Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi giết người trong luật hình sự việt...

Tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi giết người trong luật hình sự việt nam luận văn ths. luật

.PDF
108
1059
120

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI GIẾT NGƯỜI 6 TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm hành vi giết người 6 1.2. Phân loại hành vi giết người 11 1.2.1. Căn cứ phân loại 11 1.2.2. Các loại hành vi giết người 11 1.2.1.1. Căn cứ vào khách thể của hành vi giết người 11 1.2.1.2. Căn cứ vào đối tượng tác động của hành vi giết người 12 1.2.1.3. Căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi giết người 12 1.2.1.4. Căn cứ vào mức độ nguy hại của hành vi giết người 13 1.2.1.5. Căn cứ vào mục đích, động cơ của hành vi giết người 15 1.3. Hành vi giết người trong các trường hợp phạm tội đặc biệt 15 1.3.1. Thời điểm hoàn thành và việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của hành vi giết người trong các tội phạm giết người 15 1.3.1.1. Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong các tội phạm liên quan đến giết người 15 1.3.1.2. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của hành vi giết người trong các tội phạm giết người 20 4 1.3.2. Vấn đề đồng phạm trong các tội phạm có hành vi giết người 21 1.3.2.1. Nhận định chung 21 1.3.2.2. Các tư cách đồng phạm trong các tội phạm có hành vi giết người 23 1.3.3. Hành vi giết người trong các dạng đa tội phạm và tội ghép 25 1.4. Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm có hành vi giết người 28 1.5. Phân biệt hành vi giết người với những hành vi phạm tội khác có liên quan đến tính mạng con người 31 Chương 2: CÁC TỘI PHẠM CÓ HÀNH VI GIẾT NGƯỜI TRONG 45 LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về các tội phạm có hành vi giết người từ trước khi có Bộ luật hình sự 1999 45 2.1.1. Hành vi giết người trong luật hình sự Việt Nam trước ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 45 2.1.2. Hành vi giết người trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi Bộ luật hình sự 1985 có hiệu lực 47 2.1.3. Hành vi giết người trong luật hình sự Việt Nam khi bắt đầu chính thức có Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi Bộ luật hình sự 1999 ra đời 50 2.1.4. Hành vi giết người được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 51 2.2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người trong luật hình sự Việt Nam hiện nay 53 2.2.1. Hành vi giết người cấu thành tội khủng bố (Điều 84 Bộ luật hình sự 1999) 55 2.2.2. Hành vi giết người cấu thành tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999) 57 2.2.3. Hành vi giết người cấu thành tội giết con mới đẻ (Điều 94 Bộ luật hình sự 1999) 60 5 2.2.4. Hành vi giết người cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 Bộ luật hình sự 1999) 61 2.2.5. Hành vi giết người cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ luật hình sự 1999) 64 Chương 3: MỘT SỐ THỰC TRẠNG VÀ VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP 68 LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI GIẾT NGƯỜI 3.1. Một số thực trạng đối với tội phạm liên quan đến hành vi giết người 68 3.1.1. Số vụ phạm tội liên quan đến hành vi giết người 68 3.1.2. Cơ cấu và tính chất một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người 69 3.1.3. Động thái của một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người 74 3.2. Hoàn thiện pháp luật hình sự đối với một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người 81 3.2.1. Cơ sở và những yêu cầu trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự đối với một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người 81 3.2.1.1. Cơ sở trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội phạm liên quan đến hành vi giết người 81 3.2.1.2. Những yêu cầu trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự đối với một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người 85 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự đối với một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người 89 3.2.2. KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm có hành vi 66 bảng 3.1 giết người ở Việt Nam giai đoạn từ 2006 - 2010 3.2 Thống kê số vụ về các tội xâm phạm tính mạng con 68 người đã được xét xử sơ thẩm ở Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010 3.3 Thống kê các vụ phạm tội liên quan đến hành vi giết 69 người và số vụ phạm tội nói chung giai đoạn từ 1/10/2005 đến 30/9/ 2010 3.4 Thống kê các vụ phạm tội liên quan đến hành vi giết người 70 và số vụ phạm tội nói chung giai đoạn từ 2001 đến 2005 3.5 Thống kê số bị cáo phạm tội liên quan đến hành vi giết 70 người và số bị cáo phạm tội nói chung giai đoạn từ 1/10/2005 đến 30/9/ 2010 3.6 Thống kê số bị cáo phạm các tội xâm phạm tính mạng đã 71 được xét xử tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 3.7 Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm liên quan 73 đến hành vi giết người giai đoạn 2006 - 2010 3.8 Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm nói chung ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 7 74 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Cơ cấu tội phạm liên quan đến hành vi giết người đã 69 biểu đồ 3.1 được xét xử tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 3.2 Cơ cấu tội phạm liên quan đến hành vi giết người đã 69 được xét xử tại Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 3.3 Cơ cấu tội phạm liên quan đến hành vi giết người đã 70 được xét xử tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 3.4 Số vụ và bị cáo phạm tội hình sự liên quan đến hành vi 74 giết người đã được xét xử ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 3.5 Số vụ và bị cáo phạm tội hình sự nói chung đã được xét xử ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 8 75 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Tính mạng con người là giá trị cao nhất của con người. Quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ là quyền cơ bản hàng đầu của con người, của công dân. Hiến pháp năm 1992 quy định công dân có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Ở Việt Nam tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người người nói chung ngày một gia tăng. Hành vi giết người không chỉ được quy định là một tội danh mà ở nhiều tội danh khác nhau. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề dân số, việc làm, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung trong đó có tội phạm liên quan đến hành vi giết người. Ở Việt Nam tội phạm liên quan đến hành vi giết người nói chung ngày một gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tội phạm liên quan đến hành vi giết người có sự chuẩn bị trước, nhiều tổ chức phạm tội giết người diễn ra đã gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm liên quan đến hành vi giết người diễn ra với tính chất côn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem thường tính mạng của con người không những gây nên đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân mà còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân. Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện cực kỳ nguy hiểm như súng, lựu đạn... gây ra cái chết của nhiều người một cách thương tâm. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi giết người trong Luật hình sự Việt Nam là thật sự cần thiết. Bởi vì, thông qua việc nghiên cứu này có thể tìm ra hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật 9 hình sự trong việc góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người và tiến tới hạn chế, đẩy lùi loại tội phạm này. Hành vi giết người không phải mới xuất hiện trong những năm gần đây mà có thể nói đó là loại hành vi đã có lịch sử từ rất lâu. Đây là loại tội phạm mà bất cứ quốc gia nào cũng mong muốn khống chế, đẩy lùi. Tác giả mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến cấu thành của loại tội phạm này, đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó, góp phần nhỏ bé vào việc phòng, chống những hành vi xâm phạm tính mạng con người, xâm phạm giá trị cao nhất của con người. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến việc nghiên cứu về hành vi giết người, đã có những bài viết: Đỗ Đức Hồng Hà, Mặt khách quan của Tội giết người - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 06/2004; Đỗ Đức Hồng Hà, Một số quan điểm khác nhau về định nghĩa về đối tượng tác động của tội giết người, Tạp chí Tòa án, số 13/2004; Đỗ Đức Hồng Hà, Chủ thể của Tội giết người - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Tòa án, số 23/2004; Đỗ Đức Hồng Hà, Lịch sử phân hóa trách nhiệm hình sự về Tội giết người từ năm 1945 đến nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 03/2006; Trần Văn Luyện (2001), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Phùng Thế Vắc - Trần Văn Luyện, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Lê Cảm, Chế định đồng phạm và mô hình lý luận của nó trong Luật Hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8/2003... Mặc dù cũng không phải ít các tác giả nghiên cứu về vấn đề có liên quan đến hành vi giết người nhưng những công trình và bài viết nói trên mới chỉ đề cập tới hành vi giết người ở những tội phạm đơn lẻ, chưa thành một hệ thống. Vì vậy, việc nghiên cứu hành vi giết người được đặt trong hệ thống của 10 các tội phạm liên quan đến nó là thật sự cần thiết, từ đó tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự về nhóm tội phạm này, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài - Hiểu một cách đầy đủ khái niệm hành vi giết người; - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của một số tội phạm có liên quan đến hành vi giết người; - Tìm hiểu một cách đầy đủ hơn những quy định có liên quan đến hành vi giết người; - Làm sáng tỏ những nguyên nhân chủ quan và khách quan của một số tội phạm có liên quan đến hành vi giết người. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu hành vi giết người trong một số tội phạm có liên quan; - Nghiên cứu, tìm hiểu những nguyên nhân chủ quan và khách quan của tội phạm có liên quan đến hành vi giết người; - Nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế một số tội phạm có liên quan đến hành vi giết người; - Nghiên cứu, chỉ ra những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong lý luận và thực tiễn từ đó đưa ra những giải pháp có cơ sở pháp lý và thực tiễn nâng cao tính khả thi cũng như nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự có liên quan đến một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người đồng thời nâng cao công tác phòng và chống loại tội phạm này. 4. Phạm vi nghiên cứu "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi giết người trong luật hình sự Việt Nam" - Đề tài nghiên cứu hành vi giết người với tư cách là một 11 yếu tố cấu thành của một số loại tội phạm có liên quan đến tính mạng con người, đồng thời từ việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành đưa ra một số điểm còn chưa rõ ràng khi phân biệt giữa một số tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người với nhau và giữa một số tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người với một số tội phạm khác có liên quan đến tính mạng con người. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. - Các phương pháp khác: Phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh. - Nghiên cứu trên cơ sở nhận thức của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 6. Điểm mới của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu vào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về một số tội phạm có liên quan đến hành vi giết người. Cụ thể: - Đưa ra được khái niệm tương đối đầy đủ về hành vi giết người - Khái quát, phân tích một cách có hệ thống các dấu hiệu pháp lý đặc trưng về một số các loại tội phạm liên quan đến hành vi giết người. Đồng thời cũng đưa ra một số dấu hiệu cơ bản để phân biệt hành vi giết người với những hành vi phạm tội khác có liên quan đến tính mạng con người. 7. Ý nghĩa của luận văn - Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam, đặc biệt đối với chuyên ngành tư pháp hình sự. 12 - Dựa trên sự phân tích lý luận và tìm hiểu thực tiễn về tình hình tội phạm liên quan đến hành vi giết người, đưa ra những luận giải, những căn cứ khoa học, để từ đó đưa ra kết luận, kiến nghị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong công tác phòng, chống tội phạm có liên quan. - Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu đề tài có thể tham khảo để xây dựng đường lối, chính sách, quản lý xã hội, nhằm ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tội phạm có liên quan đến hành vi giết người, thức tỉnh đạo đức, lương tâm của người phạm tội. Đề tài có thể được dùng làm tư liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về hành vi giết người trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Một số tội phạm có hành vi giết người trong luật hình sự Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự đối với một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người. 13 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM HÀNH VI GIẾT NGƯỜI Có thể nói, hành vi giết người từ xa xưa, ở bất cứ quốc gia nào cũng đều coi là hành vi dã man, tàn bạo và chủ thể thực hiện hành vi này bao giờ cũng phải gánh chịu một hình phạt nghiêm khắc nhất. Bởi, một trong những quyền tự nhiên của con người là quyền được sống. Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Như vậy, mỗi con người nếu "quyền được sống" không thể đảm bảo thì các quyền con người khác cũng không thể có cơ hội thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay trong khoa học luật hình sự mới chỉ đề cập nhiều về hành vi giết người với tư cách là mặt khách quan của tội giết người còn khái niệm độc lập về hành vi giết người vẫn chưa được nêu ra. Trước hết, chúng ta xem xét hành vi giết người với tư cách là mặt khách quan của tội giết người. Khi xem xét hành vi giết người mặc dù về mặt lý luận các quan điểm đều xem xét hành vi giết người với tư cách là mặt khách quan của tội giết người nhưng trên thực tế đại đa số các quan điểm lại thể hiện xem xét hành vi giết người và tội giết người chỉ là một. Trong Bộ luật hình sự của Liên bang Nga năm 1996, tại Điều 106, tội giết người được nêu ra là "hành vi cố ý giết người khác" [35, tr. 178], trong Bộ luật hình sự Trung Quốc năm 1997, tại Điều 232, tội giết người được nêu "là hành vi cố ý giết người khác" [36, tr. 43], tại điều 187 trong Bộ luật hình sự bang California (Mỹ) năm 1998 tội giết người được nêu "là hành vi cố ý giết người khác hoặc giết bào thai một cách hiểm độc và bất hợp" [38, tr. 6]. Ở Việt Nam, thực tiễn có khá nhiều quan điểm tương tự về hành vi giết người với tư cách là tội giết người. Trong khoa học pháp lý hình sự có khá nhiều 14 cách định nghĩa khác nhau. Có quan điểm cho rằng "Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác" [29, tr. 327] Một quan điểm khác lại cho rằng "Tội giết người là hành vi trái pháp luật của người đủ năng lực trách nhiệm hình sự cố ý tước bỏ quyền sống của người khác" [34, tr. 51]. Thêm một quan điểm tương tự: "Tội giết người là hành vi làm chết người khác một cách cố ý và trái pháp luật" [32, tr. 7]. Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, định nghĩa tội giết người là "hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác" [16, tr. 287]. Sở dĩ người viết cho rằng: Khi xem xét hành vi giết người, mặc dù về mặt lý luận các quan điểm đều xem xét hành vi giết người với tư cách là mặt khách quan của tội giết người nhưng trên thực tế đại đa số các quan điểm lại thể hiện hành vi giết người và tội giết người là một là bởi vì, nếu đưa ra những định nghĩa như ở trên về tội giết người thì về mặt nội dung các định nghĩa này hầu như không đề cập đến dấu hiệu độ tuổi của chủ thể hoặc nếu có đề cập đến dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự thì lại không đề cập đến dấu hiệu độ tuổi. Bên cạnh đó, khi diễn đạt giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng sẽ mâu thuẫn với nghĩa của từ tước đoạt được nêu trong Từ điển tiếng Việt. Việc tước đoạt là lấy cái của người khác, biến nó thành của mình. Rõ ràng trong khi đó, chủ thể có hành vi giết người mục đích của họ không phải là và không thể biến cuộc sống của người khác thành cuộc sống của họ được mà chỉ có thể xóa bỏ quyền được sống của họ, Tước đoạt tính mạng là tước và chiếm lấy sự sống của con người, vì vậy tước đoạt đã bao hàm sự cố ý nên không cần thiết phải quy định giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng. Có quan điểm khác lại xác định giết người là hành vi trái pháp luật cố ý làm chết người ngoài ý muốn của nạn nhân. Quan điểm này cũng có điểm không hợp lý ở chỗ cố ý làm chết người nhưng "ngoài ý muốn của nạn nhân". Vậy thì trong các trường hợp "Tình thế cấp thiết", ‘Sự kiện bất ngờ", "Phòng 15 vệ chính đáng" hay trường hợp thi hành án tử hình (thi hành một mệnh lệnh hợp pháp của nhà chức trách) sẽ mâu thuẫn. Như vậy, có thể nhận thấy, khái niệm về hành vi giết người (được hiểu là tội giết người) là chưa thống nhất. Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, mặc dù về mặt lý luận các quan điểm đều xem xét hành vi giết người với tư cách là mặt khách quan của tội giết người nhưng trên thực tế đại đa số các quan điểm lại thể hiện hành vi giết người và tội giết người là một. Thứ hai, để phân biệt giữa khái niệm hành vi giết người và tội giết người cần phải đưa vào định nghĩa tội giết người dấu hiệu chủ thể của hành vi (năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự). Từ đó có thể thấy rằng khái niệm hành vi giết người sẽ rộng hơn khái niệm tội giết người. Do vậy cần thiết phải có cách hiểu để có thể phân biệt, thống nhất về hai khái niệm này nhằm xác định mức độ nguy hiểm của hành vi trong quá trình xét xử và đấu tranh phòng chống loại tội phạm có liên quan. Tuy nhiên, ở đây khi đưa ra một khái niệm phù hợp về hành vi giết người và Tội giết người, chúng ta cũng phải giải quyết một số vấn đề sau: Thứ nhất: Sự sống của con người được xác định như thế nào và từ thời điểm nào là đúng? Theo đại đa số quan điểm của các nhà luật học trong nước cho rằng: Con người với tư cách là một cơ thể sống phải được sinh ra một cách tự nhiên. Cuộc sống tự nhiên đó được xác định bắt đầu từ khi sinh ra còn sống đến khi chết đi theo đúng quy luật tự nhiên của cuộc sống. Theo hướng này thì hiểu rằng hành vi xâm hại vào thai nhi cũng như hành vi xâm hại vào một tử thi sẽ không nằm trong phạm vi của khái niệm trên. Tất nhiên cũng phải loại trừ quy định riêng trong một số trường hợp. Ví dụ như: Người thực hiện hành vi tác động vào một xác chết nhưng vẫn nghĩ là người còn sống với ý thức muốn họ phải chết thì hành vi đó vẫn bị coi là hành vi giết người nếu có các dấu hiệu khác thoả mãn cấu thành tội phạm. Trong khoa học hình sự gọi đó là sai lầm về đối tượng tác động. 16 Thứ hai: Phải khẳng định, hành vi giết người là hành vi xâm phạm quyền nhân thân cao quý nhất của con người là quyền được sống. Không có quyền này thì những quyền nhân thân khác của con người trở nên vô nghĩa và cũng không có quyền này thì những quyền khác không bao giờ có cơ hội thực hiện. Hơn thế nữa, con người vừa là động lực vừa là chủ thể của xã hội cả hiện tại và tương lai. Mục tiêu bảo vệ quyền được sống của con người bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, hành vi giết người được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Từ mục đích tước bỏ quyền được sống của một con người của hành vi mà hành vi giết người thể hiện tính nguy hiểm ở những hành động hết sức dã man, tàn bạo như dùng sức mạnh vật chất tác động vào thân thể (đâm, chém, bắn,...) hay không thực hiện những hành động mà đáng ra phải làm để giữ quyền được sống đó (người mẹ không cho con bú hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến cái chết của nó). Cần phải xác định, đã coi đó là hành vi giết người thì lỗi đó phải là lỗi cố ý. Tức là người thực hiện hành vi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra (cố ý trực tiếp); người thực hiện hành vi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp). Như vậy, nếu hành vi gây ra cái chết cho người khác là do lỗi vô ý thì không coi đó là hành vi giết người. Ví dụ hành vi làm chết người khác cấu thành "Tội làm chết người khác trong khi thi hành công vụ" (Điều 97 Bộ luật hình sự 1999); "Tội vô ý làm chết người" (Điều 98 Bộ luật hình sự 1999). Làm rõ lỗi của người thực hiện hành vi chính là căn cứ để xác định hành vi giết người với những hành vi không phải là hành vi giết người, mặc dù những hành vi đó gây ra hậu quả chết người một cách trực tiếp (làm chết người khi thi hành công vụ; làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính;…) hoặc gián tiếp (bức tử; xúi giục hoặc giúp người khác tự sát; không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng;…). 17 Thứ ba: Khi xác định tội danh do hành vi giết người cấu thành, cũng phải xác định đến mục đích của hành vi. Nghĩa là, hành vi giết người không chỉ cấu thành các loại tội giết người với mục đích trực tiếp (tội giết người Điều 93 Bộ luật hình sự 1999; tội giết con mới đẻ - Điều 94 Bộ luật hình sự 1999; Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh - Điều 95 Bộ luật hình sự 1999; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - Điều 96 Bộ luật hình sự 1999) mà còn cấu thành tội khác với mục đích gián tiếp (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân - Điều 84 Bộ luật hình sự 1999) khi xâm phạm quyền được sống của con người. Đó cũng là căn cứ để phân biệt và phân hóa trách nhiệm hình sự của những loại tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người. Thứ tư: Khi xác định hành vi giết người là hành vi loại bỏ quyền được sống của người khác một cách cố ý và trái pháp luật, khi nói như vậy đã bao hàm cả dấu hiệu người thực hiện hành vi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nghĩa là người đó có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi và đến độ tuổi do luật hình sự quy định (đủ 14 tuổi trở lên) Chúng ta nhận thấy rằng mỗi quan điểm ở trên mặc dù có những điểm chưa hoàn thiện nhưng cũng có những điểm hợp lý. Kết hợp với những phân tích ở trên, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm đầy đủ về hành vi giết người như sau: Hành vi giết người là hành vi cố ý tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật, xâm phạm đến quyền được sống của con người. Hành vi giết người bị coi là tội phạm trong luật hình sự các nước và tùy theo đặc điểm của các trường hợp giết người mà cấu thành những tội phạm khác nhau. Đối với tội giết người, cũng từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra định nghĩa tội giết người để phân biệt với hành vi giết người nói chung như sau: "Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, trong đó phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do Bộ luật hình sự quy định (từ đủ 14 tuổi trở lên)" [14, tr. 20]. 18 1.2. PHÂN LOẠI HÀNH VI GIẾT NGƯỜI 1.2.1. Căn cứ phân loại Có nhiều căn cứ để có thể phân loại hành vi giết người, tuy nhiên có thể dựa vào những căn cứ sau đây để phân loại: - Căn cứ vào khách thể của hành vi giết người; - Căn cứ vào đối tượng tác động của hành vi giết người; - Căn cứ vào chủ thể của hành vi giết người; - Căn cứ vào mức độ nguy hại của hành vi giết người; - Căn cứ vào mục đích, động cơ của hành vi giết người. 1.2.2. Các loại hành vi giết người 1.2.1.1. Căn cứ vào khách thể của hành vi giết người Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại Dựa vào căn cứ này có thể phân loại các loại tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người thành hai nhóm: - Hành vi giết người xâm hại nhiều quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ (khách thể kép) như Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự 1999), cùng một lúc vừa xâm phạm tính mạng con người, đồng thời qua đó vừa có khả năng làm suy yếu chính quyền nhân dân. - Hành vi giết người xâm hại một khách thể trực tiếp của tội phạm là tính mạng con người (khách thể đơn) như các tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999), tội giết con mới đẻ (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999), tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ luật hình sự 1999), tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 Bộ luật hình sự 1999). 19 1.2.1.2. Căn cứ vào đối tượng tác động của hành vi giết người Dựa vào căn cứ này có thể phân loại các loại tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người thành hai nhóm: - Nhóm các đối tượng tác động của hành vi giết người là những đối tượng không có dấu hiệu đặc biệt. Đối tượng tác động trong trường hợp này là con người nói chung bị tước đoạt quyền được sống. - Nhóm các đối tượng tác động của hành vi giết người là đối tượng đặc biệt: như hành vi giết người cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự 1999) nạn nhân phải là những người được coi là cán bộ cốt cán, là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước kể cả bộ đội và công an, những thành viên tích cực trong các hoạt động xã hội, những công dân có đóng góp nhiều trong các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội; hành vi giết người cấu thành tội giết con mới đẻ (Điều 94 Bộ luật hình sự 1999) nạn nhân phải là đứa trẻ trong vòng 7 ngày tuổi; hành vi giết người cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ luật hình sự 1999), tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 Bộ luật hình sự 1999) nạn nhân phải là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của người phạm tội. 1.2.1.3. Căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi giết người Dựa vào căn cứ này có thể phân loại các loại tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người thành hai nhóm chủ thể thường và chủ thể đặc biệt: - Chủ thể thường: Người thực hiện hành vi giết người là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài hay người không có quốc tịch, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ chủ thể có hành vi giết người cấu thành tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999), tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ luật hình sự 1999), tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 Bộ luật hình sự 1999), tội khủng bố (Điều 84 Bộ luật hình sự 1999). 20 - Chủ thể đặc biệt: Người thực hiện hành vi giết người ngoài những đặc điểm của chủ thể thường thì dấu hiệu đặc biệt là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Đại diện cho loại chủ thể này là chủ thể thực hiện hành vi giết người cấu thành tội giết con mới đẻ. Ở tội giết con mới đẻ chủ thể của hành vi giết người phải là người mẹ của đứa trẻ sơ sinh (trong vòng 7 ngày tuổi), hơn thế nữa người mẹ này còn bị những tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt thúc đẩy thực hiện hành vi giết con đẻ của mình. 1.2.1.4. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi giết người Dựa vào căn cứ này có thể phân loại các loại tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người thành: - Hành vi giết người cấu thành tội phạm ít nghiêm trọng: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù. Đại diện cho hành vi giết người cấu thành loại tội phạm này là tội Giết con mới đẻ (Điều 94 Bộ luật hình sự 1999: "Người mẹ nào…, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm" [27]); tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (khoản 1 Điều 96 Bộ luật hình sự 1999: "Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng…., thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm" [27]); tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (khoản 1 Điều 95 Bộ luật hình sự 1999: "Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh….., thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm)" [27]). - Hành vi giết người cấu thành tội phạm nghiêm trọng: Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù. Đại diện cho hành vi giết người cấu thành loại tội phạm này là tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (khoản 2 Điều 96 Bộ luật hình sự 1999: "Giết nhiều 21 người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm)" [27]); tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (khoản 2 Điều 95 Bộ luật hình sự 1999: "Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm" [27]). - Hành vi giết người cấu thành tội phạm rất nghiêm trọng: Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù, trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Đại diện cho hành vi giết người cấu thành loại tội phạm này là tội giết người (khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự 1999: "Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm" [27]). - Hành vi giết người cấu thành tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù. Đại diện cho hành vi giết người cấu thành loại tội phạm này là tội giết người (khoản 1 điều 93 Bộ luật hình sự 1999: Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình [27]. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (khoản 1 điều 84 Bộ luật hình sự 1999: Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình) [27]. 1.2.1.5. Căn cứ vào mục đích, động cơ của hành vi giết người Mục đích, động cơ phạm tội chính là xuất phát từ thái độ chủ quan của người phạm tội. Thái độ chủ quan của người phạm tội bao gồm hai mặt cơ bản: lỗi và mục đích, động cơ phạm tội. Trong đó, lỗi trong hành vi giết người là chắc chắn phải là lỗi cố ý, bao gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; mục 22 đích và động cơ phạm tội bao gồm hành vi giết người chỉ với mục đích tước bỏ quyền được sống của con người trái pháp luật và hành vi giết người thực hiện nhằm mục đích khác ngoài mục đích tước bỏ quyền sống của con người. Cũng dựa vào tiêu chí này, có thể chia thành nhóm tội phạm có mục đích, động cơ thực hiện hành vi giết người là bắt buộc mới có thể đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm và nhóm tội phạm mà dấu hiệu mục đích, động cơ thực hiện hành vi giết người không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. 1.3. HÀNH VI GIẾT NGƯỜI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI ĐẶC BIỆT 1.3.1. Thời điểm hoàn thành và việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của hành vi giết người trong một số tội phạm giết người 1.3.1.1. Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong một số tội phạm liên quan đến giết người Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Thời điểm hoàn thành của từng tội phạm được thực hiện qua việc xây dựng các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Trong đó thời điểm hoàn thành của các loại tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất (có các dấu hiệu của mặt khách quan: hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả) hoàn thành khi người phạm tội đã gây ra hậu quả của tội phạm; loại tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức (có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội) hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi phạm tội. Ngoài ra, thời điểm hoàn thành của tội phạm có thể được xem là hoàn thành khi người phạm tội đã có những hoạt động bất kỳ nhằm thực hiện hành vi phạm tội. * Thời điểm hoàn thành của hành vi giết người trong tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự 1999) Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. 23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan