Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú tìm hiểu khám phá thế giới động v...

Tài liệu Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú tìm hiểu khám phá thế giới động vật

.DOCX
17
2257
73
  • MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3 - 4 TUỔI HỨNG THÚ TÌM HIỂU
    KHÁM PHÁ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
    I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nến móng cho những bậc thang tiếp
    theo của cuộc đời. Lứa tuổi này rất quan trọng vì có tóc độ phát triển nhanh nhất
    so với tất cả các lứa tuổi khác. Nhiếu nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết của
    vai trò trường mầm non trong việc phát triển trẻ ở lứa tuổi này. Hứng thú học
    tập chủ yếu được hình thành bằng chơi : “ Chơi mà học, học mà chơi”
    Như ta biết thế giới xung quanh rất phong phú, đa dạng và hấp dẫn mà trẻ lại
    luôn có nhu cầu tìm tòi, khám phá thế giới bí ẩn đó. Chính vì vậy mà việc tổ
    chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quang là một trong những bộ phận
    quan trọng không thể thiếu được trong giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non. Nhờ
    cho trẻ làm quen với môi trường xunh quanh đã góp phần hình thành ở trẻ
    những biểu tượng đúng đắn về các sự vận hiện tượng, cung cấp cho trẻ những
    tri thức đơn giản có hệ thống về thế giới xung quanh, giúp trẻ có những hiểu
    biết sơ đẵng về đặc điểm, tính chất, mối liên hệ và sự phát triển của sự vật hiện
    tượng xung quanh. Đồng thời trong quá trình cho trẻ làm quen với sự vật hiện
    tượng xung quanh trẻ được tích cực sử dụng các giác quan như: Nhe, nhìn, sờ,
    nắm, ngửi, nếm và được tiến hành các thao tác trí tuệ : Quan sát so sánh, phân
    tích… do đó các giác quan của trẻ cũng phát triển và khả năng cảm nhận nhanh
    nhạy chính xác, tư duy của trẻ có điều kiện phát triển , giúp trẻ làm giàu vốn từ,
    phát âm chính xác và diễn đạt mạch lạc những suy nghĩ của mình. Từ đó trẻ biết
    cảm nhận, rung động trước cái đẹp, cái hay của cuộc sống môi trường xung
    quanh và giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn với sự vật hiện tượng quanh trẻ.
    Là giáo viên mầm non, việc thực hiện tốt những vấn đế trên là nhiệm vụ hàng
    đầu, bản thân tôi suy nghĩ làm thế nào để dạy tốt môn khám phá khoa học giúp
    các cháu hứng thú tích cực tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh khi tôi
    Trang 1
  • hướng dẫn các cháu, nhất là tìm hiểu khám phá về “thế giới động vật”, giúp cho
    các cháu có thái độ tốt với các con vật: Quan tâm chăm sóc tạo điều kiện cho
    các con vật sinh sống, bảo vệ môi trường sống cho các con vật ….
    II.THỰC TRANG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
    1.Thuận lợi :
    - Tôi được dạy trong môi trường khang trang đạt chuẩn Quốc gia đủ điều kiện
    về yêu cầu cơ sở vật chất môi trường cho các cháu học tập quan sát :
    + Có nuôi các con vật gần gũi : chó, mèo, thỏ, hồ cá, bể cá cho các cháu quan
    sát.
    + Phương tiện nghe nhìn cho các lớp : Ti vi, đầu đĩa, máy cassette, băng hình,
    đĩa hình về thế giới động vật.
    - Được sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện của ban giám hiệu và chị em
    đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi dạy tốt chủ đề thế giới động vật.
    - Bản thân nhiều năm dạy các cháu 3-4 tuổi nên tôi hiểu rõ tâm lý, cá tính và
    khả năng nhận thức của các cháu. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những khó
    khăn.
    2, Khó khăn :
    - Phần lớn các cháu lớp tôi đều mới được đi học chưa quen nề nếp còn nhút nhát
    thụ động chưa quen hoạt động học tập, hoạt động tập thể.
    - Thêm vào đó sức khỏe của các cháu không đều có cháu suy dinh dưỡng, cháu
    béo phì. Sức khỏe không đồng đều nên khi học tập cũng hạn chế tiếp thu, hứng
    thú quan tâm đến các con vật.
    - Phụ huynh phần lớn là nông dân, buôn bán ít quan tâm đến việc giáo dục con
    cái, họ còn có quan điểm lạc hậu “ Trẻ con đến trường mẫu giáo chỉ để cô giữ
    hộ, để chơi, chứ biết gì học với hành” Họ ít quan tâm đến việc trò chuyện, gợi
    Trang 2
  • hỏi, đố con…, giúp con tìm hiểu khám phá về thế giới động vật, dạy con biết
    thêm những điều mới lạ hay giải đáp thắc mắc cho con về các con vật….Họ
    không nhiệt tình khi tham gia các buổi họp phụ huynh … Dẫn đền nhiều cháu
    thờ ơ ít quan tâm đến xung quanh, đến các con vật gần gũi. Kiến thức ngôn ngữ
    của trẻ còn hạn chế, sử dụng từ chưa chính xác. Do đó khả năng cảm nhận, đánh
    giá, ghi nhớ … các đối tượng ( con vật) quan sát tiếp xúc của trẻ còn hạn chế .
    3. Số liệu thống kê:
    - Mức độ tập trung chú ý của trẻ khi quan sát con vật : 52,5%
    - Mức độ nhận thức của trẻ về con vật ( Biết gọi tên kể tên về con vật nhận xét
    về con vật) : 42,5%
    III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
    1. Cơ sở lý luận:
    - Theo luật giáo dục : Giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tòan
    diện có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp- và mục tiêu giáo
    dục mầm non là giúp trẻ phát triển tòan diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm
    mỹ ngôn ngữ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách . Do vậy việc
    cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quang là vô cùng quan trọng và cần thiết.
    - Theo sách giáo dục mầm non tập 1 ( Nhà xuất bản ĐHSP) những quan diểm
    về giáo dục mầm non cho rằng :
    + Trẻ em là một nhân cách đang hình thành và hoàn thiện dần với tốc độ phát
    triển rất nhanh ở lứa tuổi mầm non. Vì thế một mặt phải tôn trọng trẻ em, mặt
    khác phải tổ chức cho trẻ học, tiếp thu phù hợp với lứa tuổi để trẻ được phát
    triển đầy đủ nhân cách .
    + Ax macarenco Nhà giáo dục học Xô Viết vĩ đại những năm 30-40 của thế kỷ
    20 này đã từng nói rằng : ‘ Những gì mà trẻ em không có đựoc trước 5 tuổi thì
    sau này rất khó hình thành nhân cách và sự hình thành nhân cách ban đầu bị
    Trang 3
  • lệch lạc thì sau này giáo dục lại rất khó khăn.” Bởi thế phương pháp giáo dục
    chủ yếu trong ngành mầm non đối với trẻ 3-6 tuổi là vui chơi và là họat động
    chủ đạo ,với phương thức “ Học mà chơi, chơi mà học. Do đó đòi hỏi cô giáo
    mầm non phải có tri thức và hiểu biết cách tổ chức khoa học hoạt động vui chơi
    cho trẻ mẫu giáo với phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học” mà trẻ lứa tuổi
    này sống chủ yếu bằng đời sống tình cảm với sự xúc cảm rất cao trước mọi tác
    động của môi trường. Vì thế cần coi trọng việc giáo dục trẻ bằng tình cảm, bằng
    tấm gương của người lớn, bằng tác động của thế giới xung quanh trẻ. Chính vì
    thế việc cho trẻ tiếp xúc làm quen với thế giới động vật cũng rất là quan trọng.
    Từ những quan điểm trên tôi nhận thấy cần phải làm thế nào để giúp các cháu
    lớp mình có những kiến thức hiểu biết về xung quanh, nhất là thế giới động vật.
    Giúp các cháu quan tâm thân thiện với các con vật và có ý thức chăm sóc bảo vệ
    các con vật , giúp cho phụ huynh hiều được tầm quan trọng của việc cho con em
    họ đến trường mầm non và cùng giáo viên cung cấp mở rộng thêm cho con em
    mình những kiến thức hiểu biết về thế giới động vật giúp phát triển ở trẻ những
    năng lực quan sát, nhận xét, tư duy và vốn sống thực tiễn của các cháu.
    2. Nội dung , biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
    - Để giúp trẻ hứng thú khám phá tìm hiểu thế giới động vật chính xác và cung
    cấp thêm nhiều hiểu biết cho các cháu vế thế giới động vật. tôi đã tìm tòi tham
    khảo tài liệu, sách báo,sọan giảng vận dụng nhiều hình thức đổi mới vào các
    họat động tìm hiểu khám phá thế giới động vật cho các cháu với những biện
    pháp sau :
    * Chuẩn bị đồ dùng học cụ phục vụ cho tiết học :
    Ở trẻ 3-4 tuổi tư duy trực quan hình tượng phát triển rất mạnh. Đó cũng là điều
    kiện thuận lợi để giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới động vật được cụ thể hơn.
    Dựa trên đặc điểm này tôi luôn tạo điều kiện cho các cháu được tiếp xúc quan
    sát những động vật:
    Trang 4
  • - Quan sát trực tiếp : các con vật nuôi, cá kiểng, côn trùng ….
    - Quan sát bằng băng hình trên Tivi, máy vi tính: Hình ảnh họat động, sinh sản ,
    nơi sống của các con vật.
    - Các con thú nhựa, thú nhồi bông, rối….
    - Các hình ảnh của các con vật : giá súc, gia cầm, thú rừng, côn trùng , chim,
    cá….
    - Các đồ dùng đồ chơi tự tạo làm thành các con vật.
    Ngòai những yêu cầu về giáo dục thẩm mỹ, tôi cũng chú ý đến yêu cầu về vệ
    sinh an tòan cho các cháu khi quan sát. Bên cạnh đó các con vật làm từ rối, thú
    nhối bông, đồ chơi.v.v..phải có dáng vẻ ngộ nghĩnh gần gũi với các cháu, không
    quá cầu kỳ và gây hứng thú thu hút các cháu, các đồ chơi chuyển động được
    càng tốt.
    Biện pháp 1 : Tồ chức cho trẻ quan sát .
    Quan sát một phương pháp quan trọng được sử dụng rộng rãi trong quá trình
    hướng dẫn trẻ khám phá con vật, đặc biệt là rất phù hợp với đặc điểm nhận thức
    của trẻ. Nó giúp trẻ rèn luyện, phát triển tính ham hiểu biết, năng lực quan sác
    của trẻ. Củng cố và làm chính xác hơn những biểu tượng đã có. Quan sát được
    tiến hành một cách có mục đích, có kế họach. Bởi thế tùy vào từng đối tượng
    quan sát và đặc điểm những tâm lý của trẻ tôi chọn số lượng con vật cho trẻ
    quan sát trên tiết học sao cho phù hợp ( Ví dụ : Trẻ 3-4 tuổi lớp tôi mỗi lần quan
    sát trên tiết học chỉ 3-5 con vật). Và quan sát các con vật chỉ nên quan sát ngắn
    và cần hình dung trước cách thức tổ chức quan sát sao cho gây hứng thú ở trẻ.
    + Đối tượng quan sát nên đặt chổ nào cho phù hợp để tất cả trẻ đều nhìn rõ và
    trẻ dễ dàng hành động, họat động với đối tượng ( Ví dụ : sờ, vuốt ve, cho động
    vật ăn…)
    Trang 5

Mô tả:

Tài liệu liên quan