Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa trung ương và địa phƣơng trong nền hành chính việt thời kỳ pho...

Tài liệu Mối quan hệ giữa trung ương và địa phƣơng trong nền hành chính việt thời kỳ phong kiến

.PDF
11
397
89

Mô tả:

S Ố QUA Ể Ệ G ỮA TRU G ƢƠ G VÀ Í . ẶT V SU 4 V ỆT A A P ƢƠ G TRO G Ề À T Ờ P O GK Ế Ề: Mối quan hệ giữa trung ương và địa phương trong một nền hành chính quốc gia là mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại, theo xu hướng trung ương ngày càng chi phối địa phương nhưng địa phương vẫn giữ được tính độc lập tương đối của mình. Suốt thời kì dài của lịch sử trung đại Việt Nam, việc xây dựng một bộ máy nhà nước, một nền hành chính thống nhất, thực chất là việc giải quyết mối quan hệ giữa trung ương và địa phương. Trong mối quan hệ giữa nhà nước phong kiến trung ương và địa phương, việc xây dựng bộ máy nhà nước tập quyền thống nhất đòi hỏi triều đình trung ương phải nắm được địa phương, bắt địa phương phải phục tùng theo quỹ đạo quản lí chung của nhà nước. Do đó, ngay từ khi mới lên ngôi, các ông vua của các triều đại phong kiến Việt Nam đều cố gắng xây dựng một chính quyền tập trung, thống nhất, chống hiện tượng phân tán, cát cứ và từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế. Thành quả của quá trình đó là một hệ thống chính trị thống nhất từ trung ương xuống đến địa phương trong triều Lê sơ, triều Nguyễn. Các triều đại phong kiến Việt Nam cũng đưa ra nhiều chính sách nhằm đoàn kết sức mạnh dân tộc từ miền xuôi lên miền ngược, từ vương hầu, quí tộc, quan lại cho tới chúng dân. Cũng nhờ đó, triều đình phong kiến đã quản lí được những vùng miền trên lãnh thổ của mình, huy động được tối đa sức dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Trong công cuộc đổi mới đất nước và cải cách hành chính hiện nay, những bài học về cách thức tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước và hệ thống hành chính quốc gia, cũng như các chính sách dân tộc của thời kì phong kiến độc lập vẫn còn nhiều giá trị quí báu. 1 . G Ả QUYẾT V . Ề: ối quan hệ giữa trung ƣơng và địa phƣơng trong nền hành chính Việt am trƣớc thời ê sơ ( thế kỉ X đến X V). Thế kỉ X là một thế kỉ bản lề, đã đánh dấu bước chuyển biến lớn lao trong trong lịch sử dân tộc, chấm dứt ách đô hộ hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, đất nước tiến vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài. Hoàn cảnh lịch sử mới đặt ra yêu cầu xây dựng một nhà nước quân chủ độc lập, với chính quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, việc xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất trong thời kì này cũng gặp rất nhiều khó khăn do những tàn dư của chính quyền đô hộ để lại. 1.1.Nhà nước thời Đinh - Tiền Lê là tổ chức nhà nước mở đầu cho một quốc gia thống nhất, ổn định lâu dài. Thể chế quân chủ Đinh - Tiền Lê ra đời là hệ quả tất yếu của một tiến trình đấu tranh vũ trang nhằm thống nhất đất nước, tiêu diệt các yếu tố phân tán, cát cứ. Hệ thống chính trị từ trung ương xuống địa phương còn sơ khai, chưa có phân công, phân nhiệm rõ ràng, tên gọi các chức quan chưa hoàn chỉnh. Các hoàng tử được cử đi trấn trị, coi giữ địa phương và có toàn quyền về mọi mặt. Nghĩa là, chính quyền địa phương nằm trong tay hoàng tộc, nhằm ràng buộc địa phương vào chính quyền trung ương, nhưng chưa hình thành ở đây một tổ chức chính quyền địa phương thật sự. Việc trấn trị này mang nặng ý nghĩa quân sự mà thôi. 1.2.Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của thế kỉ X, hai triều đại Lý-Trần đã củng cố, xây dựng nên một thiết chế chính trị khá hoàn chỉnh từ trung ương xuống đến địa phương. Chính quyền trung ương đứng đầu là nhà vua, dưới vua là một hệ thống các quan đại thần giúp việc và hệ thống các cơ quan trung ương như sảnh, viện, đài. Đối với các địa phương, nhà nước Lý - Trần cũng cố gắng củng cố sự thống nhất lãnh thổ, phân chia cả nước thành các lộ, phủ châu hương- giáp và cấp cơ sở là xã. Đầu thế kỉ XI, Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, tổ chức lại chính quyền trung ương, ổn định các vùng biên giới. Các vua kế tiếp cố gắng củng cố sự thống nhất lãnh thổ bằng việc cho các hoàng tử, công chúa đi cai quản các lộ, phủ. Các hoàng tử, công chúa này được đặc quyền giải quyết mọi việc từ chính trị, an ninh, hộ khẩu, thuế khóa đến tuyển mộ quân lính khi có chiến tranh. Việc làm này của nhà Lý đã có tác dụng 2 chống lại sự thâu tóm quyền lực vào tay các dòng họ khác, trong điều kiện chính quyền trung ương chưa đủ mạnh. Nhờ quan hệ huyết tộc mà mối ràng buộc chặt chẽ của địa phương vào chính quyền trung ương ngày càng được củng cố. Sự thực về cuộc sống khá an bình của nhân dân, những số liệu về nhân khẩu, phương thức thu thuế, lấy lính theo chế độ “ngụ binh ư nông”... chứng tỏ thời Lý đã có một hệ thống hành chính quản lý địa phương có hiệu lực. Tuy nhiên, đối với các vùng dân tộc ít người, vùng miền núi xa xôi, ảnh hưởng của triều đình nhà Lý còn chưa sâu đậm; chính quyền vẫn nằm trong tay tầng lớp thống trị người địa phương, như tù trưởng các sách, động và bằng việc cha truyền con nối để cai quản. Trước thực trạng đó, các vua triều Lý đã thực hiện chính sách “nhu viễn”, nhằm “ràng buộc” tầng lớp thống trị bản địa để đưa những vùng đất xa xôi đó nằm trong tầm kiểm soát của mình. Chính sách ràng buộc các tầng lớp thống trị ở miền núi tiêu biểu nhất là dùng quan hệ hôn nhân để lôi kéo các châu mục, các tù trưởng có thế lực; như trường hợp vua Lý Công Uẩn gả con gái cho tù trưởng động Giáp ở Lạng Châu, vua Thái Tông lấy con gái Đào Đại Di ở Đăng Châu làm phi… Bằng quan hệ hôn nhân, các vua Lý đã đưa hàng loạt các tù trưởng miền núi trở thành thân tộc của triều đình, tránh được nguy phản loạn, cát cứ. Chính sách này cũng đã tạo nên một vành đai an toàn ở vùng biên ải, chống phá được các âm mưu xâm nhập quấy rối của các thế lực từ phương Bắc. Khi các tù trưởng, châu mục quy phục triều đình, họ cũng đã đoàn kết chặt chẽ với triều đình làm nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống (năm 1075-1077). Bên cạnh đó, các vua nhà Lý cũng sẵn sàng đem quân đánh dẹp những cuộc phản loạn, có ý đồ cát cứ chống lại triều đình, thể hiện ý thức về một quốc gia thống nhất toàn vẹn. Trong đó, lớn nhất là trấn áp cuộc nổi dậy của Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao tại châu Thảng Do (Cao Bằng). Có thể nói, nhờ thái độ rất cương quyết của nhà Lý mà biên cương được giữ vững, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố. Thời Trần, hệ thống hành chính địa phương được tổ chức qui củ hơn. Mối ràng buộc giữa trung ương và địa phương chặt chẽ, rõ ràng hơn trước kia. Một số hoàng tử được cử đi trấn trị ở các châu xa. Lực lượng cai quản chính ở các địa phương là một hệ thống các quan chức nhà nước. Các chức An phủ sứ, Tri phủ đứng đầu các lộ có quyền mọi mặt về dân sự và an ninh ở địa phương. Lúc có biến họ được phép tuyển mộ quân 3 đội tham gia trấn áp các lực lượng chống đối. Giúp việc an ninh địa phương còn có các vương hầu, quí tộc cao cấp, sống ở các thái ấp do vua phong. Năm 1242, nhà Trần có cuộc cải tổ lớn, chính thức với tay đến cấp xã. Nhà Trần cho đặt các chức Đại tư xã, Tiểu tư xã qui định dùng quan chức có phẩm hàm để làm. Đại tư xã từ ngũ phẩm trở lên, Tiểu tư xã từ lục phẩm trở xuống. Đại Tư xã phải quản 2 hoặc 3 xã, là người trông coi mọi việc trong xã, vừa đại diện cho nhà nước vừa đại diện cho xã. Còn có các chức xã giám (phụ trách an ninh), xã chính (phụ trách chung), xã sử (phụ trách việc điều động phu dịch, giúp xã chính). Ngoài ra còn có chức Câu đương, đứng đầu các giáp và theo dõi việc kiện tụng. Tiếp tục chính sách của thời Lý đối với các dân tộc thiểu số miền núi, nhà Trần cũng thực hiện chính sách “vừa nhu, vừa cương”, một mặt gả công chúa cho các tù trưởng để kết thân, mặt khác sẵn sàng đem quân đi đàn áp nếu các tù trưởng có ý định chống đối triều đình. Nhờ chính sách này, trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên đã có sự tham gia tích cực của nhân dân, cũng như một số tù trưởng dân tộc ít người như Hà Đặc (Phú Thọ) hay Nguyễn Thế Lộc (Lạng Sơn). Với những chính sách tích cực của mình, hai triều đại Lý - Trần đã liên kết, ràng buộc được những khu vực miền núi xa xôi, tạo nên một sức mạnh thống nhất, đưa đất nước vượt qua được những giai đoạn lịch sử khó khăn nhất. Mặc dù sử liệu về thời Lý Trần còn ít, song những thông tin nói trên vẫn cho chúng ta thấy được sự quan tâm của nhà nước đến chính quyền địa phương, cố gắng với tay đến chính quyền cấp xã, đưa các chức dịch ở xã vào hàng ngũ quan chức (gọi là các xã quan), đảm bảo sự thống chất về mặt chính trị trên phạm vi cả nước, từ trung ương đến địa phương. 1.3.Cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly thực hiện cải cách nhằm cứu vãn chế độ quân chủ tập quyền đang khủng hoảng, tăng cường bộ máy chính quyền các cấp. Năm 1379, ông đặt lại quan chế, sắp xếp hệ thống quan lại ở địa phương, thống nhất việc quản lí từ trung ương đến địa phương. Các chức An phủ sứ ở lộ phải quản toàn bộ lộ đến các phủ, huyện, châu... trong lộ, lộ trực tiếp chịu trách nhiệm trước Nhà nước trung ương. Hồ Quý Ly cũng loại bỏ dần tầng lớp quý tộc Trần khỏi bộ máy chính quyền trung ương, thay thế bằng tầng lớp Nho sĩ có tư tưởng cải cách. 4 Tóm lại, trải qua thời kì dài dựng nước (thế kỉ X - XIV), các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần và Hồ đã tạo nên một hệ thống hành chính quốc gia tương đối hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương, bao gồm cả các xã thôn. Tuy nhiên, thời kì này chính quyền trung ương chưa được tổ chức một cách chặt chẽ nhằm nắm chắc quyền lực thống nhất của mình, nên thế lực địa phương còn mạnh và phân tán. 2. ối quan hệ giữa trung ƣơng và địa phƣơng trong nền hành chính Việt am thời ê sơ ( thế kỉ XV). Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, đất nước trở lại hoàn toàn độc lập. Thủ lĩnh tối cao Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (1428), lập ra nhà Lê sơ. Trong những năm đầu, Lê Thái Tổ chưa thể xây dựng ngay được một hệ thống hành chính hoàn toàn khác trước, nên về cơ bản quan hệ giữa chính quyền trung ương với địa phương chưa có thay đổi gì đáng kể so với trước. Sau hơn 30 năm, khi xã hội Đại Việt chuyển sang thời kì ổn định và phát triển, lãnh thổ mở rộng đến núi Thạch Bi (nam Ninh Bình), Lê Thánh Tông mới quyết định thực hiện một cuộc cải cách hành chính quốc gia, từ trung ương đến địa phương. Ở trung ương, Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức quan và các cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, đó là Thượng thư sảnh, Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh, Khu mật viện cùng các viên quan cao cấp nhất như Tướng quốc (Tể tướng), Đại hành khiển, tả, hữu Bộc xạ...Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Giúp việc cho vua là 6 bộ, phụ trách các mặt hoạt động khác nhau của nhà nước. Bên cạnh 6 bộ còn có 6 tự có chức năng thừa hành công việc của 6 bộ, có 6 khoa để giám sát công việc của các bộ. Hệ thống hành chính từ cấp trung gian đến cấp cơ sở là xã cũng có những cải cách cơ bản, quan trọng. Ở địa phương, Lê Thánh Tông bãi bỏ các đơn vị trung gian, thống nhất chia cả nước làm 13 đạo thừa tuyên. Dưới đạo thừa tuyên là các phủ, huyện (châu), xã. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti ngang quyền nhau, cùng quản lí công việc chung theo thể chế tam quyền phân lập. Ba ti gồm: Đô ti phụ trách quân sự, Thừa ti trông coi mặt dân sự và Hiến ti phụ trách công việc thanh tra, giám sát các quan lại trong đạo của mình. Các ti chịu trách nhiệm trực tiếp trước triều đình theo hệ thống dọc. Các chức Đô tổng 5 binh sứ hay Thừa tuyên sứ chỉ có quyền đối với ti của mình và trực tiếp chịu trách nhiệm trước vua và cán bộ ở trung ương, không có một chức quan đứng đầu đạo thừa tuyên, chỉ đạo mọi việc. Mỗi đạo còn có một viên Giám sát ngự sử (thuộc Ngự sử đài), có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ hoạt động của Hiến ti. Dưới đạo là các phủ, các huyện (châu) do Tri phủ, Tri huyện (Tri châu) đứng đầu, cấp cơ sở là xã do xã trưởng đứng đầu. Lê Thánh Tông đã có những cải cách nhằm hạn chế tối đa tính tự trị của làng xã bằng việc đề ra những nguyên tắc, thể lệ rõ ràng cho việc thành lập xã mới và bầu cử xã trưởng. Về việc bầu xã trưởng, Lê Thánh Tông có những qui định cụ thể như: + Qui định số lượng xã trưởng tương ứng với từng loại xã: xã lớn 500 hộ trở lên có 5 xã trưởng, xã vừa 300 hộ trở lên có 4 xã trưởng, xã nhỏ 100 hộ trở lên có 2 xã trưởng. Đặc biệt, số xã trưởng trong từng xã lại phân làm các chức: xã chính, xã sử, xã tư, mỗi người một việc. Điều này cho thấy các chức danh đứng đầu mỗi xã được phân công, phân nhiệm rõ ràng, không hề có sự chồng chéo. + Định rõ tiêu chuẩn bầu chọn xã trưởng: chọn hạng giám sinh, sinh đồ tuổi cao nhưng học nghiệp không tiến bộ hoặc là con người lương thiện, tuổi từ 30 trở lên, không vướng việc quân, biết chữ...Ngoài ra, Lê Thánh Tông cũng chú ý đến tiêu chuẩn không cùng họ hàng thân tộc để hạn chế sự móc nối vây cánh và ngăn ngừa sự liên kết bè đảng, thân thích. Cùng với những tiêu chuẩn bầu chọn xã trưởng là những qui định về chế độ khảo hạch, giảm thải các chức danh quản lí làng xã. Có thể nói, việc bầu xã trưởng đã được vua Lê Thánh Tông qui định rất nghiêm ngặt và chặt chẽ thể hiện vai trò của Nhà nước cũng như mối quan hệ gắn kết giữa trung ương và địa phương trong thời kì này. Bên cạnh đó, nhà nước thời Lê Thánh Tông cũng đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn nạn cường hào nhũng nhiễu trong các làng xã. Điều đó được thể hiện qua nhiều quy định mang tính pháp luật. Triều đình Lê Thánh Tông đã rất kiên quyết xử lí các hiện tượng “dựa vào quyền thế ức hiếp xóm làng, coi thường luật pháp làm nhiều điều sai trái". Như vậy, hệ thống hành chính thời Lê Thánh Tông thể hiện được tính tập trung từ dưới lên trên, từ địa phương đến trung ương, đề cao quyền hành toàn diện của người đứng đầu nhà nước. Sự thông thuộc từ trên xuống đã thể hiện rõ ràng, quyền lực của 6 toàn hệ thống đó tập trung vào trong tay vua, vua quản lí công việc của triều đình nói chung, triều đình thể hiện sức mạnh chi phối xuống các địa phương và chịu trách nhiệm trước vua; các phủ quản các huyện, huyện quản xã nhưng phủ lại chịu trách nhiệm trước tam ti, tam ti chịu trách nhiệm trước vua và triều đình. Mỗi cấp như vậy đều có nhiệm vụ riêng, không dẫm đạp lên nhau mà lại ràng buộc nhau. Đó là hệ thống chính quyền phong kiến tập trung cao độ, có ý nghĩa quan trọng đối với một quốc gia thống nhất trên cơ sở nông nghiệp, kinh tế hàng hóa chưa phát triển, giao thông liên lạc còn khó khăn. 3. ối quan hệ giữa trung ƣơng và địa phƣơng trong nền hành chính Việt am thời nhà guyễn ( nửa đầu thế kỉ X X). Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, năm 1802 nhà Nguyễn làm chủ một lãnh thổ rộng lớn, hợp nhất hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ. Đứng trước tình hình mới của đất nước, Gia Long buộc phải thực hiện "giải pháp tình thế": đặt chức Tổng trấn Bắc thành (gồm 11 trấn) và Gia Định thành (gồm 5 trấn) ở hai đầu đất nước và niềm Trung ở giữa trực thuộc triều đình. Mỗi Tổng trấn đều có chức Tổng trấn đứng đầu, có quyền quyết định mọi việc rồi mới báo cáo lên vua sau. Tuy nhiên, trong những điều kiện cụ thể, Gia Long vẫn cố gắng nắm lấy mọi quyền hành trong nước, nâng cao quyền lực chuyên chế của mình. Chính quyền trung ương vẫn được tổ chức như thời Lê sơ, với sự gia tăng quyền lực của vua. Sau 30 năm nắm quyền, nhà Nguyễn đã tạo được điều kiện cần và đủ cho việc thống nhất tổ chức cai quản đất nước từ trung ương đến địa phương. Cái gọi là "giải pháp tình thế" không còn tồn tại nữa khi Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính lớn. Dưới thời trị vì của ông, tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương xuống đến các địa phương chặt chẽ hơn, hoàn chỉnh hơn theo ý đồ tập trung mọi quyền lực cao nhất vào nhà nước trung ương mà trực tiếp là Hoàng đế. Minh Mạng đã thực hiện những cải cách trong việc tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lí nhà nước. Đứng đầu triều đình là nhà vua, nắm giữ mọi quyền hành. Giúp việc và tham mưu cho nhà vua có một số cơ quan như: Nội các, Viện cơ mật, Đô sát viện. Nội các (lập năm 1829) thay thế Văn thư phòng, có nhiệm vụ giữ ấn triện của nhà nước, 7 đóng ấn triện vào các chỉ dụ của vua, ghi chép lời vua, coi giữ sách công, giấy tờ bang giao, các bản châu phê, tâu báo... Viện cơ mật (lập năm 1834) là cơ quan trọng yếu chuyên bàn bạc giúp vua những công việc trọng đại của đất nước. Đô sát viện (lập năm 1832) là cơ quan giám sát hoạt động của các quan chức trong hệ thống cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương. Đô sát viện không chịu sự kiểm soát của bất kì cơ quan nào ở triều đình ngoài nhà vua. Ngoài ra còn các cơ quan khác như 6 bộ, 6 tự, 6 khoa, Quốc tử giám, Hàn lâm viện được giữ như cũ. Về cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lí nhà nước ở các địa phương từ thời Minh Mạng có nhiều thay đối, chặt chẽ hơn, có tác dụng củng cố chế độ quân chủ chuyên chế và thống nhất quốc gia. Các đơn vị hành chính cấp thành, trấn bị bãi bỏ, thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính cấp trung gian trong cả nước là liên tỉnh và tỉnh. Cả nước có 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên chịu sự quản lí và kiểm soát trực tiếp của chính quyền trung ương. Đứng đầu cấp tỉnh, liên tỉnh là Tổng đốc. Tổng đốc cai quản một liên tỉnh kiêm hạt trực tiếp một tỉnh, tỉnh còn lại giao cho Tuần phủ. Cùng với quan đầu tỉnh có 2 ti Bố chánh và Án sát do Bố chính sứ (trông coi thuế má, đinh điền, truyền đạt mệnh lệnh của vua cho các chức, viện) và Án sát sứ (chuyên về việc hình phạt, án ngục, kỉ cương, phong tục, giám sát quan lại) đứng đầu. Bên cạnh đó còn có Đề đốc hoặc Lãnh binh cai quản binh lính thừa hành theo lệnh của Tổng đốc. Hệ thống quan lại ở phủ, huyện, châu, tổng, xã cũng được thống nhất. Năm 1823, Minh Mạng bãi bỏ thể lệ đặt ở một phủ, một huyện có hai viên tri phủ, tri châu từ thời Gia Long mà chỉ đặt ở mỗi phủ, mỗi huyện một viên. Tri phủ trực tiếp quản lí một huyện lớn, kiêm nhiệm một số huyện nhỏ. Minh Mạng cũng qui định thực hiện thống nhất trong cả nước số lượng quan lại cho các phủ, huyện, tổng, xã theo số đinh, số ruộng đất hoặc số lượng công việc. Năm 1828, Minh Mạng quy định việc cắt đặt lí trưởng ở các làng xã Bắc thành: mỗi xã đều đặt một lí trưởng; số đinh trên 50 người thì đặt thêm một lí trưởng; số đinh trên 150 thì cắt đặt hai viên phó lí. Các chức này do cai tổng và xã dân đề cử và được quan phủ, quan huyện xem xét, trình báo lên quan tỉnh cấp văn bằng và dấu gỗ. 8 Đối với miền núi, lúc đầu nhà Nguyễn vẫn bảo lưu hình thức tự quản, thế tập theo truyền thống cũ, được triều đình ban chức tước. Đến thời Minh Mạng, triều đình bắt đầu can thiệp vào tổ chức quản lí hành chính vùng dân tộc ít người bằng cách nắm chặt nhân sự trong bộ máy cấp châu, giao cho quan đầu trấn chọn người có năng lực ở địa phương. Cùng với việc cho đổi tên gọi một số vùng cho thống nhất như ở miền xuôi (ví dụ đổi các mường làm huyện hay châu), nhà nước còn qui định số đinh, điền để đặt số lượng quan lại cho mỗi đơn vị và phẩm hàm cho mỗi viên quan. Từ năm 1828, nhà nguyễn thực hiện chế độ lưu quan, tức là chế độ cắt cử quan lại người kinh lên làm việc ở miền núi. Đến năm 1829, triều đình bãi bỏ chế độ thế tập của các thổ ty miền núi, trực tiếp bổ dụng người đứng đầu theo tiêu chuẩn qui định chung, không phân biệt xuôi ngược. Tuy nhiên chế độ lưu quan không phải thực hiện ngay một lúc ở tất cả các địa phương miền núi. Mãi tới năm 1838, chế độ lưu quan mới được phổ biến thực hiện triệt để. Như vậy, nguyên tắc bao trùm, chi phối trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thời Nguyễn là tập trung thống nhất quyền lực vào cá nhân Hoàng đế, tăng cường sự quản lí, giám sát của nhà nước trung ương với tất cả các địa phương và quan lại các cấp. Nguyên tắc này có tác dụng củng cố chế độ trung ương tập quyền, thúc đẩy bộ máy hành chính các cấp hoạt động có hiệu quả hơn. Nhà nước thống nhất quy chế, lề lối làm việc và chức trách của các quan lại trong hệ thống chính quyền các cấp. Giữa các cơ quan, các chức quan vừa có cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau, vừa có tác dụng thúc đẩy các hoạt động của nhau, tạo nên sự vận hành đều đặn của hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở. Chế độ giám sát và khảo khóa quan lại được đặt ra nghiêm ngặt làm cơ sở cho thưởng phạt, thanh lọc, cất nhắc, thuyên chuyển nâng cao ý thức trách nhiệm của các quan. Bên cạnh đó, quan hệ thông tin hai chiều giữa triều đình và tỉnh, phủ huyện được thực hiện chặt chẽ đều đặn. Trung ương truyền xuống theo lệnh dụ, cấp dưới (tỉnh, huyện) chỉ có thi hành. Ngược lại cấp dưới (phủ, huyện) phải trình báo lên cấp cấp tỉnh, cấp tỉnh tâu trình lên nhà vua dưới hình thức “thỉnh an” có định kì. Với tình hình đột xuất như giặc giã, thiên tai, dịch bệnh thì có chế độ trình báo thường xuyên hàng ngày, hàng tuần (10 ngày) để nhà vua và triều đình xem xét, điều 9 chỉnh, xử lí giải quyết. Những nguyên tắc trên đã đản bảo cho sự vận hành của hệ thống hành chính từ trung ương xuống địa phương thời Nguyễn. . KẾT UẬ : Trong suốt thời kì dài của lịch sử, làng xã truyền thống của người Việt vốn được coi là những “pháo đài xanh” bất khả xâm phạm với tính tự trị khá cao. Ở thời trung đại, để xây dựng một nhà nước thống nhất, chống tình trạng phân tán, cát cứ thì nhà nước phong kiến trung ương phải hạn chế được tối đa tính tự trị của làng xã. Nói cách khác, nhà nước phải giải quyết tốt được mối quan hệ giữa trung ương và địa phương, xây dựng được mối lên hệ, sự ràng buộc lẫn nhau giữa các cơ quan và các chức quan ở địa phương vào chính quyền trung ương. Từ thế kỉ X đến nửa đầu XIX, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn cố gắng chi phối các địa phương, từ vùng đồng bằng cho tới cả những vùng miền núi xa xôi, từ cấp lộ phủ cho đến cấp xã thôn. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời kì khác nhau, tùy từng điều kiện và hoàn cảnh mà các nhà nước phong kiến đã đưa ra những chính sách khác nhau nhằm tăng cường sự quản lí, giám sát của nhà nước trung ương với tất cả các địa phương và quan lại các cấp. Trong mối quan hệ hai chiều giữa trung ương và địa phương, xu hướng trung ương ngày càng chi phối địa phương phản ánh xu hướng tập trung quyền lực tối cao vào tay một ông vua chuyên chế. Từ chế độ quân chủ tập quyền còn sơ khai ở thế kỉ X, đến thế kỉ XV nhà Lê sơ đã hoàn toàn xây dựng được nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền điển hình theo kiểu phương Đông. Đến nửa đầu thế kỉ XIX, nhà nước quân chủ chuyên chế đó tiếp tục được củng cố và phát triển, phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa trung ương và địa phương. Như vậy, muốn thống nhất lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo, muốn phát huy tối đa sức mạnh đoàn kết toàn dân thì phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa trung ương - địa phương trong một nền hành chính quốc gia. 10 TÀ ỆU T A K ẢO 1. Phan Huy Chú, (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội. 2. Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê, (1998), Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội. 3. Phạm Văn Liệu (dịch), (1997), Lê triều quan chế, Viện Sử học & Nxb VHTT, Hà Nội. 4. Nguyễn Cảnh Minh, Đào Tố Uyên, (2007), Một số chuyên đề lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 5. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên), (2008), Giáo trình lịch sử Việt Nam, tập III, từ thế kỉ XVI đến năm 1858, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 6. Nguyễn Cảnh Minh, Phan Ngọc Huyền, Chính sách của nhà nước trung ương thời Lê Thánh Tông đối với bộ máy quản lý cấp xã, Khoa Lịch sử, trường ĐHSP Hà Nội. 7. Tạp chí NCLS, số 6 (1995) 8. Tạp chí NCLS, số 10 (2010) 9. Đào Tố Uyên (chủ biên), Nguyễn Cảnh Minh, (2008), Giáo trình lịch sử Việt Nam, tập II, từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan