giang để tử thủ. Ta phải tổ chức chiến đấu bức hàng, đến ngày 6/5/1975 mới giải phóng được các cứ điểm này. Đồng thời, những năm đầu sau giải phóng miền Nam 30/4/1975, các lực lượng cách mạng trên địa bàn tỉnh An Giang đã phá vỡ gần 200 vụ án phản cách mạng có liên quan đến tôn giáo, trong đó có 186 vụ liên quan đến tôn giáo Phật giáo Hoà Hảo, một số vụ khác có liên quan đến Thiên Chúa giáo, Cao Đài Tây Ninh … Do tính chất quân sự, chính trị công khai đã bị tước bỏ nên quần chúng tín đồ PGHH “Tu tại gia, cúng lễ tại nhà”. Đặc biệt trong thời kỳ 1977 – 1978 bọn phản động Pôn - Pốt lại đưa quân đánh chiếm biên giới Tây Nam nước ta (dọc tuyến biên giới của An Giang giáp Campuchia dài 97km đều bị đánh chiếm). Chiến tranh biên giới bùng nổ càng làm cho tình hình địa bàn các tỉnh miền Tây Nam bộ trở nên phức tạp, quần chúng hoang mang, dao động, bọn phản động lợi dụng tôn giáo Phật giáo Hoà Hảo tưởng chừng như thời cơ đã đến dồn mọi sức lực nổi dậy vũ trang bạo loạn hòng chiếm lại chính quyền đã mất. Chuyển sang giai đoạn 1981 – 1985 bọn phản động trong Phật giáo Hoà Hảo đẩy mạnh hoạt động chiến tranh tâm lý, mê tín dị đoan để hù doạ, khống chế tín đồ về mặt tư tưởng như rải truyền đơn, tuyên truyền rỉ tai “Minh vương xuất hiện” “Rắn nỗi” “Núi lở” “Sao chổi xuất hiện”, “Ếch nỗi” “Mưa máu” “Cồn tiên”; phục hồi các tập tục cũ như búi tóc dài, mặc đồ đen, ăn chay trường, lôi kéo giành giật quần chúng tín đồ không để họ ngã về phía cách mạng. Trong thời điểm này, xu hướng lập lại các tổ chức hệ thống giáo hội đảng phái Dân xã và Bảo an Phật giáo Hoà Hảo luôn gắn liền với việc tuyên truyền giáo lý, luận bàn thiên cơ, thời cuộc hoạt động chiến tranh tâm lý, vận động quần chúng giữ đạo, chờ thời cơ sẽ có “đổi đời” “Thầy về” nhằm tìm cách cột chặt quần chúng tín đồ vào thần quyền, giáo lý vào các tổ chức mới phục hồi của chúng. Chúng che giấu nguỵ trang các hoạt động phản cách mạng dưới các hình thức hoạt động tôn giáo như xây cất nhiều am, cốc để thu hút tín đồ và là nơi hội họp che giấu bọn phản động ; tổ chức cúng lễ liên miên thu hút nhiều người tham gia, lôi kéo quần chúng hành hương về Thánh địa lễ hội (huyện Phú Tân) có lúc lên đến hàng vạn người để tuyên truyền, phát triển đạo và gây mất trật tự an ninh.Điều đáng chú ý nữa trong hoạt động của các thế lực thù địch ở thời kỳ này chúng đưa người vào hoạt động trong các tổ chức từ thiện nhân đạo của ta,các tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể quần chúng để phá hoại, lũng đoạn nội bộ, gây mâu thuẫn chia rẽ giữa Đảng, chính quyền với tín đồ Phật giáo Hoà Hảo. Giai đoạn từ năm 1986 – 1989 : Đảng và Nhà nước ta có những chính sách đổi mới, dân chủ, mở cửa. Lợi dụng vấn đề này chúng đã chuyển hướng, bắt đầu có những hoạt động quan hệ câu móc với các cá nhân – tổ chức phản động Hoà Hảo lưu vong ở nước ngoài như : nhóm Lê Phước Sang, Lê Thái Hoà ở Mỹ, Nguyễn Hữu Dỡn ở Úc … một mặt chúng công khai tranh thủ xin Nhà nước mở rộng quyền tự do tín ngưỡng, mặt khác lén lút phục hồi các hoạt động cũ bị ta cấm với những hình thức như : + Lợi dụng các tổ chức từ thiện xã hội làm bình phong để hoạt động hợp pháp. + Thành lập các công ty, nông lâm ngư trường để làm ăn kinh tế, nhưng thực chất là để tập hợp lực lượng. + Bày ra các tập tục mê tín dị đoan, tuyên truyền thiên cơ thời cuộc, đề cao sự mầu nhiệm của Đức Thầy để củng cố lòng tin và giữ đạo. + Kích động quần chúng tín đồ đấu tranh đòi Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân của đạo. Giai đoạn từ năm 1989 đến nay : Sau khi Liên xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, chúng tăng cường hoạt động tuyên truyền đa nguyên đa đảng, lợi dụng dân chủ nhân quyền và những sơ hở thiếu sót của ta như : việc xuất bản cuốn “Sư thúc Hoà Hảo”, kịch bản phim “Dòng sông thơ ấu” … để tuyên truyền kích động, gây sự hoài nghi giữa chính quyền và tôn giáo. Một số đối tượng trong các Ban trị sự Trung ương cũ tích cực biên soạn, viết tài liệu vừa kể công với cách mạng, vừa kích động khơi lại hận thù. Có những tên chống đối ra mặt, thường xuyên soạn thảo tài liệu phản động gởi cho đài địch để tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa (như vụ tên Lê Minh Triết và đồng bọn). Gần đây nhất là sau khi Mỹ bình thường quan hệ với Việt Nam, một số đối tượng ra mặt công khai với tư cách là Ban Trị sự Trung ương cũ, tự xưng là người đại diện cho khối tín đồ Phật giáo Hoà Hảo trực tiếp hoặc gián tiếp quan hệ với chính quyền gởi “kiến nghị” “Thỉnh nguyện thư” – đòi phục hồi lại Ban Trị sự và Đảng dân xã Hoà Hảo. Mặt khác, vận động lấy chữ ký, tổ chức tín đồ thành đoàn với danh nghĩa đi hành hương du lịch để đến các cơ quan nhà nước gây áp lực, có những hoạt động phát triển đạo ra các khu vực miền Trung và miền Bắc. Trong giai đoạn này đã có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa trong nước và ngoài nước, tính chất mức độ hoạt động ngày càng tinh vi hơn, sâu sắc hơn và rộng lớn hơn. 3.2. Quan điểm chính sách đối với tôn giáo và công tác vận động quần chúng tín đồ Phật giáo Hoà Hảo ở An Giang hiện nay. Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiên dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ VII đã nhấn mạnh đến công tác Vận động quần chúng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt chính sách tôn giáo dân tộc mà cụ thể là động viên đồng bào có đạo phát huy truyền thống yêu nước hăng hái tham gia công cuộc đổi mới, thực hiện phương châm “tốt đời đẹp đạo” làm tròn nghĩa vụ công dân, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân. Những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi nhà, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được đảm bảo, đấu tranh phê phán, loại bỏ các hành động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng phá hoại. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể thường xuyên gần gũi, để vừa giúp đỡ, vừa giáo dục, tuyên truyền đường lối chính sách, phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình thời sự của tỉnh, trong nước, ngoài nước ... cho các chức sắc, chức việc, người có đạo và đồng bào các dân tộc, qua đó nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng quần chúng, kịp thời đề xuất với Đảng để có chủ trương, chính sách phù hợp. Nhận thức rõ điều đó, thời gian qua nhất là từ khi Thủ tướng Chính phủ công nhận tư cách pháp nhân của Phật giáo Hòa Hảo ( ngày 11/06/1999 Ban Tôn giáo Chính Phủ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc chấp thuận tổ chức và hoạt động của Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo ) dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác vận động đồng bào có đạo nói chung, Phật giáo Hòa Hảo nói riêng ở An Giang đã có nhiều chuyển biến, bước đầu hạn chế những mặt tiêu cực, thúc đẩy quần chúng tín đồ tham gia tích cực vào các phong trào cách mạng, phong trào xã hội của địa phương. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, căn cứ vào đặc điểm tình hình Phật giáo Hoà Hảo ở địa phương, Thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành một số văn bản pháp quy hướng dẫn các cấp chính quyền thực hiện chủ trương, chính sách đối với Phật giáo Hoà Hảo, đồng thời có kế hoạch triển khai sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với các ngành chức năng và Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tỉnh đã tổ chức học tập quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho cán bộ đảng viên và đại diện của Phật giáo Hoà Hảo ở một số địa phương trong tỉnh. Sau khi được quán triệt, học tập Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 37 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 69 của Hội đồng Chính phủ và gần đây nhất là Nghị quyết số 25 NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo-. Đồng thời vấn đề cơ bản về tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay, sơ tổng kết việc học tập đó đã góp phần tạo những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, chức sắc tín đồ các tôn giáo nói chung và tín đồ Phật giáo Hoà Hảo nói riêng, thấy được “âm mưu diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn dùng mọi thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để hòng chống phá công cuộc đổi mới ,vững bước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước ta, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đấu tranh làm thất bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch bên ngoài đối với tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở nước ta, điều này cũng đã được Quốc hội nước ta tại kỳ họp lần thứ tư khóa XI ngày 25/11/2003 đã thông qua tuyên bố bác bỏ Nghị quyết HR. 427 do Hạ nghị viện Hoa Kỳ thông qua ngày 19/11/2003 và nghị quyết do Nghị viện Châu Âu thông qua ngày 20/11/2003 về cái gọi là tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Tuyên bố nêu rõ : Đây là những nghị quyết sai trái, tiêu cực, không có lợi cho quan hệ giữa Hoa Kỳ và liên minh Châu Âu với Việt Nam. Các nghị quyết trên xuyên tạc chính sách vì thực tiễn về tự do tôn giáo ở Việt Nam dựa trên những thông tin sai lệch, do một số phần tử cực đoan lợi dụng chiêu bài tôn giáo vì mục đích chính trị bóp méo lịch sử hình thành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.Sau khi đất nước được thống nhất. Cái gọi là “ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” hiện nay chỉ tập hợp cùa một nhóm người nuôi dưỡng những động cơ chính trị ,chống lại lợi ích dân tộc và thẻ hiện tham vọng cá nhân . Họ ngang nhiên vi phạm pháp luật hòng gây đối đầu chia rẽ tín đồ Phật giáo và do đó những người này hoàn toàn bị cô lập trong lòng cộng đồng Phật giáo và cộng đồng dân tộc Vịêt Nam. Thể hiện ý nguyện của nhân dân Việt Nam,Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủng hộ việc củng cố và phát triển quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu trên cơ sở tôn trọng độc lập , chủ quyền , không can thiệp vào công cuộcnội bộ của nhau , hợp tác bình đẳng cùng có lợi. Trên tinh thần đó , Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ và Nghị viện châu Âu chấm dứt việc ủng hộ những hành vi xuyên tạc tình hình thực tế về tôn giáo ở Việt Nam , phá hoại quan hệ hợp tác cùng có lợi với Việt Nam . Đồng thời , Quốc hội Việt Nam luôn luôn chủ trương thông qua đối thoại với Quốc hội và nghị sĩ Hoa Kỳ cũng như Nghị viện và các nghị sĩ châu Âu để tăng cường hiểu biết lẫn nhau , thu hẹp bất đồng , vì lợi ích lâu dài của nhân dân các nước , vì hoà bình , hợp tác và phát triển trên thế giới. Công tác vận động quấn chúng bảo vệ an ninh , trật tự từ sau ngày 30/4/1975 đến nay luôn gắn liền với công tác củng cố hệ thống chính trị cấp cơ sở bằng nhiều hình thức và cách làm khác nhau. Trong thực tế những năm qua ở tỉnh An giang đã chọn một số chức sắc cũ, tín đồ các tôn giáo tiến bộ đưa họ vào các đoàn thể xã hội , xây dựng họ thành những lực lượng cốt cán , củng cố hệ thống an ninh chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh . Trong xu thế hiện nay, Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước , lấy đổi mới kinh tế làm trọng điểm và động lực , nhưng đồng thời gắn đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị , tiến hành đổi mới thể chế chính trị và dân chủ hóa đời sống xã hội trên cơ sở vững chắc của thành tựu trong đổi mới kinh tế và giữ vững ổn định chính trị . Nhờ vậy , hệ thống chính quyền các cấp trong cả nước nói chung và tỉnh An giang ( cái nôi của đạo Phật Giáo Hoà Hảo ) nói riêng đã không ngừng được củng cố , hoàn thiện , công tác quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế , văn hoá , xã hội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn . Đội ngủ cán bộ , trình độ, kinh nghiệm quản lý không ngừng được tăng cường và nâng cao. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện , an ninh trật tự được giữ vững , quần
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan