Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hì...

Tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hình sự việt nam luận văn ths. luật

.PDF
129
540
108

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN SƠN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN TRONG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN SƠN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN TRONG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Khắc Hải HÀ NỘI - 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Sơn 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ 9 1.1. Thi hành án hình sự ở Việt Nam 9 1.1.1. Định nghĩa thi hành án hình sự 9 1.1.2. Đối tượng của hoạt động thi hành án 10 1.1.3. Chủ thể thi hành án hình sự 11 1.1.4. Các hoạt động có thể diễn ra trong quá trình thi hành án hình sự 12 1.2. Hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam 12 1.2.1. Khái niệm hoãn thi hành án hình sự 12 1.2.2. Đặc điểm hoãn thi hành án hình sự 14 1.2.3. Đối tượng hoãn thi hành án hình sự 16 1.2.4. Vai trò, ý nghĩa của chế định hoãn thi hành án hình sự 16 1.2.5. So sánh hoãn thi hành án hình sự với tạm đình chỉ thi hành án hình sự, chậm thi hành án hình sự 22 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển chế định hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam 24 1.3.1. Thời kỳ trước năm 1945 24 1.3.2. Từ năm 1945 đến năm 1985 25 1.3.3. Từ năm 1985 đến năm 2010 26 1.4. Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự của một số nước trên thế giới 29 1.4.1. Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự của Trung Quốc 30 4 1.4.2. Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự của Liên bang Nga 34 1.4.3. Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự của Hoa Kỳ 38 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 41 VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam 41 2.1.1. Thực trạng pháp luật về hoãn thi hành đối với trường hợp áp dụng biện pháp tư pháp ở Việt Nam 42 2.1.2. Thực trạng pháp luật về hoãn thi hành án đối với những hình phạt không phải là phạt tù ở Việt Nam 45 2.1.3. Thực trạng pháp luật về hoãn thi hành án phạt tù ở Việt Nam 47 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam 73 2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoãn thi hành án đối với trường hợp áp dụng biện pháp tư pháp ở Việt Nam 73 2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoãn thi hành án đối với hình phạt không phải là hình phạt tù ở Việt Nam 73 2.2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoãn thi hành hình phạt tù ở Việt Nam 74 2.3. Cơ chế thực thi pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam 84 2.4. Một số đánh giá nhận xét về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam 85 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ HOÀN THIỆN NÂNG CAO HIỆU 94 QUẢ CỦA CHẾ ĐỊNH HOÃN THI HÀNH ÁN Ở VIỆT NAM 3.1. Những định hướng và cơ sở của việc hoàn thiện các quy định về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam 94 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoãn thi hành án 105 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế định hoãn thi hành án hình sự 113 KẾT LUẬN 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Sự khác nhau giữa hoãn thi hành án hình sự với tạm đình 23 bảng 1.1 chỉ thi hành án hình sự 1.2 Sự khác nhau giữa hoãn thi hành án hình sự với chậm thi 23 hành án hình sự 2.1 Số liệu hoãn thi hành án các năm từ 2009 - 2013 50 2.2 Số liệu hoãn thi hành án hình sự, tạm đình chỉ thi hành án 51 hình sự, miễn chấp hành án hình phạt 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển của xã hội, xu thế quốc tế hóa về mọi mặt ngày càng phát triển không chỉ về kinh tế, văn hóa mà cả pháp luật cũng có xu thế ngày càng xích lại gần nhau hơn. Và tất cả đều tiến đến một mục tiêu đó là pháp luật về quyền con người. Tuy rằng mọi quốc gia đều có những điều kiện kinh tế văn hóa và xã hội riêng dẫn đến hệ thống quy phạm pháp luật cũng có những đặc thù. Nhưng với xu phát triển của thế giới các quốc gia đều nhận thức được việc hội nhập và tham gia vào những điều ước quốc tế là điều cần thiết cho việc quản lý xã hội ngày càng phát triển. Ở Việt Nam, cùng với việc tham gia ngày càng nhiều vào các điều ước quốc tế thì việc nghiên cứu và điều chỉnh các quy phạm trong pháp luật quốc gia để pháp luật vừa điều chỉnh tốt hơn những vấn đề xã hội phát sinh và vừa đáp ứng được các quy định trong những công ước đã tham gia và ký kết cũng là vấn đề được các nhà làm luật rất quan tâm. Điều này thể hiện rõ ở những thay đổi cụ thể trong các quy phạm pháp luật hình sự từ việc giảm dần những tội và những khung hình phạt còn áp dụng hình phạt tử hình hay việc quy định cách thức thực hiện hình phạt tử hình sao cho giảm thiểu sự đau đớn cho tử tù. Ngoài ra trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng quy định nhiều hơn các biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự. Và các đối tượng được áp dụng những biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự đó cũng được mở rộng hơn. Quy định về hoãn thi hành hình phạt tù là một điển hình, từ việc không có quy phạm quy định về việc hoãn thi hành án cho đến việc xuất hiện quy phạm về hoãn thi hành án đầu tiên được quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1985. Khi đó đối tượng được hoãn thi hành án chỉ giới hạn đó là những quân nhân, phạm tội ít nghiêm trọng, và do nhu cầu chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu. Đến Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì đã có sự thay đổi rõ rệt từ đối 7 tượng được xem xét - mọi đối tượng - đến lý do được hoãn (có 4 lý do: Bệnh tật; có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; lao động duy nhất; lý do công vụ). Sự thay đổi này đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội thời điểm đó. Đến Bộ luật hình sự 1999 thì là sự phát triển cao hơn hoàn thiện hơn so với quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. Những sửa đổi này không chỉ thể hiện tính nhân đạo, tính hợp lý của pháp luật hình sự Việt Nam mà còn góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Hơn nữa hoãn thi hành án hình sự hay còn gọi là hoãn chấp hành hình phạt là việc lùi thời gian bắt đầu thi hành hình phạt đã tuyên của người phải thi hành án vì lý do cụ thể theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những chế định thể hiện sự khoan hồng của pháp luật hình sự, tạo cho pháp luật không những mang tính răn đe phòng ngừa mà còn mang tính nhân đạo. Tính nhân đạo của quy định này được thể hiện ở nội dung của các quy định này hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người bảo vệ những quyền của con người như quyền được sống, quyền của trẻ em và quyền của phụ nữ. Các quy định này này góp phần vào việc tạo cho luật hình sự không những đanh thép mà còn mềm mại thấu tình đạt lý, góp phần vào việc đưa pháp luật hình sự Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn ngày càng tiến gần hơn với pháp luật thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế. Theo số liệu thống kê từ năm 2009 đến hết năm 2013 đã có 26.580 trường hợp được hoãn thi hành án và trong số đó đã có 1285 trường hợp được Chủ tịch Nước đặc xá miễn chấp hành hình phạt. Và theo thống kê tại địa bàn Hà Nội thì không có trường hợp nào được hoãn thi hành án hình sự sau đó lại được miễn chấp hành hình phạt tù đến nay họ có hành vi vi phạm bị xử lý hình sự nữa. Qua thống kê trên ta thấy nếu như thực hiện tốt việc hoãn thi hành án hình sự không chỉ làm cho pháp luật hình sự mềm mại hơn, nhân đạo hơn, pháp luật bảo vệ quyền con người tốt hơn. Mà còn là một biện pháp tốt để giảm bớt gánh nặng cho nhà nước thông qua việc giảm bớt những chi phí 8 đưa người bị kết án đi thi hành án đến việc những người bị kết án đó khi ở ngoài xã hội họ vẫn có thể có những đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi những quy định về hoãn thi hành án hình sự vẫn còn xuất hiện những khó khăn vướng mắc cần xem xét và giải quyết dứt điểm như một số đối tượng không thuộc diện được hoãn thi hành án nhưng vẫn được hoãn hay những trường hợp nên được hoãn thi hành án nhưng quy định của pháp luật lại không đưa họ vào những trường hợp có thể được hoãn do đó không có căn cứ để xét hoãn cho họ. Hay như những khó khăn vướng mắc trong quá trình xem xét giải quyết thủ tục hoãn thi hành án. Do đó cần có những bổ sung, điều chỉnh căn cứ pháp lý cụ thể để các cơ quan có thẩm quyền thực thi một cách đồng bộ và thống nhất đảm bảo tính nhân đạo của chế định nhưng cũng không ảnh hưởng đến tính pháp chế và sự công bằng của mọi công dân khi áp dụng chế định hoãn thi hành án hình sự. Với mục đích như vậy chế định hoãn thi hành án hình sự cần có được một hệ thống những quy phạm quy định từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể để được hoãn thi hành án. Để tránh tình trạng những người bị kết án có đủ điều kiện được hoãn thi hành án, cần được hoãn thi hành án, nên được hoãn thi hành án thì không được hoãn thi hành án. Còn những trường hợp không đủ điều kiện thì lại được hoãn thi hành án. Và trong tình hình hội nhập quốc tế như hiện nay pháp luật về hoãn thi hành án hình sự của Việt Nam còn một nhiệm vụ nữa đó là đảm bảo tính tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về lĩnh vực bảo vệ quyền con người. Nhìn vào quy phạm pháp luật thi hành án của nước ta trong quá khứ và hiện tại thì thấy rằng vấn đề hoãn thi hành án đã được quan tâm nhiều hơn rất nhiều nhưng cũng cần có những nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan tới đề tài, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu, tiêu biểu như: Bảo vệ quyền con người trong trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận 9 án tiến sĩ luật học, của Nguyễn Quan Hiền, 2009; Đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, của Nguyễn Huy Hoàn, 2005; Thực hiện pháp luật về quyền con người của phạm nhân, Luận án tiến sĩ Luật học, của Nguyễn Đức Phúc, 2013; Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự, Nguyễn Ngọc Chí, Tạp chí Khoa học (Kinh tế - Luật), số 23, 2007. Những công trình nghiên cứu trên đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề quyền con người được thể hiện trong các quy pháp luật trong tố tụng hình sự và trong hoạt động tư pháp của Việt Nam. Từ đó chỉ ra những điều đã làm được và chưa làm được của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người trong những lĩnh vực trên. Đồng thời các tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm bảo vệ tốt hơn nữa quyền con người trong những hoạt động này. Trong đó vai trò của chế định hoãn thi hành án cũng đã phần nào được nói tới trong các công trình này. Về thi hành án hình sự thì có: Vũ Trọng Hách: Hoàn thiện về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự, Luận án tiến sĩ Luật học, 2004. Ở luận án này tác giả đã nêu và phân tích rất sâu sắc khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự. Nêu rõ tầm quan trọng của việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được và chỉ ra những thiếu sót tồn tại của hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự. Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác như các báo cáo tổng kết, tài liệu tập huấn, những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như: - Báo cáo kết quả công tác thi hành án hình sự năm 2013, của Ban Nội chính Trung ương. Báo cáo đã chỉ rõ những kết quả công tác thi hành án hình sự năm 2013, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân và một số giải pháp, kiến nghị. Theo đó, giao cho cơ quan thi hành án hình sự đề nghị với Tòa án nơi người bị kết án đủ điều kiện được hưởng thời hiệu, người chấp hành xong hình phạt đủ điều kiện xóa án tích cư trú ra quyết định, tạo thuận lợi cho người được hưởng thời hiệu thi hành án hình sự, xóa án tích được thuận tiện và nhanh chóng. 10 - Tài liệu tập huấn về thi hành án hình sự, của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gồm ba nội dung: Những quy định chung; hoãn thi hành án phạt, tạm đình chỉ thi hành án phạt. - Một số bài viết trên các báo, tạp chí chuyên ngành như: Một số ý kiến về điều kiện hoãn (tạm đình chỉ) thi hành án phạt tù trong trường hợp người bị kết án bị bệnh nặng, Vũ Văn Tiếu, Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 3-2006; Tham luận của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Về thực trạng công tác thi hành án hình sự và những kiến nghị đề xuất, năm 2011; Một số vấn đề về thi hành án hình sự của Tòa án, của Thạc sĩ Nguyễn Quang Lộc, đăng trên báo điện tử pháp luật Việt Nam ngày 12/09/2009; Kẽ hở lớn trong vụ tạm hoãn thi hành án và đặc xá ở Hải Dương, đăng trên báo Pháp luật Việt Nam ngày 16/11/2011. Các bài báo và các tham luận này đã phần nào nêu được những tồn tại, hạn chế của chế định hoãn thi hành án hình sự và đã đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế khắc phục những tồn tại hạn chế đó. Nhìn chung cho đến nay tuy đã có một số công trình nghiên cứu về một số lĩnh vực có liên quan đến những khía cạnh của chế định hoãn thi hành án hình sự, thế nhưng chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về chế định hoãn thi hành án hình sự. Và đặc biệt là tính tương thích của pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam đối với pháp luật quốc tế về quyền con người. Trước yêu cầu đổi mới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhu cầu hội nhập quốc tế với việc nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống chế định hoãn thi hành án hình sự, có thể nói đề tài này sẽ đóng góp một cách thiết thực vào việc hoàn thiện chế định hoãn thi hành án hình sự nói riêng và hệ thống các quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự nói chung. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luâ ̣n văn * Mục đích nghiên cứu Phân tích làm rõ thực trạng công tác hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp quy phạm pháp luật về hoãn thi hành án hình sự. 11 * Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận chung về công tác hoãn thi hành án hình sự. - Nghiên cứu kinh nghiê ̣m mô ̣t số nước về quy định hoãn thi hành án hình sự. - Phân tích đánh giá thực trạng công tác hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam. - Đưa ra các giải pháp nâng cao hiê ̣u quả của việc áp dụng chế định hoãn thi hành án hình sự. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án hình sự trong luật thi hành án hình sự Việt Nam và những văn bản liên quan. * Phạm vi nghiên cứu Công tác hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam trong giai đoạn 2009-2013. 5. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về xây dựng Nhà nước và pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm; quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh chố ng tội phạm cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa ho ̣c pháp lý như lich ̣ sử pháp luật, xã hội học pháp luật, luâ ̣t hiǹ h sự, tô ̣i pha ̣m ho ̣c, luâ ̣t tố tu ̣ng hiǹ h sự, luật thi hành án hình sự, những luâ ̣n điể m khoa ho ̣c trong cáccông triǹ h nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà kh oa học pháp lý chuyên ngành về thi hành án hình sự và hoãn thi hành án hình sự. * Các phương pháp nghiên cứu 12 Phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ thực trạng công tác hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam; Phương pháp nghiên cứu so sánh nhằm làm sáng tỏ hơn những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của công tác hoãn thi hành án hình sự; Phương pháp thống kê học để xử lý số liệu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đây là mô ̣t công triǹ h vừa có ý nghiã về mă ̣t lý luâ ̣n , vừa có ý nghiã về mă ̣t thực tiễn trong việc nghiên cứu và thực thi các chế định về hoãn thi hành án. Để từ đó có những kiến nghị sửa đổi nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở nước ta. * Về mặt lý luận Luận văn là một công trình nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về hoãn thi hành án hình sự trong Luâ ̣t hiǹ h sự Viê ̣t Nam trên cơ sở thực tiễn áp dụng trong những năm qua ở Việt Nam. Kế t quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện hơn về chế địnhhoãn thi hành án hình sự trong luật hình sự Việt Nam. Cụ thể, luâ ̣n văn đã làm rõ các vấ n đề chung về hoãn thi hành án; phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của chế định này trong luật hình sự nước ta ; làm sáng tỏ các quy định của Bộ luâṭ hình sự năm 1999 Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác về hoãn thi hành án hình sự. Luận văn còn nghiên cứu một số quy phạm về quyền con người trong pháp luật quốc tế. Từ đó đánh giá sự tương thích của chế định hoãn thi hành án - một chế định mang tính nhân đạo trong pháp luật hình sự- với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Đồng thời luận văn cũng nghiên cứu các quy định về hoãn thi hành án của một số quốc gia. Qua đó chỉ ra những ưu điểm và cả những tồn tại , hạn chế trong những quy định của pháp luật về hoãn thi hành án hình sự và quá trình thực thi những quy định này; trên cơ sở đó đưa ra mô ̣t số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoãn thi hành án hình sự và nâng cao hiê ̣u quả của những chế định trên . * Về mặt thực tiễn 13 Luận văn góp phần vào việc chuẩn hóa các thủ tục xem xét đề nghị và quyết định hoãn thi hành án cũng như đưa ra các kiế n nghi ̣hoàn thiê ̣n các quy phạm pháp luật ở khía cạnh lập pháp và thực ti ễn áp dụng . Những phương hướng, giải pháp luận văn đưa ra có tính chất định hướng cho hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết việc hoãn thi hành án. Cùng với đó , luận văn còn có ý nghĩa là tài liệu tham khảo cần thiết cho các nhà khoa học pháp lý , cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, các sinh viên và ho ̣c viên cao ho ̣c. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về hoãn thi hành án hình sự. Chương 2: Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chế định hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam. 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ 1.1. THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM 1.1.1. Định nghĩa thi hành án hình sự Sau khi người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm pháp luật bị trừng trị bởi pháp luật bằng những chế tài của luật hình sự. Cơ sở và nền tảng của việc áp dụng chế tài đối với người phạm tội đó là bản án có hiệu lực của Tòa án (một người chỉ bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi có bản án có hiệu lực của Tòa án). Để buộc người bị kết án phải thực thi bản án đó thì cần có một thủ tục tiếp sau đó là thi hành án hình sự. “Thi hành án hình sự là một khâu có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo đạt được mục đích của hình phạt là không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm giáo dục cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng và chống tội phạm” [19, tr. 7]. Cũng có quan điểm cho rằng “thi hành án là giai đoạn của tố tụng hình sự nhằm thực hiện bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án” [56, tr. 436]. Ngoài ra Thi hành án còn được hiểu một cách đơn giản đó là "việc thực hiện trên thực tế các quyền, nghĩa vụ đã được bản án, quyết định ghi nhận" [54, tr. 4]. Tuy đây không được coi là những định nghĩa về thi hành án hình sự nhưng đã phần nào nêu lên được ý nghĩa của hoạt động thi hành án. Hiện nay trong pháp luật hình sự chưa có một khái niệm cụ thể về thi hành án hình sự. Tại Điều 1 Luật thi hành án hình sự quy định về phạm vi điều chỉnh của luật thi hành án hình sự bao gồm "nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số 15 quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, biện pháp tư pháp; quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự, biện pháp tư pháp". Qua đây ta có thể đưa ra một định nghĩa về thi hành án hình sự dưới góc độ khoa học luật hình sự như sau: Thi hành án hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các trình tự thủ tục để thực thi các quyết định về hình sự của bản án hình sự như thi hành hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, biện pháp tư pháp. 1.1.2. Đối tƣợng của hoạt động thi hành án Đầu tiên cần phải khẳng định là thi hành án hình sự là việc đưa ra thi hành phần hình phạt trong bản án hình sự. Thế nhưng không phải đối với mọi hình phạt được tuyên trong bản án việc thi hành án hình sự đều diễn ra. Sau khi bản án có hiệu lực, tùy theo phán quyết của tòa án sẽ quyết định giai đoạn thi hành án sẽ được diễn ra như thế nào. Trong Bộ luật hình sự tại Điều 28 đã quy định về hình phạt đối với những người bị kết án hình phạt có thể là những hình phạt đơn giản như cảnh cáo hoặc phạt tiền và cũng có thể là những hình phạt có thể ảnh hưởng đến quyền cao nhất của con người đó là quyền được sống như hình phạt tử hình. Chính vì đặc thù của từng hình phạt dẫn đến có một số hình phạt hoạt động thi hành án chỉ đơn giản diễn ra ngay tại phiên tòa do Tòa tuyên như hình phạt cảnh cáo. Và cũng có những hình phạt do đặc thù của hình phạt đó mà luật đã chuyển giao hình hình phạt đó cho cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo thủ tục như thi hành án dân sự (hình phạt tiền). Và như vậy trong trường hợp này việc thi hành án hình sự cũng không diễn ra. Như vậy tùy vào loại hình phạt mà tòa án áp dụng để xác định việc còn hay không còn hoạt động thi hành án hình sự. 16 1.1.3. Chủ thể thi hành án hình sự Chủ thể thi hành án hình sự bao gồm chủ thể phải thi hành án hình sự và chủ thể chịu trách nhiệm thi hành án hình sự. - Chủ thể phải thi hành án hình sự là chủ thể đã bị Tòa án áp dụng một hay nhiều hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự để trừng trị vì đã có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Vậy đó là những chủ thể nào? Theo pháp luật hình sự Việt Nam thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân do đó chủ thể của hoạt động thi hành án hình sự cũng chỉ có thể là cá nhân mà không thể là pháp nhân hay tổ chức. Và cá nhân này cũng cần có đủ những điều kiện sau. Thứ nhất: Chủ thể này phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Có nghĩa là cá nhân này phải có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không bị hạn chế về năng lực nhận thức hành vi. Thứ hai: Chủ thể này bị kết án bởi một hay nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật. Bản án đã có hiệu lực pháp luật là bản án sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị sau một thời gian luật định (thông thường là 30 ngày kể từ ngày tuyên án), hoặc bản án phúc thẩm không bị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm. Thứ ba: Hình phạt mà chủ thể đó phải thi hành cần phải có những trình tự và thủ tục cụ thể để thi hành. - Chủ thể chịu trách nhiệm thi hành án hình sự: Đó là những cá nhân tổ chức được luật giao nhiệm vụ thực thi các hoạt động thi hành án. Theo quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam và luật thi hành án thì Tòa án là cơ quan có nhiệm vụ ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự, các trại giam, ủy ban nhân dân các cấp cũng có thể là chủ thể trong hoạt động thi hành án tùy vào từng loại hình phạt cụ thể. 17 1.1.4. Các hoạt động có thể diễn ra trong quá trình thi hành án hình sự Giai đoạn thi hành án hình sự bắt đầu từ khi có quyết định thi hành án và kết thúc khi người bị kết án chấp hành xong phần hình phạt chính trong bản án đã tuyên. Và việc thi hành án hình sự có nghĩa là việc bắt người phạm tội phải chấp hành hình phạt của bản án đã có hiệu lực đã áp dụng đối với họ. Bản chất của hoạt động này là việc cơ quan nhà nước tước bỏ của người phạm tội một số quyền nhất định quyền đó có thể là quyền được sống, quyền tự do đi lại hay quyền được làm một công việc nhất định. Chính vì vậy ở giai đoạn này có thể sẽ có một số trường hợp xảy như theo quyết định của bản án thi người phải thi hành án chỉ bị tước bỏ một số quyền nhất định nhưng khi thi hành quyết định đó vào thời điểm nhất định thì lại ảnh hưởng đến một số quyền khác của người bị kết án dẫn đến cần phải giải pháp để vẫn đảm bảo được tính pháp chế và tính hiệu lực của bản án nhưng cũng không ảnh hưởng đến những quyền khác của người bị kết án. Do đó trong quá trình thi hành án có thể xuất hiện một số hoạt động như hoãn thi hành án hình sự, tạm đình chỉ thi hành án hình sự, đình chỉ thi hành án hình sự hoặc miễn chấp hành hình phạt. Những hoạt động này là những hoạt động đặc biệt của thi hành án hình sự. Bởi những giai đoạn này có thể xảy ra hoặc không xay ra tùy từng trường hợp cụ thể. 1.2. HOÃN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TRONG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM. 1.2.1. Khái niệm hoãn thi hành án hình sự Cũng như thi hành án hình sự Hoãn thi hành án hình sự là một khái niệm bao hàm hoãn thi hành án của tất cả các hình phạt. Hiện nay trong pháp luật hình sự và pháp luật thi hành án hình sự cũng chưa có một khái niệm cụ thể về hoãn thi hành án hình sự. Nhưng dưới góc độ khoa học thì đã có một số khái niệm về hoãn chấp hành hình phạt tù và hoãn thi hành hình phạt tử hình như "Hoãn thi hành hình phạt tù là việc Chánh án Tòa án xét xử sơ thẩm 18 quyết định cho người bị kết án tù đang tại ngoại chưa phải chấp hành hình phạt tù khi có những điều kiện do luật tố tụng hình sự quy định" [20, tr. 383]. Định nghĩa này được khái quát theo tinh thần của Bộ luật tố tụng hình sự khi mà quy định hoãn thi hành án hình sự được quy định tại điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự. Cũng có quan điểm cho rằng: "Hoãn chấp hành án hình phạt tù là chuyển việc thi hành hình phạt tù sang thời điểm muộn hơn" [59, tr. 310]. Đây là một cách nêu khái quát về bản chất của việc hoãn chấp hành hình phạt tù nó không nêu được một số những đặc điểm cơ bản của việc hoãn thi hành án hình sự. Ngoài ra còn có định nghĩa khác về hoãn thi hành án như sau: "Hoãn chấp hành hình phạt tù là việc tạm dừng lại trong một thời hạn nhất định việc chấp hành hình phạt tù của người bị kết án nếu người này chưa chấp hành hình phạt tù đó" [6, tr. 794]. Đây có thể được coi là khái niệm tương đối hoàn chỉnh về hoãn thi hành án hình phạt tù bởi nó đã nêu bật được những đặc điểm cơ bản của hoãn thi hành án phạt tù để từ đó có căn cứ phân biệt hoãn thi hành án phạt tù với những biện pháp tha miễn khác. Nhìn chung những khái niệm trên đã phần nào nêu được những đặc điểm của hoạt động hoãn thi hành hình phạt tù. Còn đối với một số hình phạt khác như hình phạt tử hình thì chưa có một định nghĩa cụ thể nào. Nhưng từ quy định tại điều 58 Luật thi hành án hình sự và từ thực tiễn thi hành hình phạt tử hình thì thấy rằng việc hoãn thi hành hình phạt tử hình cũng là việc tạm dừng việc thi hành hình phạt tử hình khi có một số căn cứ theo luật định. Và thẩm quyền quyết định việc hoãn thi hành hình phạt tử hình được giao cho Hội đồng thi hành hình phạt tử hình. Từ quan điểm này đối chiếu với hoạt động hoãn thi hành án trên thực tế ta cũng có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về hoãn thi hành án hình sự như sau: Hoãn thi hành án hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng trong một thời hạn nhất định việc thi hành án của người bị kết án nếu người bị kết án này chưa thi hành hình phạt đó và thỏa mãn những điều kiện theo luật định. 19 1.2.2. Đặc điểm hoãn thi hành án hình sự - Hoãn thi hành án hình sự là hoạt động thực thi quyền lực công có liên quan đến quyền nhân thân của con người. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt hoãn thi hành án hình sự với hoãn thi hành án dân sự. Bới hoãn thi hành án dân sự là hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền tài sản của một chủ thể phải thi hành án. - Đối tượng hoãn thi hành án hình sự chỉ là cá nhân, không có tổ chức. Đặc điểm này xuất phát từ chủ thể chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật hình sự Việt Nam, đó là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam chỉ là cá nhân không có tổ chức. Và đặc điểm này cũng nêu bật sự khác biệt của hoãn thi hành án hình sự với hoãn thi hành án dân sự. - Hoãn thi hành án hình sự chỉ được áp dụng khi người bị kết án chưa thi hành án. Như vậy nếu người bị kết án đã hoặc đang thi hành án thì không thể là đối tượng của hoãn thi hành án. - Hoãn thi hành án chỉ áp dụng đối với một số hình phạt nhất định. Đặc điểm này cũng xuất phát từ tính chất của từng hình phạt cụ thể vì một số hình phạt sẽ không thể hoãn được vì ngay sau khi tuyên án hình phạt đó đã bắt đầu có hiệu lực (hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo). Hoặc một số hình phạt sau khi tuyên án có hiệu lực ngay và chấm dứt hiệu lực ngay (hình phạt cảnh cáo). - Hoãn thi hành án chỉ áp dụng đối với một số trường hợp nhất định. Đặc điểm này thì xuất phát từ ý nghĩa của chế định hoãn thi hành án hình sự. Hoãn thi hành án hình sự là chế định nhân đạo trong một số trường hợp nhất định, hiện tại thì theo pháp luật Việt Nam thì chỉ có một số trường hợp có thể được hoãn thi hành án hình sự đó là đang mang thai hay đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, hiện là lao động duy nhất trong gia đình, đang mắc bệnh nặng nếu đi thi hành án thì có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng của người bị kết án 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan