Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 viết đoạn văn nghị luận xã hội khoản...

Tài liệu Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 từ

.PDF
20
154
98

Mô tả:

MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 Mở đầu 2 1.1 Lí do chọn đề tài 3 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 1.5 Những điểm mới của SKKN 3 2 Nội dung 4 2.1 Cơ sở lí luận 4 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 5 2.2.1 Thực trạng 5 2.2.2 Kết quả của thực trạng 7 2.3 8 Các biện pháp để giải quyết vấn đề 2.3.1 Xác định mối quan hệ giữa vấn đề nghị luận với phần đọc hiểu 8 2.3.2 Kỹ năng phân tích đề 8 2.3.3 Kỹ năng tìm ý và lập dàn ý 9 2.3.4 Kỹ năng trình bày đoạn văn 9 2.3.5 Kỹ năng viết đoạn văn 10 2.3.6 Kỹ năng đọc và sửa lỗi đoạn văn 12 2.3.7 Tăng cường luyện tập và thực hành 12 2.4 Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm 16 3 Kết luận, kiến nghị 17 1 3.1 Kết luận 17 3.2 Kiến nghị 18 Tài liệu tham khảo 19 MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI KHOẢNG 200 CHỮ. 1. MỞ ĐẦU. 1.1. Lý do chọn đề tài Nghị luận xã hội là kiểu bài quan trọng trong chương trình tập làm văn lớp 9, kiểu bài này lại khó hơn kiểu bài nghị luận văn học vì phạm vi của nó rất rộng, đề tài phong phú đa dạng, kết hợp cả kiến thức văn học và cuộc sống. Để làm tốt dạng văn này không chỉ đòi hỏi kiến thức văn học, kĩ năng lập luận mà còn là sự thể hiện vốn sống, ý thức quan tâm đến xã hội, bản lĩnh tư duy độc lập và một thế giới tâm hồn phong phú nhạy cảm chân thành. Đặc biệt trong năm học 2018-2019 theo Thông báo số 2268/TB-SGDĐT ngày 19/09/2018 của Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Thanh Hóa có sự thay đổi cấu trúc đề thi học sinh giỏi, thi vào 10 đối với tất cả các bộ môn, trong đó môn Ngữ văn. Sự thay đổi lớn nhất của môn Ngữ văn theo cấu trúc mới là câu nghị luận xã hội. Nếu theo cấu trúc cũ câu nghị luận xã hội thường là viết một bài văn nghị luận xã hội về một sự việc hiện tượng đời sống hoặc về vấn đề tư tưởng đạo lí thì theo cấu trúc mới câu nghị luận xã hội viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ với nội dung liên quan đến ngữ liệu phần đọc hiểu. Có nghĩa là ở câu 1 phần tạo lập văn bản có sự gắn kết giữa hai phần đọc hiểu và làm văn. Đọc hiểu là tiền đề của làm văn và làm văn là biểu hiện một phần nào đó của việc đọc hiểu và vận dụng kỹ năng. 2 Qua thực tế giảng dạy, thông qua việc chấm điểm bài kiểm tra định kỳ, bài thi khảo sát học kỳ của các em, tôi nhận thấy trong bài làm của học sinh, phần mất điểm nhiều nhất là câu nghị luận xã hội viết đoạn văn khoảng 200 chữ. Bởi với dạng đề này, các em còn lúng túng, có em viết quá dài, có em viết sơ sài, thiếu ý, chưa biết vận dụng kiến thức cuộc sống vào bài viết, nhiều em còn lạc đề… tôi vô cùng trăn trở. Trước yêu cầu đòi hỏi nói trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9 nhiều năm, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để rèn luyện được kĩ năng cho học sinh, giúp các em có kĩ năng làm tốt dạng bài viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ. Muốn vậy cần phải trang bị cho các em kỹ năng cơ bản và cần thiết khi vận dụng kiến thức để làm dạng đề này, đó là kỹ năng xác định đề, kỹ năng tìm ý, kỹ năng lập luận, kỹ năng lấy dẫn chứng…Khơi dậy các em niềm hứng thú, tình yêu đối với văn học, niềm say mê tìm tòi khám phá, vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống, giúp học sinh có cái nhìn bao quát và toàn diện về những vấn đề văn học và đời sống, giúp học sinh thấy được mối quan hệ gần gũi mật thiết giữa văn học và cuộc sống. Và cái đích cuối cùng không chỉ giúp các em đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi khảo sát chất lượng học kỳ II, và thi vào 10 THPT mà còn trang bị các em kiến thức về cuộc sống xã hội, kỹ năng sống, thấy được giá trị của bộ môn văn học đối với cuộc sống con người. Xuất phát từ lí do trên nên tôi viết đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ.” Với mong muốn chia sẻ, trao đổi với các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn. 1. 2. Mục đích nghiên cứu. - Đối với giáo viên: Đề xuất một số biện pháp, kinh nghiệm giúp học sinh lớp 9 viết tốt đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ, nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm giảng dạy dạng văn nghị luận xã hội, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.. - Đối với học sinh: Giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này, với mong muốn nâng cao chất lượng bài thi, bài kiểm tra và kết quả học tập của các em. Giúp học sinh cảm nhận được mối quan hệ giữa văn học với cuộc sống. Rèn luyện và nâng cao năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả cao. Bồi dưỡng cho học sinh niềm say mê và hứng thú khi học văn nói riêng và dạng văn nghị luận xã hội nói riêng , từ đó giúp các em yêu thích bộ môn Ngữ văn. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh lớp 9 trường TH&THCS thị trấn Quan Sơn -Thanh Hóa. 3 Các tiết dạy văn nghị luận xã hội, dạng bài nghị luận viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thống kế. Phương pháp so sánh, đối chiếu kết quả Phương pháp trải nghiệm thực tế qua các tiết ôn tập, sửa bài kiểm tra. Phương pháp quan sát học sinh trong các tiết học. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiên kinh nghiệm của tôi không phải là mới, bởi đã có không ít thầy cô nghiên cứu và viết thành đề tài nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các thầy cô giảng dạy THPT. Tuy nhiên điểm mới trong sáng kiến của tôi, tìm ra các biện pháp cụ thể, chi tiết hướng dẫn học sinh nắm vững các kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, giúp học sinh dễ nhận biết, dễ hiểu, phân biệt được viết bài văn nghị luận xã hội với đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ. Từ đó giúp học sinh biết cách làm kiểu dạng bài viết đoạn văn nghị luận xã hội rõ ràng hơn, cụ thể hơn. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Ở chương trình tập làm văn lớp 9 các em tiếp cận với hai dạng văn, dạng nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Nếu nghị luận văn học là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề…trong tác phẩm thì nghị luận xã hội là bày tỏ suy nghĩ nhận thức, quan điểm cách đánh giá…của người viết về một sự việc hiện tượng phổ biến đang diễn ra trong đời sống hoặc vấn đề tư tưởng đạo lí. Để làm tốt dạng văn này đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức về văn học, về cuộc sống, nhận thức về xã hội mà còn phải có kỹ năng xây dựng luận điểm, lựa chọn luận cứ và kỹ năng lập luận. Học sinh khi làm dạng văn này cần dùng dẫn chứng kết hợp với các thao tác lập luận để tăng tính thuyết phục. Nghị luận xã hội có hai dạng bài cụ thể là, nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Ở kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh qua những trải nghiệm của bản thân, trình bày những hiểu biết, ý kiến, quan niệm, cách đánh giá, thái độ...của mình về các vấn đề xã hội. Từ đó rút ra được bài học (nhận thức và hành động) cho bản thân. Để làm tốt khâu này, học sinh không chỉ biết vận dụng những thao tác cơ bản của bài văn nghị luận (như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ...) mà còn 4 phải biết trang bị cho mình kiến thức về đời sống xã hội, phải có dẫn chứng cụ thể thực tế trong cuộc sống thì bài viết mới có sức thuyết phục. Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản, diễn đạt một nội dung trọn vẹn và thống nhất. Về hình thức đoạn văn mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn. Các hình thức trình bày đoạn văn, có ba hình thức trình bày phổ biến: Diễn dịch, quy nạp, tổng –phân- hợp. Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch là cách trình bày đi từ ý chung, ý khái quát đến các ý cụ thể chi tiết. Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở vị trí đầu đoạn. Các câu còn lại triển khai ý tưởng đã nêu ở câu chủ đề. Trình bày đoạn văn theo cách quy nạp là cách trình bày đi từ ý chi tiết, cụ thể đến các ý chung, khái quát. Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở vị trí cuối đoạn. Các câu phía trên làm nhiệm vụ dẫn dắt, lí giải để có thể đi đến kết luận ở câu chủ đề. Trình bày đoạn văn theo cách tổng –phân- hợp là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đâu đoạn, mở ra vấn đề cho các câu tiếp theo triển khai ý cụ thể. Câu kết đoạn chốt lại vấn đề và nâng cao ý. Bên cạnh đấy trong văn nghị nghị luận nói chung và đoạn văn nghị luận nói riêng cần sử dụng các thao tác lập luận như: Giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ… Giải thích là dùng lí lẽ để giúp người khác hiểu đúng, hiểu rõ vấn đề. Chứng minh là dùng lí lẽ và dẫn chứng trong thực tiễn để giúp người khác tin vào những gì mình nói, viết. Bình luận là bày tỏ, đánh giá, bàn luận của bản thân về một vấn đề nào đó. Phân tích là chia tách một vấn đề lớn thành các khía cạnh nhỏ hơn và tìm hiểu thấu đáo các mặt của vấn đề. So sánh là đặt hai hay nhiều vấn đề trên cùng một bình diện nào đó để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau của chúng. Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng có sức thuyết phục để phủ nhận một ý kiến nào đó. Đoạn văn nghị luận là bộ phận của bài văn. Đoạn văn thể hiện một chủ đề tương đối trọn vẹn. Nếu như một bài văn nghị luận có nhiều đoạn văn nhằm thể hiện cái nhìn đa chiều cũng như giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn thấu đáo thì đoạn văn với gới hạn 200 chữ nhưng cũng thể hiện được cái nhìn, nhận thức của học sinh một cách toàn diện, đầy đủ. Như vậy, có thể nói viết được đoạn văn 200 chữ về một vấn đề đặt ra trong phần đọc hiểu thực chất là yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng làm văn nghị luận để giải quyết một vấn đề cho trước, tạo lập văn bản liên văn bản, có sự gắn kết giữa văn bản đọc hiểu với đoạn văn nghị luận. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Thực trạng: 5 - Đối với học sinh Do đặc trưng của vùng miền, nhất là vùng miền núi, mặc dù sống trên địa bàn thị trấn Quan Sơn nhưng đa số học sinh còn nhiều hạn chế trong việc tiếp thu và cảm thụ văn học và kiến thức cuộc sống, xã hội. Một mặt do trình độ nhận thức của số đông học sinh còn hạn chế, phần lớn các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây, một thực trạng đang tồn tại của học sinh trường Th&THCS Thị trấn Quan Sơn nói riêng và học sinh lớp 9 nói chung do ảnh hưởng cuộc sống hiện đại tiếp cận cuộc cách mạng 4.0 nhiều học sinh bị cuốn hút vào trò chơi điện tử, mạng xã hội…dẫn đến ham chơi, lười học, ngại học văn. Vì thế nhiều học sinh đứng trước một đề bài văn các em không xác định được yêu cầu của đề bài, không phân định rõ đó là dạng nghị luận gì, từ đó khó có thể xác định và tìm được hướng đi của bài, thậm chí các em chỉ làm qua loa, đại khái cho xong có em còn làm lạc đề hoặc kết cấu bài làm thiếu ý, đoạn văn thiếu mạch lạc rõ ràng. Nhiều em còn mắc các lỗi về dùng từ, diễn đạt...có em còn xác định sai đề, dẫn đến sai kiến thức cơ bản do suy diễn cảm tính, suy luận chủ quan hoặc tái hiện quá máy móc dập khuôn trong tài liệu, thậm chí có chỗ “râu ông nọ cắm cằm bà kia”...Cá biệt nhiều em không cần suy nghĩ cách làm, khi giáo viên giao đề văn thì ngay lập tức đi tìm sách tham khảo để xem để chép hoặc dựa vào dàn ý cô giáo cho sẵn để làm dẫn đến bài viết không linh hoạt khô cứng, không chân thật có phần gượng ép, rất hiếm có những bài nghị luận có được sức hấp dẫn, thuyết phục bởi cách lập luận rõ ràng, chính xác, đầy đủ và chặt chẽ từng luận điểm, luận cứ... Bài viết của các em khi thì sai về yêu cầu thao tác nghị quá số lượng độ dài của đề bài qui định, chưa biết lựa chọn các dân chứng tiêu biểu, khi lại không sát, không đúng với nội dung nghị luận của đề bài... Một điều nữa mà ta dễ dàng nhận thấy khi dạy kiểu bài này các em đều quan niệm là bài văn “khô khan” nên bài viết chưa có sức hút, chưa lay động được tâm hồn người đọc. Một thực trạng khá phổ biến nữa, đó là mặc dù kiểu bài nghị luận xã hội các em đã được học ở lớp 7 nhưng hầu hết học sinh lâu ngày đã phôi phai dần quên mất kiến thức lí thuyết. Lên lớp 9 thời lượng dành cho các tiết lí thuyết về dạng văn nghị luận xã hội còn ít dẫn đến kĩ năng làm bài còn hạn chế. Đặc biệt trong năm học 2018-2019 đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II của Sở Giáo dục và Đào tạo có nhiều thay đổi trong cấu trúc đề thi. Phần Đọc- hiểu có một ngữ liệu với 4 câu hỏi, tổng số điểm 3 điểm. Phần tập làm văn gồm hai câu, một câu yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong phần độc hiểu hai điểm. Câu hai là câu nghị luận văn học năm điểm. 6 Như vậy, có thể nhận thấy so với đề thi học sinh giỏi và đề thi khảo sát chất lượng học kỳ các năm học trước, phần đổi mới nhiều nhất là câu 1 phần tập làm văn. Nếu như trước đây câu 1 văn nghị luận xã hội với yêu cầu viết cả bài văn về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí hoàn toàn độc lập với phần đọc hiểu còn trong đề thi theo cấu trúc mới là viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ bàn về một vấn đề đặt ra trong phần độc- hiểu. Đó là sự vận dụng văn bản giải quyết vấn đề cụ thể và liên hệ mở rộng một vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ, ý kiến của mình hay còn gọi là liên văn bản. Với dạng đề này vì là dạng đề mới nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ và thường vấp các lỗi, vẫn viết như một bài văn hoặc viết quá dài về số chữ so với yêu cầu của đề bài hoặc viết qúa ngắn không làm sáng tỏ vấn đề, một só em không biết viết như thế nào? Không những thế kỹ năng diễn đạt của học sinh còn nhiều hạn chế như viết lan man không làm sáng tỏ vấn đề, không viết đúng đặc trung văn nghị luận…Những lỗi này ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng của bài kiểm tra. - Đối với giáo viên: Qua thực tiễn giảng dạy của cá nhân tôi và việc dự giờ đồng nghiệp trường TH&THCS Thị Trấn nói riêng và các trường trong huyện nói chung thông qua các hình thức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tôi nhận thấy trong các tiết dạy lí thuyết về dạng văn nghị luận xã hội, về phần lí thuyết giáo viên còn dạy chung chung, chưa phân biệt và chỉ ra rõ ràng, cụ thể giữa viết bài văn nghị luận và đoạn văn nghị luận khiến kiến thức cơ bản học sinh nắm chàng màng. Phần thực hành, giáo viên đã có ý thức ra bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh, tuy nhiên hệ thống bài tập chưa nhiều, đôi khi chưa cung cấp đầy đủ cách làm các dạng văn nghị luận với đoạn văn nghị luận xã hội dẫn đến học sinh lúng túng khi xác định hệ thống luận điểm. Chất lượng giờ dạy chưa đạt kết quả cao. Một thực tế tồn tại giáo viên cũng không thích dạy các tiết tập làm văn bằng các tiết văn bản và các tiết tiếng việt nên ít thầy cô chọn các tiết hội giảng, tiết chuyên đề ngoại khóa về tập làm văn. Thậm chí ngay trong các kì thi giáo viên giỏi các cấp các thầy cô cũng không muốn dạy tiết tập làm văn, đặc biệt là văn nghị luận xã hội. Một số giáo viên còn thiếu nhiệt tình, tâm huyết trong công tác giảng dạy. Ngại khó, ngại tìm hiểu, ngại đầu tư thời gian và công sức cho việc nghiên cứu tìm ra phương pháp giảng dạy đơn giản nhất để truyền đạt giúp học sinh hiểu được cách làm bài nghị luận xã hội nói riêng và viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ đạt hiệu quả cao. 2.2.2. Kết quả của thực trạng: 7 Để khẳng định rõ hơn về thực trạng trên, trong học kì II năm học 20182019 khi dạy xong phần lý thuyết bài “Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí”, để kiểm tra vốn hiểu biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành của các em. Tôi đã ra một đề kiểm tra Ngữ văn học thời gian 90 phút với học sinh lớp 9 trường TH&THCS Thị Trấn Quan Sơn. Đề bài: PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) : Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Ta làm con chim hót Ta làm một mùa hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải) Câu 1 ( 0,5 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Nêu hiểu biết của em về thể thơ này? Câu 2( 0,5 điểm). Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Em hiểu biết gì về tác giả qua hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Câu 3 (1,0 điểm). Giải thích nhan đề ý nghĩa của bài thơ. Câu 4 ( 1,0 điểm): Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng trong hai khổ thơ trên. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn 200 chữ (khoảng 20 đến 25 dòng tờ giấy thi) bàn về ước nguyện được cống hiến. Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Với câu 1 phần tạo lập văn bản, kết quả học sinh đạt được: Sĩ số 20 Bài viết đạt yêu cầu Viết thành bài văn Bài viết không đạt yêu cầu Viết quá dài so với số chữ quy định Viết quá ngắn Viết lạc đề, không biết xác định đề SL SL SL SL % SL % % % % 8 2 10 4 20 4 20 8 40 2 10 Kết quả trên đây cho thấy nguyên nhân mấu chốt là học sinh phần nhiều 90% chưa biết làm bài văn nghị luận dạng bài viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ bàn về văn đề đặt ra trong phần đọc hiểu. Vậy nên việc nâng cao, mở rộng, rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội nói chung và viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ nói riêng là rất cần thiết.Trước thực trạng này bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp sau: 2. 3. Các biện pháp thực hiện Để thực hiện tốt dạng văn viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ cần trang bị cho học sinh một số kỹ năng: 2.3.1. Xác định mối liên hệ giữa vấn đề nghị luận với phần đọc hiểu. Trong phần đọc hiểu, theo cấu trúc đề thi mới gồm 4 câu được xây dựng theo cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Để làm tốt 4 câu hỏi này, học sinh phải tìm hiểu, khám phá, cắt nghĩa, lí giải nội dung, ý nghĩa của văn bản cũng như rút ra những thông điệp, bài học triết lí cho riêng mình. Thông thường câu 3 và câu 4 của phần đọc hiểu có mối quan hệ với câu 1 phần tập làm văn. Đây là cơ sở để vận dụng giải quyết vấn đề trog thực tế đời sống. 2.3.2. Kỹ năng phân tích đề: Trước một yêu cầu của đề bài, bước đầu tiên là xác định đề. Đây là bước cực kì quan trọng khi làm bài văn, song thực tế học sinh thường chủ quan ở bước này.Vì khi phân tích đề đúng giúp học sinh xác định đúng mà còn xác định trúng vấn đề tránh lạc đề, xa rời đề. Để xác định đề đúng học sinh đọc kỹ đề và cần trả lời câu hỏi đề bàn về vấn đề gì, gạch chân từ khóa trong đề ra- từ thể hiện nội dung vấn đề cần làm sáng tỏ. 2.3.3. Kỹ năng tìm ý và lập dàn ý: Bất kì bài văn hay đoạn văn nào cũng cần tìm ra các ý chính- tìm ra hệ thống luận điểm chính, khung sườn cho đoạn văn. Vậy làm thế nào để tìm được ý. Trong phần tìm ý, học sinh cần đặt và trả lời câu hỏi : Vấn đề đặt ra là gì ? Vì sao lại có vấn đề đó? Biểu hiện của vấn đề đó như thế nào? Ý nghĩa của vấn đề đó đối với cuộc sống con người? Từ vấn đề đó bản thân rút ra bài học gì? Lập dàn ý: Cần tiến hành gồm ba phần. Phần mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề (Có thể dẫn dắt từ hiện thực cuộc sống hay dẫn dắt từ những câu chuyện, những tấm gương, những câu thơ, câu châm ngôn liên quan đến vấn đề nghị luận). Phần này giáo viên yêu cầu học sinh viết ngắn gọn khoảng một đến hai câu. 9 Phần thân đoạn, gồm nhiều câu văn có sự liên kết về nội dung và hình thức. Các câu văn có nhiệm vụ đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Giải thích vấn đề nghị luận, giải thích cấp độ từ, cụm từ, vế câu, cả câu, căn cứ vào từ ngữ then chốt, còn gọi là từ khóa của vấn đề nghị luận. Sau đó là bàn luận, phân tích chứng minh vấn đề. Thực chất là trả lời câu hỏi: Vì sao lại có vấn đề đó? Biểu hiện của vấn đề đó như thế nào? Ý nghĩa của vấn đề đó đối với cuộc sống con người? lấy một số dẫn chứng tiêu biểu làm sáng tỏ vấn đề. Đưa ra ý kiến nhận xét của người viết về vấn đề nghị luận. Mở rộng vấn đề, đưa ra nhữn hiện tượng trái với vấn đề nghị luận. Rút ra bài học nhận thức và hành động. Phần kết đoạn: Khái quát khẳng định lại vấn đề. Nêu đánh giá, cảm nhận chung của người viết về vấn đề nghị luận, rút ra bài học cho bản thân, hướng phấn đấu. Hoặc sau khi đánh giá, khái quát chung vấn đề nghị luận có thể kết lại bằng một câu thơ có ý nghĩa hay một câu nói nói tiếng của vĩ nhân hay một câu châm ngôn nổi tiếng nào đó có liên quan đến vấn đề nghị luận. 2.3.4. Kỹ năng trình bày đoạn văn Cách trình bày đoạn văn, học sinh có thể trình bày và viết đoạn văn theo ba cách phổ biến là diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, tùy theo yêu cầu của đề bài miễn sao đáp ứng yêu cầu của đoạn và và giải quyết vấn đề đặt ra trong văn bản. Tuy nhiên để lựa chọn cách trình bày đoạn văn cho phù hợp với vấn đề đặt ra trong văn bản, học sinh càn xác định được câu chủ đề của đoạn văn, lí giải cảm nhận câu chủ đề một cách sau sắc, toàn diện với cảm xúc, cảm nghĩ chân thành phù hợp với những chuẩn mực đạo đức. 2.3.5. Kỹ năng viết đoạn văn Từ dàn ý có sẵn các em có thể viết thành đoạn văn, bài văn. Giáo viên hướng dẫn các em viết thành đoạn văn tiêu biểu : mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Để làm tốt kiếu bài viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ cần biết cách vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, bàn luận, phân tích, chứng minh… Kỹ năng viết phần mở đoạn: Phần mở đoạn có vai trò quan trọng, giúp khai thông mạch văn. Mở đoạn không những nêu được vấn đề nghị luận mà còn gợi hứng thú, sự tò mò cho người đọc, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn cho cả đoạn văn. Muốn vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh viết phần mở đoạn ngắn gon, súc tích khoảng một đến hai câu. Trước một vấn đề đặt ra, giáo viên sẽ làm mẫu cho học sinh hai đến ba cách dẫn dắt vấn đề nghị luận. Sau đó yêu cầu học sinh tự làm viết ra giấy nháp. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, các bạn nhận xét và cuối cùng giáo viên nhận xét và chốt lại cho học sinh thấy, tuy cùng một nội dung, một vấn đề nhưng cách diễn đạt không ai giống ai, bởi lẽ vốn ngôn từ, 10 năng lực tư duy, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Đó cũng là vẻ đẹp của văn chương muôn màu muôn vẻ mang dấu ấn cá nhân. Trên thực tế học sinh rất lúng túng khó khăn khi viết mở đoạn vì chưa biết cách để viết tốt phần mở đoạn nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết mở đoạn hãy chú ý. Mở đoạn là câu văn khởi đầu cần giới thiệu được vấn đề nghị luận đã được đặt ra ở phần đề bài để lát nữa phần thân đoạn sẽ đi giải quyết. Vì thế mở đoạn không được lấn sâu vào phần thân đoạn như giải thích, nhận xét, đánh giá. Câu mở đoạn cần thể hiện mối quan hệ với phần đọc hiểu, học sinh cần rèn luyện để có câu mở đoạn phù hợp. Phần mở đoạn có thể viết từ một đến hai câu và nêu được yêu cầu nghị luận cũng như trích dẫn câu nói, câu thơ nếu có. Học sinh có thể diễn đạt viết câu mở đoạn theo một số cách sau : Cách một, nêu xuất xứ của vấn đề nghị luận (tên tác giả, tác phẩm) đã gợi ra cho ta nhiều suy nghĩ về câu nói, câu thơ trích dẫn. Cách hai, trích dẫn một câu nói, câu danh ngôn, câu thơ phù hợp và khẳng định vấn đề cần làm sáng tỏ. Cách ba, liên kết với phần đọc hiểu để dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận. Ví dụ viết phần mở bài cho đề sau: Dựa vào phần đọc hiểu em hãy viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ bàn về đức hi sinh. Con người Việt Nam đã từ lâu có nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp như nhân nghĩa, thủy chung, cần cù, chăm chỉ, dũng cảm…Một trong những phẩm chất tốt đẹp ấy đó là đức hi sinh. Vậy chúng ta nên hiểu thế nào về đức tính này tôi và các bạn cùng bàn luận nhé. Kỹ năng viết thân đoạn : Phần thân đoạn bao hàm nhiều ý để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, mỗi ý chính được trình bày bằng hai đến ba câu văn, các ý phải được liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. Các câu văn trong đoạn văn phải sắp xếp theo trình tự hợp lí. Các câu trong đoạn văn cần tập trung làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Bên cạnh đấy còn lựa chọn, sử dụng các dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh vấn đề nghị luận, làm cho vấn đề đó thuyết phục người đọc người nghe. Giữa các câu cần có sự liên kết, chuyển ý, nhịp nhàng bằng các phép liên kết đã học để đoạn văn diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, tránh gò bó, máy móc, công thức. Ví dụ : Dựa vào phần đọc hiểu em hãy viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ bàn về đức hi sinh. Trước tiên ta cần hiểu thế nào là đức hi sinh ? “Đức”ở đây là nói đến một đạo đức, đức tính tốt đẹp trong cuộc sống. “Hi sinh” là chịu thiệt, nhận phần 11 thiệt thòi về mình để cho người khác hưởng những điều tốt đẹp. Hi sinh mang ý nghĩa cao cả, cống hiến những điều mà bản thân đang có cho người khác vì mục đích cao đẹp. “Đức hi sinh” là sự cống hiến, hi sinh bản thân mình vì người khác, vì nghĩa lớn. Người có đức hi sinh là người biết đặt lợi ích của người khác cũng như lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của chính mình, sẵn sàng đối đầu với mọi gian khổ khó khăn vì mục đích cao cả tốt đẹp mà mình hướng tới. Có thể nói sự hi sinh vì lí tưởng cao đẹp là thứ vĩ đại, thiêng liêng và đẹp đẽ nhất trên thế giới này. Kỹ năng viết phần kết đoạn : Phần kết đoạn cũng là phần quan trọng làm không chỉ làm nhiệm vụ khép lại đoạn văn mà còn khẳng định lại vấn đề đã nghị luận ở trên, bày tỏ quan điểm và nêu lời khuyên bổ ích của tư tưởng, đạo lí đã nêu. Bên cạnh đấy còn rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng. Kỹ năng dùng từ, biết cách lựa chọn những từ ngữ chính xác, cô đọng, có chọn lọc, có hình ảnh, màu sắc, không nghĩ sao viết vậy. Kỹ năng viết câu văn, biết cách sử dụng đa dạng các kiếu câu, câu đơn, câu đặc biệt, câu ghép, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu khẳng định, câu phủ định…Kỹ năng lập luận cần biết sắp xếp các câu, các ý theo một trình tự hợp lí để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Kỹ năng chọn lựa và đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu, để đoạn văn có sức thuyết phục học sinh cần biết cách chọn lựa các dẫn chứng tiêu biếu, có tình phổ quát và trình bày ngắn gọn khoảng hai đến ba câu văn. 2.3.6. Kỹ năng đọc và sửa lỗi đoạn văn. Thực tế học sinh không hay thực hiện bước này. Đây là bước tương đối quan trọng, sau khi hoàn thành đoạn văn cần đọc lại để sửa lỗi như lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi đánh dấu câu...phải kiểm tra soát lỗi thật chính xác rồi mới nộp bài. Vậy vì sao học sinh không hay thực hiện bước này, cũng có nhiều lí do có thể do các em thiếu giờ không đủ thời gian để đọc kiểm tra lại bài, nhưng một trong những lí do khác nữa là các em chủ quan hoặc một số em lười nhác. Giáo viên cần lưu ý học sinh khắc phục lỗi này và yêu cầu các em khi viết đoạn văn cần lưu ý thời gian, viết phải đúng trúng ý tránh dài dòng, lan man mà thiếu thời gian đọc và sửa lỗi. 2.3.7. Tăng cường luyện tập và thực hành Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn theo các bước đã hình thành trong phần bố cục đoạn văn, với thời gian 30 phút để đảm bảo phân bố thời gian phù hợp giữa các câu trong đề thi. Cách tiến hành như sau : Giáo viên ra đề , yêu cầu học sinh đoạn văn khoảng thời gian 30 phút. Gọi hai học sinh lên bảng viết đoạn văn, các học sinh còn lại viết vào giấy nháp. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá bài của bạn. Nếu học sinh nào viết tốt, cần biểu 12 dương khích lệ và cho điểm tốt. Nếu học sinh viết chưa đạt yêu cầu, giáo viên cần nghiêm khắc yêu cầu về nhà viết lại và nộp lại cho cô giáo vào buổi học sau. MỘT SỐ ĐỀ THỰC HÀNH Đề 1 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014). Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật? Câu 3 (1,0 điểm). Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng trong khổ thơ: Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. Câu 4 (1,0 điểm). Tại sao tác phẩm là bài thơ mà tác giả lại đặt tên nhan đề là “Bài thơ tiểu đội xe không kính”, dụng ý của tác giả ở đây là gì? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm.. Hướng dẫn Vấn đề cần bàn luận ở đây: Lòng dũng cảm. Mối quan hệ với phần đọc hiểu thể hiện ở câu 3 và câu 4 13 Tìm ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh đạt ra câu hỏi và tự trả lời câu hỏi: Lòng dũng cảm là gì? Biểu hiện của lòng dũng cảm? Làm thế nào để có được lòng dũng cảm? Giá trị của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Viết phần mở đoạn: Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Viết thân đoạn: Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại. Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ( lấy dẫn chứng). Ngày nay, trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm (nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…). Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn, trên Biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Tuy nhiên cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí, những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn trong cuộc sống. Bản thân mỗi chúng ta cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ những việc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình, nhà trường, dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điếm của bạn. Viết phần kết đoạn: Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc. Đề 2: PHẦN I: ĐỌC -HIỂU (6,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quan nhà Mái chèo nghe động sông xa Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Ào ào nghe chuyển cơn mưa giữa trời Thêm yêu tiếng hát nụ cười Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra. (Góc sân và khoảng trời- Trần Đăng Khoa) 14 Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó. Câu 2 (0,5 điểm). Xác đinh từ ngữ xưng hô trong đoạn thơ trên? Những từ ngữ xựng hô ấy biểu thị mối quan hệ gì trong xã hội? Câu 3 (1,0 điểm). Xác định biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên. Câu 4 (1,0 điểm).. Trong đoạn thơ trên, em thấy người học trò đã cảm nhận được những điều gì qua những bài thơ thầy đọc. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1 (2,0 điểm). Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận bàn về tình cảm thầy trò trong cuộc sống. Hướng dẫn Vấn đề cần bàn luận ở đây: tình cảm thầy trò trong cuộc sống. Mối quan hệ với phần đọc hiểu thể hiện ở câu 2, câu 3 và câu 4 Tìm ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh đạt ra câu hỏi và tự trả lời câu hỏi: Tình cảm thầy trò là gì? Tình thầy trò được biểu hiện như thế nào ? Ý nghĩa tình cảm thầy trò trong cuộc sống? Viết phần mở đoạn: Giới thiệu được vấn đề nghị luận tình cảm thầy trò. Tình cảm thầy trò, “tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu tồn tại hàng ngàn năm đến nay. Nó được thể hiện bằng lòng biết ơn, sự tôn kính, hiếu lễ của người học trò đối với thầy cô của mình. Công lao của thầy cô là vô cùng to lớn, đúng như câu nói mà ông cha ta thường nói: “Không thầy đố mày làm nên”. Viết thân đoạn: Đảm bảo các ý: Giải thích nghĩa tình là gì? Tình nghĩa là thứ tình cảm cao quý, đáng trân trọng, bởi nó tồn tại dựa trên nguyên tắc làm người chứ không hề tồn tại bởi một lợi ích nào cả. Nó là thứ tình cảm đơn thuần, trong sáng. Tình cảm thầy trò là gì? Nó là cảm xúc chân thành, là lòng biết ơn, quý trọng, giữa con người đối với nhau, Tình cảm thầy trò được xuất phát từ lòng biết ơn của người được dạy dỗ đối với người đã tận tình dạy dỗ mình nên người, truyền đạt cho mình vốn tri thức bao la rộng lớn, dạy cho mình những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Tình thầy trò thường được biểu hiện như thế nào? Tình thầy trò không chỉ thể hiện ở những nơi như trường học, giảng đường, mà nó còn được thể hiện ở bất kỳ nơi nào trong cuộc sống. 15 Thầy là người đã chỉ dạy ta kiến thức, rèn luyện đạo đức chỉ cho ta thấy những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Nhờ công lao dạy dỗ, bảo ban của các thầy cô mà chúng ta trở thành những người có văn mình, trí tuệ trở thành những con người có ích cho xã hội. Mở rộng vấn đề lấy dẫn chứng: Trong lịch sử phát triển của dân tộc ta có rất nhiều người thầy vô cùng đáng kính, thầy không chỉ là thầy dạy ta cái chữ, cho ta nguồn tri thức mà thầy còn giống như cha mẹ. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến nhà giáo Chu Văn An, một người thầy của mọi thời đại.Trong xã hội ngày nay tình nghĩa thầy trò vẫn được thế hệ con cháu chúng ta noi theo. Tuy nhiên, cũng có những người thầy giáo lạm dụng tình dục đối với học trò của mình, hoặc những thầy cô vì tham lam lợi ích kinh tế mà làm sai đạo đức người thầy như nâng điểm, chạy điểm cho học sinh yếu kém… Nhiều học sinh không biết tôn trọng thầy cô giáo của mình: Nhiều bạn học sinh tỏ ra vô lễ, tỏ thái độ không đúng với thầy cô mình. Những người học trò như thế sẽ chẳng thể nào thành người tốt, hữu ích cho xã hội được, bởi ngay điều lễ nghĩa cơ bản người đó cũng không nắm được thì nói gì tới những việc lớn lao hơn. Viết thân đoạn: Tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Bản thân em là một học sinh, em tự hiểu rằng mình phải luôn tôn trọng, hiếu kinh với thầy cô. Bản thân em tự hứa phải cố gắng chăm ngoan, học giỏi nghe lời thầy cô, cha mẹ để không làm những người quan tâm, dạy dỗ em phải buồn lòng. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. (Kết quả thực hiện) Qua thực tế áp dụng các kinh nghiệm trên vào giảng dạy các tiết tập văn văn chuyên đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9, thực hiện với lớp 9 trường TH & THCS thị trấn Quan Sơn, năm học 2018-2019, tôi đã đạt được hiệu quả sau: Về phía giáo viên: Bản thân tôi đã hiểu rõ sâu sắc kiểu bài nghị luận xã hội nói chung và dạng bài viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ nói riêng. Trong thực tế giảng dạy, khi soạn bài thực hiện chuyên đề nghị luận xã hộ, tôi luôn chú trọng làm nổi bật sự khác biệt cho học sinh từng dạng bài cụ thể, các bước làm bài cũng như rèn luyện các kỹ năng, thao tác cơ bản để trang bị cho các em kiên thức đầy đủ giúp học sinh làm tốt dạng đề này. Vì thế khi tổ chức hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức của dạng bài, viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ, tôi cảm thấy tự tin, làm chủ kiến thức, tổ chức hướng dẫn học sinh linh hoạt, chất lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh chăm chú tiếp thu bài và đã biết vận dụng viết bài đạt hiệu quả. 16 Về phía học sinh: Trước đây, khi tôi chưa có điều kiện nghiên cứu sâu và tìm ra biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ, tôi nhận thấy học sinh lúng túng, không phân biệt được giữa bài văn nghị luận và đoạn văn nghị luận, khi viết bài thiếu các kỹ năng cơ bản dẫn đến chất lượng bài đạt kết quả thấp. Song từ khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào quá trình dạy học Ngữ văn 9, các em đã có chuyển biến. Học sinh đã hiểu và nắm được cách làm bài dạng viết viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ, biết trình bày quan điểm thái độ của mình về một vấn đề xã hội bằng hình thức bình và bàn luận mở rộng. Nêu được bài học cho bản thân, đề xuất biện pháp cụ thể. Biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn văn nghị luận. Đa số bài viết đã đáp ứng được yêu cầu của đề giúp các em đạt kết quả cao học sinh tỏ ra rất hào hứng khi học dạng văn nghị luận xã hội. Vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả, đặc biệt là kiến thức về cuộc sống. Chất lượng bài kiểm tra được nâng lên rõ rệt. Không những vậy trong quá trình làm bài, các em được rèn luyện rất nhiều kỹ năng, kĩ năng quan sát, khả năng diễn đạt, khả năng lập luận, rèn kĩ năng viết câu, dựng đoạn. Đặc biệt là về nhận thức và thái độ của học sinh, sau thời gian thực hiện sáng kiến tôi thấy thái độ của các em học sinh khác hẳn, nếu trước đây các em rất sợ làm văn, ngại làm văn, lúng túng trước một đề văn thì nay các em không còn ngại và sợ làm văn như trước, các em tỏ ra tích cực, hăng hái chủ động hứng thú khi giáo viên giao đề. Các em bắt ta vào làm văn thực hiện và tuân thủ các bước tạo lập một văn bản: tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn sau đó đọc và sửa bài trước khi nộp bài. Đặc biệt nhiều em còn có ý thức chủ động tìm tòi nghiên cứu tham khảo trên nhiều kênh thông tin khác nhau để bổ sung nâng cao nhận thức tầm hiểu biết về xã hội từ đó giúp các em hiểu hơn về xung quanh có vốn sống giúp các em làm bài nghị luận xã hội tốt hơn Là giáo viên dạy Ngữ văn thấy học sinh có chuyển biến bước đầu ấy quả là đáng mừng. Kết quả là bài thi khảo sát học kỳ II, năm học 2018-2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Đề A: Em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ nói về ước mơ trong cuộc sống. Đề B: Em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ nói về sự tự tin trong cuộc sống. Cả hai đề ra đề theo cẩu trúc mới, dựa vào phần đọc hiểu để viết đoạn văn. Với câu 1 phần tạo lập văn bản, kết quả học sinh đạt được: Sĩ số Bài viết đạt yêu cầu Viết thành bài văn Bài viết không đạt yêu cầu Viết quá dài so với số chữ quy định Viết quá ngắn Viết lạc đề, không biết xác định đề 17 20 SL % SL % SL % SL % SL % 15 75 0 0 4 20 1 5 0 0 Điều này cho thấy học sinh đã bắt đầu biết vận dụng kiến thức vào viết bài thực hành hiệu quả. Với sự tâm huyết nỗ lực của bản thân, tôi đã bước đầu truyền được niềm say mê, hứng thú học Ngữ văn cho học sinh. Học sinh đã ngày một yêu thích bộ môn văn học, cảm nhận được sự gàn gũi, gắn bó mật thiết giwuax văn học với cuộc sống. Về phía đồng nghiệp: Qua tiết dự giờ thăm lớp của tôi, nhiều đồng nghiệp cảm thấy rất hứng thú với tiết dạy học chuyên đề nghị luận xã hội, cụ thể là hướng dẫn học sinh làm bài, viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ. Các đồng nghiệp đã rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân một cách hiệu quả. Về phía nhà trường: Năm học 2018-2019, trong công tác đánh giá chuyên môn của nhà trường, một trong những yếu tố đánh giá chất lượng môn học là kết quả bài kiểm tra khảo sát học kỳ II của các em học sinh lớp 9. Chất lượng của các em cũng được nâng cao rõ rệt so với học kỳ I. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn là một phần công việc của giáo viên khi lên lớp. Đây là nhiệm vụ khó khăn, vất vả. Vì vậy giáo viên và học sinh phaỉ kiên trì và sáng tạo. Quá trình rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ từ vấn đề trong phần đọc hiểu sẽ làm cho quá trình học tập môn Ngữ văn sinh động, hứng thú. Học sinh tiếp cận với cuộc sống, bồi đáp những phẩm chất tích cực, nâng cao năng lực rút ngắn khoảng cách giữa trường học và trường đời. Do đó việc học văn cũng mang ý nghiã thiết thực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chug và đổi mới dạy học bộ môn nói riêng. Văn học vì thế sẽ gắn bó với thực tế hơn. Những biện pháp nêu trên nếu biết vận dụng linh hoạt, hợp lý sẽ đem lại những hiệu quả không nhỏ khi dạy dạng văn nghị luận xã hội nói chung và viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ nói riêng, nâmg cao hiệu quả chất lượng giờ dạy. Giúp cho học sinh ngày thêm yêu thích môn Ngữ văn. Chính vì vậy tôi xin nêu ra để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. Rất mong có sự đóng góp ý kiến chân thành, thẳng thắn từ phía các đồng nghiệp để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy. 3.2. Kiến nghị 18 Để tiến tới nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn ở các nhà trường, đặc biệt là giúp học sinh lớp 9 đạt kết quả cao trong kỳ thi vào lớp 10 THPT tổ chuyên môn, BGH nhà trường, phòng GD&ĐT Quan Sơn cần: Bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, đổi mới kiểm tra theo cấu trúc mới, tổ chức các chuyên đề “Nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn”. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Quan Sơn, ngày 28 tháng 4 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Nguyễn Thị Thương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dạy học văn bản Ngữ văn trung học cơ sở theo đặc trưng phương thức biểu đạt, NXB GD, 2006. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình THCS môn Ngữ văn, NXB GD, Hà Nội, 2002. 3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục-THCS, NXB GD, Hà Nội, 2007. 4. Một số vấn đề về phương pháp dạy- học văn trong nhà trường, NXBGD, 2001. 5. Bộ đề ôn thi vào 10 theo cấu trúc đề thi mới- tác giả Kiều Bắc. 6. Ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ văn, năm học 2018-2019. 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan