Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo ...

Tài liệu Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên môn ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường thpt

.DOC
34
191
122

Mô tả:

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, có lẽ vì vậy mà xây dựng một đội ngũ giáo viên vừa hồng vừa chuyên là một trong những vấn đề quan trọng.Xuất phát từ yêu cầu trên, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành Giáo dục và Đào tạo hiện nay là phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và bước đi cụ thể trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên sao cho phù hợp với định hướng phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên môn Ngữ văn nói riêng có tầm quan trọng, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi mỗi giáo viên phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của mình. Vì vậy, công tác bồi dưỡng giáo viên là hết sức cần thiết và cấp bách. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tức là nâng cao tư tưởng, chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Tạo ra được đội ngũ có đầy đủ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là tổ trưởng chuyên môn tôi luôn suy nghĩ, quan tâm tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên tổ mình. Tôi xác định rằng: Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên môn Ngữ văn nói riêng sẽ là một trong những mắt xích chủ yếu và quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của tổ. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Bởi nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII khẳng định và chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đã được xã hội tôn vinh.Giáo viên phải đủ đức đủ tài” 1 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] Từ thực tế quản lí tổ chuyên môn Ngữ văn, tôi chọn đề tài : “Một số Kinh nghiệm về công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên môn ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường THPT” Phần 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của đề tài: 1.1. Cơ sở pháp lý: Chỉ thị 40 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 15/6/2004 và quyết định số số 09/2005/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo dục theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đội ngũ, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật giáo dục 2005 đã chỉ ra : Nhà giáo có quyền được nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (điều 73). Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo (điều 80). Chỉ thị số 22/2003/CT- BGD&ĐT ngày 5/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đề ra mục tiêu bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục hằng năm là: “Nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác Lê - nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương chính sách của nhà nước và của ngành, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo hướng cập nhật, hiện đại hóa phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục Việt Nam”. 1.2. Khái niệm Bồi dưỡng giáo viên: Là các hoạt động học tập, làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm giúp cho cán bộ, giáo viên thực hiện công tác có hiệu quả. 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] * Mục đích của hoạt động bồi dưỡng giáo viên: Tổ chuyên môn là một đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng đội ngũ giáo viên thuộc một chuyên môn nhất định trong nhà trường, công t ác bồi dưỡng phải được nhận thức sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt. Việc bồi dưỡng giáo viên mang tính chiến lược, đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của tổ và nhà trường. Mặt khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên còn mang tính cấp bách bởi tổ chuyên môn phải thực hiện ngay những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của nhà trường, ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học… Việc bồi dưỡng giáo viên còn là quyền lợi, nghĩa vụ và nhu cầu của giáo viên. Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học c ủ a t ổ c h u y ê n m ô n nói . Tham gia hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực, thích ứng với những thay đổi nhanh và thách thức của thời đại. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng sẽ kích thích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích cực để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Khi tham gia bồi dưỡng thường xuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức, phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học của giáo viên. Công tác bồi dưỡng còn giúp giáo viên cảm nhận, tự đánh giá tốt hơn khi họ hoàn thành công việc và có sự tiến bộ trong công tác. * Nội dung bồi dưỡng giáo viên - Cơ sở lí luận: Giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo, rèn luyện, phát triển trí tuệ và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Ở tầm vĩ mô, đội ngũ giáo viên góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010, Đảng đã nêu ra: “… Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế tri thức ở nước ta”. Ngày nay công nghệ thông tin phát triển nhanh, mở rộng các khả năng học tập, tạo cơ hội cho mỗi người có thể học dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên giáo dục trong nhà trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GV vẫn là con đường đáng tin cậy và có hiệu quả nhất làm cho thế hệ trẻ tiếp thu có mục đích tri thức khoa học. Vai trò của GV là phải lựa chọn những tri thức cơ bản, hiện đại phù hợp với mục tiêu giáo dục của bậc học, chuyển tải đến HS với sự hấp dẫn cao. Trong bối cảnh kỹ thuật công nghệ phát triển đang tạo ra sự chuyển dịch hướng giá trị, GV không chỉ đóng vai trò truyền đạt trí thức mà còn phải phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi của HS, đảm bảo người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý những tri thức đó, GV phải quan tâm phát triển ở người học ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mỹ, vừa kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống vừa sáng tạo những giá trị mới, thích nghi với thời đại mới. Trong xã hội đang biến đổi nhanh, người giáo viên phải có ý thức, có nhu cầu và có tiềm năng, không ngừng hoàn thiện về đạo đức, nhân cách, chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là đào tạo ban đầu, đặt cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp tục, trong đó có sự tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành đạt của mỗi giáo viên. Ngày nay ĐMPP dạy học tập trung vào học sinh, GV là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tòi, tranh luận của học sinh.GV giỏi là người biết giúp đỡ HS tiến bộ nhanh trên con đường học tập, kết hợp thành công việc giảng dạy tri thức với giáo dục các giá trị 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] khác. * Nội dung cần bồi dưỡng: Trong khuôn khổ của đề tài này, chỉ chia sẽ với các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên môn Ngữ văn ở trường THPT Quảng Xương 4: - Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đường lối, quan điểm GD của Đảng. - Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. * Phương pháp bồi dưỡng giáo viên: - Phương pháp bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn. - Phương pháp tự học. Tự học là hình thức để khích lệ học tập độc lập và học suốt đời của mỗi người. Đối với GV, những người trình độ học vấn nhất định thì hình thức học do tự mình điều khiển thường sâu sắc hơn, lâu dài hơn là hình thức học tập do người khác điều khiển.Vì vậy tự học, tự bồi dưỡng là yêu cầu tự thân của mỗi giáo viên. II.Thực trạng của vấn đề: Tình hình thực tiễn đội ngũ GV tổ Ngữ văn trường THPT Quảng Xương 4 Trường THPT Quảng Xương 4 trong năm học 2012-2013 có 31 lớp, với 1269 học sinh; giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy môn Ngữ văn gồm 10 đồng chí, trong đó có 02 cán bộ quản lý(P. hiệu trưởng) tham gia giảng dạy, 100% cán bộ GV đạt trình độ chuẩn;01cán bộ GV có trình độ thạc sỹ,01 GV đang tham gia học thạc sỹ. Thực tế hoạt động của công tác quản lý tổ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV ở tổ mình tôi thấy: Đội ngũ GV rất tích cực, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Tất cả GV luôn ủng hộ các hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn . Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội và thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn ,chiến lược phát triển nhà trường, xây dựng trường chuẩn Quốc 5 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] gia vào năm 2015 thì chất lượng đội ngũ GV của tổ chuyên môn còn chưa cao, do đội ngũ GV trẻ, nên kinh nghiệm về công tác chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế,… Mặt khác nhận thức của một bộ phận giáo viên về vị trí, vai trò và trách nhiệm của công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chưa đầy đủ, chưa thấy rõ vai trò của bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác của mình. Điều này đòi hỏi đội ngũ GV cần được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ một cách thường xuyên; xây dựng thành kế hoạch khoa học và chịu sự chỉ đạo của tổ chuyên môn . Từ thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tôi đã có nhiều biện pháp nhằm phát huy các ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của công tác này . III. Giải pháp và tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Ngữ Văn ở trường THPT Quảng Xương 4. 3.1. Mục đích và yêu cầu của các giải pháp 3.1.1. Mục đích Công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV môn Ngữ văn là công việc thường xuyên. Mục đích của công tác này là nhằm đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả GV trong tổ, giúp GV có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục, nâng cao sự hiểu biết về các vấn đề giáo dục nói chung, giúp đội ngũ giáo viên theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của xã hội, theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục. 3.1.2. Một số yêu cầu cơ bản Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV đạt kết quả tốt thì: - Tổ trưởng chuyên môn phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. - Tổ trưởng chuyên môn cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung cần bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. - Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả. 6 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] - Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn mỗi GV phải là một phần trong kế hoạch chung của tổ chuyên môn, được thể hiện rõ trong các hoạt động giáo dục của tổ. Mỗi hoạt động bồi dưỡng đều có mục đích riêng, nội dung và phương pháp, phương tiện thực hiện riêng và cuối cùng phải được tổ chuyên môn đánh giá. 3.2. Các giải pháp và tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: 3.2.1. Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị cho đội ngũ cán bộ giáo viên: Để nâng cao nhận thức và hiểu biết của giáo viên về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao hiểu biết và chấp hành Luật Giáo dục, Điều lệ, quy chế đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư số 58, thông tư 26 về quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, thông tư 30/2009 về hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên, quyết định số 06/2006 quy chế đánh giá xếp loại giáo viên quy định của Ngành và của cơ quan đơn vị,công văn số 158/HD-SNV xây dựng đề án việc làm.. .Tôi đã chỉ đạo triển khai các nội dung sau: + Triển khai đầy đủ các nội dung thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn vào chiều thứ 2 hàng tuần, để tất cả các thành viên trong tổ đều nắm vững và thực hiện đúng quy chế .Tạo sự vững vàng trong nghiệp vụ. + Phối hợp cùng nhà trường lồng ghép tìm hiểu về luật giáo dục,điều lệ … trong một số kì giải đề nhằm nâng cao nghiệp vụ Phần chung cho tất cả các giáo viên (2.0 điểm) Một số hiểu biết về Luật Giáo dục; Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông... Phần riêng cho từng môn thi: (8.0 điểm) 7 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] Làm đáp án cho đề thi thuộc phần chuyên môn: 7 điểm; Xây dựng thang điểm chấm chi tiết cho đề thi: 1 điểm 3.22.Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thông qua đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn: * Xây dựng kế hoạch - Hoạch định toàn bộ kế hoạch trong năm học như: + Hoàn thành chương trình tách tiết,phân phối chương trình kiểm tra. + Hoàn thành hệ thống bài kiểm tra các khối: Khối 12 (110 mã đề 90 phút , 132 mã đề 15 phú; Khối 11 (100 mã đề 90 phút , 120 mã đề 15 phút) ;Khối 10 (100 mã đề 90 phút , 120 mã đề 15 phút) + Hoàn thành đề thi chọn HSG khối 11 và đề KSCL đội tuyển 12 các tháng, đề thi GVG các tháng, đề thi thử chất lượng đại học. + Hoàn thành phân phối chương trình dạy yêu cầu, tự chọn, tốt nghiệp. + Kế hoạch thao giảng theo các chủ đề : 20.10; 20.11 : 8.3; 26.3... +Kế hoạch thanh tra toàn diện GV + Lập kế hoạch cá nhân + Mẫu giáo án + Phân công giáo viên phụ trách 1 số chuyên đề tổ còn hạn chế,phân công giáo viên dạy đội tuyển. - Kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn: Giảm thủ tục hành chính, tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo chiều sâu nhằm bồi dưỡng chuyên môn thiết thực nhất cho giáo viên trong tổ. * Tổ chức thực hiện: - Các thành viên hoàn thành các phần việc được giao theo đúng yêu cầu phần xây dựng kế hoạch, nạp lại cho TTCM vào ngày họp tổ đầu tiên. - Tăng cường sinh hoạt tổ CM theo chiều sâu như: + Phân nhóm trao đổi các bài giảng khó trong chương trình,các bài trước 8 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] khi thao giảng dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng . Khối 10 gồm các đ/c: Hè, Hằng, Hòa (Hè trưởng nhóm) Khối 11 gồm các đ/c: Hường, Lan, Trình (Hường trưởng nhóm) Khối 10 gồm các đ/c: Oanh, Minh, Lan ,Niềm (Oanh trưởng nhóm) + Thảo luận ôn thi đại học, cao đẳng, học sinh giỏi, tốt nghiệp. + Gắn trọng tâm sinh hoạt tổ chuyên môn với các tiết thao giảng ĐMPP ,giải đề thi GVG hàng tháng, chấm thi khảo sát chất lượng đội tuyển khối 12 + Kiểm tra hồ sơ cá nhân theo định kì và đột xuất + Sinh hoạt theo chuyên đề Stt 1 GV thực hiện Phạm Thị Oanh Nội dung chuyên đề Phương pháp viết mở bài 2 3 3 Vũ Thị Trình Võ Anh Minh Nguyễn Thị Hằng Tháng 10/2013 Văn học hiện thực phê phán Viết SKKN trong trường THPT Nâng cao kĩ năng chủ nhiêm lớp Thời gian thực hiện Tháng 12/2013 Tháng 3/2013 Tháng 5/2013 Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề: (Giới thiệu 1 chuyên đề kèm phụ lục) Chuyên đề thường xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác như dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, những bài dạy khó, những phương pháp dạy học mới, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém,... Các chuyên đề dự định làm trong năm học được tổ xây dựng, dự kiến từ đầu năm học, phân công người thực hiện, trong quá trình triển khai có điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế của công tác dạy học. Các báo cáo chuyên đề của tổ viên được phân công phải gửi trước cho các thành viên trong tổ CM để nghiên cứu trước khi thảo luận. Các bước tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề . - Tổ trưởng chuyên môn nêu mục đích, nội dung buổi sinh hoạt. - Các GV phụ trách chuyên đề báo cáo trước tổ nội dung chuyên đề. - Các tổ viên có nhận xét, rút kinh nghiệm cho chuyên đề được báo cáo. - Tổ trưởng tổng kết, thống nhất nội dung áp dụng vào công tác giảng dạy. * Kêt quả thực hiện: 9 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] Thực hiện đổi mới công tác sinh hoạt tổ chuyên môn như trên: Tạo thói quen làm việc theo kế hoạch cho GV, để GV hoàn toàn chủ động trong công việc của mình,đồng thời giúp GV bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo chiều sâu theo hổ trợ tích cực trong công tác giảng dạy. 3.2.3. Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thông qua công tác xây dựng ngân hàng đề kiểm tra đánh giá học sinh: 3.2.2a.Học sinh đại trà * Xây dựng kế hoạch: Bước vào năm học cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá HS, trong đó kế hoạch xây dựng ngân hàng đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ cho cả năm học và triển khai đến các nhóm trưởng và tổ viên kịp thời và nạp vào 25.8.2012 * Cấu trúc đề thi: - Đối với đề 90 phút : gồm 2 câu + Câu 1 (3,0 điểm) Nghị luận xã hội (GV có thể ra đề nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống, hoặc vấn đề XH trong các tác phẩm văn học) + Câu 2(7,0 điểm) Nghị luận văn học (Cấu trúc đề 90 phút gồm 2 câu NLVH và NLXH nhằm mục đích giúp học sinh rèn luyện thuần thục 2 dạng văn nghị luận trong nhà trường,và làm quen với cấu tạo các đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT hàng năm) - Đối với đề 15 phút: Giáo viên ra đề tùy vào phân môn mà quy định số câu. * Miền kiến thức của các bài kiểm tra: (kèm theo phần phụ lục trang1,2 ) *Số lượng bài kiểm tra cả năm: (trừ bài học kì thi tập trung ) Khối Học kì 1 Học kì 2 Cả năm 15 phút 90 phút 15 phút 15 phút 90 phút 10 3 bài /1 lớp *10 3 bài /1 lớp *10 90 phút 3 bài /1 lớp *10 2 bài /1 lớp *10 6 bài /1 lớp *10 5 bài /1 lớp *10 (10 lớp =30 bài*2 lớp =30 bài*2 lớp =30 bài*2 lớp =20 bài*2 lớp =60 bài*2 lớp =50 bài*2 lớp) mã đề /1 mã đề /1 mã đề /1 mã đề /1 mã đề /1 mã đề /1 11 lớp=60 mã đề 3 bài /1 lớp *10 lớp=60 mã đề 3 bài /1 lớp *10 lớp=60 mã đề 3 bài /1 lớp *10 lớp=40 mã đề 2 bài /1 lớp *10 lớp=120 mã đề 6 bài /1 lớp *10 lớp=100 mã đề 5 bài /1 lớp *10 10 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] (10 lớp =30 bài*2 lớp =30 bài*2 lớp =30 bài*2 lớp =20 bài*2 lớp =60 bài*2 lớp =50 bài*2 lớp) mã đề /1 mã đề /1 mã đề /1 mã đề /1 mã đề /1 mã đề /1 12 lớp=60 mã đề 3 bài /1 lớp *11 lớp=60 mã đề 3 bài /1 lớp *11 lớp=60 mã đề 3 bài /1 lớp *11 lớp=40 mã đề 2 bài /1 lớp *11 lớp=120 mã đề 6 bài /1 lớp *11 lớp=100 mã đề 5bài /1 lớp *11 (11 lớp =33 bài*2 lớp =33 bài*2 lớp =33 bài*2 lớp =22 bài*2 lớp =66 bài*2 lớp =55 bài*2 lớp) mã đề /1 mã đề /1 mã đề /1 mã đề /1 mã đề /1 mã đề /1 lớp=66 mã đề lớp=66 mã đề lớp=66 mã đề lớp=44 mã đề lớp=132 mã đề lớp=110 mã đề (Bộ đề thi môn Ngữ văn của 3 khối năm học 2012-2013 có kèm theo đĩa CD) * MÉu: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên và định kì : GHI LỚP CHƯƠNG CHÚ TRÌNH NÂNG CAO 12 CHUẨN NÂNG CAO 11 CHUẨN 15ph .......... 90 phút .......... .......... .......... .......... .......... .......... .......... .......... KTHK........ .......... .......... .......... .......... .......... .......... .......... KTHK........ .......... .......... NÂNG CAO 10 .......... .......... CHUẨN .......... .......... KTHK........ .......... .......... KTHK........ * Mẫu: Đề kiểm tra thường xuyên và định kì : SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA...PHÚT (LẦN..) MÔN:...BAN:.... TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4 HỌC KỲ... NĂM HỌC 20...-20... Tiết kiểm tra:..(Theo PPCT) Mã đề:.... Họ và tên học sinh: ........................ Lớp:........... 11 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] ĐỀ BÀI Câu .. (...điểm) Câu ... (...điểm) BÀI LÀM Yêu cầu - Các nhóm trưởng chuyên môn các khối có trách nhiệm phân công giáo viên ra đề kiểm tra và làm đáp án theo khối, Ban và đầy đủ theo kế hoạch kiểm tra. - Đề ra phải bám sát theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT. - Mỗi bài kiểm tra phải đảm bảo: Mỗi ban, mỗi lớp 1 đề khác nhau; mỗi đề của lớp gồm 2 mã đề khác nhau, đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá học sinh, cụ thể: - Đối với môn Ngữ văn đề kiểm tra 100% tự luận: Xây dựng 2 mã/đề kiểm tra/lớp đối với mỗi đề kiểm tra 15 phút hoặc 1 tiết trở lên, trong đó các mã đề có kiến thức tương đương. - Đề kiểm tra phải đầy đủ ma trận, đề, đáp án. * Tổ chức thực hiện: - Chia giáo viên trong tổ thành 3 nhóm theo các lớp giảng dạy và phân nhóm trưởng của mỗi nhóm : + Khối 10 gồm các đ/c : Hè, Hằng, Hòa (Đ/c Hè trưởng nhóm) + Khối 11 gồm các đ/c : Hường, Lan, Trình (Đ/c Hường trưởng nhóm) + Khối 12 gồm các đ/c:Oanh, Niềm, Minh, Lan (Đ/c Oanh trưởng nhóm) - Các nhóm trưởng chuyên môn kiểm duyệt đề theo từng khối trước khi giao đề cho tổ trưởng (đảm bảo đề không thiếu, không lặp, không sai...) - Các nhóm trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trước tổ trưởng về mặt kiến thức của đề kiểm tra, đảm bảo chính xác, vừa sức, theo chuẩn kiến thức kỹ năng và đầy đủ về số lượng đề kiểm tra. - Tổ trưởng chuyên môn quản lý toàn bộ ngân hàng đề kiểm tra, chuyển 12 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] ngân hàng đề về ban chuyên môn của nhà trường để phô tô toàn bộ các đề kiểm tra (nhân lên theo số lượng học sinh của lớp có số HS nhiều nhất-theo từng Ban) và lưu tại phòng chuyên môn nhà trường. Giáo viên đăng ký rút đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ hàng tuần theo khối lớp, Ban và phân phối chương trình; trên cơ sở đó, tổ trưởng chuyên môn sẽ rút ngẫu nhiên tập bài kiểm tra của ban đó theo phân phối chương trình để giáo viên sử dụng. Đảm bảo tính khách quan, bảo mật của đề kiểm tra, tránh hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá học sinh. * Kết quả thực hiện: Việc thực hiện xây dựng ngân hàng đề kiểm tra vừa đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra học sinh, vừa rèn luyện kỹ năng ra đề thi, tính kế hoạch trong công việc và nắm được tính hệ thống, nội dung cơ bản của chương trình theo khối lớp mình dạy ngay đầu năm,nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng giáo viên giáo viên. (Lưu ý:Đảo nhóm ra đề hàng năm để mỗi GV đều nắm vững chương trình chuẩn của các khối) 3.2.2.b.Học sinh giỏi khối 11,12 Khối 11: * Xây dựng kế hoạch: - Đầu năm tổ trưởng giao cho giáo viên trong tổ ra đề chọn đội tuyển học sinh giỏi cho khối 12 năm tới (Tổ chức vào chiều 29.4 hàng năm) - Những giáo viên phân công ra đề là những GV đã có học sinh giỏi cấp tỉnh: Đồng chí : Phạm Thị Oanh,Võ Anh Minh (P. hiệu trưởng), Nguyễn Thị Hè * Thời gian và cấu trúc đề thi - Thời gian : 150 phút - Cấu trúc đề :gồm 2 câu Câu 1(8,0 điểm ) Nghị luận xã hội Câu 2 (12 điểm) Nghị luận văn học * Chấm thi : Giáo viên được phân công chấm thi ghi lại nhận xét bằng 13 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] văn bản để đối chiếu chất lượng đội tuyển giữa các năm Khối 12: * Xây dựng kế hoạch: -Tất cả các thành viên đều tham gia ra đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển - Phân công ra đề theo tháng và miền kiến thức cụ thể mà học sinh đã học đến thời điểm ra đề * Thời gian và cấu trúc đề thi - Thời gian:180 phút - Cấu trúc đề thi : Giáo viên có thể ra đề 2 câu hoặc 3 câu với thang điểm 20 và bắt buộc phải có câu nghị luận xã hội (Câu NLXH không quá 8,0 điểm) *Hình thức tổ chức: Học sinh tham gia kiểm tra khảo sát chất lượng đội tuyển cùng ngày với giáo viên thi giải đề định kì hàng tháng (Giáo viên ra đề tháng đó xem thi nghiêm túc) *Phân công chấm thi : -Thi vào đề của giáo viên nào thì giáo viên đó trực tiếp chấm bài - Nhận xét rõ ưu và nhược của từng bài lưu lại và theo dõi sự tiến bộ của học sinh theo từng tháng.Và là căn cứ so sánh chất lượng các năm. * Kết quả thực hiện: Việc thực hiện xây dựng đề thi học sinh giỏi vừa đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra học sinh, vừa rèn luyện kỹ năng ra đề thi, đặc biệt tạo chiều sâu trong chuyên môn. 3.2.4. Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên thông qua công tác giải đề thi giáo viên giỏi hàng tháng. Một trong những nội dung đổi mới trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kích thích hứng thú tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên trong tổ đó là công tác giải đề thi giáo viên giỏi hàng tháng * Về xây dựng kế hoạch: - Ngay từ đầu năm học xây dựng được kế hoạch cụ thể của công tác giải đề 14 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] thi hàng tháng, phân công cụ thể giáo viên ra đề thi để họ chủ động và có thời gian đầu tư cho việc ra đề. Kết quả giải đề thi (điểm trung bình chung) của cả năm sẽ làm căn cứ để xếp loại thi đua cuối năm và căn cứ để phân công giảng dạy nội khóa, bồi dưỡng học sinh giỏi cho năm học tiếp theo. Kế hoạch đó phải được đưa ra bàn bạc thống nhất trong tổ. - Mối giáo viên ra một đề tương ứng với các tháng trong năm, tổ trưởng bốc thăm các đề thi hàng tháng để đảm bảo tính khách quan * Về hình thức tổ chức: - Tổ chức thi giải đề trong năm học, trung bình mỗi tháng 01 lần cho cán bộ giáo viên: Làm đáp án và lập thang điểm chấm chi tiết cho 01 đề thi có mức độ kiến thức tương đương với đề thi HSG cấp tỉnh. - Thời gian làm bài 180 phút. * Về đề thi: (Bộ đề thi GVG hàng tháng của tổ có kèm theo đĩa CD) - Tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên mỗi tháng 01 người ra đề và đáp án chấm, đồng thời có trách nhiệm chấm bài thi của các giáo viên trong tổ. Nhận xét các bài đã chấm vào các buổi sinh hoạt tổ - Đề thi phải có mức độ kiến thức tương đương đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, với thang điểm 20, trong đó giáo viên phải làm đáp án cho đề thi với mức điểm 16,0 (điểm) và xây dựng thang điểm chấm chi tiết cho đáp án với mức điểm 4,0 (điểm). * Về kết quả thi hàng tháng: Kết quả thi được niêm yết công khai tại văn phòng và tổ chuyên môn. Căn cứ vào kết quả làm bài của giáo viên, giáo viên chấm bài sẽ nhận xét các bài làm của đồng nghiệp mình, các thành viên trong tổ rút kinh nghiệm về các nội dung sau đây dưới sự chủ trì của tổ truởng chuyên môn: - Thảo luận, đánh giá về khâu ra đề thi và đáp án của giáo viên ra đề. - Thảo luận, trao đổi những kiến thức chuyên môn mà nhiều giáo viên trong tổ còn chưa làm được hoặc chưa làm tốt. - Đối thoại với người chấm về kết quả chấm 15 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] (Trích 1 số biên bản nhận xét đánh giá bài thi của GV kèm theo phần phụ lục trang 3,4,5) Kết quả cụ thể sau các đợt thi giải đề của năm học 2012-2013: stt Họ và tên Tháng Tháng 11 18 17 15.5 17.5 18 17.5 17 Hoàng Thị Hường Nguyễn Thị Lan Vũ Thị Trình Nguyễn Thị Hằng Nguyễn Thị Hòa 15.5 16 15 15 14 17.5 18 18 17.5 17.5 18 17.5 16.5 16.5 16.5 17 17 16 15.5 15 Nguyễn Thị Niềm 14 17 16 Phạm Thi Oanh Võ Anh Minh Nguyễn Thị Hè Phan Thị Lan 5 6 7 8 9 10 10 Tháng 12 18 18 17 18 1 2 3 4 9 1.55 Tháng Tháng 1 18 17.5 17 17 Tháng Tháng 2 17.5 16 18 16 16 14 18 17 17 17.3 17.1 17.0 16.9 16.5 15.5 1.55 14 15.0 16.6 16.3 15.7 15.0 12.5 14.5 16.5 Tháng 3 15.5 15 16.5 16 10.5 14.5 13.5 13 10 11 16.5 16 15.5 9 TBCN 4 (Ghi chú:Tháng 3,4/2023 thi theo đề HSG tỉnh. Những ô trống do GV ra đề hoặc nghỉ ốm) * Đánh giá kết quả: - Sau mỗi đợt giải đề mỗi giáo viên phải tự bồi dưỡng để vươn lên, khẳng định mình trước đồng nghiệp, trước học sinh. - Sau các đợt giải đề, điểm thi của GV được nâng lên, thể hiện hiệu quả của việc giáo viên tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng, từ đó nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. 3.2.5. Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên thông qua công tác chỉ đạo đổi mới PPDH: * Trước hết cần chỉ đạo đổi mới cách soạn giáo án, theo các yêu cầu: - Soạn giáo án phải thực hiện theo mẫu giáo án của tổ chuyên môn xây dựng ngay từ đầu năm học. (Mẫu giáo án kèm theo phụ lục trang 6) - Bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản về điều chỉnh nội dung dạy học. - Phù hợp với từng đối tượng học sinh, để tất cả các em trong lớp đều có cơ 16 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] hội tham gia hoạt động học tập chủ động, tích cực,và có hứng thú. - Chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường tốt chức các hoạt động theo nhóm bằng nhiều phương pháp khác nhau. Để thực hiện tốt công tác nói trên đòi hỏi tổ trưởng CM cần tăng cường kiểm tra công tác soạn bài theo hướng đổi mới, tránh soạn bài theo kiểu đối phó, sơ sài,... * Chỉ đạo thực hiện giờ lên lớp theo hướng đổi mới: Giờ lên lớp không chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức cho học sinh mà là hướng dẫn học sinh hoạt động. Học sinh - chủ thể của hoạt động học được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, chỉ đạo, thông qua đó học sinh tự khám phá những vấn đề chưa biết, học sinh được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế để trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề và rèn luyện các kỹ năng. Vì vậy, quản lý giờ lên lớp hiện nay cần yêu cầu chuyển từ việc dạy kiến thức sang việc dạy phương pháp học tập cho học sinh, giáo viên phải là người chủ đạo tổ chức giờ học, hướng dẫn, gợi mở, đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề, tổ chức cho học sinh, thảo luận, nhập vai, tự nghiên cứu để giải quyết vấn đề. Để thực hiện được các yêu cầu trên cần chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học khác nhau cho phù hợp với đối tượng và bài học và đặc trưng bộ môn, ngoài ra cần sử dụng các kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác như: Kĩ thuật “khăn phủ bàn” ; Kĩ thuật “Các mảnh ghép”; sơ đồ tư duy ... 3.2.6. Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên thông qua chỉ đạo công tác thao giảng đổi mới phương pháp dạy học: - Xây dựng kế hoạch Để thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học cần chỉ đạo, triển khai công tác thao giảng ĐMPP theo định kỳ và gắn với các chủ đề thi đua trong năm học, thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn như : 20/10; 20/11; 08/03; ... 17 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] Nằm trong chương trình hoạt động chuyên môn của nhà trường, ngay từ đầu năm học tổ xây dựng kế hoạch thao giảng đổi mới phương pháp cụ thể và thông qua các thành viên đầu năm, yêu cầu mỗi giáo viên phải thực hiện được ít nhất 02 giờ thao giảng trong năm học - Tổ chức đăng ký thao giảng: Không để cho GV tự chọn lớp, bài, tiết dạy thao giảng. Nếu như vậy các tiết thao giảng sẽ chỉ được thực hiện tại các lớp có chất lượng HS tốt hơn và các tiết dạy trở thành các tiết “biểu diễn” của GV với những bài được xem là dễ thao giảng. Trong chỉ đạo cần thực hiện theo quy trình sau đây: + Căn cứ vào kế hoạch theo giảng, sẽ lựa chọn các lớp được thao giảng một cách ngẫu nhiên, với số lượng lớp đồng đều giữa các khối lớp 10,11,12. + Giao kế hoạch: Lớp, môn và ngày thao giảng đến các thành viên. + Tổ chuyên môn cho giáo viên đã đăng ký thao giảng căn cứ vào kế hoạch để biết tiết dạy và bài dạy (theo phân phối chương trình). Ở học kì 1: Bắt thăm vào lớp nào thì giáo viên dạy lớp đó sẽ trực tiếp dạy Ở học kì 2: Tổ trưởng phân công giáo viên không dạy vào lớp mình trực tiếp giảng dạy. Tạo tính khách quan cho các tiết thao giảng Thảo luận trước bài thao giảng để GV dự có thể học tập được nhiều nhất - Tổ chức thực hiện: Tại trường THPT Quảng Xương 4, do học 01 ca vào buổi sáng nên việc triển khai thao giảng đổi mới phương pháp được thực hiện vào các buổi chiều thứ 2. Vì vậy yêu cầu 100% giáo viên trong tổ chuyên môn đều được tham gia dự giờ để đánh giá đồng nghiệp. Kết quả phiếu đánh giá được tổng hợp ngay sau tiết thao giảng, kết quả xếp loại giờ dạy được căn cứ vào 2 yếu tố: Phiếu đánh giá giờ dạy và kết quả kiểm tra học sinh sau tiết thao giảng (đối với giờ xếp loại giỏi, phải có ít nhất 70% học sinh đạt 5.0 điểm trở lên; giờ xếp loại khá phải có 60% học sinh đạt 5.0 điểm trở lên; giờ xếp trung bình phải có 50% học sinh đạt 5.0 điểm trở lên) - Kết quả thực hiện: 18 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] + Năm học 2011-2012 tổ Ngữ văn trường THPT Quảng Xương 4 có 100% GV thực hiện thao giảng đổi mới phương pháp với 19 tiết, trong đó có 13 giờ xếp loại giỏi, chiếm 68.4%, 6 giờ xếp loại khá, chiếm 31.6%. Kết quả thao giảng năm học 2012-2013 stt Họ và tên giáo viên Kết quả thao giảng kì 1 Kết quả thao giảng kì 2 1 Phạm Thị Oanh Giỏi Giỏi 2 Hoàng Thị Hường Giỏi Giỏi 3 Nguyễn Thị Hằng Giỏi Giỏi 4 Nguyễn Thị Hè Giỏi Giỏi 5 Vũ Thị Trình Khá Khá 6 Nguyễn Thị Niềm Giỏi Khá 7 Phan Thị Lan Giỏi Nghỉ sinh 8 Võ Anh Minh Giỏi Giỏi 9 Nguyễn Thị Hòa Khá Khá 10 Nguyễn Thị Lan Giỏi Khá + Thao giảng ĐMPP do Đoàn trường tổ chức nhân kỉ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn, đoàn viên của tổ Văn tham gia và xếp loại giỏi (Kèm theo phụ lục trang 7) + Sau các tiết thao giảng tổ chuyên môn họp để chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của tiết thao giảng nhằm đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy. Nâng cao trình độ chuyên môn sau mỗi tiết thao giảng ĐMPP của đồng nghiệp mình (Trích biên bản trích đánh giá các giờ thao giảng ĐMPP kèm phụ lục trang 8,9) 3.2.7. Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thông qua công tác dự giờ thăm lớp: *Xây dựng kế hoạch Từ đầu năm học tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch mỗi giáo viên thực hiện dự giờ thăm lớp tối thiểu là 20 tiết và đưa vào tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên, kế hoạch được thông qua tổ . * Tổ chức thực hiện: - Đối với giáo viên + Việc thực hiện dự giờ thăm lớp của các tổ chuyên môn có thể thông qua các đợt thao giảng đổi mới phương pháp, dự giờ định kỳ theo kế hoạch và 19 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] dự giờ đột xuất giáo viên nhằm đánh giá phương pháp giảng dạy của giáo viên, hiệu quả giờ dạy, nắm bắt tình hình học tập của học sinh và bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người dự. + Sau mỗi tiết dự giờ phải có trao đổi, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm về giờ dạy theo chuẩn đánh giá giờ dạy. Các vấn đề cần trao đổi chính là: Tính chính xác, khoa học, qua tiết học học sinh đạt được những mục đích gì về nội dung kiến thức, về kỹ năng, thái độ; phương pháp giảng dạy của giáo viên có giúp cho học sinh đạt được các mục tiêu đề ra hay không? Việc sử dụng đồ dùng, phương tiện giảng dạy như thế nào? Có mang lại hiệu quả cho tiết học hay không? + Cách tổ chức lớp của giáo viên có phát huy được tính tích cực của học sinh hay không? Có quan tâm đến các đối tượng học sinh không? Từ đó rút ra những ưu khuyết điểm và nguyên nhân để cho bản thân giáo viên được dự giờ và các giáo viên khác cùng tiếp thu. Tổ trưởng chuyên môn phối hợp cùng Ban giám hiệu dự giờ thường xuyên, đột xuất v à o các tiết học khác khi thấy cần thiết, tránh tình trạng giáo viên chỉ đầu tư cho những tiết học có đồng nghiệp dự giờ mà không đầu tư cho các tiết học bình thường. - Đối với học sinh Nắm được tinh thần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Tính tích cực ,chủ động của học sinh trong giờ học và mức độ hiểu bài của học sinh thông qua kiểm tra. * Kết quả triển khai thực hiện: Đội ngũ GV tích cực tham gia dự giờ đồng nghiệp, 100% GV thực hiện đúng tiêu chí. Đây là phương pháp bồi dưỡng trực tiếp, nâng cao tay nghề, điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy kịp thời. Dễ dàng phổ biến được phương pháp mới. Qua tiết dạy mỗi GV tự rút ra được những ưu - khuyết điểm cần thiết để áp dụng cho các tiết dạy của bản thân, khắc phục được những khiếm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan