Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự việt...

Tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự việt nam

.PDF
115
49
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ TRÚC QUỲNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ TRÚC QUỲNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TRỤC 1 9 XUẤT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hình phạt trục xuất trong luật hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm hình phạt trục xuất 1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của hình phạt trục xuất 1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về hình phạt trục xuất trong pháp luật hình sự Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay 1.2.1. Khát quát lịch sử hình thành, phát triển của các quy phạm về hình phạt trục xuất trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1999 1.2.1.1. Từ 1945 đến 1985 1.2.1.2. Từ 1985 đến 1999 1.2.2. Hình phạt trục xuất từ năm 1999 đến nay 1.3. Phân biệt hình phạt trục xuất với biện pháp trục xuất trong luật hành chính; hình phạt tiền; phân biệt hình phạt trục xuất với tƣ cách hình phạt chính và hình phạt bổ sung 1.3.1. Phân biệt hình phạt trục xuất với biện pháp trục xuất trong luật hành chính 3.1.2. Phân biệt hình phạt trục xuất với hình phạt tiền theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 1.3.3. Phân biệt hình phạt trục xuất với tƣ cách là hình phạt chính và hình phạt trục xuất với tƣ cách là hình phạt bổ sung Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 VỀ 1.1. HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT VÀ THỰC TIỄN ÁP 9 9 14 23 24 24 26 28 30 30 31 32 34 DỤNG 2.1. 2.1.1. 2.1.2. 2.2. 2.2.1. 2.2.2. 2.3. 2.3.1. 2.3.2. 2.3.2.1. 2.3.2.2. 2.3.2.3. 2.3.2.4. Các quy định của Bộ luật hình sự 1999 về hình phạt trục xuất Quy định của Bộ luật hình sự 1999 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành về hình phạt trục xuất Căn cứ và điều kiện áp dụng Thực tiễn áp dụng hình phạt trục xuất trên phạm vi toàn quốc từ sau khi Bộ luật hình sự 1999 đƣợc ban hành Tình trạng tội phạm ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam Nhận xét về hiệu quả thực tế của việc áp dụng hình phạt trục xuất từ sau khi Bộ luật hình sự 1999 ban hành Những hạn chế của các quy định liên quan đến hình phạt trục xuất và những nguyên nhân của hạn chế đó Những hạn chế của các quy định liên quan đến hình phạt trục xuất Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong áp dụng hình phạt trục xuất thời gian qua Các quy định về hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự năm 1999 còn nhiều khiếm khuyết cần bổ sung Công tác giải thích, hƣớng dẫn áp dụng pháp luật; thanh tra, kiểm tra hoạt động áp dụng hình phạt trục xuất của Tòa án các cấp còn nhiều hạn chế Nguyên nhân từ chủ thể áp dụng pháp luật hình sự Một số nguyên nhân khác Chương 3: MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO 34 34 41 46 46 54 63 63 68 68 70 71 74 77 HIỆU QUẢ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT 3.1. 3.1.1. 3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về hình phạt trục xuất Yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hội nhập Yêu cầu của công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 77 77 80 Nhằm ngăn chặn, giảm bớt tội phạm nƣớc ngoài; góp phần làm cho tội phạm ổn định và loại trừ tội phạm Xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến hình phạt trục xuất trong thời gian qua Nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về hình phạt trục xuất Những phƣơng hƣớng cơ bản về hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về hình phạt trục xuất Các giải pháp về mặt lập pháp Đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy phạm pháp luật liên quan đến hình phạt trục xuất Đảm bảo quán triệt đƣờng lối, chính sách hình sự đi đôi với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc ta Đảm bảo tính kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm lập pháp hình sự nƣớc ngoài Giải pháp về mặt thực tiễn thi hành hình phạt trục xuất Tăng cƣờng công tác giải thích, hƣớng dẫn áp dụng pháp luật; thanh tra, kiểm tra hoạt động áp dụng hình phạt trục xuất của Tòa án các cấp 82 3.3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về thi hành án trục xuất 3.3.2.3. Nâng cao năng lực, ý thức pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ thực thi pháp luật 3.3.2.4. Tăng cƣờng sự hợp tác và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự với nƣớc ngoài 3.3.3. Giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt trục xuất 94 3.1.3. 3.1.4. 3.2. 3.3. 3.3.1. 3.3.1.1. 3.3.1.2. 3.3.1.3. 3.3.2. 3.3.2.1. KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 84 88 88 88 89 91 92 92 95 97 100 102 104 Danh mục các bảng Số hiệu bảng 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 Tên bảng Trang Trang Thống kê số vụ án và số bị can là ngƣời nƣớc ngoài thực 55 hiện tội phạm tại Việt Nam giai đoạn 1990-1999 Tỷ lệ số vụ án và bị cáo Tòa án nhân dân các cấp xử sơ 56 thẩm từ 2000 đến 2009 Số ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam theo 57 từng nhóm tội phạm từ 2000 đến 2004 Tỷ lệ bị cáo bị áp dụng hình phạt trục xuất Trên tổng số 59 bị cáo bị xét xử sơ thẩm từ 2000 đến 2009 Số bị cáo bị áp dụng hình phạt trục xuất theo từng nhóm 60 tội phạm từ 2005 đến 2009 Số bị cáo bị áp dụng hình phạt trục xuất trên tổng số bị 61 cáo bị xét xử sơ thẩm từ năm 2005 đến năm 2009 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn mở rộng hợp tác quốc tế hiện nay, đặc biệt là đối với Việt Nam, kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) và tham gia nhiều diễn đàn quốc tế, đã mở ra nhiều cơ hội giao lƣu và hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu của tình hình phát triển xã hội. Các cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài vào Việt Nam với mục đích làm ăn, du lịch và kinh doanh ngày càng nhiều, thu hút đƣợc ngày càng nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và nguồn lao động chất lƣợng cao. Với chính sách thông thoáng, quy định về thủ tục nhập cảnh đơn giản và dễ dàng nên số lƣợng ngƣời nƣớc ngoài nhập cảnh Việt nam ngày càng tăng, đa dạng về thành phần, với nhiều mục đích khác nhau (hàng năm, có từ 4 - 5 triệu lƣợt ngƣời nƣớc ngoài nhập cảnh Việt Nam; riêng năm 2009 có khoảng 3,5 triệu ngƣời). Hiện cả nƣớc có khoảng 75.000 ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú, làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Với số lƣợng lớn ngƣời nƣớc ngoài nhƣ vậy hiện diện toàn đất nƣớc, việc nảy sinh những hành vi vi phạm pháp luật cũng nhƣ việc kiểm soát các hành vi trái pháp luật của ngƣời nƣớc ngoài ngày càng trở nên phức tạp và đòi hỏi các cơ quan chức năng phải thực sự nghiêm túc và có trách nhiệm trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Đây là một vấn đề mang màu sắc ngoại giao nên cách thức xử lý tội phạm là ngƣời nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm. Đòi hỏi đặt ra là trong hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự nƣớc ta phải có hình phạt đặc thù để áp dụng đối với đối tƣợng là ngƣời nƣớc ngoài. Hình phạt trục xuất đƣợc ghi nhận với tƣ cách vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự năm 1999 là cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án có thể lựa chọn và áp dụng linh hoạt đối với đối tƣợng đặc biệt là ngƣời nƣớc ngoài phạm tội với mục đích không chỉ nhằm trừng trị mà còn có ý nghĩa ngăn ngừa khả năng phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta, đáp ứng yêu cầu bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức và công dân, cũng nhƣ ổn định, giữ vững và phát triển các quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và nhạy cảm của việc xử lý các trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, Nhà nƣớc ta chủ yếu xử lý các trƣờng hợp này thông qua con đƣờng ngoại giao theo các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia hoặc theo thông lệ quốc tế nên hình phạt trục xuất đƣợc quy định trong luật hình sự vừa phải đảm bảo tính nghiêm khắc nhƣng cũng vừa phải linh hoạt trong xử lý để bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia. Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tƣ pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trong tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48NQ/TW ngày 25/04/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về hình phạt trục xuất và thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đƣa ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định đó không chỉ có ý nghĩa lý luận, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn và pháp lý quan trọng. Là một hình phạt mới đƣợc áp dụng sau khi Bộ luật hình sự 1999 ra đời, là giải pháp hữu hiệu thay thế cho các chế tài hành chính trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Sau một thời gian áp dụng và thi hành, các quy định về hình phạt trục xuất cũng đã thể hiện đƣợc một số điểm tích cực cũng nhƣ bộc lộ những mặt thiếu sót. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi xin phép đƣợc đƣa ra những kiến thức chuyên ngành về hình phạt trục xuất, những mặt mạnh, mặt yếu của nó, thực tiễn áp dụng hình phạt trục xuất cũng nhƣ đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về hình phạt trục xuất. Đề tài của tôi có tên gọi: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam". 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Hình phạt trục xuất là một chế định mới đƣợc ghi nhận trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Trong thực tiễn nghiên cứu pháp luật, cũng chƣa có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này. Ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học có các đề tài của các tác giả Nguyễn Sơn, Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam, Viện Nhà nƣớc và Pháp luật, Hà Nội, 2003; tác giả Trịnh Quốc Toản, Các hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ thực hiện ở Viện Nhà nƣớc và pháp luật (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) có các đề tài của các tác giả Nguyễn Văn Vĩnh, Hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 1996; Đặng Đức Thạo, Hệ thống hình phạt trong luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; v.v... Về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình: GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Chương thứ bảy - Hình phạt và biện pháp tư pháp, Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Viện Nhà nƣớc và Pháp luật, Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1994; Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp, Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; TS. Đặng Quang Phƣơng (Chủ nhiệm đề tài), Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả của các biện pháp tư pháp và các hình phạt không phải là tù và tử hình, Hà Nội, 1996; v.v... Ngoài ra, có một số bài viết, nghiên cứu của các tác giả khác, điển hình nhƣ bài viết "Một số ý kiến về hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự năm 1999" của TS. Trịnh Tiến Việt và ThS. Nguyễn Cửu Đức Bình đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 4/2003; bài viết "Hình phạt trục xuất đối với người nước ngoài theo pháp luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề thực tiễn", của Trịnh Tiến Việt và Nguyễn Khắc Hải - Các báo cáo hội thảo khoa học lần thứ IX (Hiệp hội khoa học-kỹ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga). Mátxcơva, 2007, tr. 91-97. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể thấy là các vấn đề liên quan đến trục xuất mới chỉ đƣợc đề cập dƣới cấp độ các bài viết, các nghiên cứu tổng hợp chứ chƣa đƣợc xem xét dƣới góc độ một công trình nghiên cứu độc lập. Trong thực tế xét xử, các vụ án liên quan đến trục xuất ngƣời nƣớc ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam là rất ít so với các hình phạt khác. Một phần là do tính chất nhạy cảm của vấn đề, mặt khác do đây là một hình phạt tƣơng đối mới, chỉ đƣợc quy định từ sau Bộ luật hình sự năm 1999, trƣớc đây chỉ đƣợc xem là một biện pháp hành chính nên trong công tác xét xử cũng còn gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, khi chọn đề tài này, tác giả nhận thấy đây là một vấn đề rất mới mẻ và nếu thành công, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành tƣ pháp hình sự cũng nhƣ phục vụ cho công tác lập pháp, công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến hình phạt trục xuất. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu tội phạm là ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận về hình phạt trục xuất, những vấn đề pháp lý liên quan, thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời phân tích những ƣu điểm, nhƣợc điểm của hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự, phân tích nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đề ra phƣơng án hoàn thiện pháp luật hình sự liên quan đến vấn đề trục xuất trong luật hình sự Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở những mục đích trên, luận văn này có nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái niệm, đặc điểm, lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam quy định về hình phạt trục xuất; - Làm rõ thực trạng tình hình tội phạm là ngƣời nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam; - Nghiên cứu những quy định cụ thể về hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự hiện hành của Việt Nam; qua đó rút ra những hạn chế, tồn tại của hình phạt này trong luật thực định Việt Nam; những phƣơng hƣớng khắc phục; - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về hình phạt trục xuất trong những năm gần đây; đồng thời phân tích làm rõ những hạn chế, tồn tại trong việc áp dụng và những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó; - Đề xuất những định hƣớng và giải pháp hoàn thiện các quy định về hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành và nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt này trong thực tiễn; 4. Phƣơng pháp tiếp cận vấn đề Nghiên cứu tình hình tội phạm liên quan đến trục xuất trong những năm gần đây. Những số liệu nghiên cứu là căn cứ có giá trị nhất định để xác định về tội phạm là ngƣời nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm này cũng nhƣ các biện pháp để hình phạt này phát huy đƣợc ý nghĩa lý luận của nó trong thực tiễn. Trên cơ sở phƣơng pháp biện chứng duy vật, Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp, so sánh; phƣơng pháp thống kê tội phạm học; phƣơng pháp điều tra xã hội; phƣơng pháp dự báo khoa học…để thực hiện nghiên cứu đề tài này. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Lần đầu tiên nhà làm luật nƣớc ta đã ghi nhận một quy phạm riêng biệt đề cập đến định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt trục xuất. Việc Bộ luật hình sự năm 1999 quy định bổ sung hình phạt trục xuất và đƣa ra khái niệm hình phạt này có ý nghĩa lý luận - thực tiễn rất quan trọng đối với sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng, cũng nhƣ thực tiễn áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội của Tòa án nói chung, đặc biệt trong công tác đấu tranh phòng và chống ngƣời nƣớc ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam trƣớc tình hình phát triển của xã hội với xu thế hội nhập và mở cửa, giao lƣu và hợp tác quốc tế. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng của luận văn là ở chỗ - tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận chung về hình phạt và hình phạt trục xuất; phân biệt các hình phạt trục xuất với chế tài hành chính; phân tích những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các hình phạt trục xuất và thực tiễn áp dụng hình phạt này tại Việt Nam thông qua việc phân tích số liệu 10 năm gần đây trên địa bàn cả nƣớc. Trên cơ sở này, đề xuất một số phƣơng hƣớng và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng một số quy định tƣơng ứng về hình phạt trục xuất ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng chúng trong thực tiễn. 6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn Đối với sự thành bại của bất kỳ một luận văn nào, điều quan trọng là thể hiện đƣợc những đóng góp của luận văn đối với việc tìm hiểu bản chất vấn đề của đề tài mà tác giả theo đuổi cũng nhƣ tính mới của nó đối với những công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà nghiên cứu khác. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phƣơng diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về hình phạt trục xuất, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới hình phạt trục xuất trong luật hình sự Việt Nam. Những điểm mới cơ bản của luận văn là: - Tổng hợp các quan điểm khoa học trong và ngoài nƣớc về hình phạt, hình phạt trục xuất để xây dựng nên khái niệm hình phạt trục xuất, đảm bảo tính chính xác, khoa học, chỉ ra các đặc điểm cơ bản của hình phạt trục xuất, phân biệt hình phạt trục xuất với biện pháp trục xuất theo luật hành chính; - Nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm của hình phạt trục xuất trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay; - Nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ tình hình vi phạm pháp luật liên quan đến ngƣời nƣớc ngoài phạm tội và tình hình áp dụng hình phạt trục xuất của Tòa án các cấp; những tồn tại, hạn chế của thực tiễn pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt trục xuất cũng nhƣ những nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế đó; - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất các định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt này trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và cải cách tƣ pháp hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tƣ pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan Thi hành án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đƣợc khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở bài, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề chung về hình phạt trục xuất trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt trục xuất và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Một số phƣơng hƣớng cơ bản để nâng cao hiệu quả các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt trục xuất. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 . KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1.1 . Khái niệm hình phạt trục xuất Hệ thống hình phạt theo luật hình sự Việt Nam hiện hành từ sau lần pháp điển hóa lần thứ hai (1999) đƣợc điều chỉnh tại 15 điều của Chƣơng V độc lập " hình phạt" trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Từ Điều 26 đến Điều 40) bằng các quy phạm riêng biệt chặt chẽ và chính xác với những điều kiện áp dụng cụ thể 12 loại hình phạt (các điều 29 -40) có tính chất bắt buộc đối với các tòa án là: 1. Cảnh cáo; 2. Cải tạo không giam giữ (từ 6 tháng đến 3 năm); 3. Tù có thời hạn; 4. Tù chung thân; 5. Tử hình; 6. Cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; 7. Cấm cƣ trú; 8. Quản chế; 9. Tƣớc một số quyền công dân; 10. Tịch thu tài sản; 11. Phạt tiền; và 12. Trục xuất [7, tr. 696]. Trong đó, trục xuất là một loại hình phạt mới, lần đầu tiên đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Đây là hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn và nặng hơn hình phạt cải tạo không giam giữ. Trƣớc khi đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, trục xuất đƣợc quy định và áp dụng nhƣ là một biện pháp hành chính. Trục xuất là biện pháp cƣỡng chế đƣợc quy định trong Sắc lệnh số 205-SL ngày 18/8/1948, và đến năm 2000 đƣợc quy định trong Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam ngày 28/04/2000. Trục xuất là hình phạt buộc ngƣời nƣớc ngoài (ngƣời không có quốc tịch Việt Nam) trong thời hạn nhất định phải rời khỏi lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, xuất phát từ tính phức tạp của việc xử lý những trƣờng hợp chủ thể là ngƣời nƣớc ngoài, Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999 không quy định những điều kiện cụ thể để áp dụng hình phạt này, đồng thời cũng không quy định hình phạt này vào điều luật cụ thể trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự [5, tr. 344]. Cũng theo Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999, hình phạt trục xuất đƣợc áp dụng vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể. Nghiên cứu pháp luật nƣớc ngoài cho thấy đa số các nƣớc quy định trục xuất với tƣ cách là một biện pháp cƣỡng chế hành chính, thậm chí có nƣớc trƣớc đây quy định trục xuất là một hình phạt trong luật hình sự thì nay nó chỉ còn đƣợc quy định là một biện pháp cƣỡng chế hành chính, ví dụ nhƣ Cộng hòa Liên bang Đức (trục xuất đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự của Đức với tên gọi là biện pháp An ninh và Cải tạo theo Đạo luật chống những ngƣời phạm tội chuyên nghiệp nguy hiểm và về các biện pháp an ninh và cải tạo. Năm 1969, trục xuất đã bị loại bỏ khỏi danh mục các biện pháp an ninh và cải tạo trong Bộ luật hình sự. Hiện nay, trục xuất đƣợc quy định trong đạo luật về ngƣời nƣớc ngoài với tính chất là một biện pháp cƣỡng chế hành chính) . Ngày nay trục xuất với tƣ cách là hình phạt chỉ đƣợc quy định trong luật hình sự một số nƣớc và việc quy định hình phạt này trong luật hình sự mỗi nƣớc cũng rất khác nhau. Trong Bộ luật hình sự của Trung Quốc, trục xuất đƣợc quy định tại Điều 35 là loại hình phạt có thể đƣợc áp dụng với tƣ cách là hình phạt độc lập hoặc hình phạt bổ sung đối với ngƣời nƣớc ngoài phạm tội, tức là, trục xuất đƣợc quy định vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Điều luật này cũng không quy định rõ điều kiện, phạm vi, thời hạn của hình phạt này nhƣ Việt Nam. Có thể các nhà lập pháp nƣớc ta đã nghiên cứu tham khảo và tiếp thu kinh nghiệm này của Trung Quốc khi xây dựng chế định hình phạt trục xuất trong Bộ luật hình sự năm 1999 của mình? [55, tr. 103]. Nghiên cứu Bộ luật hình sự của Cộng hòa dân chủ Đức năm 1968 cho thấy hình phạt trục xuất đƣợc quy định tại Điều 59 với tƣ cách vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Trục xuất áp dụng với ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Cộng hòa dân chủ Đức mà phạm tội. Khoản 1 Điều 2 Luật Quốc tịch ngày 20/2/1967 cũng quy định rõ trục xuất không áp dụng đối với những ngƣời mang hai quốc tịch: Quốc tịch Cộng hòa dân chủ Đức và quốc tịch nƣớc khác. Điều 5 các luật về ngƣời nƣớc ngoài cũng quy định không đƣợc áp dụng hình phạt này với ngƣời tị nạn chính trị tại Cộng hòa dân chủ Đức. Trong Bộ luật hình sự của Thụy Sĩ, Điều 55 quy định trục xuất chỉ với tính chất là hình phạt bổ sung. Theo Điều luật này, hình phạt trục xuất đƣợc quy định chỉ áp dụng với ngƣời nƣớc ngoài bị kết án tù khổ sai hoặc tù có thời hạn từ 3 năm đến 15 năm. Nhƣ vậy, luật hình sự Thụy Sĩ cũng xác định rõ đối tƣợng và phạm vi áp dụng hình phạt trục xuất [55, tr. 105]. Luật hình sự của Thụy Điển cũng có quy định trục xuất ngƣời bị kết án là ngƣời nƣớc ngoài. Tuy nhiên, khác với luật hình sự nƣớc ta, trục xuất trong luật hình sự của Thụy Điển không phải là hình phạt mà chỉ là một biện pháp an ninh áp dụng đối với ngƣời bị kết án về một tội nghiêm trọng [17]. Ở Hoa Kỳ, hình phạt trục xuất đƣợc quy định trong Bộ luật Di trú. Theo Điều 237 của Bộ luật này thì trục xuất đƣợc áp dụng với ngƣời không phải công dân Hoa Kỳ đã nhập cảnh Hoa Kỳ phạm tội hình sự trong những trƣờng hợp: - Khi ngƣời nƣớc ngoài phạm tội có tính cách suy đồi đạo đức (Moral Turpitude) và tội đó có thể bị phạt từ 01 năm tù trở lên thì sẽ bị trục xuất; - Nếu đƣơng sự phạm hai tội có tính cách suy đồi đạo đức thì đƣơng sự bị trục xuất, dù tội đó là nhỏ nhặt. Điều luật cũng quy định nếu bị cáo bị kết án về tội nghiêm trọng (aggravated felony) thì sẽ bị trục xuất, đó là những tội: giết ngƣời, hãm hiếp, cƣớp tài sản và bị phạt tù trên 01 năm, buôn lậu ma túy, buôn lậu vũ khí, những tội hành hung và bị án tù trên 1 năm, những tội giả mạo chữ ký, giấy tờ và bị phạt tù trên 01 năm, những tội gian lận và gây thiệt hại cho nạn nhân trên 10000 USD [55, tr. 105]. Theo Điều 2 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, Điều 3 Pháp lệnh xuất nhập cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam này 28/4/2000 và Điều 1 Nghị định 54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ hƣớng dẫn về việc thi hành hình phạt trục xuất thì khái niệm ngƣời nƣớc ngoài đƣợc hiểu là "người không có quốc tịch Việt Nam". Từ khái niệm này có thể hiểu ngƣời nƣớc ngoài là ngƣời mang quốc tịch của nƣớc khác hoặc là ngƣời không mang quốc tịch của bất cứ nƣớc nào. Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: "Nhà nƣớc Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch Việt Nam, trừ trƣờng hợp Luật này có quy định khác", khoản 4 Điều 5 của Luật này lại quy định: "Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nƣớc ngoài đang định cƣ ở nƣớc ngoài đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan". Vậy nên có thể có công dân Việt Nam mang hai quốc tịch. Đối với ngƣời Việt Nam vừa mang quốc tịch Việt Nam, vừa mang quốc tịch nƣớc ngoài, nếu phạm tội tại Việt Nam thì về nguyên tắc các Tòa án không đƣợc áp dụng hình phạt trục xuất đối với họ [55, tr. 106]. Mặc dù luật quy định hình phạt trục xuất đƣợc áp dụng đối với bất kỳ hành vi phạm tội nào, tuy nhiên, trên thực tế xét xử các vụ án liên quan đến việc trục xuất ngƣời nƣớc ngoài phạm tội, không phải ngƣời nƣớc ngoài nào vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam đều bị áp dụng hình phạt trục xuất này, mà Tòa án phải căn cứ vào tính chất, mức độ phạm tội và các yếu tố khác liên quan đến quan hệ ngoại giao, lãnh sự… để áp dụng khi cần thiết. Để đƣa ra một khái niệm đầy đủ và chính xác về nội dung, nhất quán về mặt pháp lý, thống nhất về mặt ngôn từ, đồng thời xét đến tính phù hợp với thực tiễn xét xử và chính sách nhân đạo của Nhà nƣớc, theo chúng tôi, khái niệm hình phạt trục xuất phải bao gồm đƣợc các nội dung nhƣ: thứ nhất, bản chất pháp lý của hình phạt trục xuất; thứ hai, cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thứ ba, đối tƣợng bị áp dụng, thứ tư, căn cứ và điều kiện áp dụng. Do đó, trên cơ sở xem xét các quan điểm khoa học đã nêu, kết hợp với việc phân tích các quy định của pháp luật có liên quan, dƣới góc độ khoa học luật hình sự, theo chúng tôi khái niệm hình phạt trục xuất có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Hình phạt trục xuất là một trong các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Bộ luật hình sự Việt Nam quy định, được Tòa án áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bị buộc phải rời Việt Nam trong thời gian nhất định. Hình phạt trục xuất được áp dụng với tư cách vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nước ngoài, đặc biệt là tội phạm quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia; bảo vệ trật tự xã hội và độc lập, chủ quyền dân tộc. Nhƣ vậy, từ khái niệm khoa học về hình phạt trục xuất nêu trên, theo chúng tôi bản chất pháp lý của hình phạt này là một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước đối với các đối tượng là người nước ngoài phạm tội và buộc họ phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn nhất định. Hình phạt trục xuất không chỉ nhằm mục đích trừng trị, giáo dục ngƣời phạm tội mà còn nhằm ngăn chặn các hành động có nguy cơ ảnh hƣởng đến an ninh, chủ quyền dân tộc. Việc Bộ luật hình sự năm 1999 quy định bổ sung hình phạt trục xuất và đƣa ra khái niệm hình phạt này có ý nghĩa lý luận - thực tiễn rất quan trọng đối với sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng, cũng nhƣ thực tiễn áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội của Tòa án nói chung, đặc biệt trong công tác đấu tranh phòng và chống ngƣời nƣớc ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam trƣớc tình hình phát triển của xã hội với xu thế hội nhập và mở cửa, giao lƣu và hợp tác quốc tế. 1.1.2 . Các đặc điểm cơ bản của hình phạt trục xuất Với tính chất vừa là hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999, hình phạt trục xuất mang những đặc điểm chung của hình phạt nhƣ sau: - Là biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất so với tất cả các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác của Nhà nước mà việc áp dụng nó đối với người bị kết án sẽ đưa đến hậu quả pháp lý là người đó bị coi là có án tích Tính cƣỡng chế của hình phạt, tức là dùng quyền lực nhà nƣớc bắt phải tuân theo, là một đặc điểm cơ bản, đặc trƣng của hình phạt; đặc điểm này cho phép phân biệt hình phạt với các biện pháp tác động xã hội khác. Tính cƣỡng chế của hình phạt đƣợc thể hiện với mức độ khác nhau và với những hình thức cũng rất khác nhau tùy thuộc vào từng loại hình phạt. Mặc dù các hình phạt (hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung) có nội dung cƣỡng chế, thuyết phục, giáo dục, nặng, nhẹ khác nhau, nhƣng chúng đều có cùng tính chất là một loại biện pháp cƣỡng chế trong hệ thống các biện pháp cƣỡng chế của Nhà nƣớc. Khi đƣợc áp dụng, hình phạt gây ra những tổn hại nhất định cho ngƣời bị kết án. Họ có thể bị tƣớc bỏ hoặc bị hạn chế những quyền và lợi ích thiết thân nhất, nhƣ tƣớc hoặc hạn chế quyền tự do, tƣớc quyền chính trị, tƣớc quyền lợi vật chất, thậm chí họ có thể bị tƣớc cả quyền sống của mình. Đồng thời khi áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội, Nhà nƣớc thể hiện thái độ phản ứng chính thức, lên án về mặt chính trị-pháp lý, đạo đức đối với tội phạm và với ngƣời thực hiện tội phạm. Những sự tác động pháp lý nhƣ vậy của hình phạt làm cho ngƣời bị kết án và những ngƣời khác không vững vàng trong xã hội trong tƣơng lai có thái độ tôn trọng pháp luật hình sự.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan