Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn tự sự ở lớp 6...

Tài liệu Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn tự sự ở lớp 6

.PDF
21
129
98

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ LỚP 6 Người thực hiện: Cao Thị Tình Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS TT Thọ Xuân Huyện Thọ Xuân SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ Văn THANH HOÁ NĂM 2016 1 MỤC LỤC 1. Mở đầu: 1 2. Nội dung sáng kiến 1 1. Cơ sở lí luận 2 II. Thực trạng 6 III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 7 1. Giải pháp 7 2. Tổ chức thực hiện 7 IV. Kết quả thực nghiệm 8 Phần C: Kết luận và kiến nghị 16 - 17 2 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn ngoài việc trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giá đúng vấn đề văn học, tạo cho học sinh khả năng khám phá về vẻ đẹp của tác phẩm văn học còn có nhiệm vụ giúp cho học sinh hình thành và phát triển khả năng sản sinh văn bản mới( nói và viết). Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều những phương tiện hiện đại, thông tin đại chúng cập nhật liên tục khiến cho học sinh lao vào con đường ham chơi điện tử, sách kiếm hiệp. Các em đã không còn ham đọc sách, ham nghiên cứu vì vậy viết được một đoạn, bài văn quả là một điều rất khó đối với các em. Nhiều em không ngần ngại bê nguyên si bài văn mẫu, lắp ghép những mảnh vụn mà các em đã nhặt nhạnh được để tạo một bài văn thiếu lô gích. Các nhà giáo dục cho rằng: Học trò ngày nay không còn là “chiếc bình chứa” để thầy rót kiến thức vào nữa, mà các em là “ngọn lửa”. Việc dạy của thầy là phải làm sao tiếp cho “ngọn lửa” bùng cháy lên niềm khát vọng chiếm lĩnh kiến thức, phải kiến tạo cho học trò một “con đường” để các em tự học. Để viết được một đoạn văn, bài văn hay không phải dễ đối với học sinh hiện nay. Bởi vì các em học sinh cần phải có kĩ năng quan sát, vận dụng tổng hợp các kiến thức trong môn học, các kiến thức trong đời sống xã hội và đặc biệt phải có vốn từ phong phú để đưa vào làm một đề văn cụ thể. Trong môn tập làm văn 6 kì I, phần hướng dẫn học sinh viết một bài văn tự sự ( dạng văn bản sáng tạo) chiếm thời lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy, tôi thấy các em chưa biết lập dàn bài, dựng đoạn trước khi bước vào khâu viết văn bản, sự việc sắp xếp thiếu tính hợp lí, chưa làm nổi bật được nhân vật chính. Thường thì học sinh nhớ đâu viết đó, viết lan man dẫn đến quên ý, ý nọ xọ ý kia, kể lể dài dòng, các ý trùng lặp, bài văn không nhất quán, không làm nổi bật được nội dung, chủ đề của tác phẩm. Đặc biệt, một thực trạng đáng buồn là học sinh không biết tách đoạn, phần thân bài là một đoạn lớn, các đoạn văn chưa đúng với chức năng, nhiệm vụ của từng phần; bài văn nhàm chán không có tình huống, kịch tính của truyện, một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của văn bản. Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tạo dựng một bài viết văn tự sự mạch lạc, sinh động, cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, nhân vật ấn tượng, đặc biệt là cách phân đoạn, dựng đoạn rõ ràng, lô gích, hợp lí, vì vậy tôi quyết định chọn đề tài " Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết bài văn tự sự lớp 6". 2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu: Rèn kĩ năng viết văn tự sự là một vấn đề không mới nhưng lại có khả năng lớn trong việc rèn luyện và tích hợp được các kĩ năng khác như: dùng từ, đặt câu, cách lựa chọn các chi tiết, sự việc tiêu biểu trong toàn bộ nội dung câu chuyện. Việc rèn kĩ năng này cần phải thể hiện sự đổi mới trong phương pháp dạy học: tích hợp và tích cực giữa chủ thể học sinh trong quá trình dạy học.Trong phạm vi đề tài này tôi đưa ra một số kinh nghiệm, phương pháp, cách 3 thức rèn kĩ năng để hướng dẫn học sinh viết được bài văn tự sự, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn văn trong nhà trường. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lí thuyết: - Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu: - Phương pháp kiểm tra, khảo sát: - Phương pháp cố vấn chuyên gia: II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Cơ sở lí luận: 1.1.Một số vấn đề chung về văn tự sự: Chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm: tác phẩm tự sự (theo quan điểm lí luận văn học) và phương thức tự sự (trong tập làm văn). a. Theo quan điểm lí luận văn học. "Tác phẩm phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian qua các sự kiện, sự cố xảy ra trong cuộc đời con người. Trong tác phẩm tự sự nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng hầu như không có mối phân biệt nào cả. Nhà văn tả lại, kể lại những gì xảy ra bên ngoài mình khiến cho người đọc có cảm giác hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác định đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn". b.Theo quan niệm trong tập làm văn. Trong tập làm văn, khái niệm "Tự sự" được hiểu theo nghĩa rộng. Đó là phương thức biểu đạt bằng cách kể ra các sự kiện theo mối quan hệ nào đó như quan hệ nhân quả, quan hệ liên tưởng. Sách giáo khoa Tập làm văn trước đây (1986 - 1995) không dùng khái niệm tự sự mà dùng các khái niệm kể chuyện, trần thuật, tường thuật. Trong sách giáo khoa Ngữ văn 6- Tập 1- trang 28- nhà xuất bản giáo dục 2002, nêu định nghĩa về văn tự sự như sau: " tự sự" ( kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê. c. Mối quan hệ giữa tự sự với các phương thức khác. Trong các quá trình tạo lập văn bản, tùy vào mục đích, nội dung và tính chất của văn bản mà người viết kết hợp với hầu hết các phương thức biểu đạt, song chủ yếu là các phương thức miêu tả, biểu cảm và nghị luận. + Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Miêu tả trong khi kể nhằm làm cho sự việc kể thêm sinh động màu sắc, hình dáng, diện mạo của nhân vật, sự việc hành động như hiện lên sống động trước mắt người đọc. Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong khi kể giúp người viết thể hiện 4 được rõ hơn thái độ, tình cảm của mình trước việc đó, buộc người đọc phải trăn trở, nghĩ suy trước sự việc đang kể, ý nghĩa của chuyện này càng thêm sâu sắc. + Tự sự kết hợp với nghị luận: Ở chương trình Ngữ văn THCS đã cung cấp 6 kiểu văn bản dựa trên 6 phương thức biểu đạt chính. Nếu như các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự... chủ yếu dùng hình tượng, hình ảnh, cảm xúc để tái hiện hiện thực thì nghị luận dùng lí lẽ lô gích phán đoán nhằm làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm, tư tưởng nào đó. Các phương thức trên là cơ sở của tư duy hình tượng, còn nghị luận là cơ sở của tư duy lô gích. Chính vì thế mà trong văn bản tự sự, để người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết, người kể có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Như vậy, có thể nói rằng trong tự sự gần như có tất cả các phương thức biểu đạt vì tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất đối với cuộc sống mà cuộc sống thì hết sức đa dạng, phong phú với đầy đủ tất cả các tình huống, cảnh ngộ, tất cả các kiểu nhân vật, các mẫu người mà ta gặp thường ngày. Vì thế mà trong văn bản tự sự có các yếu tố khác kết hợp. 2.1Đặc điểm của bài văn tự sự: a.Tự sự là gì? Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. - Phân loại: Gồm 2 loại cơ bản: * Tự sự đời thường: - Là kể lại những chuyện có thật diễn ra xung quanh mình mà hàng ngày mình đã thấy, đã nghe, đã biết. - Hiện thực cuộc sống là nội dung quan trọng của kể chuyện đời thường. Kể chuyện đời thường phải coi trọng sự thật, người viết chỉ lựa chọn chi tiết, sắp xếp... chứ không được bịa (hoàn toàn khác với hư cấu nghệ thuật). - Nhân vật và sự việc phải chân thực, có ý nghĩa. * Tự sự tưởng tượng: - Là kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng của người kể, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế. - Sự tưởng tượng đó không thể hiện tùy tiện mà phải dựa vào những điều có thật trong cuộc sống đời thường rồi bổ sung, tưởng tượng thêm nhằm đưa đến sự hấp dẫn, thú vị cho truyện. - Tưởng tượng đóng vai trò tích cực trong cuộc sống, tạo nên những hình ảnh rực rỡ, phản ánh ước mơ, khát vọng cao đẹp của con người. - Như vậy, điều quan trọng là câu chuyện tưởng tượng phải có diễn biến tự nhiên, hợp lí vì chứa đựng ý nghĩa xã hội. * Mục đích của tự sự: - Thông qua nhân vật, chủ đề, giọng điệu kể, người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề bày tỏ thái độ yêu ghét, khen chê. b. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự: * Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách rõ ràng: 5 - Trong thời gian cụ thể Ở địa điểm cụ thể Do nhân vật cụ thể Có nguyên nhân, diễn biến và kết quả Đặc biệt, sự việc được sắp xếp theo một trình tự, một diễn biến hợp lí để thể hiện tư tưởng của người kể. * Nhân vật: - Nhân vật chính và nhân vật phụ: + Nhân vật chính: xuất hiện nhiều, từ đầu đến cuối, được tập trung khắc họa trên nhiều phương diện: tên tuổi, lai lịch, diện mạo, tài năng, tính cách, hành động, lời nói, việc làm... Đây là nhân vật giữ vai trò then chốt, thiếu những nhân vật này thì không còn là truyện. + Nhân vật phản diện: trái ngược với nhân vật chính, làm sáng tỏ nhân vật chính, tô đậm nhân vật chính. - Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện: + Nhân vật chính diện: thể hiện tư tưởng, lí tưởng xã hội nhất định, được tác giả tập trung đề cao, biểu dương và khẳng định bằng những phẩm chất tốt và những hành động cao cả, đẹp đẽ. + Nhân vật phản diện: trái ngược với nhân vật chính diện, nhân vật này bị tác giả phê phán, tố cáo, chế giễu, phủ định... thường đại diện cho cái xấu, cái ác, cái tiêu cực. * Đặc biệt, khi xây dựng nhân vật trong văn tự sự, nhân vật cần phải có ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí, tính cách , có xung đột giữa các nhân vật thì mới có chuyện xảy ra trong thời gian và không gian nhất định. Nhân vật phải cụ thể, tiêu biểu cho một lớp người nào đó trong xã hội. c. Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự: * Ngôi kể: - Kể chuyện theo ngôi thứ ba: người kể giấu mình, có mặt ở khắp mọi nơi để kể được tất cả các sự việc xảy ra với các nhân vật trong truyện. - Kể theo ngôi thứ nhất: xưng tôi để kể, trực tiếp kể những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra những suy nghĩ, cảm xúc của mình. * Lời kể: - Kể theo ngôi thứ ba, lời kể mang tính khách quan của người đứng ngoài cuộc. - Kể theo ngôi thứ nhất, lời kế là những lời tâm sự thủ thỉ, bộc bạch tình cảm, thổ lộ cuộc sống nội tâm của người kể chuyện. - Có thể kể phối hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, khiến cho giọng điệu câu chuyện mang tính tự nhiên, sinh động, mạch chuyện thấm đẫm chất thơ. * Một tác phẩm tự sự cần có nhiều loại ngôn ngữ đan xen nhau, phối hợp với nhau: ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật. - Ngôn ngữ kể: thể hiện diễn biến cốt truyện. - Ngôn ngữ tả: tả nhân vật, tả khung cảnh làm nền, làm phông cho câu chuyện. - Ngôn ngữ nhân vật: lời đối thoại và độc thoại của nhân vật. d. Thứ tự kể trong văn tự sự: 6 * Kể theo dòng chảy thời gian: (kể xuôi) - Câu chuyện được kể theo sự việc diễn ra, sự việc nào diễn ra trước thì kể trước, sự việc nào diễn ra sau thì kể sau, kể cho đến hết: các truyện dân gian được kể theo lối này. * Kể theo dòng hồi tưởng và phép đồng hiện:( kể ngược) - Có lúc chuyện sau được kể trước, chuyện trước được kể sau, các sự việc đan xéo nhau, mục đích gây bất ngờ, hứng thú cho người đọc, tô đậm tính cách nhân vật: các truyện đương đại thường kêt theo kiểu này. e. Lời văn, đoạn văn tự sự: * Lời văn: - Lời văn giới thiệu nhân vật: tên gọi, lai lịch, hình dáng, tài năng, tính nết, tâm hồn, quan hệ tình cảm... - Lời văn kể việc: kể hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do hành động đó đem lại. * Đoạn văn: Bài văn tự sự gồm nhiều đoạn văn. Đoạn văn tự sự có thể giới thiệu về nhân vật ( lai lịch, tên họ, quan hệ, tính tình, tài năng...) hoặc kể về các việc làm, hành động, lời nói, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại. Ở những đoạn có lời đối đáp giữa các nhân vật thường tương ứng với một đoạn thoại, tức là đoạn đối thoại ấy nhằm hướng đến một nội dung nào đó trong toàn bộ cuộc thoại. g. Chủ đề và dàn bài của một bài tự sự: * Chủ đề: - Là vấn đề chủ yếu, là lí tưởng mà người kể muốn thể hiện, gửi gắm qua văn bản. Những điều muốn nói, muốn gởi gắm ấy có thể là sự ca ngợi, khẳng định hay lên án, phê phán... - Chủ đề cần hướng vào cuộc sống của con người, gửi gắm thông điệp cho con người, ngay cả khi thế giới nhân vật trong truyện là con vật, đồ vật. Vì vậy, khi bắt tay vào viết một bài văn tự sự, người viết cần đặt câu hỏi:Câu chuyện mình sắp kể sẽ có ý nghĩa gì, truyện nhằm gửi gắm điều gì? * Dàn bài: - Mở bài: + Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. + Có thể bắt đầu từ một sự cố nào đó hoặc từ kết cục của câu chuyện, số phận của nhân vật rồi ngược lại kể từ đầu. - Thân bài: + Lần lượt kể các tình tiết làm nên câu chuyện. + Kể các chi tiết sự việc xoay quanh nhân vật, xoay quanh câu chuyện. Có thể kể theo trình tự thời gian, tuyến nhân vật hoặc theo mạch cảm xúc. Nếu tác phẩm có nhiều nhân vật thì các tình tiết lồng vào nhau, đan xen nhau theo diễn biến câu chuyện. + Có sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc. Cần chú ý tạo tình huống đặc biệt cho truyện, gây hấp dẫn cho người đọc. 7 + Có thể đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm: Yếu tố miêu tả về hình dáng nhân vật, có yếu tố tự sự: về hành động, việc làm, lời nói, cử chỉ, tính cách; có yếu tố biểu cảm về suy nghĩ, thái độ của nhân vật, của người kể. + Có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. + Tình tiết chính, có ý nghĩa cần kể chi tiết. Tình tiết phụ chỉ cần đi lướt qua. - Kết bài: + Kết thúc câu chuyện. + Sự việc kết thúc, tình trạng số phận nhân vật được thể hiện khá rõ. + Có thể kết bài theo hướng mở: Hành động của nhân vật vẫn như đang còn tiếp diễn. 2. Thực trạng vấn đề: a. Kết quả, khảo sát nghiên cứu: Năm học Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu HS 2013 -2014 27 0 5 15 7 2014 -2015 45 2 7 28 8 - Số học sinh nắm được kiến thức cơ bản về văn tự sự: 74,1% - Só học sinh nắm chưa chắc kiến thức : 25,9 % - Số học sinh biết viết đoạn tương đối hoàn chỉnh: 15% - Còn lại số học sinh không hiểu, viết chưa đúng, chưa hay. b. Nguyên nhân của thực trạng trên: * Về phía giáo viên: - Giáo viên mới chỉ giúp các em nắm bắt được những nội dung lí thuyêt cơ bản trong sách giáo khoa, phần rèn kĩ năng nói và viết chưa thực sự có hiệu quả. giờ dạy đơn điệu, khô khan, giáo viên cũng chưa có sự rung cảm với một số nội dung được đề cập tới trong bài dạy, chưa có nhiều đổi mới về phương pháp, không khắc sâu được kiến thức cho học sinh, điều đó khiến học sinh có tâm lí mệt mỏi, ngại học. Trong quá trình dạy các văn bản tự sự ở phân môn Văn học, giáo viên chưa tích hợp hiệu quả với phần Tập làm văn. Đặc biệt chưa chú trọng luyện tập và ra bài tập về nhà cho các em. Giáo viên chỉ hướng dẫn chung chung, đưa ra các ý lớn trong khâu lập dàn ý mà chưa hướng dẫn cụ thể, chưa tích cực trong việc đưa ra một số đoạn văn mẫu để học sinh tham khảo sau khi các em đã trình bày bài làm của mình. Giờ trả bài chưa hiệu quả, đặc biệt chưa chú trọng tới việc nhận xét cách xây dựng nhân vật, các tình tiết truyện, lời kể mà chỉ chú ý đến lỗi chính tả, cách dùng từ đặt câu. * Về phía học sinh: Học sinh ngại học văn, trong giờ học không chú ý học. Học văn đòi hỏi viết nhiều, đọc nhiều nhưng học sinh lại ngại đọc, ngại viết, đặc biệt rất ngại đọc các tài liệu tham khảo(Các câu chuyện được viết trên sách báo) để mở rộng hiểu biết, trau dồi vốn từ. 8 Học sinh không có đủ tài liệu tham khảo.Vì vậy chỉ có thể nắm bắt được những gì SGK cung cấp. Kiến thức về đời sống thực tế của học sinh còn ít, các em chưa quan tâm đến đời sống thực tế, thiếu sự rung cảm trước những hiện tượng của cuộc sống đời thường, học sinh chưa có nhiều vốn từ nên nhiều bài viết còn khô khan, xa rời thực tế hoặc luôn theo một khuôn mẫu chung. Thêm vào đó, nhiều học sinh coi nhẹ môn học, chưa chú ý đến việc học, ý thức chưa cao, về nhà không làm bài (không luyện viết) nên khi viết thường vụng về, lúng túng. * Cơ sở vật chất của nhà trường: Trang thiết bị và đồ dùng trực quan như tranh ảnh, băng hình chưa có hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu của môn học. - Sau nhiều năm trăn trở trong quá trình giảng dạy, tôi đã có những kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 6. 3. Giải pháp tổ chức thực hiện: 1.1. Giải pháp: a. Đối với giáo viên: Người giáo viên phải nắm lấy ưu thế của học sinh như: những tri thức, vốn sống, tư tưởng, tình cảm để phát huy những khả năng cao hơn; đồng thời, qua đó uốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc trong nhận thức, vốn sống, tư tưởng của các em. Giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tòi, khám phá, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động dạy học, từ cách dạy thông báo - giải thích- minh họa sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá. Giáo viên phải thực sự say mê, tâm huyết với nghề, biết truyền lửa, khơi gợi niềm đam mê văn học trong bài giảng, kích thích năng lực quan sát, tư duy, sáng tạo của học sinh. Việc luyện viết bài văn tự sự là rất cần thiết, bởi học sinh viết tốt bài văn tự sự có nghĩa là đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học văn. Trong thực tế giảng dạy môn Tập làm văn lớp 6 ở trường THCS hiện nay, đặt trọng tâm ở thực hành: xây dựng qua bài thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản. Do đó điểm mới và khó trong chương trình là phương pháp dạy thực hành. b. Đối với học sinh: Tích cực học tập, suy nghĩ, quan sát, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn. Đặc biệt, học sinh cũng phải nắm chắc lí thuyết liên quan đến thể loại văn tự sự thì mới có thể làm tốt một bài văn tự sự. 9 Mạnh dạn trình bày sản phẩm đoạn văn hoặc bài viết của mình, biết lắng nghe và tiếp thu những ý kiến mang tính xây dựng của thầy và bạn, tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bạn thân, cho thầy, cho bạn để hiểu kĩ, hiểu sâu về vấn đề. Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm học tập của bản thân và bạn bè. 2.1.Tổ chức thực hiện: a. Cung cấp kiến thức về văn bản tự sự. Trước khi rèn kĩ năng viết bài văn tự sự, tôi cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản phần lí thuyết thông qua bài dạy trên lớp, các buổi phụ đạo thêm... b. Hình thành những kĩ năng để viết một bài văn tự sự: Bước 1. Tìm hiểu đề. Để giúp học sinh tìm hiểu đề, trước một đề bài tôi thường yêu cầu học sinh đọc nhiều lần ( thậm chí yêu cầu học sinh đọc thuộc đề), lấy bút chì gạch dưới những từ cần chú ý, chép lại đề với những ý có gạch đầu dòng để làm cho nổi bật các yêu cầu của đề. Kết quả của bước tìm hiểu đề phải giúp học sinh xác định được tất cả các yêu cầu của đề bài: - Kiểu bài. - Lời yêu cầu của đề bài - Đề bài và giới hạn. Để khắc phục được khó khăn đó và học sinh thực hiện tốt bài này tôi đã kết hợp thời gian trên lớp, thời gian ở nhà của các em và thời gian phụ đạo buổi chiều để hướng dẫn các em thực hành. Ví dụ: Đề 1. Cho đề văn: Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em. * Yêu cầu trả lời: - Kiểu bài của đề bài là gì? - Em hiểu thế nào là kể bằng lời văn của em? - Nội dung của đề bài nằm trong giới hạn nào? * Lưu ý: Đọc thật kĩ đề bài, lấy bút chì gạch dưới những từ quan trọng. Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý và xác định ngôi kể: * Lập ý: Trong việc tìm ý giáo viên cần lưu ý các em các thao tác tưởng tượng, hư cấu. * Lập dàn ý: Học sinh lập dàn ý theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. * Xác định ngôi kế: GV hướng dẫn học sinh lựa chọn ngôi kể phù hợp để thể hiện tốt nhất nội dung mà mình muốn gửi đến người đọc. Hai ngôi kể: ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. Bước 3. Xác định câu chủ đề cho từng ý, mỗi ý viết thành một đoạn văn. Mỗi ý lớn trong phần dàn ý sẽ viết ít nhất một đoạn văn. Cần cho học sinh nắm được khái niệm và nhận biết đoạn văn: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo lập văn bản, do nhiều câu tạo thành. 10 Về hình thức: bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Về nội dung: đoạn văn chỉ biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Trong bài văn tự sự sẽ có những nội dung như: kể về nhân vật, kể về các sự việc, diễn biến các sự việc đó... Như vậy, mỗi nội dung đó cần được thể hiện bằng một hay một vài đoạn văn. Tôi đưa ra hệ thống bài tập: Bài tập1: Xác định nội dung chính và câu chủ đề của các đoạn văn sau: a. Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước. ( Truyền thuyết Thánh Gióng) b. Dùng cây bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng" ( Truyện cổ tích Cây bút thần) Tôi hướng dẫn học sinh cách nhận diện câu chủ đề: - Câu chủ đề: Là câu thứ nhất của mỗi đoạn - Yêu cầu xác định nội dung chính: Nằm ở ngay câu chủ đề (dựa vào câu chủ đề để xác định). Sau khi học sinh đã biết cách nhận diện câu chủ đề cho đoạn văn, cho học sinh làm tiếp bài tập 2 để rèn kĩ năng viết đoạn theo chủ đề và các đoạn trong bài văn. Bài tập 2.Hãy viết đoạn văn tự sự triển khai câu chủ đề sau: Buổi chiều hôm ấy, tôi cùng lũ trẻ trong xóm rủ nhau ra đê chơi trò đánh trận giả. Để triển khai câu chủ đề thành đoạn văn, giáo viên cần cho học sinh xác định được nội dung chính mà câu chủ đề đề cập tới: " Tôi cùng lũ trẻ trong xóm rủ nhau ra đê chơi trò chơi trận giả". Từ ý của câu chủ đề có thể hình dung được toàn bộ đoạn văn phải được triển khai( Thời gian, địa điểm, diễn biến, không khí cuộc chơi...). Lưu ý cho học sinh câu chủ đề phải được giữ nguyên và đặt đầu đoạn. VD: Buổi chiều hôm ấy, tôi cùng lũ trẻ trong xóm rủ nhau ra đên chơi đánh trận giả. Mặt đê lộng gió, mát rượi. Ánh nắng nhạt dần. Hơi nước từ sông phả lên, làm dịu không khí của buổi chiều hè. Chúng tôi chia làm hai phe: Phe quân xanh do thằng Vinh làm thủ lĩnh, phe quân đỏ thì nhất trí cử tôi. Mỗi bên chiếm lĩnh một triền đê. Trận đánh bắt đầu. Những bụi cây lúp xúp, những gò đất trở thành chỗ nấp của chúng tôi. Cũng lăn lê, bò toài. Cũng hô xung phong vang trời dậy đất. Tiếng cười nói, tiếng cãi nhau chí chóe làm rộn rã cả một quãng đê. Có những lúc hăng lên, chúng tôi xông vào đánh giáp lá cà. Thằng nào bị lưng chạm đất thì coi nhơ đã "hi sinh". Những chỗ chúng tôi quần nhau, bụi tung mù mịt. Đứa nào đứa nấy mồ hôi mồ kê nhễ nhại, quần áo tóc tai bám đầy đất đỏ. Mệt mà vui ghê. Trận chiến diễn ra giằng co quyết liệt, không phân 11 thắng bại. Quân của hai bên đã "hi sinh" quá nửa. Số còn lại quyết " tử thủ" bám giữ trên đê không cho phe kia chiếm đất. Chúng tôi đang bàn mưu tính kế đáng úp quân xanh thì đột nhiên phía bên kia triền đê, có tiếng la oai oái. Rồi thằng Vinh nhảy choi choi trên mặt đê, chân tay múa tít. Không biết mô tê gì, chúng tôi xông lên bắt sống" tướng địch" Thằng Vinh dở khóc, dở mếu đưa tay đầu hàng rồi lại nhảy choi choi. Lúc ấy chúng tôi mới vỡ lẽ. Thì ra cu cậu nấp đúng chỗ có ổ kiến lửa. Những con kiến càng to đang bò khắp quần áo nó, đốt chí tử. Thế là chúng tôi vội vã khiêng nó ném xuống nước. Cả bọn ào theo sau nhảy xuống sông vùng vẫy. Thế là tan cuộc chơi. Giáo viên cần hết sức chú ý rèn cho học sinh kĩ năng này. Có thể cho học sinh viết ra giấy, vở hoặc gọi một đến hai học sinh lên bảng viết. Có thể sau bước lập dàn ý, giáo viên chia nhóm để trong cùng một thời gian, lớp học viết được nhiều đoạn. Khâu rèn kĩ năng viết đoạn văn là khâu cực kì quan trọng. Sau khi học sinh đã có kĩ năng viết đoạn, giáo viên hướng dẫn học sinh luyện viết các đoạn mở bài, thân bài, kết bài.Thay vì cách mở bài theo lối mòn mà học sinh thường viết ở cấp Tiểu học, tôi hướng dẫn học sinh viết theo nhiều cách khác nhau. Trước khi cho học sinh thực hành viết đoạn mở bài, giáo viên giới thiệu cho học sinh một số cách mở bài và ví dụ cụ thể. * Mở bài trực tiếp: Mở bài bằng cách giới thiệu về nhân vật hoặc sự việc. Tôi đã được học và tiếp xúc với rất nhiều thầy cô giáo. Nhưng tôi không thể nào quên được cô Nguyệt đã dạy tôi hồi học lớp 4 trường Tiểu học mà tôi từng mắc lỗi. * Mở bài gián tiếp: Là cách mở bài yêu cầu cao hơn, đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy, sự lựa chọn. - Dùng phương thức tự sự kết hợp với miêu tả để giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống câu chuyện. Ví dụ: Sau một đêm mưa rào, bầu trời quang đãng. Bình minh lên! Một bình minh thật trong trẻo. Đâu đó trong không gian vẫn còn đọng chút hương vị của trận mưa đêm. Mặt trời lên cao dần. Những tia nắng vàng tươi làm cảnh vật thêm bừng sáng. Cây cối trong khu vườn xôn xao. Chúng hớn hở phô ra bộ cánh màu xanh rờn lấp lánh những giọt mưa còn đọng lại. - Nêu tình huống hoặc sự cố nào đó hay kết cục câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu, nêu chủ đề câu chuyện. Ví dụ: Hoan hô! Hoan hô! Sẻ Em giỏi quá! Cả khu rừng xôn xao những tiếng reo vui. Việc sẻ em biết bay đã trở thành một sự kiện thật quan trọng. Từ chị sóc nâu cho đến bác Nhím già, ai cũng có lời chúc mừng khiến Sẻ Em cảm động ứa nước mắt. - Bằng cách bộc lộ cảm xúc: Ví dụ: Tuổi thơ - hai tiếng ấy thật là thiêng liêng, có lẽ bởi vì thế mà ai cũng nâng niu, gìn giữ trong trái tim mình. Đó là những hoài niệm đẹp khó phai mờ: Đêm trăng nghe bà kể chuyện cổ tích, buổi chiều thả diều trên con đê... Và với 12 tôi cũng vậy, kỉ niệm về mùa thu năm ấy với hình ảnh người cha cứ sáng mãi, cứ dội về mỗi khi nhớ lại, mỗi khi bâng khuâng. Việc hướng dẫn học sinh viết theo các cách mở bài như vậy khiến mở bài của bài văn không còn theo một lối mòn nào nữa, bài văn không tẻ nhạt, đơn điệu mà phong phú, sinh động, có sức hấp dẫn ngay từ phần mở đầu. Việc rèn kĩ năng viết phần mở bài là điều cần quan tâm đối với mỗi giáo viên dạy văn. * Bài tập về viết đoạn mở bài: Đọc kĩ hai đoạn văn mở bài sau: a. " Vi vu...vi vu", những âm thanh trong trẻo của ngọn gió mùa thu đang kể nhau nghe về thế giới cổ tích thần kì. Tôi lắng nghe và biết được câu chuyện rất thú vị từ ngày xửa ngày xưa được các nàng gió lưu truyền và cất giữ bằng hơi thở dịu mát của mình có tên là:" Con Rồng cháu Tiên". b. Có một câu chuyện mà có lẽ bất kì người Việt Nam nào cũng đều biết và yêu thích, đó là truyền thuyết" Con Rồng cháu Tiên"- câu chuyện kể về nguồn gốc cao quý của người Việt Nam ta. - Theo em, hai đoạn văn trên là mở bài cho đề bài nào? - Hai mở bài trên có gì khác nhau? - Học cách mở bài thứ nhất, em hãy viết mở bài cho đề văn: Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em? Với bài tập trên, giáo viên cho học sinh nhận diện và thực hành về các cách mở bài. - Hai đoạn văn trên là mở bài cho đề văn: kể lại truyện Con Rồng cháu Tiên bằng lời văn của em. - Hai cách mở bài khác nhau ở chỗ: + Đoạn mở bài thứ nhất: Mở bài theo cách gián tiếp: từ câu chuyện của các nàng gió, người viết giới thiệu câu chuyện Con Rồng cháu Tiên. + Đoạn mở bài thứ hai: Mở bài theo cách trực tiếp: người viết giới thiệu ngay câu chuyện Con Rồng cháu Tiên. Qua đó học sinh sẽ thấy được cách mở bài theo cách gián tiếp hay hơn, hấp dẫn hơn và học sinh vận dụng cách viết để thực hành viết đoạn mở bài cho ý c. * Rèn kĩ năng viết các đoạn thân bài: - Đoạn văn xây dựng sự việc: Ví dụ1: Với đề bài: Kể chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Tôi yêu cầu học sinh: Bước 1.Xác định sự việc chính, tình tiết câu chuyện. ? Truyện có những sự việc nào. (1) Vua Hùng kén rể (2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn (3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể (4) Sơn Tinh đến trước được vợ (5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh (6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, đành rút quân về. 13 (7) Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua. ? Xác định các tình tiết cho các sự việc trên. ? Trong các sự việc, sự việc nào có thể lồng các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Sau khi nêu câu hỏi, tôi cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi, sau đó yêu cầu các em viết thành các đoạn văn Đoạn văn kể sự việc: Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.( yếu tố miêu tả) Sáng hôm ấy, có hai chàng trai đến cầu hôn. ai cũng mang cốt cách phi phàm, không giống người thường. Trong bụng ta đã có phần ưng lắm. Một người tự xưng là Sơn Tinh, tướng mạo khôi ngô, dáng vẻ hùng dũng và oai phong. Sơn Tinh mặc áo bằng da hổ trắng, vai mang cung tên, tay cầm rìu lớn, giọng nói oang oang. Người này tài phép cao cường: vẫy tay về phía đông, phía đông lập tức nổi lên nhiều cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người thứ hai cũng không kém. Người đó tự xưng là Thủy Tinh, sống ở miền nước thẳm khoác trên mình bộ giáp bằng vẩy cá, sáng lóng lánh dưới ánh mặt trời. Tay cầm một thanh mâu lớn, cao hơn trượng. Khi thanh mâu vừa được vung lên thì ở đâu kéo đến một luồng gió mạnh kèm theo mây đen và chỉ trong một lát, mưa trút xuống ào ào, khiến tất thảy đều khinh sợ. Đoạn văn kể sự việc: Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.(Yếu tố miêu tả và biểu cảm) Trời đang nắng, bỗng đâu mây đen ùn ùn kéo đến che kín cả bầu trời, bụi bay mù mịt. Thì ra Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên tức giận đêm quân đuổi theo để cướp lại. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão. Mưa như có ai cầm bình trút nước xuống trần gian. Chỉ trong chớp mắt, cả thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước, nhìn cảnh tượng mới sợ hãi làm sao! Ví dụ 2: Viết tiếp truyện cổ tích cây bút thần HS tìm hiểu như ví dụ 1. Đây là đề tưởng tượng vì thế giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định sự việc dựa theo theo trí tưởng tượng của mình. cách 1. Kể sự việc 1. Giặc ngoại xâm sang xâm lược nước ta. Đoạn văn: Nhưng đến một năm nọ, bọn giặc ngoại xâm nhòm ngó đất nước. rồi chúng kéo vào xâm lược bờ cõi. Mã Lương đôn đốc binh lính luyện tập. Thế giặc lúc này rất mạnh. Chúng hung hăng đốt nhà, cướp của, gây bao đau thương, tang tóc cho dân lành. Nhiều tướng lĩnh cầm quân ra trận nhưng đều thất bại, mọi người sống trong nỗi lo sợ, kinh hãi. Sự việc 2. Mã Lương dùng cây bút thần để đánh đuổi quân thù. Trước thảm họa của đất nước, Mã Lương ra lệnh cho binh sĩ mở cửa kho báu và mang bút thần tới. Mã Lương lập đàn tế trời đất và xin phép tổ tiên được dùng lại cây bút thần năm xưa để dẹp giặc. Đợi giặc kéo đến chân thành, Mã Lương ung dung ngồi vào bàn. Rồi chàng đưa những nét bút nhan thoăn thoắt. Mỗi nét bút vẽ ra hàng ngàn mũi tên lao về phía kẻ địch. Bọn giặc trúng tên chết 14 như rạ. Chúng núng thế đành phải rút lui. mã Lương liền vẽ sông, vẽ núi. Từng dãy núi dựng lên với những vách đá cao ngất, trùng trùng , điệp điệp khiến bọn địch tiến thoái lưỡng nan, chỉ còn chờ chết. Chúng khóc lóc như mưa, vẫy cờ trắng, lê gối quỳ lạy xin hàng. Mã Lương động làng thương , cấp cho chúng ngựa và lương thảo để quay đầu về nước. Chàng cũng không quên mở hội khao quân để ăn mừng chiến thắng. * Cách 2: -Kể sự việc 1. Mã Lương rẽ vào một quán tranh ven đường. Mã Lương sống giản dị, đạm bạc, trong làng ai ai cũng yêu quý. Thỉnh thoảng, Mã Lương dùng cây bút thần đi đó đây tìm cách giúp đỡ những người nghèo khổ. vào một ngày nọ, Mã Lương đi qua một quán nhỏ ven đường. Thấy trong quán treo nhiều tranh quý, mã Lương bèn rẽ vào. - Kể sự việc 2. mã Lương gặp ông cụ bán tranh và được nhận làm học trò. Mã Lương chăm chú nhìn kĩ từng bức tranh. Bức nào cũng đẹp, nhưng điều kì lạ là màu sắc và đường nét có nhiều điểm giống với những bức tranh của mình. Đang mải mê ngắm nhìn, bỗng Mã Lương nghe có tiếng người nói: - Ta thấy cháu xem tranh kĩ lưỡng vậy, hẳn cháu là người biết vẽ phải không? Mã Lương ngẩng đầu, thấy trước mặt mình một ông già râu tóc bạc phơ, mắt sáng, nhân từ, hiền hậu, trông rất quen như đã có lần nào chàng đã gặp. mã Lương lễ phép đáp: - Thưa cụ, cháu có biết vẽ đôi chút ạ! Ông già liền gọi cô cháu gái lấy giấy và bút vẽ ra rồi nói với Mã Lương: - Giờ cháu hãy thử vẽ cho ta xem. Nếu cháu vẽ tốt, ta sẵn sàng nhận cháu làm học trò. Mã Lương cầm bút và giấy vẽ. Một lát sau, Mã lương đã vẽ xong cảnh đẹp quê hương mình. Ông già ngắm nhìn bức vẽ và gật đầu, tỏ vẻ ưng ý lắm: - Cháu là người có hoa tay đấy. Vẽ rất có hồn. Từ nay, cháu hãy ở lại đây làm học trò của ta. - Kể sự việc3. Từ đó, ông hết lòng dạy bảo Mã Lương và cô cháu gải tập vẽ. Ngày tháng cứ thế trôi đi, họ sống vui vẻ bên nhau, đầm ấm như một gia đình. mã Lương cùng cô cháu gái lớn dần và trưởng thành. Cho tới một buổi sáng nọ, Mã lương và cô gái tỉnh dậy thì không thấy ông già đâu nữa. Họ cùng nhau đi tìm, nhưng ngày này qua tháng nọ, tin tức về ông cụ vẫn biệt vô âm tín. Họ đành trở về ngôi nhà thân yêu và càng đùm bọc yêu thương nhau hơn trước. - Kể sự việc 4. Một đêm nọ, trong giấc mơ, Mã Lương thấy ông già trong quán tranh hiện về. Ông nói:" Ta chính là người năm xưa đã trao bút thần cho cháu. Ta cùng đã dựng quán tranh để chờ cháu tới. Giờ cháu đã khôn lớn, đủ tài trí để quyết định con đường đời của mình, nên sự có mặt của ta và cây bút thần không cần thiết 15 nữa. ta muốn cháu hãy yêu thương cô gái kia như ta đã từng yêu cháu. Chúc các cháu gặp nhiều may mắn!" Mã Lương còn đang bàng hoàng, chưa kịp nói lời cảm tạ thì bóng ông cụ đã loang loáng xa dần và biến mất. Mã Lương chạy theo ông nhưng chỉ còn bốn bề im lặng . Chàng bật khóc và choàng tỉnh giấc. Ngay sáng hôm sau, Mã lương đem câu chuyện ấy kể lại cho cô gái nghe. Cô đỏ mặt và nở nụ cười e lệ. - Đoạn văn xây dựng nhân vật: Nhân vật trong văn tự sự là người thực hiện các sự việc và là người thể hiện trong văn bản. Một tác phẩm tự sự có nhân vật chính và nhân vật phụ. Phần này, nếu đối với học sinh bình thường, chỉ cần viết đoạn giới thiệu về tên gọi, ngoại hình, lai lịch, tính nết, lời thoại... của nhân vật đối với học sinh khá và giỏi, cho học sinh tiếp cận với đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm. Để rèn cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn xây dựng nhân vật tôi đưa ra hệ thống bài tập sau: Cho đề bài: Viết đoạn mới cho truyện" Ông lão đánh cá và con cá vàng" Sau khi đưa ra đề bài, giáo viên hướng dẫn và cho học sinh luyện viết và trình bày trước lớp để nhận xét và chữa. Cuối cùng giáo viên đưa các đoạn văn mẫu cho học sinh đọc và học tập cách viết. + Đoạn văn xây dựng nhân vật bà lão: Lại nói về mụ vợ ở nhà. Chờ mãi không thấy ông lão về, mụ quyền rủa lão hết lời . Nhưng rồi sau đó cuộc sống nhung lụa giàu sang, quanh năm yến tiệc, kẻ hầu người hạ khiến mụ nhanh chóng quên đi ông lão. Ngày qua tháng lại, nhưng cuộc sống quá đầy đủ khiến mụ cảm thấy nhàm chán. Mụ nghĩ:" Sao ta nhiều kẻ hầu người hạ, cuộc sống giàu sang phú quý như thế mà lại không thấy hạnh phúc? " Mụ bỗng nhớ lại những ngày còn bên ông lão đánh cá trước kia. Ngày ấy tuy vất vả, chỉ có rau cháo qua ngày nhưng sao hạnh phúc thế. Sáng nào mụ cũng tiễn chồng ra khơi và chiều chiều lại ngóng chồng trở về trong nỗi lo lắng, mong mỏi, nhớ thương. Dù chỉ đánh được dăm con cá nhỏ nhưng cả hai vợ chồng đều cảm thấy sung sướng. Vậy mà giờ đây, người từng gắn bó với mụ bao năm tháng khó khăn nhất của cuộc đời đâu rồi? cuộc sống nhung lụa của mụ hoàn toàn thiếu vắng ông lão, giờ đây, mụ bỗng cảm thấy tất cả trở nên trống rỗng, vô vị, tẻ nhạt. Một nỗi xót xa, ân hận bỗng dâng lên ngập lòng... Mụ bật khóc nức nở và lao nhanh về phía biển. Mụ vừa chạy vừa khóc vừa gọi ông lão trở về. + Đoạn văn miêu tả ngoại hình: Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để miêu tả nhằm mục đích góp phần nổi bật đặc trưng nhân vật, cần tránh sa vào văn miêu tả. Ví dụ: Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa cô đã tưởng người ta chọc ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. + Đoạn văn có kết hợp với yếu tố nghị luận: Phần này chỉ áp dụng đối với học sinh khá và giỏi. Bởi vì đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận phải sang 16 đến chương trình lớp 9 mới được học. Tuy nhiên, ở chương trình lớp 6, vẫn có thể sử dụng những câu văn nghị luận về phía cuối đoạn sau khi kết thúc phần kể về một sự việc, một vấn đề nào đó. Yếu tố nghị luận khiến bài văn có chiều sâu, thể hiện được những suy ngẫm, đánh giá của người viết. Ví dụ: Tiếp phần đoạn văn nói về nhân vật mụ vợ trong truyện" Ông lão đánh cá và con cá vàng": Cuộc sống nhung lụa của mụ hoàn toàn thiếu vắng bóng dáng ông lão, giờ đây, mụ bỗng cảm thấy tất cả trở nên trống rỗng, vô vị, tẻ nhạt. Một nỗi xót xa,ân hận bỗng dâng lên ngập lòng... chỉ đến bây giờ, khi đã đánh mất ông lão, mụ mới thấy thực sự hạnh phúc chẳng ở đâu xa, hạnh phúc ở ngay trước mắt ta, chỉ có điều khi nó vượt ra khỏi tầm tay ta, ta mới kịp nhận ra đó là hạnh phúc... * Rèn kĩ năng viết đoạn kết bài: Đoạn kết bài trong bài văn tự sự cũng rất quan trọng. kết bài rất linh hoạt, tùy theo ý nghĩa mà người kể muốn gửi gắm vào câu chuyện. Có nhiều cách kết bài khác nhau: - Một cảm giác đột ngột ý vị. - Một dư âm ngân mãi trong lòng. - Một ấn tượng sâu sắc, sự ám ảnh khôn nguôi về ý nghĩa câu chuyện. Ví dụ1: Rồi mùa xuân qua đi, mùa hè lại tới. Chưa bao giờ hạn hán kéo dài đến thế. Mặt trời chói chang như quả cầu lửa hun nóng tất thảy mọi vật và cây cối rũ xuống. Hoa không còn nở, chim chẳng còn hót. Dòng suối cảm thấy mệt mỏi chẳng còn đủ sức mà rong chơi nữa. Một ngày kia, nó hốt hoảng nhận ra rằng mình đang ngày một cạn kiệt đi. Nó ngước nhìn lên ngọn núi sừng sững. Một màu xanh vẫn phủ kín, trông mới tràn trề sức sống làm sao. Dòng suối chợt nép mình vào chân núi và cảm thấy mình thật nhỏ. Thật nhỏ bé! Ví dụ 2. Cá vàng lặn xuống biển khơi. Ông lão đi về nhà. Mụ vợ đã được cứu sống. Như lời cá vàng nói, Từ đó trở đi mụ vợ ông lão làm ăn lương thiện, đối xử tốt với ông lão. Sự cố gắng lao động của hai vợ chồng ông lão đã được đền đáp. Rồi gia đình ông xây được một căn nhà thay cho túp lều xưa và sống hạnh phúc hết đời. Bước 4. Đọc và sửa chữa. Bài viết cần đọc và sử chữa một cách triết để. Để việc chữa lỗi hiệu quả đối với học sinh, khi đánh giá bài viết của các em, giáo viên cần có sự đánh giá từ ưu điểm đấn nhược điểm: cách xây dựng nhân vật, sự việc, các tình huống, cách sử dụng ngôi kể, lời kể; cách dùng từ, đặt câu. Với những đoạn văn học sinh vừa tạo lập được ngay trong tiết học, trên bảng hoặc trong vở, giáo viên cần chữa triệt để, những đoạn viết tốt nên cho điểm để học sinh hứng thú, tự tin hơn trong việc học văn, viết văn. c. Đặc biệt cần hết sức chú ý coi trọng việc chấm chữa bài cho học sinh: Quá trình chấm bài cần có sổ ghi cụ thể các lỗi sai của học sinh, ngoài các lỗi sai thường gặp ở hình thức bài làm như: chính tả, ngữ pháp, cần nhận xét về bố cục bài viết. 17 Giáo viên cần phải phân loại lỗi và ghi vào sổ trong quá trình chấm bài như: lỗi bố cục, sắp xếp ý, cách xây dựng nhân vật, ngôi kể, lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu... và chữa lỗi điển hình, nhiều em hay mắc để tránh hiện tượng các em mắc phải lỗi này trong các bài viết sau. - Trả bài trên lớp: Ngoài việc thực hiện các bước trên, trong phần chữa lỗi cụ thể, tôi thường tổ chức hoạt động theo nhóm, học sinh sẽ lên bảng ghi những lỗi mà các em đã mắc phải trong bài viết theo sự phân loại lỗi của giáo viên, sau đó tiến hành sửa chữa. Với cách tổ chức như vậy, học sinh rất hào hứng tham gia, và như vậy, những lỗi này ở bài viết sau rất ít em mắc phải. Chú ý khen thưởng những học sinh có tiến bộ, đồng thời nhắc nhở các em ghi nhận những lỗi sai của mình để các em không bị lặp lại trong các tiết sau. Nên chú ý nhắc nhở học sinh một cách nhẹ nhàng nếu các em mắc lỗi, tránh phê bình, chỉ trích nặng nề. 4. Kết quả thực nghiệm: Sau khi áp dụng những biện pháp rèn kĩ năng trên, học sinh đã có những chuyển biến rõ rệt qua các bài viết, các em đã có kĩ năng viết bài văn tự sự, từ viết đúng sang viết hay. Kết quả các bài viết học kì I, lớp 6 năm học 2015-2016 đã được nâng lên rõ rệt. Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % 8 23,5 8 23,5 18 53% 0 0 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận: Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng viết bài văn tự sự cho học sinh lớp 6 là rất cần thiết. Có thể nói rằng qua việc thực hiện giải pháp này tôi đã rút ra cho mình rất nhiều bài học từ việc xác định kiến thức bổ sung, soạn giáo án cho đến việc giảng dạy. Như vậy ngay lớp 6 các em đã được rèn kĩ năng viết một bài văn tự sự đúng thao tác, để rồi lên lớp 7,8,9 các em sẽ tạo lập được các văn bản không những đạt yêu cầu mà còn rất hay. Thực hiện việc rèn kĩ năng viết bài văn tự sự lớp 6 cho học sinh giúp học sinh vận dụng sáng tạo, tổng hợp những kiến thức của phân môn Văn học, Tiếng việt để có thể nói hoặc viết theo những yêu cầu, những đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em. Với cách rèn kĩ năng viết bài văn tự sự nêu trên, tôi đã rút ra một số điểm cho bản thân: 18 Khi dạy cho học sinh viết đoạn giáo viên phải tìm ra phương pháp giải quyết thích đáng giữa lý thuyết và thực hành, giữa rèn luyện kĩ năng nói và viết, tạo cho học sinh có kĩ năng và thao tác nhạy bén khi tiếp xúc với đoạn văn, bài văn. - Việc chấm, chữa bài là một trong những bước quan trọng để uốn nắn cho học sinh cách dùng từ, cách viết đoạn theo nhiều cách. - Không ngừng học tập rèn luyện, trau dồi kiến thức và biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, để xây dựng cho mình một phương pháp dạy thích hợp. B. Kiến nghị: Phòng giáo dục cần tổ chức chuyên đề cho giáo viên bộ môn văn trong từng năm học để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận, tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn văn. Đây là giải pháp của bản thân được nghiên cứu trong quá trình giảng dạy, chắc chắn không tránh khỏi những khuyết điểm, rất mong được sự góp ý quý báu của đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm và học tập. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 30 tháng 5 năm2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Cao Thị Tình 19 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn 6 tập 1, NXB Giáo dục Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2007 ) môn Ngữ văn - quyển 1 và 2 - NXB Giáo dục. Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực - Đoàn Thị Kim Nhung -NXB Đại học quốc gia TPHCM Dạy học Tập làm văn ở trung học cơ sở - Nguyễn Trí - NXB Giáo dục Giúp em viết tốt các dạng bài Tập làm văn lớp 6 của tác giả Huỳnh Thị Thu Ba, nhà xuất bản Giáo dục... Nâng cao Ngữ văn 6, nhóm tác giả Tạ Đức Hiền, Nguyễn Kim Hoa, Lê Thuận an, nhà xuất bản Giáo dục. "Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Văn", Trần Đình Chung, NXB Giáo dục. Rèn kĩ năng làm văn và bài văn mẫu lớp 6, nhóm tác giả Lê Anh Xuân, Nguyễn Thị Thúy Hồng, Nguyễn Thị Hương Lan, Vũ Thị Hồng Lê, Ngô Thị Thanh. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan