Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số kinh nghiệm giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc-hiểu thông qua dạy học trí...

Tài liệu Một số kinh nghiệm giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc-hiểu thông qua dạy học trích đoạn “tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” theo đặc trưng thể loại trong môn ngữ văn thpt ”.

.DOC
21
284
131

Mô tả:

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình SGK Ngữ văn mới được xây dựng theo nguyên tắc dạy học theo trục kiến thức thể loại trên cơ sở có tính đến yếu tố lịch sử văn học. Việc dạy học các văn bản Ngữ văn nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về thể loại văn học đồng thời rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết). Theo đó ngâm khúc là thể loại được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 10 cả ở ban cơ bản và nâng cao. Việc giảng dạy ngâm khúc trong nhà trường phổ thông là một điều cần thiết bởi đây là thể loại thơ trữ tình trường thiên của dân tộc góp phần quan trọng tạo nên diện mạo cũng như sự phát triển của văn học Việt Nam trung đại. Hiểu là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động đọc. Trong dạy học tác phẩm văn chương, đọc hiểu, theo đúng nghĩa, là mục đích lí tưởng của việc đọc văn.. Phương pháp dạy học Văn theo hướng đọc hiểu đã bộc lộ những ưu điểm phù hợp với yêu cầu dạy học hiện nay. Tuy vậy, dạy thế nào để giúp học sinh vừa rèn luyện được kĩ năng đọc và tạo lập văn bản, vừa không làm giảm chất văn của môn văn là một vấn đề cần được quan tâm. Thực tế dạy học Văn những năm gần đây cho thấy việc đọc hiểu chưa thực sự được học sinh đề cao, học sinh ở nhà thì phụ thuộc vào sách tham khảo, lên lớp thì phụ thuộc vào giáo viên, thế nên có nhiều học sinh biến môn Văn thành môn học thuộc lòng nên dần dần mất cảm hứng, mất năng lực cảm nhận văn học. “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích Chinh phụ ngâm) là một trích đoạn đặc sắc tiêu biểu cho thể loại ngâm khúc, đồng thời cũng đánh dấu những bước tiến vượt bậc trong tư duy nghệ thuật về con người ở văn học trung đại. Đọc hiểu trích đoạn trên không chỉ để thấy cái hay cái đẹp của một đoạn văn bản cụ thể mà còn để thấy phần nào diện mạo văn học ở thời kì phát triển đỉnh cao nhất. Tuy nhiên do khoảng cách về thời gian, do sự khác nhau của tư duy thời đại, học sinh phổ thông hiện nay chưa cảm thụ được hết những giá trị của trích đoạn nói trên 1 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] cũng như những giá trị của thể loại ngâm khúc từng làm say mê biết bao tâm hồn thế hệ độc giả Việt Nam. Mặt khác, nhiều giáo viên khi dạy văn bản này đều bám vào phương diện nội dung, không chú ý đến đặc trưng thể loại, do đó không khai thác được hết giá trị của tác phẩm. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã triển khai đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc-hiểu thông qua dạy học trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” theo đặc trưng thể loại trong môn ngữ văn THPT ”. 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng dạy ngâm khúc trong nhà trường THPT Hiện nay, trong chương trình Ngữ văn THPT, tập 2, ngâm khúc là thể loại được đưa vào giảng dạy dưới góc độ tiếp cận những trích đoạn tiêu biểu. Ở SGK Ngữ văn 10, chương trình chuẩn là trích đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm). Ở SGK Ngữ văn 10, chương trình nâng cao còn có thêm trích đoạn ngâm khúc Nỗi sầu oán của người cung nữ (Trích Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều). Đây là những nội dung học quan trọng vì thế nó thường có mặt trong những đề văn kiểm tra hệ số 2 và đề thi học kì. Tuy nhiên, theo khảo sát của tôi, nhiều giáo viên khi dạy tác phẩm này chỉ hướng đến giá trị nội dung, việc khai thác từ đặc trưng thể loại là rất hạn chế, nếu có cũng chỉ điểm qua ở phần tổng kết. Do vậy, nhiều học sinh không nắm được đặc trưng thể loại ngâm khúc, xem trích đoạn này mcungx như một đoạn thơ trữ tình thông thường, từ đó, không lĩnh hội được trọn ven giá trị tác phẩm. 2 Dạy đọc hiểu ngâm khúc theo đặc trưng thể loại 2.1 Khái niệm Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “ngâm khúc là thể thơ trữ tình dài hơi thường được làm theo thể song thất lục bát để ngâm nga, than vãn nhằm bộc lộ những tâm trạng tình cảm buồn phiền đau xót triền miên day dứt. Vì thế, ngâm còn được gọi là vãn hay thán”. Như vậy, thể loại ngâm khúc có những đặc điểm cơ bản sau: - Tâm trạng chung của nhân vật trữ tình là buồn rầu đau đớn triền miên. - Bài thơ có dung lượng lớn. - Viết bằng thể song thất lục bát và chữ Nôm. Lời thơ có nhạc tính cao. Thiếu đi một đặc điểm nào trong ba đặc điểm trên thì không phải là thể loại ngâm khúc. 2.2 Đặc điểm loại hình của thể ngâm khúc 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] * Kết cấu: Ở Ngâm khúc chỉ có duy nhất một nhân vật trữ tình đang tự bạch tâm trạng, phô diễn dòng ý thức đang vận động trong tâm tư để dẫn đến một sự cảm nhận mới về cuộc sống. Kết cấu thơ trữ tình là sự tổ chức triển khai tứ thơ để thể hiện dòng tâm trạng ấy. Ngâm khúc thường mở đầu bằng việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thời hiện tại. Tâm trạng này nảy sinh do những biến cố buồn đau trong quá khứ: chiến tranh – chia li, bị ruồng bỏ, chồng chết…Từ nỗi buồn đau ở hiện tại, nhân vật trữ tình hồi tưởng lại quá khứ xa, gần và xót xa nhận ra rằng hạnh phúc chỉ tồn tại trong quá khứ. Trong sự bế tắc, tuyệt vọng họ mơ về tương lai. Đó là giấc mơ chồng trở về trong hào quang chiến thắng (Chinh phụ ngâm) hay vãn hồi được tình yêu của đấng quân vương (Cung oán ngâm)… * Nhân vật trữ tình: Văn học giai đoạn thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX đã thoát dần khỏi lối tư duy truyền thống mang tính chất Nho giáo. Từ quan niệm “thi dĩ ngôn chí” của văn học giai đoạn trước, lúc này văn học hướng đến thể hiện những khát vọng riêng tư về hạnh phúc và tình yêu. Nhân vật trữ tình trong Ngâm khúc thường tự bộc lộ mình qua những cảm xúc, suy nghĩ, cách nhìn nhận cuộc sống. Họ ít nhiều mất niềm tin vào lý tưởng và các nguyên tắc đạo đức truyền thống Nho giáo. Người chinh phụ từng tin tưởng, hi vọng vào sự ra đi của chồng đã đi đến hối hận, phủ nhận hai chữ công danh. * Không gian nghệ thuật: Không gian trong Ngâm khúc đều được nhìn qua lăng kính chủ quan của nhân vật. Do đó mà các tác giả Ngâm khúc đều thực hiện rất triệt để thủ pháp lấy cái ngoại hiện để miêu tả cái nội tâm. Không gian nghệ thuật của Ngâm khúc mang những đặc điểm sau: - Không gian mơ hồ mang tính ước lệ tượng trưng. - Không gian nơi có sự tồn tại của nhân vật trữ tình thường chật hẹp, tù túng khiến cho con người cảm thấy ngột ngạt, buồn bã. Đó là không gian trong rèm của người chinh phụ hay “phòng tiêu lạnh ngắt như tờ” của người cung nữ… 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] - Từ không gian thực tại, nhân vật trữ tình luôn khao khát hướng đến một không gian rộng lớn, phóng khoáng. Nhưng rồi vươn đến không gian khoáng đạt thì lòng người lại thấy bơ vơ, lạc lõng. Xét cho cùng không gian nghệ thuật trong Ngâm khúc góp phần thể hiện rõ hình tượng con người bé bỏng, cô đơn, đầy mong manh trước cuộc đời. * Thời gian nghệ thuật - Thời gian nghệ thuật của Ngâm khúc là thời gian “mở” bởi kết thúc tác phẩm thì dòng chảy tâm tình của nhân vật vẫn chưa kết thúc, đặt ra những tình huống bỏ ngỏ chưa có lời giải đáp. - Thời gian mơ hồ mang tính ước lệ tượng trưng: Chúng ta không thấy thời gian lịch sử của sự kiện. “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi” là thời nào, “nước thanh bình ba trăm năm cũ” là tính từ bao giờ. Thời gian thường được thể hiện mơ hồ qua cách diễn đạt với những điển tích điển cố theo kiểu: “thủa Dương Đài lối cũ”, “Tương phố bến xưa”, “giấc Nam Kha”… - Thời gian tâm lí: Thời gian miêu tả không phải là thời gian thực mà là thời gian qua sự cảm nhận của cá nhân theo kiểu “khắc giờ đằng đẵng như niên”. Miêu tả thời gian cũng là một cách giúp nhà thơ khắc họa chân dung tinh thần của nhân vật. - Thời gian trong trục đối chiếu so sánh: ở Ngâm khúc nhà thơ luôn có ý thức đối chiếu giữa ba chiều thời gian: hiện tại – quá khứ, hiện tại – tương lai. Quá khứ thì ngọt ngào nhưng đã quá xa xôi, tương lai thì mơ hồ, chỉ có thực tại khổ đau thì trì trệ, trễ nải trôi. * Lời thơ : Ngâm khúc được viết bằng thể thơ song thất lục bát, là thể thơ của dân tộc Việt. Có thể nói đây là thể thơ thích hợp nhất để diễn đạt những cung bậc cảm xúc “sầu, hận, oan, oán” trong lòng nhân vật trữ tình. Nhìn chung, lời thơ Ngâm khúc có những đặc điểm: - Trong khi câu thơ thất ngôn Đường luật chỉ có một hạn độ (7), lục bát có hai (6-8) thì song thất lục bát có tới ba (7-6-8), vì thế nên thể song thất lục bát có khả năng 5 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] ngắt nhịp phong phú: 3/4, 2/2/2, và 2/2/2/2 vì vậy mà câu thơ song thất lục bát có nhạc tính cao hơn. - Thể thơ song thất lục bát sử dụng được nhiều kiểu đối: đối giữa 2 câu thất, đối trong câu lục, đối trong câu bát. - Nhạc tính của thể song thất lục bát còn được tăng lên do việc các nhà thơ thường sử dụng từ láy và phép điệp từ, điệp cụm từ, điệp cấu trúc câu. - Ở lời thơ Ngâm khúc thường thấy sự xuất hiện khá cao của lớp từ Hán Việt. Việc dùng nhiều từ Hán Việt là do đối tượng thẩm mĩ chi phối bởi ngâm khúc hướng về miêu tả nỗi lòng của một chinh phụ khuê các, một cung nữ trong lầu son gác tía, một bà hoàng hậu…và đằng sau đó là hình bóng tác giả - những trí thức phong kiến. - Lời thơ ngâm khúc sử dụng nhiều điển tích điển cố. Đây là một tư duy nghệ thuật thường thấy ở văn học trung đại. Việc dùng điển tích điển cố giúp cho cách diễn đạt trở nên súc tích và rất phù hợp với thị hiếu ngôn ngữ của tầng lớp trí thức quý tộc. - Tuy vậy, bên cạnh những từ Hán Việt, những điển tích điển cố Hán là lớp từ thuần Việt được sử dụng rất tinh tế và đắc địa trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Nhờ đó mà tính Việt hóa trong ngôn ngữ văn học dân tộc cũng được coi là đóng góp lớn của thể loại này. Như vậy với những đặc điểm trên về kết cấu, nhân vật trữ tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, lời thơ, chúng ta nhận thấy ngâm khúc là thể loại có những nét riêng đánh dấu một bước trưởng thành của thể loại văn học dân tộc. 3. Phương hướng dạy đọc hiểu trích đoạn ngâm khúc “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” theo đặc trưng thể loại Ngâm khúc là thể thơ trữ tình trường thiên vì thế mà quá trình đọc hiểu sẽ có nhiều khó khăn hơn so với đọc hiểu một thể loại tự sự (ví dụ như truyện Nôm). Vì từ đầu đến cuối chỉ là dòng tâm trạng của duy nhất một nhân vật trữ tình lại chủ 6 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] yếu là những cảm xúc đau buồn, oán than thế nên đây cũng là một thách thức đặt ra đối với người đọc nhất là học sinh phổ thông hiện nay vốn rất xa lạ với cuộc sống được thể hiện trong Ngâm khúc. Ở Chinh phụ ngâm, nhân vật trữ tình là một người chinh phụ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa, nàng ngày đêm mong nhớ chồng và xót xa cho cảnh ngộ của mình. Viết về đề tài chiến tranh, tác giả Chinh phụ ngâm cũng gián tiếp thể hiện tiếng nói chống chiến tranh phi nghĩa. Nhưng đó chưa phải là chủ đề nổi bật nhất của tác phẩm. Nội dung của Ngâm khúc như đã nói ở trên là tiếng nói của con người cá nhân ít nhiều có ý thức về quyền sống của mình, trước hết là quyền được tồn tại, được yêu thương và sống hạnh phúc. Nội dung của Chinh phụ ngâm cũng không nằm ngoài những vấn đề đó. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là trích đoạn đặc sắc tiêu biểu cho nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm Chinh phụ ngâm. Trên cơ sở đặc trưng thể loại và yêu cầu của dạy đọc hiểu tác phẩm ngâm khúc, nội dung phương hướng dạy học trích đoạn này hướng đến mục tiêu cụ thể sau: - Giúp học sinh hiểu được tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ và lòng đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi. - Giúp học sinh thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và âm điệu thiết tha của đoạn trích nói riêng và của thể loại ngâm khúc nói chung. Phương hướng dạy học được thể hiện trong từng hoạt động cụ thể, từ gợi dẫn đến tổ chức hoạt động tiếp thu kiến thức cơ bản và tổ chức vận dụng tri thức trong bước liên hệ. 3.1. Xác định nội dung và cách thức gợi dẫn Gợi dẫn là hoạt động không thể thiếu trong một giờ học Văn. Hoạt động này sẽ cung cấp cho học sinh những tri thức công cụ và định hướng hoạt động để học sinh tiếp cận ban đầu với tác phẩm qua hoạt động tự đọc văn bản. Với bài “Tình 7 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, giáo viên có thể gợi dẫn cho học sinh những nội dung sau: Về tác giả Đặng Trần Côn và văn bản chữ Hán Chinh phụ ngâm: giới thiệu một vài nét cơ bản về tác giả; hoàn cảnh ra đời và tư tưởng chủ đạo của tác phẩm, những đánh giá của người đương thời về tác phẩm Về dịch giả: đây là vấn đề phức tạp chưa có sự giải quyết triệt để vì thế giáo viên chỉ nêu vấn đề: có hai luồng quan điểm chính, một nghiêng về bản diễn Nôm là của Phan Huy Ích, một nghiêng về của Đoàn Thị Điểm. Về đoạn trích: cần nêu vị trí đoạn trích để học sinh dễ hình dung hơn khi tìm hiểu nội dung đoạn trích. Phần gợi dẫn đọc tác phẩm, giáo viên lưu ý học sinh đọc đúng nhịp điệu đặc trưng của ngâm khúc: chậm rãi, thiết tha, đượm buồn. Gợi dẫn tìm hiểu tác phẩm là hoạt động chính của quá trình tổ chức hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật để thấy được cái hay cái đẹp của đoạn trích. Để qua đọc hiểu học sinh có thêm kiến thức về thể loại ngâm khúc, về tư tưởng chủ đạo của văn học thế kỉ XVIII, cũng như những thông điệp mà tác giả gửi gắm. Trong phần gợi dẫn tìm hiểu tác phẩm, cần lưu ý hướng dẫn học sinh phát hiện và cảm thụ được ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau vỏ ngôn từ, giúp học sinh tổng hợp được những tri thức cơ bản của bài học. Tiếp đó giáo viên cần định hướng cho học sinh vận dụng những kiến thức vừa có được trong bài học để làm bài tập nâng cao. Về cách thức gợi dẫn: có nhiều cách thức ở những thời điểm khác nhau. Có thể sử dụng các dạng câu hỏi, thuyết trình, giảng bình…thông qua các hoạt động hướng dẫn chuẩn bị bài, phần hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, hướng dẫn đọc – tìm hiểu tác phẩm, rèn luyện kĩ năng. Trong đó, hình thức gợi dẫn quan trọng là đặt câu hỏi. Có thể là câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi tái hiện, câu hỏi cảm xúc, câu hỏi hiểu 8 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] biết nội dung và hình thức tác phẩm…Nói tóm lại, gợi dẫn là hoạt động quan trọng, giáo viên cần gợi dẫn thế nào học sinh phát huy được tính chủ động trong học tập đồng thời vẫn đạt được yêu cầu cơ bản của bài học. 3.2 Xác định kiến thức cơ bản Kiến thức cơ bản của một bài học bao gồm kiến thức về nội dung tri thức, về thái độ và về kĩ năng. Đây là nội dung cần đạt của hoạt động dạy học. Khi dạy học “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” cần lưu ý những nội dung cơ bản sau: Về đề tài, chủ đề: tác phẩm viết về đề tài chiến tranh nhưng tác giả không đi thể hiện hình ảnh người ra trận cũng như không khí ác liệt nơi chiến trường mà hướng ngòi bút về những người ở nhà với nỗi cô đơn, buồn tủi trong cảnh ngóng trông. Cảm hứng chủ đạo là thông qua nỗi lòng của người vợ lính, tác giả hướng đến khẳng định quyền sống hạnh phúc, khao khát được hưởng tình yêu trong tuổi trẻ của con người; đồng thời là sự phê phán chiến tranh phi nghĩa đã tước đoạt đi của con người những giá trị sống rất cơ bản và giản đơn. Về nội dung: đoạn trích đã thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn chán, thất vọng của người chinh phụ trong cảnh ngóng chờ chồng nơi quê nhà. Mọi cố gắng vượt lên đều thất bại, không còn có niềm vui nào có thể an ủi được con người trong tình cảnh ấy. Và trong sâu thẳm, người vợ khao khát một lẽ rất nhân bản: khao khát gần gũi lứa đôi. Về nghệ thuật: Giúp học sinh hiểu và đánh giá cao khả năng khám phá thế giới nội tâm nhân vật một cách tinh vi và sâu sắc khi thì qua ngoại hình, hành động, suy nghĩ của nhân vật, khi thì lấy ngoại cảnh để thể hiện thế giới bên trong con người. Đó còn là cách sử dụng triệt để khả năng của thể thơ song thất lục bát (với sự réo rắt về nhịp, phong phú xoắn xuýt về vần,…) rất thích hợp để thể hiện âm điệu sầu đau, oán trách. Về kĩ năng: bài dạy đọc hiểu này đảm bảo những yêu cầu cơ bản là rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thể loại ngâm khúc 9 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] Nội dung kiến thức cơ bản của mỗi bài học là do mục tiêu bài học quyết định. Song trong quá trình dạy học, tùy theo đối tượng, hoàn cảnh và môi trường dạy học mà mỗi giáo viên có sự linh động trong giảng dạy để có được hiệu quả tốt nhất. 3.3 Xác định phương tiện dạy học Trong quá trình giảng dạy, để tiết học sinh động, ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, giáo viên có thể sử dụng thêm tranh vẽ minh họa, tác phẩm Cung oán ngâm, phiếu học tập… 4. Giáo án thực nghiệm (dạy học bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ chương trình chuẩn) TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (Trích Chinh phụ ngâm) - Bản nguyên tác: Đặng Trần Côn - Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (?) A. Mục đích, yêu cầu: Giúp hs - Hiểu được đặc trưng cơ bản của thể loại ngâm khúc -Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm. - Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích. B. Phương tiện dạy học: SGK, SGV, GA, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10. C. Phương pháp dạy học: Đọc hiểu tác phẩm; vấn đáp ; thuyết giảng và ghi bảng D.Tiến trình dạy học: I/ Ổn định lớp 10 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] II/ Kiểm tra bài cũ III/Giảng bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt I. Tiểu dẫn GV: Nêu khái quát về tình hình xã 1. Tác giả Đặng Trần Côn và tác phẩm hội và sự phát triển của văn học Chinh phụ ngâm nửa đầu thế kỉ XVIII. * Tác giả: HS: XH: biến động, loạn lạc “lòng - Chưa rõ năm sinh năm mất, sống ở khoảng người khao khát sự nổi loạn”. nửa đầu thế kỉ XVIII VH: phát triển vượt bậc, bắt + Quê: làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, Hà đầu quan tâm đến số phận cá nhân, Nội. đặc biệt là người phụ nữ. + Nổi tiếng ham học, có tài văn chương. → ảnh hưởng đến cách cầm bút + Sáng tác: thơ, phú chữ Hán, tác phẩm nổi của tác giả. bật nhất là Chinh phụ ngâm. GV: Qua phần Tiểu dẫn, hãy giới * Tác phẩm thiệu về tác phẩm CPN bản chữ - Hoàn cảnh sáng tác: Hán. + Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, GV mở rộng: đề tài người vợ lính triều đình cất quân đi đánh dẹp. khá phổ biến trong văn học Trung + Nhiều trai tráng phải giã từ ra trận, người Quốc: Khuê oán – Vương Xương vợ ở nhà chịu nhiều mất mát, khổ đau. Linh, Trăng nơi cửa ải – Lí Bạch, - Tác phẩm gồm 476 câu thơ, viết theo thể Tiếng hát Lũng Tây – Trần Đào đoản trường cú. hay trong ca dao VN. - Đề tài: người vợ lính - Chủ đề: GV: Đương thời bản chữ Hán + oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. được đánh giá rất cao không chỉ + thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh bởi nghệ thuật điêu luyện mà còn phúc lứa đôi. 11 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] vì tác phẩm thể hiện được khuynh 2. Vấn đề dịch giả và bản dịch chữ Nôm hướng mới của VH – khuynh hiện hành hướng hướng tới cuộc sống của - Vấn đề dịch giả hiện nay vẫn chưa thống con người. nhất. - Bản dịch Nôm hiện hành được coi là sự - GV gọi Hs đọc phần tiểu dẫn đồng sáng tạo tuyệt vời, được đánh giá cao giới thiệu về ĐTĐ và PHI. hơn. Gồm 408 câu, dịch rất trung thành với bản gốc nhưng vẫn rất sáng tạo. Tình ý sâu - GV giới thiệu thêm về ĐTĐ. xa, lời thanh thoát. Đánh dấu sự ra đời của thể loại ngâm khúc ở VN. 3. Thể loại ngâm khúc - Là sự sáng tạo thể loại độc đáo của văn học Việt. - Là thể thơ trữ tình trường thiên, tập trung thể hiện tình cảm “sầu, hận, oan, oán”. GV: Em biết gì về thể loại ngâm - Ngâm khúc thể hiện một con người cô đơn khúc. Kể tên những tác phẩm đau xót đi tìm những giá trị đã mất. thuộc thể loại này mà em biết? - Nhân vật trữ tình hiện ra trong sự hồi tưởng về quá khứ, ai oán xót thương cho mình ở thực tại. - GV lưu ý hs khi cảm thụ thơ trữ - Được làm bằng thể thơ song thất lục bát. tình cần nắm bắt được diễn biến, Thể thơ có nhạc điệu réo rắt, có sự phong sự vận động bên trong nội tâm, phú về vần nhịp, các vần lưng vần chân cảm xúc của nhân vật. luyến láy không dứt rất phù hợp để thể hiện tâm trạng buồn đau triền miên. - GV: em hiểu gì về thể thơ song 4. Đoạn trích thất lục bát? - Vị trí: SGK 12 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] - Nội dung: tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn buồn khổ trong thời gian người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về. - GV: Qua phần tìm hiểu ở nhà, - Bố cục: 2 phần: dựa vào Tiểu dẫn, em hãy nêu vị + Câu 1-16: tình cảnh lẻ loi của người chinh trí, nội dung của đoạn trích. phụ. - HS trả lời: + Còn lại: nỗi nhớ thương người chồng ở phương xa. -GV: Đoạn trích có thể chia làm II. Đọc - hiểu văn bản mấy phần? 1. Đọc - HS trả lời: 2. Tìm hiểu văn bản a. Câu 1 → câu 16 - Dáng vẻ: “thầm gieo từng bước” buồn rầu, GV lưu ý hs đọc với giọng chậm lặng lẽ âm thầm như chiếc bóng lẻ loi (không rãi, thiết tha và chú ý đến nhịp gian “hiên vắng” càng tô đậm sự cô đơn của điệu thơ. con người). - Hành động: GV: Trong 2 câu đầu, người CP + đi đi lại lại hiện ra với dáng vẻ và hành động + buông rèm, cuốn rèm nhiều lần gì, qua đó em có cảm nhận gì về → hành động lặp đi lặp lại tâm trạng và cuộc sống của nàng? → hành động vô thức, không mục đích, cốt để giết thời gian → cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt, tù túng → tâm trạng rối như tơ vò. - tiếng của chim thước có ý nghĩa báo tin vui có khách 13 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] - Oán trách chim thước: thể hiện nỗi mong ngóng chồng trở về, khao khát đoàn tụ. Oán trách chim thước: sự thất vọng khi thấy - GV: Việc oán trách chim thước sự lặng câm của chim như chính sự bặt vô cho thấy tâm sự gì ở người CP? âm tín của chồng. - HS phát hiện: Giọng oán trách là giọng điệu đặc trưng của các khúc ngâm. - Không gian: + Ngoài rèm: không gian rộng thoáng, là không gian của ước mơ, của hi vọng. Nhưng hạnh phúc lại quá xa xôi, không thể với tới, người CP trở về không gian quen thuộc của GV: Sự thay đổi về không gian, từ mình “trong rèm”. “ngoài rèm” chuyển sang “trong + Trong rèm: không gian chật hẹp, tù túng bó rèm” có ý nghĩa gì? buộc cuộc đời con người, không gian giam cầm tuổi trẻ. - Người CP hướng đến ngọn đèn để tìm kiếm GV giảng thêm về ý nghĩa của một sự sẻ chia. không gian trong ngâm khúc, liên Hình ảnh ngọn đèn: hệ với Cung oán ngâm để làm + tô đậm bóng tối đêm khuya sáng tỏ ý nghĩa biểu tượng của + phản chiếu sự cô đơn của con người, con không gian. người tồn tại chỉ là chiếc bóng nhỏ nhoi, tội - GV: Sự xuất hiện của ngọn đèn nghiệp “bóng người khá thương” có ý nghĩa gì? Em đã bắt gặp hình + Cho thấy sự thao thức của con người ảnh ngọn đèn trong những tác + Có sự đồng dạng giữa thân phận con người phẩm nào? và tàn đèn (hoa đèn).→ con người bị vật - HS phát hiện: hóa. 14 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] - Hình ảnh ngọn đèn thường xuất hiện trong thơ đặc tả sự cô đơn của con người: - GV mở rộng: hình ảnh con người + Ca dao: Đèn thương nhớ ai? trong văn học thời kì này tồn tại + Truyện Kiều: Một mình nương ngọn đèn như chiếc bóng ở Chuyện người khuya/ Áo đầm giọt tủi tóc se mái sầu. con gái Nam Xương, Cung oán + Chuyện người con gái Nam Xương. ngâm, Truyện Kiều… - Người CP nhận ra đèn cũng chỉ là vật vô tri vô giác “dường bằng chẳng biết” → Nhận ra bi kịch của mình: không người sẻ chia. - Từ “riêng”: - Trong đêm khuya có ngọn đèn + Thể hiện sự đối lập giữa nàng và xung cùng thức, tại sao người CP lại quanh (tất cả đều lặng câm riêng lòng nàng thất vọng? thì dậy song) + sự cô đơn đến tuyệt đối cả về thể xác và - Từ ngữ nào trong câu : Lòng tâm hồn (một mình mình biết, một mình thiếp riêng bi thiết mà thôi gợi cho mình hay) em nhiều suy nghĩ nhất? + sự than thở, oán trách của nàng với xung quanh, với việc chồng ở xa không có tin tức gì, liệu có thấu được tình cảnh của nàng hay không… + cảm xúc thương mình + sự cảm thông sâu sắc của người cầm bút đối với nhân vật trữ tình. GV mở rộng: cảm xúc thương - Người CP chờ đợi suốt ngày, suốt đêm. Tác thân trách phận là nội dung giả đã dùng âm thanh và hình ảnh để miêu tả thường thấy trong văn học thời kì thời gian 15 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] này: thơ HXHương, Cung oán + tiếng gà: thời gian trôi suốt đêm ngâm, truyện Kiều… + hình ảnh hòe phất phơ: thời gian trôi từ sáng đến chiều. - Người CP chờ đợi trong thời - Đặc sắc nghệ thuật miêu tả thời gian gian nào? Những đặc sắc trong + sử dụng từ láy: eo óc: đặc tả tiếng gà, tín cách miêu tả thời gian của tác giả. hiệu của thời gian trôi lạnh lùng (liên hệ “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom”HXHương), tô đậm không gian hoang vắng. + đảo ngữ: eo óc gáy → khiến nhịp thơ chậm lại như bước đi nặng nề của thời gian. + từ láy: phất phơ miêu tả điệu bộ trễ nải của cây hòe cũng như sự trễ nải của thời gian; gợi ra dáng điệu ủ rũ như chính dáng điệu sầu não, tái tê của người chinh phụ; gợi ra cảm giác hoang vắng của không gian. - GV: Người CP có cảm giác gì về - Người CP có cảm giác mỗi khắc giờ bằng thời gian? cả một năm trôi đi.→Thời gian tâm lí làm héo mòn con người. Cùng với sự trôi chảy của thời gian là sự tăng tiến của nỗi sầu. - GV mở rộng: người ta thường - Người CP đã có rất nhiều nỗ lực để vùng quan niệm “dịch thơ là giết thơ” thoát khỏi nỗi buồn bằng cách: đốt hương, nhưng ở đây, trong bản dịch soi gương, định gảy đàn. ĐTĐiểm đã nâng Chinh phụ ngâm - Nhưng càng cố gắng lại càng thất bại vì lên một tầm cao mới. So sánh với không có niềm vui nào có thể an ủi được nguyên tác để thấy được sự đồng nàng lúc này: sáng tạo tuyệt vời của ĐTĐ trong + Đốt hương – hồn mê mải hai câu thơ : “Khắc giờ…biển xa” + soi gương – lệ châu chan 16 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] + định gảy đàn – kinh đứt, ngại chùng - GV: người CP cố gắng thoát ra → Nỗi đau tinh thần quá lớn, không gì có thể khỏi nỗi sầu bằng nhiều cách. Đó bù đắp được, không gì có thể thay thế được là những cách nào? Những cách hạnh phúc gia đình. đó có làm nàng vơi bớt sầu đau? - Tâm trạng của người CP hiện lên sinh động - HS phát hiện: qua nhiều phương thức: + Miêu tả gián tiếp qua dáng hình, hành động, thiên nhiên + Miêu tả trực tiếp: qua những suy nghĩ của nhân vật + sự xuất hiện của những lời nửa trực tiếp: - GV: em có nhận xét gì về nghệ cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của tác giả thuật miêu tả tâm trạng trong 16 dành cho nhân vật. câu đầu? b. Câu 17 -24 - Có sự thay đổi về không gian: từ chật hẹp tù túng “trong rèm” (không gian của thực tại Chỉ ra sự thay đổi về không gian đau khổ) người chinh phụ hướng đến không và tâm trạng của nhân vật. gian khoáng đạt: non Yên, bầu trời (không gian của ước mơ, không gian quá xa xôi và không thể nào vươn tới). - Có sự thay đổi trong dòng tâm trạng: lòng người chinh phụ chợt bừng lên cảm xúc mới đầy hi vọng, nàng nảy sinh ra ý định nhờ ngọn gió mùa xuân gửi tới người chồng nơi phương xa nỗi nhớ của mình. → Người chinh phụ có những thất vọng, 17 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] chán chường nhưng không tuyệt vọng. - Non Yên thì quá xa xôi, cũng như hình ảnh của người chồng cũng chỉ là ý niệm xa mờ nhưng nỗi nhớ thì rất thực: - Nỗi nhớ chồng của nhân vật + Điệp khúc “nhớ chàng” được miêu tả như thế nào? + Sử dụng các từ láy miêu tả nỗi nhớ: “thăm thẳm” (nỗi nhớ có bề cao, bề xa, bề sâu), “đau đáu” (nỗi nhớ thường trực, nhớ nhiều đến trở nên đau đớn). + sử dụng ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh: bức tranh thiên nhiên lạnh lẽo (cành cây sương đượm), hoang vắng (tiếng trùng mưa phun) cũng chính là cõi lòng tê tái vì nhớ nhung của người chinh phụ. III. Tổng kết - GV: Nêu khái quát những giá trị - Giá trị nội dung: nội dung và nghệ thuật của đoạn + Qua tình cảnh lẻ loi của người CP, đoạn trích. trích hướng đến khẳng định quyền sống, quyền hạnh phúc của con người trong đời sống thực; đồng thời phê phán, tố cáo chiến tranh phi nghĩa → giá trị nhân đạo + đánh dấu một khuynh hướng mới trong văn học: hướng về thể hiện tiếng nói, khát vọng cá nhân. - Giá trị nghệ thuật: + nghệ thuật miêu tả tâm lí + nghệ thuật sử dụng từ ngữ tinh tế, uyển 18 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] chuyển + thể thơ song thất lục bát chuyển tải thành công âm điệu thiết tha, đau đớn triền miên của nhân vật. IV. Kiểm tra, đánh giá 1. Chỉ ra các biện pháp NT tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích? 2. Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong đoạn trích? 3. Xác định những câu thơ là lời của người chinh phụ và cho biết giá trị biểu cảm của nó? 5. Kết quả thực nghiệm Tôi tiến hành giảng dạy bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ở ba lớp: 10 A, 10 B, 10 C tại trường THPT lê Viết Tạo. Với phương châm rèn kĩ năng đọc hiểu, nâng cao vai trò chủ động của học sinh và bám sát phương pháp dạy theo đặc trưng thể loại, tôi nhận thấy học sinh hào hứng tham gia vào tiết học, nhiều em nhiệt tình phát biểu tạo ra những tiết học sôi nổi. Sau đó, tôi cũng nhận được những phản hồi rất tích cực từ phía giáo viên tham dự. Đồng thời tôi đều có bài kiểm tra ở cả ba lớp để có được sự đánh giá đúng đắn về khả năng đọc hiểu của các em. Kết quả là dù ba lớp khối A nhưng các em đã có kết quả điểm số khá tốt. Cụ thể: - Lớp 10 A + 23% học sinh đạt điểm giỏi + 77% học sinh đạt điểm khá - Lớp 10 B + 17% học sinh đạt điểm giỏi + 83% học sinh đạt điểm khá - Lớp 10 C + 15% học sinh đạt điểm giỏi + 82% học sinh đạt điểm khá + 3% học sinh đạt điểm trung bình 19 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] Với kết quả trên tôi nhận thấy, từ quá trình chuẩn bị bài chu đáo ở nhà, đến quá trình tích cực tham gia vào quá trình đọc hiểu ở lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có được những tiết học sôi nổi và cuối cùng các em đã đạt được kết quả tốt khi kiểm tra. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy chủ chương chuyển đổi phương pháp từ giảng văn sang phương pháp đọc hiểu văn bản là hoàn toàn chính xác, đáp ứng được yêu cầu lấy học sinh làm trung tâm. Bằng việc đọc hiểu, học sinh được chủ động tham gia vào quá trình tiếp nhận văn bản vì thế mà kiến thức thu nhận được là kết quả của sự tìm tòi, khám phá của chính học sinh, các em nắm vững bài và ghi nhớ bài nhanh hơn. Tuy vậy làm thế nào để truyền cho học sinh kĩ năng đọc hiểu tốt đòi hỏi người giáo viên phải thực sự chủ động, linh hoạt trong quá trình định hướng cho học sinh từ khâu hướng dẫn các em tìm hiểu bài ở nhà đến quá trình học tập ở trên lớp và quá trình vận dụng kiến thức vào thực hành tạo lập văn bản tương đương ở cấp độ phù hợp. Người giáo viên cần phải công phu trong tìm đặt câu hỏi để làm thế nào thực sự “lôi” học sinh vào hoạt động học một cách say mê, hứng thú. Khi hướng dẫn đọc hiểu một văn bản, người giáo viên cần chú ý rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại để từ việc tìm hiểu một văn bản hoặc một trích đoạn thì học sinh không chỉ hiểu về văn bản, trích đoạn đó mà còn hiểu về thể loại của văn bản đang học. Có như vậy thì mới đạt được mục đích hiểu sâu, hiểu kĩ. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan