Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo MỘT SỐ BIÊN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢN...

Tài liệu MỘT SỐ BIÊN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ SỐ LƯỢNG, CON SỐ VÀ PHÉP ĐẾM MÔN LÀM QUEN VỚI TOÁN.

.DOC
14
2076
53

Mô tả:

Tên đề tài: MỘT SỐ BIÊN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ SỐ LƯỢNG, CON SỐ VÀ PHÉP ĐẾM MÔN LÀM QUEN VỚI TOÁN. A, PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì chúng ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học cơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng... Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần toàn diện đối với trẻ thơ. Là người giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi còn dành thời gian nghiên cứu học hỏi để có những sáng tạo riêng cho bộ môn toán. Tôi thấy việc đổi mới "giáo dục làm quen với toán" cũng đã có định hướng đổi mới hình thức thực hiện trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đặc thù của hoạt động toán sơ đẳng. Với yêu cầu nâng cao kỹ thuật thực hành giúp trẻ cảm nhận toán một cách thoải mái, đồng thời tạo cho trẻ có kỹ năng kiến thức phong phú về toán. Qua quá trình dạy trẻ hoạt động với toán, tôi nhận thấy trẻ thích được hoạt động toán chưa cao, các kỹ năng còn gò ép nên trẻ hoạt động với toán chưa hứng thú, chưa thể hiện hết khả năng nhận thức về toán của mình. Từ nhận thức thực tế đó và sau khi được học chuyên đề "đổi mới hình thức giáo dục làm quen với toán" ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi, đặc biệt là việc hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ. Đây cũng là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm môn làm quen với toán”. Trường MG Phước Lộc nói chung và lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường đã và đang thực hiện chương trình hình thành các biểu tượng toán cho trẻ theo hình thức mới. Qua quá trình dạy, tôi thấy khả năng và hứng thú học toán của trẻ so với chương trình đổi mới và cải cách đã cao hơn. 2 – Cơ sở thực tiễn * Thuận lợi: Lớp tôi là lớp lá 1 buổi, lớp có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, bàn ghế đúng quy cách. Ban giám hiệu chỉ đạo giúp đỡ chuyên môn cho giáo viên nhiệt tình, có sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các bậc phụ huynh, có sự quan tâm sâu sắc của phòng giáo dục. Bản thân tôi đã có trình độ chuyên môn vững và trực tiếp giảng dạy cho trẻ làm quen với toán theo hình thức mới ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi của trường. * Khó khăn: -Về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động làm quen với toán chưa đầy đủ. -Một số phụ huynh chưa nhận thức hết được yêu cầu và tầm quan trọng về môn học. -Nhiều trẻ trong lớp chưa học qua chương trình làm quen với toán ở lớp nhỡ và bé B. PHẦN NỘI DUNG I. HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ SỐ LƯỢNG, CON SỐ VÀ PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI: 1. Đặc điểm phát triển những biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi: Trẻ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của các sự vật và hiện tượng đa dạng. Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với những nhóm vật có màu sắc, kích thước và số lượng phong phú, với các âm thanh chuyển độngcó ở xung quang trẻ Trẻ lĩnh hội số lượng của chúng bằng các giác quan khác nhau như: Thị giác, thính giác, giác quan vận động... Trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi có khả năng phân tích chính xác các phần tử của tập hợp, các tập con trong tập lớn. Trẻ khái quát được một tập lớn gồm nhiều tập con và ngược lại nhiều tập hợp riêng biệt có thể gộp lại với nhau theo một đặc điểm chung nào đó để tạo thành một tập lớn. khi đánh giá độ lớn của các tập hợp, trẻ mẫu giáo lớn ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: màu sắc, kích thước, vị trí sắp đặt của các phần tử của tập hợp. Hoạt động đếm của trẻ mẫu giáo lớn đã phát triển lên một bước mới, trẻ rất thích đếm và phần lớn trẻ nắm được trình tự của các số từ 1- 10, thậm trí còn nhiều số hơn nữa. Trẻ biết thiết lập tương ứng 1:1 trong quá trình đếm, mỗi từ số ứng với một phần tử của tập hợp mà trẻ đếm. Trẻ không chỉ hiểu rằng, khi đếm thì số cuối cùng là số kết quả ứng với toàn bộ nhóm vật, mà trẻ còn bắt đầu hiểu con số chỉ là chỉ số cho số lượng phần tử của tất cả các tập hợp có cùng độ lớn không phụ thuộc vào những phụ thuộc vào những đặc điểm, tính chất cũng như cách sắp đặt của chúng. Trẻ 5- 6 tuổi bắt đầu hiểu mối quan hệ thuận nghịch giữa các số liền kề của dãy số tự nhiên(mỗi số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau một đơn vị và mỗi số đứng sau lớn hơn số đứng trước một đơn vị). Trên cơ sở đó dần dần trẻ hiểu quy luật thành lập dãy số tự nhiên n±1. Kỹ năng đếm của trẻ ngày càng trở nên thuần thục, trẻ không chỉ đếm đúng số lượng các nhóm vật mà còn cả các âm thanh và động tác, qua đó trẻ hiểu sâu sắc vai trò của số kết quả. Mặt khác, trẻ không chỉ đếm từng vật mà còn đếm từng nhóm vật, qua đó trẻ hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của các khái niệm đơn vị - đơn vị phép đếm có thể là các nhóm vật chứ không chỉ là từng vật riêng lẻ. Hơn nữa dưới tác động của dậy học, trẻ lớn không chỉ biết đếm xuôi mà còn biết đếm ngược trong phạm vi 10, trẻ nhận biết các số từ 1-10. Trẻ hiểu rằng mỗi con số không chỉ được diễn đạt bằng lời nói mà còn có thể viết, và muốn biết được số lượng các vật trong nhóm không nhất thiết lúc nào cũng phải đếm, mà đôi lúc chỉ cần nhìn con số biểu thị số lượng của chúng. Việc cho trẻ làm quen với các con số có tác dụng phát triển tư duy trìu tượng cho trẻ, phát triển khả năng trừu suất số lượng khỏi những vật cụ thể, dậy trẻ thao tác với các ký hiệu con số. Như vậy cần tiếp tục phát triển biểu tượng về tập hợp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, bước đầu cho trẻ làm quen với một số phép tính trên tập hợp, điều đó tạo cơ sở cho trẻ học các phép tính đại số sau này ở trường phổ thông. Tiếp tục dạy trẻ phép đếm trong phạm vi 10, trẻ lớn không chỉ đếm từng vật riêng lẻ, mà còn đếm từng nhóm vật. Nhờ vậy mà tư duy của trẻ tiếp tục được phát triển, giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn khái niệm đơn vị, tạo tiền đề cho trẻ hiểu bản chất của các phép tính đại số mà trẻ sẽ học ở trường phổ thông. 2. Nội dung hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Nội dung hình thành cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cần hướng tới việc củng cố và làm sâu sắc hơn những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã được học từ các lớp trước. Hơn nữa nội dung dạy trẻ phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và tư duy toán học cho trẻ nhỏ. Ngay từ các lớp mẫu giáo bé và nhỡ, trẻ đã được làm quen với các bài tập học cách phân tách các tập con trong tập lớn theo dấu hiệu như: mằu sắc, kích thước, hình dạng... Trẻ đã nắm được các biện pháp so sánh độ lớn của các tập hợp hoặc các tập con trong tập lớn bắng cách thiết lập mối tương ứng 1:1 giữa các phần tử của các tập hợp hoặc của các tập con, xác định mối quan hệ của chúng và diễn đạt mối quan hệ đó bằng lời nói. Trẻ đã nắm được kỹ năng đếm trong phạm vi 5, xác định số lượng các phần tử trong tập hợp hay số các tập con trong tập lớn bằng phép đếm và phản ánh độ lớn của tập hợp bằng từ số. Ở lớp mẫu giáo lớn, giáo viên cần tiếp tục phát triển biểu tượng về tập hợp cho trẻ. Nếu trẻ bé và nhỡ thường nhận biết tập hợp theo các dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy như: màu sắc, kích thước, hình dạng, thì trẻ mẫu giáo cần nhận biết các tập hợp theo những dấu hiệu phức tạp hơn. Ví dụ: trẻ phân loại đồ chơi theo vật liệu tạo nên chúng ( đồ chơi bằng nhựa, đồ chơi bằng gỗ... ), sau đó đếm để xác định và so sánh số lượng từng loại đồ chơi. Trẻ mẫu giáo lớn cần tiếp tục hoc phép đếm xác định số lượng trong phạm vi 10, trẻ được làm quen với cách lập các số tiếp theo 5 số đầu của dãy số tự nhiên (6,7,8,9,10) trên cơ sở so sánh các tập hợp cụ thể có độ lớn bằng nhau hoặc hơn kém nhau một phần tử. Trẻ học cách tạo các tập hợp với số lượng nhất định bằng cách thêm bớt. Trẻ học cách hình thành số tiếp theo từ số đứng trước bằng cách thêm 1 vào số đứng trước, qua đó trẻ hiểu được mối quan hệ giữa các số liền kề thuộc dãy số tự nhiên. Dạy trẻ nhận biết các con số từ 1-10. Để củng cố và phát triển kỹ năng đếm cho trẻ 5-6 tuổi, cần tổ chức cho trẻ luyện tập đếm các nhóm vật được xếp theo các cách khác nhau trong không gian. Qua luyện tập đếm, kỹ năng đếm của trẻ không chỉ được củng cố và phát triển mà nó còn giúp trẻ hiểu rằng, số lượng của nhóm vật không phụ thuộc vào tính chất của các vật, vào cách sắp đặt của chúng, cũng như vào hướng đếm (đếm từ trái qua phải, từ phải qua trái, từ trên xuống dưới.... ). Cần dạy trẻ đếm tách các nhóm vật có số lượng trong phạm vi 10 theo số lượng mẫu và theo con số cho trước, luyện tập đếm bằng các giác quan khác nhau, nhận biết độ lớn các tập hợp trong phạm vi 10. Các bài luyện tập này đồng thời cũng góp phần phát triển độ nhạy cảm của các giác quan. Ngoài ra, nội dung dạy trẻ còn hướng vào việc cho trẻ làm quen với các phép biến đổi đơn giản như: thêm, bớt, chia các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 10 làm hai phần theo các cách khác nhau. Trên cơ sở đó cho trẻ làm quen với thành phần con số trong giới hạn 10 từ hai số nhỏ hơn, dạy trẻ tạo một tập hợp theo con số cho trước từ hai tập hợp nhỏ hơn. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ SỐ LƯỢNG, CON SỐ VÀ PHÉP ĐẾM MÔN LÀM QUEN VỚI TOÁN Để nắm được khả năng học lập số môn làm quen với toán của trẻ từ đó tôi đã đưa ra biện pháp thực hiện, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu và đưa ra một số biện pháp sau: 1) Khảo sát ban đầu: Tôi tiến hành khảo sát 100% số trẻ trong lớp là 20 cháu.(ở tuổi lớp lá) Qua khảo sát trên tôi thấy số trẻ nắm được kiến thức và kỹ năng tham gia hoạt động còn thấp, khả năng nhận biết số lượng và so sánh thêm bớt của trẻ chưa đạt kết quả cao, trẻ hoạt động chưa thoải mái, tự tin. Thực tế đó chính là điều tôi suy nghĩ. Làm thế nào để đưa trẻ vào hoạt động với toán một cách tự nguyện và hứng thú, nắm vững các kiến thức và kỹ năng thực hành? Tôi đã quyết định chọn biện pháp sau: 2) Các biện pháp: 2.1 Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng trực quan của cô và trẻ Tôi quyết tâm cho trẻ làm quen với toán theo hình thức mới, thực hiện đầy đủ và đúng chương trình hoạt động với toán theo yêu cầu mới. Đầu tư vào bài soạn cho giờ hoạt động chung đảm bảo đầy đủ các nội dung tập hợp và số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, trong đó có dạng có nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp. Có nhiều sáng tạo trong quá trình hướng dẫn, dẫn dắt bài để giúp trẻ cảm nhận ngay với những hoạt động mà trẻ sẽ thực hiện và giúp trẻ hứng thú và hoạt động tích cực. Có tích hợp một số môn học khác. Tạo điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, kỹ năng chơi với các trò chơi với toán và kỹ năng tập hợp và số lượng kỹ năng về kích thước, kỹ năng về hình dạng, kỹ năng về định hướng không gian. Tạo điều kiện cho trẻ làm quen với kỹ năng học toán. Để thực hiện tốt chương trình làm quen với toán theo hình thức mới, giúp trẻ hứng thú và tự tin tham gia vào các hoạt động với toán, phát huy tốt khả năng toán của trẻ cần phải có các điều kiện về cơ sở vật chất phải tham mưu với nhà trường, phát động phụ huynh mua sắm đồ dùng phục vụ trong các tiết dạy. Bản thân tôi cũng phải tự sưu tầm, làm đồ dùng phục vụ cho các tiết dạy như que tính hột hạt... các con vật, hình hộp, tranh ảnh... Để dạy trẻ có chất lượng thì bản thân tôi cũng phải tự bồi dưỡng học tập để có kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Cần quan tâm đến kiến thức cá nhân trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng, uốn nắn, phát huy tích cực khả năng nhận biết của trẻ. Giáo viên phải có khả năng dạy trẻ tập hợp về số lượng hình dạng, kích thước gây hứng thú hoạt động cho trẻ. Tổ chức hoạt động với nhiều hình thức thay đổi: Sử dụng câu đố, thơ, truyện, trò chơi, bài hát, trò chơi Cần phải biết động viên khuyến khích trẻ, gần gũi trẻ. 2.2 Tích hợp kiến thức toán sơ đẳng trong các hoạt động cho trẻ: Trước hết phải có chương trình kế hoạch tổ chức cao giờ hoạt động chung, mỗi tuần phải có môn toán, có giờ hoạt động chung trong giờ chính khoá, thời gian từ 30 - 35 phút. Chuẩn bị cho giờ hoạt động chung phải trước nhiều ngày để có thời gian giúp trẻ làm quen với các hình thức hoạt động để khi vào giờ hoạt động thì trẻ không còn lúng túng, trẻ tự tin vào hoạt động một cách thoải mái. Nắm bắt nội dung của từng hoạt động để có kế hoạch chọn nội dung kết hợp cho phù hợp. Không bắt buộc nhưng phải hợp lý có tích hợp 1- 2 môn học khác. Đối với hoạt động chung cần phải có sự chuẩn bị cho trẻ làm quen trước ở mọi nơi về các hoạt động: Đếm, nhận biết về nhóm đối tượng, nhận biết mối quan hệ hơn kém, so sánh thêm bớt các nhóm đồ vật, biết cách chia nhóm đối tượng thành hai phần. Các hoạt động không bắt buộc nhưng phải phong phú, sinh động. ở các tiết trống hay hoạt động có mục đích của HDNT, tôi có thể cho trẻ so sánh, thêm bớt hoặc chia nhóm đồ vật thành hai phần khác nhau. Làm thế nào khi vào giờ hoạt động chung trẻ đã có sẵn kiến thức các bài để hoạt động một cách tự tin và thoải mái. Các hoạt động của trẻ không nhất thiết phải áp đặt gò bó để giúp trẻ hứng thú tự tin. Để nâng cao hiệu quả giáo dục, trong tiết dạy cần lồng ghép, tích hợp một cách lô gích một vài môn học khác và tích hợp cần bám vào các chủ điểm. Tôi luôn khuyến khích động viên trẻ mỗi khi hoạt động khả năng về toán của trẻ được nâng cao thì giáo viên cũng cần có khả năng kiến thức và kinh nghiệm để dạy trẻ các kỹ năng làm quen với toán. Trong giờ hoạt động chung cũng như khi dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài việc giáo dục đồng bộ cho trẻ, tôi luôn quan tâm đến kiến thức cá nhân để có kế hoạch bồi dưỡng. Ví dụ: Tôi phát hiện những trẻ có kỹ năng thêm bớt, so sánh chia nhóm tốt. Sau đó tôi sẽ có kế hoạch bồi dưỡng thêm, giúp trẻ phát huy khả năng, kiến thức của trẻ. Đối với những trẻ kỹ năng còn yếu, tôi cũng nắm bắt, gần gũi động viên trẻ theo bạn, dần dần giúp trẻ hoà nhập với chất lượng chung. Để đạt được hiểu quả trong giờ hoạt động chung, giáo viên cần phải có kế hoạch, biện pháp, kinh nghiệm tổ chức những hoạt động nhằm nâng cao khả năng kiến thức về toán cho trẻ như: Tổ chức cho trẻ đếm nhận biết các nhóm đồ vật, nhận biết mối quan hệ hơn kém, chia nhóm đối tượng ở mọi lúc mọi nơi. 2.3 Sưu tầm, sáng tác thơ, truyện, trò chơi phù hợp để tích hợp lồng ghép trong giờ dạy trẻ có các biểu tượng về số lượng: Thơ, truyện, trò chơi luôn có sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với trẻ mẫu giáo. Khi tổ chức các hoạt động tôi đã sưu tầm, sáng tác thơ, truyện, trò chơi phù hợp để tích hợp lồng ghép trong giờ dạy trẻ hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm, tạo được sự chú ý, thích thú cho trẻ, giờ học đã đạt được hiệu quả tốt hơn. Ví dụ: Với bài dạy "Đếm đến 9. Nhận biết các nhóm trong phạm vi 9. Nhận biết chữ số 9", tôi cho trẻ luyện tập nhận biết các nhóm có 8 đối tượng qua bài thơ " Vườn xuân bé yêu" để trẻ đếm số hoa trong vườn xuân, gắn thẻ số tương ứng với số hoa trong vườn và trồng thêm hoa để vườn xuân có đủ số lượng là 8 cây. Qua đó trẻ đã rất chú ý, hứng thú tham gia hoạt động. Ở bài dạy này tôi còn tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi như: chung sức, bé vui xuân, trẻ được gắn hoa đủ số lượng là 9. Đặc biệt, trẻ được hoạt động vui chơi trên máy Kisdmart, trẻ lựa chọn các hình ảnh để in bưu thiếp có đủ số lượng là 9 hình ảnh và tô màu cho đủ 9 hình ảnh trong bưu thiếp. Với cách tổ chức trên, trẻ đã tích cực tham gia hoạt động, các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm của trẻ ngày càng cụ thể, rõ ràng. 2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy là biện pháp rất tích cực để gây hứng thú,sự tập trung của trẻ vào tiết học toán.Để tiết học toán có ứng dụng máy tính trình chiếu đòi hỏi cô giáo phải có kiến thức về pownpoint,bản thân tìm tòi nghiên cứu tạo ra các slide với các hiệu ứng gây hấp dẫn trẻ. Ví dụ : ở tiết học “đếm đến 7,nhận biết các nhóm có 7 đối tượng,nhận biết số 7” của chủ đề “Giao thông”Tôi cho trẻ ôn luyện đếm các nhóm trong phạm vi 6. Cho trẻ quan sát trên máy tính các nhóm PTGT,cho trẻ tự đếm nhẩm và nêu nhận xét về số lượng các nhóm PTGT,sau đó để khẳng định cô cho trẻ cùng đếm lại bằng cách xuất hiện từng PTGT với hiệu ứng xuất hiện hấp dẫn và trẻ sẽ đếm theo( ví dụ 1...2…3…….5,có 5 máy bay;4 xe máy…).Cô hỏi trẻ: “Cô muốn nhóm máy bay và nhóm xe máy đếu có số lượng là 6 chiếc thì phải làm sao?”.Lúc đó trẻ sẽ suy nghĩ và trả lời (Thêm 1 máy bay và thêm 2 xe máy nữa để cùng bằng 6) -Hoặc ở phần dạy trẻ tạo nhóm 7,đếm đến 7: Cô cho xuất hiện trên máy tính hình ảnh bầu trời,xuât hiện 7 máy bay. +Hỏi cháu: các con đoán xem có mấy máy bay ?Cô khẳng định bằng cách đếm lại(xuất hiện từng số theo thứ tự từ 1 đến 7 trên từng chiếc máy bay: 1 2 3 4 5 6 7 có 7 máy bay )- Xuất hiện 6 phi công. Hỏi cháu có mấy phi công?Đếm lại-(từng chú phi công: 1 2 3 4 5 6 có 6 chú phi công ) +Để nhóm máy bay bằng với nhóm các chú phi công ta phải làm sao?Cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo các cách .Cho trẻ đếm lại 2 nhóm sau khi đã thêm cho bằng 7. -Hoặc khi cho trẻ nhận biết số 7: Cho xuất hiện số 7,cho cháu nhận xét cấu tạo sau đó cô cho xuất hiện nét ngangxiên. Cho trẻ xem các kiểu số 7 khác nhau : số 7 để đọc,số 7 viết. 2.5: Dạy trẻ hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mọi lúc mọi nơi Ngoài giờ hoạt động chung của môn học toán,tôi dạy các cháu học đếm, thêm bớt,so sánh số lượng ,con số mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động chung của các môn học khác, hay trong các HĐNT,HĐG,hoạt động HMĐT,hoạt động BTLNT Ví dụ : Trong giờ học lĩnh vực Phát triển vận động .Đề tài: “bật tách khép chân vào 7 ô,tung bắt bóng”.Tôi gắn các con số vào các ô vẽ từ số 1 đến số 7.Khi thực hiện bài tập tôi cho trẻ nhận xét các ô vẽ này có gì đặc biệt?,sau đó cho trẻ đếm ,gọi tên các số 1.2.3.4.5.6.7 tất cả có 7 ô.Các con sẽ bật chụm chân vào ô số 1,tách chân vào ô số 2,lại chụm chân vào ô số 3 và tách chân vào ô số 4, tiếp tục bật chụm chân vào ô số 5, tách chân vào ô số 6,lại chụm chân vào ô số 7.Cho trẻ nhận xét “ Như vậy con sẽ bật chụm chân vào ô lẻ(1,3,5,7) và bật tách chân vào ô chẳn (2,4,6) Ví dụ: trong tiết dạy thuộc lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ,môn LQVH : Đề tài “câu chuyện “Vì sao thỏ cụt đuôi”.Ở phần trò chơi: “Tô màu các bức tranh theo nội dung câu chuyện”Tôi cho trẻ chơi kết nhóm 6,sau đó cô cho thêm 1 bạn vào nữa như vậy là thành nhóm mấy? (nhóm 7),Sau đó cho trẻ ngồi theo nhóm tô màu. Ví dụ: Ở hoạt động BTLNT “Pha nước cam” Cô cho trẻ quan sát cô thực hiện các bước pha nước cam.Cô vừa thực hiện vừa gọi tên các bước.Xong cô hỏi trẻ có tất cả mấy bước pha nước cam?Trẻ nhớ lại và trả lời (8 bước)Cô yêu cầu trẻ gọi tên từng bước(ví dụ : Bước 1: rót nước chìn để nguội vào ly,Bước 2:…Bước 8; uống nước cam)Như vậy sẽ hình thành ở trẻ phép đếm theo thứ tự từ 1 đế 8 và trẻ dễ nhớ các bước thực hiện. * Sau đây là một số kinh nghiệm của tôi dạy trẻ hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm: - Kinh ngiệm dạy trẻ đếm đúng số lượng: Làm thế nào để lôi cuốn trẻ vào giờ học, trẻ hứng thú say mê học toán. Đó là yêu cầu cần thiết với giáo viên trước khi chuẩn bị cho giờ hoạt động tôi đã chuẩn bị tham khảo trong chương trình và tìm tòi biện pháp tốt nhất. Tôi phải luyện cách đếm đúng để giúp trẻ cảm nhận được dạy trẻ từ cách chỉ theo thứ tự, từ phải qua trái, từ trên xuống dưới, dạy trẻ từ đơn giản đến khó, phù hợp với nhận thức của trẻ, trẻ còn được luyện thêm vào các giờ học khác, hay vào các hoạt động có mục đích của HĐNT,vào giờ họp mặt đón trẻ(cho trẻ đếm số bạn trong tổ,nhận xét bạn vắng)…. - Kinh nghiệm khi dạy trẻ, so sánh, thêm bớt: Khi dạy đến dạng hoạt động này, tôi đã tham khảo trên nhiều phương diện để vận dụng vào bài để phù hợp cho trẻ phù hợp với nội dung tính chất của bài dạy. Dạy so sánh , thêm bớt cần phải có sự chuẩn bị về đồ dùng đẹp, hấp dẫn phù hợp với chủ đề,bài dạy. Để lối cuốn trẻ vào hoạt động tôi đã tạo ra nhiều các đồ dùng tự tạo gần gũi với trẻ như đoàn tàu lửa,con giống, búp bê…(từ vật liệu đã qua sử dụng như lon bia,chai sữa,hủ sữa chua …)và các tranh ảnh để trẻ kết hợp vận dụng vào tiết học. Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động thì các hình thức cô và trẻ hoạt động cùng cần phải sáng tạo phong phú. - Kinh nghiệm dạy trẻ: chia nhóm đối tượng. Khi cho trẻ chia nhóm tôi phải là người hướng dẫn đúng, Khuyến khích trẻ chia nhóm tự do theo nhiều cách khác nhau,biết kết hợp các kỹ năng phù hợp để lôi cuốn trẻ thực hiện. Cho trẻ thực hiện tiếp trên đồ dùng trực quan... từ việc cho trẻ chia nhóm với nhiều hình thức giúp trẻ hứng thú. Từ đó giúp trẻ cảm nhận được tính chất nội dung của tiết học. III/ GIÁO ÁN THAM KHẢO Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Bộ môn : Làm quen với toán Đề tài: ĐẾM ĐẾN 7,NHẬN BIẾT NHÓM CÓ 7 ĐỐI TƯỢNG,NHẬN BIẾT SỐ 7. I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Cháu đếm đến 7, nhận biết nhóm có 7 đối tượng.Nhận biết số 7. -Luyện kĩ năng đếm Lồng ghép: GD ATGT II/ CHUẨN BỊ: -Cô: các nhóm ptgt có sl 7 gắn xung quanh lớp.Số 7 tương ứng -3đầu tàu và các toa tàu(mỗi tàu 7 toa ,các toa tàu có gắn các số 1…7). -Giáo án điện tử. Tranh số 7 trong vở trẻ cở A4 -Bài hát: “Em đi chơi thuyền”, “Đoàn tàu nhỏ xíu”, ‘Anh phi công ơi” -Trẻ: Mỗi cháu 7máy bay,7 phi công,số 6,7,5 III/TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động 1:Ổn định Hát “em đi chơi thuyền” Khi được ba mẹ cho đi công viên chơi thuyền các con nhớ ngồi cẩn thận,không thò tay chân ra ngoài nhé! Hoạt động 2: Ôn luyện,nhận biết số lượng trong phạm vi 6. -Bây giờ chúng ta cùng chơi “chèo thuyền” nha.Mỗi chiếc thuyền chỉ chở được 6 người thôi.bây giờ các con giơ mái chèo qua bên phải và chèo 6 lần.sau đó đổi qua trái chèo 6lần.Cho cháu quay sang hàng ngang ngồi xuống trước màn hình -Các con nhìn lên màn hình xem có ptgt gì nha .(Cho xuất hiện 6 xe máy).Hỏi cháu xe gì?màu gì?Có mấy bánh?Khi tham gia giao thông bằng xe máy chúng ta phải đội nón bảo hiểm nhé! ( slide 3) +Có mấy chiếc xe máy? Cô khẳng định lại -Các con xem còn ptgt gì nữa nè!(xuất hiện 4 xe đạp)Có mấy xe đạp? ( slide 3) -Còn ptgt gì nữa đây?(xuất hiện 5 xe ô tô)Có mấy chiếc xe ô tô? ( slide 3) -Cô hỏi: 6 xe máy tương ứng vơi số mấy?( Còn 4 xe đạp tương ứng với số mấy?(số 4) và 5 xe ô tô tương ứng với số mấy?.Cô khẳng định lại và cho xuất hiện số tương ứng với các nhóm( slide 3) -Bây giờ cô muốn nhóm xe đạp và nhóm xe ô tô đều có số lượng là 6 cô phải làm sao?Cô khẳng định lại và cho xuất hiện đồng thời 2 xe đạp và 1 xe ô tô. ( slide 3) +Để chỉ 6 xe đạp và 6 xe ô tô ta dùng số mấy?(số 6)Cô cho xuất hiện đồng thời số 6 tương ứng với 2 nhóm xe đạp và ô tô. ( slide 3) -Xe máy,xe đạp và xe ô tô là ptgt đường gì? Hoạt động 3: Tạo nhóm 7,đếm đến 7,số 7. *Cô mở máy hát bài “Anh phi công ơi”Cho cháu làm động tác máy bay vừa hát bài “anh phi công ơi”và chuyển đội hình ngồi hình chữ u trên ghế. Các con vừa chơi làm động tác của ptgt gì? Máy bay là ptgt đường gì?Máy bay thì bay ở đâu? -Cô cho xuất hiện slide 4: hình ảnh bầu trời,xuât hiện 7 máy bay. +Hỏi cháu: các con đoán xem có mấy máy bay ?Cô khẳng định bằng cách đếm lại(xuất hiện từng số theo thứ tự từ 1 đến 7 trên từng chiếc máy bay: 1 2 3 4 5 6 7 có 7 máy bay )-tuyên dương( slide 4). Hoạt động của trẻ - Trẻ hát hoặc hưởng ứng theo giai điệu bài hát và Cháu vừa hát vừa chuyển thành 3 hàng dọc. - Cháu chơi chèo thuyền bên phải,bên trái -Trẻ quan sát vừa đếm nhẩm. - Trẻ tự đếm bằng mắt và trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ suy nghĩ trả lời - Trẻ chú ý xem và nghe cô đọc -trẻ suy nghĩ và trả lời: Thêm 2 xe đạp để có 6 xe đạp và thêm 1 ô tô để có 6 ô tô. - ptgt đường bộ) -Cháu vừa hát theo vừa làm động tác nghiêng người bay liệng -Máy bay,là ptgt đường không,bay ở trên trời -Cháu đếm nhẩm bằng mắt và trả lời tự do. Cô giới thiệu: Giờ học toán hôm nay cô cho các con “đếm đến 7,nhận biết nhóm có 7đối tượng,nhận biêt số 7”(Cô vừa nói vùa cho xuất hiện đề tài trên màn hình vi tính slide 2). +Để điều khiển những chiếc máy bay này cần đến ai?Xuất hiện 6 phi công.Hỏi cháu có mấy phi công?Đếm lại-(từng chú phi công: 1 2 3 4 5 6 có 6 chú phi công )tuyên dương. ( slide 4) +Con có nhận xét gì về nhóm máy bay với nhóm các chú phi công?Cô gợi ý:Có 7 máy bay mà chỉ có 6 chú phi công vậy nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy? Vì sao con biết +Vậy nhóm nào ít hơn?(nhóm chú phi công)Ít hơn mấy?(ít hơn 1). +Để nhóm máy bay bằng với nhóm các chú phi công ta phải làm sao?Cô khẳng định: Để nhóm máy bay bằng với nhóm chú phi công ta bớt đi 1 máy bay hoặc là thêm 1 chu phi công nữa . +Bây giờ cô thêm 1 chú phi công nữa nhé! (Cho xuất hiên thêm 1 chú phi công) ( slide 4) +Số máy bay và số chú phi công bây giờ như thế nào?Cùng bằng mấy? +Chúng ta cùng đếm lại xem nhé!(1….7 có 7máy bay,1….7có 7 chú phi công).(slide 5) -Để chỉ số lượng 7 may bay và 7 chú phi công ta dùng số mấy? (số 7)Cho xuất hiện số 7 (slide 4). -Cho xuất hiện số 7((slide 6).Con có nhận gì về số 7?(Gồm 1 nét thẳng ngang và 1 nét xiên phải).Cô khẳng định và cho xuất hiện nét ngang-xiên( slide 6) - Cho trẻ xem các kiểu số 7 khác nhau : số 7 để đọc,số 7 viết. -Cho cháu đọc theo cô:lớp,cá nhân Hoạt động 4: Luyện tập: Cho cháu hát “Em tậplái ô tô’vừa làm động tác lái ô tô về bàn ngồi. -Cho cháu chơi “Gió thổi”những chiếc rỗ lên bàn. Yêu cầu cháu lấy 7 máy bay xếp thành 1 hàng ngang,lấy 6 chú phi công đặt dưới mỗi máy bay 1 phi công. -Cho cháu đếm số máy bay,sau đó đếm số chú phi công.Nhóm máy bay và ô tô như thế nào ?Nhóm nào nhiều hơn?Nhiều hơn mấy? - Muốn nhóm chú phi công bằng nhóm máy bay các con phải làm sao?(Thêm 1 chú phi công)cho cháu thêm 1 phi công. -Bây giờ nhóm máy bay và nhóm chú phi công như thế nào? (bằng nhau)Cùng bằng mấy?(bằng 7) -Các con cùng đếm lại 2 nhóm nào!Để chỉ 7máy bay,7chú phi -Chú phi công -Cháu đếm và trả lời -Cháu suy nghĩ và trả lời: (nhóm máy bay nhiều hơn, nhiều hơn 1, Vì có 1 máy bay thừa ra mà không có chú phi công). -thêm 1 chú phi công hoặc bớt đi 1 máy bay -Bằng nhau,cùng bằng 7 -Cháu đếm lại cùng cô -Cháu quan sát,nhận xét số 7 -Cháu quan sát,đọc số 7 -Cháu thực hiện công con phải dùng số mấy?(số 7) -Các con hãy nhắm mắt và sờ lấy đúng số 7 gắn vào 2 nhóm máy bay và phi công nào! -Bây giờ các con hãy giúpchú phi công lái máy bay nào!(cháu lấy và đếm lần lượt từng máy bay vào rỗ) -Các chú phi công cũng cần đi nghỉ ngơi(cháu đếm lần lượt từng chú phi công vào rỗ) Hoạt động 5: Trò chơi-Luyện tập -Hát “lại đây với cô”Cháu tập trung lại trước mặt cô ngồi xuống. -Các con thử tìm xung quanh lớp mình xem có nhóm đồ dùng hay ptgt nào có số lượng 7 không?(xe xích lô,tàu thủy…) -Chơi: ai nhanh mắt Cô đọc câu đố thuyền buồm.Cho xuất hiện 7 thuyền buồm. (slide 7)có bao nhiêu chiếc thuyền?đếm lại,tương ứng với số mấy?Xuất hiện số 7. -Cho trẻ chơi:Tối –sáng Xuất hiện tàu lửa,tàu lửa chạy ở đâu?có mấy chiếc tàu lửa? tương ứng với số mấy,xuất hiện số tương ứng(slide 8) *Trò chơi: lật số tìm hình (slide 9) -Các con nhìn xem trên màn hình cô có các nhóm số từ 17.Bây giờ các con sẽ lật từng ô số lên và đoán hình nền xem thử là hình gì nha.Mời cháu lên kích chuột để các con số từ 1-7 từ từ biến mất.(Lớp đếm theo) Kinh khí cầu là ptgt đường gì?.làm máy bay về ghế ngồi *Cho trẻ về ghế ngồi: cô hướng dẫn cháu thực hiện bài tập trong vở toán. *Trò chơi động: gắn các toa tàu: Cho trẻ hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” ra sân xếp 3 hàng dọc .Khi có hiệu lệnh 3 bạn đầu hàng nhảy bật lên lấy toa tàu có số 1 gắn vào đầu tàu sau đó chạy về cuối hàng,bạn thứ hai tiếp tục nhảy bật lên lấy toa tàu thứ 2, cứ như thế cho đến hết toa tàu thứ 7.Trong cùng thời gian là 1 bản nhạc ngắn, đội nào gắn được đoàn tàu đủ 7 toa là thắng. *Nhận xét-kết thúc -Cả lớp đếm lại và gắn số tương ứng. -Cháu quan sát,đếm,nói số tương ứng - Cháu quan sát,đếm,nói số tương ứng -Cháu quan sát,gọi tên thứ tự các số từ 1- 7. - Cháu đoán hình nền(Kinh khí cầu) -Cháu thực hiện bài tập trong vở - Cháu chơi. C: PHẦN KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ: Qua quá trình hoạt động làm quen với toán theo hình thức mới tại lớp. Tôi thực hiện nghiêm túc chương trình theo hướng mới, với việc vận dụng một số biện pháp, một số kinh nghiệm trên. Đến nay nhìn chung cháu rất thích học môn toán, thích hoạt động với toán, khả năng về toán của trẻ cao hơn, trẻ hoạt động tự tin thải mái, đặc biêt, trẻ đã có biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm. Giáo dục làm quen với toán theo hình thức đổi mới giúp trẻ được hoạt động thoải mái, trẻ tham gia vào các hoạt động làm quen với toán một cách tự tin. Đổi mới hình thức làm quen với toán giúp trẻ cảm nhận được khả năng kiến thức, nội dung về toán. Giờ hoạt động làm quen với toán theo hình thức mới diễn ra nhẹ nhàng, không gò bó, cô và trẻ cùng được hoạt động thoải mái, mở rộng được kiến thức thông qua tổ chức đưa trẻ làm quen vào hoạt động II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Bằng kinh nghiệm thực tế trong qua trình dạy "Hoạt động làm quen với toán" có sự giúp đỡ của phòng giáo dục và nhà trường tôi đã thực hiện giáo dục toán theo mới đạt kết quả cao trong năm học. Tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ, có lòng nhiệt tình và có lòng ham muốn môn học. - Giáo viên phải là người giàu kinh nghiệm, phải có tính linh hoạt, tính tích cực tìm tòi, học hỏi. - Giáo viên phải là người có kiến thức chuyên môn vững vàng về hình thức giáo dục về toán đổi mới. Có sáng tạo trong lời dẫn dắt bài dạy để gây hứng thú cho trẻ, thường xuyên sáng tác thơ, truyện, trò chơi phù hợp tích hợp vào giờ dạy. - Biết chọn bài kết hợp phù hợp theo nội dung bài dạy và sắp xếp bài dạy hợp lý, giờ hoạt động phải biết sử dụng đồ dùng phù hợp, gây hứng thú cho trẻ. Biết chọn nội dung tích hợp, trình bày, hấp dẫn và phù hợp trẻ. Nắm vững đặc điểm nhận thức của từng trẻ để có phương pháp dạy phù hợp. Phát triển khả năng nhận thức về toán cho trẻ và đảm bảo chất lượng giáo dục đồng bộ. Kết hợp trong giờ khéo léo, sinh động gây hứng thú cho trẻ. -Quá trình dạy, giáo viên phải quan tâm đến kiến thức cá nhân để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp. Phải tạo điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Các bài tập chuẩn bị cho giờ hoạt động chung cũng như dạy các kỹ năng về toán cho trẻ. -Giáo viên phải có sự tham mưu với nhà trường và vận động phụ huynh để có đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động về toán. D. TÀI LIỆI THAM KHẢO: Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi. Tâm lí học trẻ em. Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non. Trang web hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em: WWW.mamnon.com Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giáo dục làm quen với toán cho trẻ Tôi rất mong sự quan tâm góp ý của BGH nhà trường và các đồng chí giáo viên cho bản sáng kiến của tôi. Xác nhận của hội đồng thi đua nhà trường Phước Lộc ngày 22 /12/2011 Người thực hiện: Phùng Thị Như Hoa MỤC LỤC A – PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn B- PHẦN NỘI DUNG I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC SƠ ĐẲNG CHO TRẺ MẦM NON: 1. Vai trò và nhiệm vụ của quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non 2. Nội dung hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non: II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ KHI DẠY TRẺ LÀM QUEN VỚI TOÁN 1. Khảo sát ban đầu 2. Các biện pháp - Kinh ngiệm dạy trẻ đếm đúng số lượng - Kinh nghiệm khi dạy trẻ, so sánh, thêm bớt: - Kinh nghiệm dạy trẻ: chia nhóm đối tượng. III. GIÁO ÁN MINH HOẠ C- KẾT LUẬN: I. KẾT QUẢ: II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan