Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luật so sánh...

Tài liệu Luật so sánh

.DOCX
29
830
86

Mô tả:

Luật so sánh: án lệ trong thông luật
Luật so sánh Thảo luận lần 4 Đề tài: Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam – So sánh với án lệ trong truyền thống thông luật GV: Ths. Nguyễn Thị Hằng Lớp QTL37- Nhóm 4 Ca 1 ngày 08/03/2017 1 LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................3 I. Khái niệm án lệ........................................................................................................................4 1. Khái niệm..........................................................................................................................4 2. Ví dụ thực tiễn về án lệ.....................................................................................................5 II. Sơ lược về quá trình phát triển của án lệ trong hệ thống PLVN..........................................6 1. Án lệ trong hệ thống pháp luật các nước trên thế giới......................................................6 2. Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam.........................................................................7 III. Đặc điểm của án lệ theo quy định của PLVN......................................................................10 1. Đặc điểm của án lệ..........................................................................................................10 2. Điều kiện để bản án trở thành án lệ:...............................................................................11 3. Nguồn của án lệ..............................................................................................................12 4. Giá trị pháp lý của án lệ..................................................................................................13 5. Quy trình công bố...........................................................................................................13 6. Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam.......................................................................................14 IV. So sánh để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa án lệ của Việt Nam và án lệ trong truyền thống common law nói chung.....................................................................................15 1. Điểm tương đồng....................................................................................................................15 2. Điểm khác biệt........................................................................................................................16 1/ Nguồn luật chủ yếu............................................................................................................16 2/ Tính bắt buộc áp dụng........................................................................................................16 3/ Vai trò của án lệ..................................................................................................................16 4/ Tiêu chí lựa chọn án lệ.......................................................................................................17 5/ Các nội dung án lệ bắt buộc phải có...................................................................................20 6/ Quy trình lựa chọn và công bố...........................................................................................22 7/ Công bố án lệ......................................................................................................................23 8/ Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử...............................................................................24 9/ Hủy bỏ, thay thế án lệ.........................................................................................................25 10/ Hiệu lực áp dụng..............................................................................................................26 Tài liệu tham khảo:........................................................................................................................28 2 LỜI NÓI ĐẦU Trên thế giới có hai hệ thống pháp luật lớn là hệ thống Common law (hệ thống pháp luật Anh – Mỹ) và hệ thống Civil law (hệ thống pháp luật Pháp – Đức). Hai hệ thống này đều mang những điểm đặc thù với những đặc trưng pháp lý nhất định. Ngày nay, các nước Common law có xu hướng tìm hiểu mô hình Civil law để khắc phục những mặt hạn chế, bổ sung những nội dung mới và ngược lại. Tuy nhiên, về cơ bản, sự thay đổi ấy không làm mất đi bản sắc riêng của hai hệ thống pháp luật này. Một trong những điểm khác biệt có thể kể đến là hệ thống Common law chủ yếu sử dụng nguồn là án lệ trong quá trình xét xử. Ngược lại, Civil law lại dùng luật thành văn làm nguồn luật chủ yếu. Ở Việt Nam, trước kia mặc dù án lệ chưa được coi như một dạng nguồn của pháp luật chính thức, nhưng thực tế “án lệ” cũng không phải là khái niệm hoàn toàn mới trong nền lập pháp. Gần đây nhất Luật Tòa án nhân dân 2014 có hiệu lực từ ngày 01/6/2015 thừa nhận vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật nước ta và Nghị quyết 03/2015/NQHĐTP được ban hành quy định về trình tự, công bố và áp dụng án lệ. Phải kể đến nữa là Quyết định số 220/QĐ-CA đã lựa chọn công bố thông qua một số án lệ chính thức của Việt Nam. Trong phạm vi bài tiều luận này, nhóm chúng em sẽ đi vào so sánh để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa án lệ của Việt Nam và án lệ trong truyền thống Common law nói chung. I. KHÁI NIỆM 3 1. Khái niệm Án lệ được hiểu là đường lối giải thích và áp dụng luật pháp của các tòa án về một điểm pháp lý. Đường lối này đã được coi như một tiền lệ, khiến các thẩm phán sau đó có thể noi theo trong các trường hợp tương tự. Nói nôm na, xử theo án lệ là việc tòa cấp dưới vận dụng các phán quyết có từ trước của tòa cấp trên để đưa ra một phán quyết mới tương tự trong một vụ việc tương tự. Khái niệm và cách hiểu về án lệ cũng có sự khác nhau giữa các quan điểm :  Theo quan điểm của các nhà luật học theo hệ thống Thông luật (Common law), thì án lệ được hiểu là toàn bộ các quyết định, bản án được tuyên bố bởi Tòa án và có giá trị như nguồn luật, đưa ra những nguyên tắc, nền tảng áp dụng cho các vụ việc xảy ra tương tự sau này.  Với những nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law), tiêu biểu một số nước như Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản,… Án lệ được xem như một cách giải thích pháp luật. Những bản án này không được xem là luật, không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng tòa cấp dưới phải tham khảo, nếu không nguy cơ bị tòa cấp trên sửa án rất cao.  Trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, án lệ được hiểu theo nghĩa là tiền lệ án hay thực tiễn Tòa án. Hay nói cách khác án lệ là các bản án hoặc quyết định của Tòa án mà trong đó thể hiện các quan điểm của Thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý mang tính chất quyết định trong việc giải quyết các vụ việc nhất định và trong tương lai mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương tự.  Theo Cách định nghĩa trong nghi quyết 03/2015/NQ-HĐTP thì án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao lựa chọn và công bố để các tòa án nghiên cứu và áp dụng trong xét xử.  Có thể thấy thuật ngữ án lệ hàm chứa những nội dung cơ bản của thuật ngữ tiền lệ pháp và giữa chúng tuy có sự khác nhau về mặt thuật ngữ nhưng lại cùng chỉ về một khái niệm. Về bản chất, án lệ cũng chính là tiền lệ pháp, do cả hai đều xuất phát từ Tòa án và hình thành từ quá trình xét xử 1.  Mở Rộng vấn đề cả án lệ và tiền lệ pháp đều là các tiền lệ trong Thông luật. 1http://moj.gov.vn 4  Thông Luật là một loại luật pháp được xây dựng chủ yếu dựa trên các phán quyết của tòa án và các cơ quan tương tự. Các phán quyết được coi là nguyên tắc buộc tòa án phải áp dụng cho những vụ việc tương tự về sau. Tuy nhiên, nếu như tình huống phát sinh ra trong vụ án hiện tại là hoàn toàn mới và chưa hề có trong các bản án ở quá khứ, tòa án có toàn quyền sáng tạo ra một tiền lệ mới để áp dụng cho các trường hợp sau này. Các tiền lệ như vậy được gọi là án lệ hay tiền lệ pháp.2 2. Ví dụ thực tiễn về án lệ  Ví dụ 1 : Năm 2006, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có quyết định giám đốc thẩm một vụ tranh chấp dân sự về lấn chiếm quyền sử dụng đất và không gian giữa ông T. với bà K. Sau này, nhiều tòa cấp dưới đã ngầm coi đây là một án lệ và xử theo đường lối của bản án này. Trong vụ tranh chấp này bà K. đã lấn chiếm đất thuộc quyền sử dụng của ông T. Khi bà K. xây nhà, bà đã làm kiềng trên móng nhà của ông T. nhưng ông T. không phản đối trong suốt thời gian từ khi khởi công cho đến lúc hoàn thành (bốn tháng). Do nhà bà K. là nhà cao tầng, đã xây dựng hoàn thiện, giờ nếu buộc bà phải dỡ bỏ và thu hẹp lại công trình thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho bà. Xử vụ này, tòa cấp phúc thẩm đã không buộc bà K. phải tháo dỡ phần tường nhà đè lên phía trên móng nhà ông T. mà chỉ buộc bà bồi thường bằng tiền. Trong quyết định giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán cho rằng tuyên xử như thế là hợp tình hợp lý. Sau này khi gặp vụ án tương tự, các thẩm phán đều “liên tưởng” đến vụ này và tuy không nói ra nhưng ai cũng vận dụng đường lối thấu lý đạt tình đó để xét xử. Có điều, nội dung hướng dẫn trong “án lệ” nói trên chỉ thể hiện hướng giải quyết trong vụ việc cụ thể giữa ông T. và bà K. nên nó còn thiếu tính khái quát pháp lý. Sẽ là thuyết phục nếu trong quyết định có một đoạn có nội dung giống như một điều luật (không đề cập tới một chủ thể cụ thể như ông A, bà B) để các tòa cấp dưới áp dụng theo. Khi đó quyết định trên có thể được coi là một án lệ mẫu mực.  Ví dụ 2 : Bộ luật dân sự nước ta quy định nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người thân của người có tính mạng bị xâm phạm là cho đến khi chết nếu người được hưởng cấp dưỡng là người đã thành niên và cho đến 18 tuổi nếu người được hưởng cấp dưỡng là người chưa 2https://vi.wikipedia.org 5 thành niên hay đã thành thai. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự lại không cho biết nghĩa vụ này bắt đầu vào thời điểm nào nên các tòa rất lúng túng. Sau đó, một quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao phân tích: Theo tinh thần quy định tại Điều 616 BLDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì trong trường hợp cụ thể này, thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng phải được tính từ ngày người bị hại chết. Dù không nói ra nhưng đây được coi là hướng dẫn để các tòa án áp dụng khi xét xử và xét ở góc độ khoa học, rõ ràng nó như một án lệ. III. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ÁN LỆ TRONG HỆ THỐNG PLVN 1. Án lệ trong hệ thống pháp luật các nước trên thế giới Án lệ không phải là điều gì quá xa lạ với những nước áp dụng các hệ thống pháp luật phổ biến trên thế giới như hệ thống Thông luật (Common law), hệ thống lục địa (Civil law)… Đối với hệ thống pháp luật Civil law, án lệ có một lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Được khởi nguồn từ việc Hoàng đế Severus cai trị La Mã từ năm 193 đến năm 211 cho phép các thẩm phán bổ sung những lỗ hổng của luật thành văn bằng tập quán và thực tiễn xét xử của các vụ việc tương tự. Mặc dù lịch sử áp dụng án lệ đã từng có nhiều thăng trầm, nhưng đối với hệ thống Civil law hiện nay vẫn là một nguồn cực kỳ quan trọng trong áp dụng pháp luật tại các quốc gia này. René David, một luật sư người Pháp đã từng nhận xét: “Bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, ảo tưởng về giá trị của luật thành văn là nguồn luật thuần nhất đã dần bị xoá bỏ.” Có thể lấy dẫn chứng pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức, một quốc gia đại diện cho hệ thống pháp luật Civil law. Trong BLDS Đức năm 1900, các quy định về hợp đồng, bồi thường thiệt hại v.v.. đã được hỗ trợ bởi hàng loạt những án lệ, ví dụ như các quy định tại Điều 181 BLDS Đức 1900. Thậm chí tại Đức, việc tuân thủ án lệ không chỉ là trách nhiệm của Tòa án mà còn thuộc về các luật sư, bởi giá trị áp dụng của nó là rất rộng rãi, 6 nếu không chú ý đến các án lệ của các toà án cấp cao, thì luật sư có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng vì tư vấn không đúng3. Đối với hệ thống pháp luật Common law. Một trong những điểm cơ bản của các nước theo Hệ thống này là án lệ được coi là một trong những nguồn luật áp dụng bắt buộc, ít nhất là tại tòa án. Tại Hoa Kỳ, nền pháp luật theo hệ thống Common law thì các tòa án cấp dưới của liên bang và các tòa án của bang có nghĩa vụ tuân thủ các quyết định trước đây của tòa án tối cao liên bang nhưng các phán quyết của tòa án cấp dưới về những vấn đề mang tính liên bang không có tính ràng buộc đối với các bang khác nhưng vẫn được xem xét và cân nhắc rất cẩn thận. Tại Anh, án lệ dược sử dụng lâu dài trong pháp luật vì ngay từ khi hình thành đất nước hoàng đế William đã muốn xây dựng Anh Quốc thành một nhà nươc phong kiến tập quyền, tất cả quyền lực tập trung vào tay nhà vua, hơn nữa khi xâm chiếm vừng đất của người Ănglo – Sacxon nhà vua đã áp dụng ngay tập quán của họ để dễ bề cai quản đất nước. Sau khi đã ổn định về chính trị, xã hội và củng cố được đế chế của mình Anh vẫn là nước không có hiến pháp thành văn, và việc sử dụng án lệ trong hoạt động xét xử đã góp phần giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng. Anh là một nước có truyền thống “bảo thủ”, và văn hóa pháp lý của Anh nhìn nhận ở một khía cạnh nào đó cũng không phải là ngoại lệ. Ngày nay ở Anh về nguyên tắc luật thành văn luôn được ưu tiên áp dụng nhưng có thể thấy rằng các thẩm phán Anh vẫn luôn tìm cách để áp dụng án lệ 4. Mặc dù có nhiều điểm khác biệt trong cách sử dụng án lệ của hai hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới nêu trên, nhưng nhìn chung có thể đưa ra nhận định, việc áp dụng án lệ của nhiều nước trên thế giới là rất phổ biến, đặc biệt là các quốc gia phát triển, trong đó một vài nền pháp luật còn xem đó là nguồn bắt buộc có giá trị tương ứng như luật thành văn và được áp dụng nhiều trong việc xét xử tại Tòa án. 3Nguyễn Linh Giang, Án lệ trong hệ thống pháp luật một số nước trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Số 12, 2005; 4 Lưu Tiến Dũng, Vai trò của án lệ ở các nước theo hệ thống pháp luật án lệ (Common Law) và các nước theo hệ thống dân luật (Civil Law), Tạp chí Toà án nhân dân, Số 1, 2006; 7 2. Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam Theo chiều dài lịch sử pháp luật Việt Nam thì án lệ không đóng vai trò quan trọng bằng các văn bản pháp luật thành văn. Nhưng tới thời điểm này, việc công nhận án lệ trở thành bước ngoặc lịch sử lớn trong hệ thống cải cách pháp luật Việt Nam.  Thời kỳ phong kiến (khoảng thế kỷ X – XIX): Pháp luật phong kiến Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật chủ yếu thông qua các luật thành văn. Tiêu biểu gồm có: Bộ luật Hình thư đời Lý, ban hành năm 1042; Bộ luật hình luật của đời Trần ban hành dưới triều vua Dụ Tông năm 1341; đến thời Hậu Lê có thể nói đây là đỉnh cao của lịch sử lập pháp nước ta, đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) nhiều luật lệ đã được ban hành như: Luật thư, Quốc triều luật lệnh, Hồng Đức thiện chính thư, Quốc triều thư kế thể thức (1468 – 1471),… Dưới triều Nguyễn hoạt động lập pháp cũng khá phong phú, trong đó thành tựu phải nhắc đến là Luật Gia Long hay "Hoàng Việt luật lệ". Như vậy trong thời kỳ phong kiến thì nguồn luật chủ yếu ở nước ta là các bộ luật thành văn chứ không phải án lệ. Việc không thừa nhận án lệ trong pháp luật phong kiến có thể tìm thấy trong các quy định của pháp luật. Ví dụ như Điều 685 Bộ luật Hồng Đức “Những chế sắc (của vua) luận tội gì, chỉ là xét xử nhất thời chứ không phải là sắc lệnh vĩnh viễn, thì không được viện dẫn sắc lệnh ấy mà xử đoán việc sau. Nếu ai viện ra xét xử không đúng thì khép vào tội cố ý làm sai luật”. Án lệ được tạo ra thông qua các sắc chỉ của nhà vua khi giải quyết các vụ việc cụ thể nhưng nó chỉ được áp dụng khi được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật thành văn.  Thời kỳ Pháp thuộc (1958-1945): Thời kỳ này ở Việt Nam có hai hệ thống pháp luật cùng tồn tại: Hệ thống pháp luật thuộc địa của thực dân Pháp và hệ thống pháp luật phong kiến triều Nguyễn. Hai hệ thống pháp luật này khá phức tạp về nguồn luật, phạm vi và đối tượng áp dụng. Có 3 bộ luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội đó là Bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu 1883, Bộ luật Bắc Kỳ 1931 và Bộ Dân luật Trung Kỳ 1936. Lúc bấy giờ, các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp, các văn bản pháp luật thành văn cũng không đủ khả năng điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội vì vậy khi xét xử các thẩm phán cũng cần đến các án lệ. Điều 4 Bộ luật Dân sự Nam Kỳ giản yếu 1883 có quy định: “Thẩm phán nào từ chối việc 8 phán xét vì lý do luật không quy định vấn đề hay luật tối nghĩa hoặc bất túc sẽ bị truy tố về tội bất khẳng thụ lý”.  Sau Cách mạng tháng 8 thành công 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 90/SL cho phép tạm thời sử dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam cho đến khi ban hành những bộ luật thống nhất trong toàn quốc, nhưng luật lệ này không trái với nguyên tắc độc lập chủ quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ở miền Bắc, về nguyên tắc không thừa nhận án lệ là nguồn của pháp luật, nhưng trong thực tiễn xét xử thì TAND tối cao đã tổng kết những bản án điển hình hình thành những chuyên đề báo cáo để hướng dẫn các tòa áp dụng pháp luật thống nhất. Ở miền Nam, sau khi thực dân Pháp rời khỏi Việt Nam thì đế quốc Mỹ đã thiết lập “chế độ ngụy Sài Gòn”. Trong giai đoạn này án lệ được sử dụng rộng rãi nhất bên cạnh các văn bản pháp luật thành văn. Các bản án được đăng tải trong tập san pháp lý và báo pháp luật do Bộ Tư pháp xuất bản, trong đó phải kể đến công trình rất đồ sộ và công phu là “Án Lệ Vựng Tập” của thẩm phán Trần Đại Khâm5.  Sau khi thống nhất đất nước năm 1975 đến nay: Nhưng từ sau năm 1975, đất nước thống nhất, nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời, thì án lệ không được xem là một nguồn trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, vì lúc này khẳng định, chỉ có lập pháp mới làm luật, và văn bản quy phạm pháp luật được thừa nhận là nguồn duy nhất của pháp luật Việt Nam, chỉ đến Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP thì những quy định về án lệ mới thực sự được thay một lớp áo mới, quan trọng hơn và có tính áp dụng cao hơn. Cụ thể: Trước thời điểm này, Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật hiện nay của Việt Nam như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Bộ luật Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng hành chính…đều thừa nhận nguyên tắc: “Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Pháp luật ở đây được hiểu là các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc Hội ban hành, các văn bản quy phạm pháp luật khác do Chính phủ và các cơ quan chức năng hướng dẫn, nôn na có nghĩa là luật thành văn. Như vậy, việc xét xử, 5Nguyễn Đức Mai, Về vấn đề án lệ ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 3, 1998; 9 áp dụng pháp luật vào các vụ án cụ thể phải dựa trên luật đã được ban hành và còn hiệu lực, chứ không dựa trên án lệ. Nhưng điều này không có nghĩa chúng ta không thừa nhận sự tồn tại của án lệ trong đời sống pháp lý”. Hệ thống pháp luật Việt Nam được thiết lập theo quan niệm của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bắt nguồn từ Liên Xô. Dưới góc độ học thuật, nền pháp luật Việt Nam không thừa nhận thuộc về trường phái Civil Law hay Common Law một cách cụ thể, mà là hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, có sự giao thoa giữa nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, được xây dựng một cách đặc biệt và hài hòa phù hợp với đặc thù riêng của thể chế chính trị. Từ năm 2004, Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) nước ta đã thường xuyên chọn lọc và công bố các Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC hay việc công khai các bản án trên nhiều kênh thông tin đại chúng hoặc trong sổ tay thẩm phán. TAND Tối cao cũng có những văn bản tổng kết hướng dẫn nghiệp vụ xét xử hằng năm. Tuy nhiên, việc sử dụng những bản án được công khai trong thực tiễn pháp lý hiện nay chỉ mang tính chất tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giải quyết vụ án chứ không dùng làm căn cứ pháp lý cho việc xét xử. Việc tồn tại nguyên tắc “stare decisis” (nguyên tắc bắt buộc tuân theo án lệ) là chưa từng xuất hiện trong thực tiễn pháp lý ở Việt Nam, có nghĩa án lệ từ trước đến nay là một nguồn để tham khảo chứ không phải là một nguồn để áp dụng. Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị ngày 02/06/2005 đã đề ra mục đích xây dựng và hoàn thiện từng bước hoạt động của Toà án nhân dân là “TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm”. Việc sử dụng thuật ngữ “án lệ” trong Nghị quyết 49/NQ-TW 2005 là chuyển biến lớn về mặt đường lối. Sau đó với Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ là một bước tiến dài về mặt thực tiễn đối với việc áp dụng pháp luật tại Việt Nam6. 6Trần Lê An Nguyên, Án lệ trong lịch sử pháp lý thế giới & áp dụng ở Việt Nam, Hãng luật Giải Phóng (tổng hợp); 10 Điều 8 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP quy định rõ ràng về nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử “1. Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.” Việc cải cách nếu cần thiết là điều hợp lý để phục vụ cho mục đích xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Những tư duy theo lối mòn và mang tính chất bảo thủ cần phải được thay đổi bởi xã hội không bao giờ dừng lại để chiều theo suy nghĩ của bất cứ cá nhân nào. Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP thừa nhận việc áp dụng án lệ vào xét xử là một bước đi tiến bộ, nhưng đấy chưa phải là điểm dừng bởi đằng sau đó là một quá trình dài xem xét về việc lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ một cách phù hợp, chính xác để quy định này đảm bảo tính hiệu quả cao nhất trong thực tiễn thì mới đem lại lợi ích cho xã hội. *Tính đến ngày Ngày 17/10/2016, TAND tối cao đã công bố 10 án lệ. Trong đó có sáu án lệ về dân sự, hai án lệ về kinh doanh thương mại, một án lệ về hành chính và một án lệ về hình sự.* III. ĐẶC ĐIỂM CỦA ÁN LỆ THEO QUY ĐỊNH CỦA PLVN 1. Đặc đểm của án lệ  Án lệ do thẩm phán tạo ra theo những thủ tục nhất định và để giải quyết các vụ việc cụ thể. Án lệ có mối quan hệ mật thiết với thẩm phán vì án lệ do thẩm phán sáng tạo ra và để giải quyết các vụ việc cụ thể. Tuy nhiên không phải bản án của thẩm phán của bất cứ cấp toà án nào cũng được coi là án lệ mà nó phải được thông qua một số trình tự thủ tục nhất định tuỳ theo quy định của mỗi quốc gia. Vì án lệ do thẩm phán sáng tạo ra nên nhiều nơi và nhiều lĩnh vực quy định án lệ có giá trị thấp hơn luật thành văn để tránh sự lạm quyền của thẩm phán.Tuy án lệ luôn gắn với một vụ việc cụ thể nhưng nó phải có tính khái quát cao để có thể đảm bảo việc xét xử cho các vụ việc tương tự.  Án lệ là khuôn mẫu cho các vụ việc có tính chất tương tự và được sử dụng nhiều lần. 11 Khi một bản án được công nhận là án lệ thì nó sẽ đuợc lấy làm khuôn mẫu cho các vụ việc có tính chất tương tự và sẽ còn được sử dụng nhiều lần nữa. Nó được sử dụng không chỉ trong phạm vi các quốc gia thuộc khối thịnh vượng mà còn được công nhận tại một số nước khác có sử dụng án lệ.  Án lệ có tính bắt buộc đối với các vụ án tương tự. Án lệ có tính bắt buộc, có nghĩa là nếu một bản án được đem ra sử dụng cho một vụ việc có tính chất tương tự nhưng chỉ để tham khảo thì không được coi là án lệ mà bản án đó phải là khuôn mẫu buộc các thẩm phán phải áp dụng đối với các vụ án tương tự sau này. Sự bắt buộc này cũng giống như việc tại Việt Nam các thẩm phán buộc phải dẫn ra các quy phạm pháp luật thành văn để xét xử.  Ưu điểm của án lệ: - Tạo sự thống nhất trong công tác xét xử giữa các cấp tòa án. - Bổ sung cho sự thiếu hụt của luật thành văn. - Làm cho pháp luật ngày càng dễ hiểu, gắn liền với thực tiễn. - Góp phần nâng cao trình độ của các thẩm phán, luật sư… bởi vì họ phải tìm hiểu rất nhiều về án lệ để đáp ứng yêu cầu của việc xét xử và tranh tụng.  Nhược điểm của án lệ: - Pháp luật thành văn không được hoàn thiện nếu quá lệ thuộc án lệ. - Khối lượng án lệ lớn gây khó khăn khi tìm hiểu. 2. Điều kiện để bản án trở thành án lệ Để việc xét xử tuân thủ đúng quy định thì việc lựa chọn án lệ để áp dụng không nằm ngoài các tiêu chí sau: 1. Chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể; 2. Có tính chuẩn mực; 3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau. 12 Những tiêu chí này phần nào đã cụ thể hóa khái niệm án lệ được nêu tại Điều 1 Nghị quyết 03/2015. Án lệ là những lập luận làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau. Đây chính là ưu điểm của việc áp dụng án lệ, bởi trong một số trường hợp những quy định nêu tại các văn bản quy phạm pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết vụ việc trong thực tiễn xét xử (khi thì thiếu, khi thì chưa cụ thể, chi tiết hoặc khi thì chồng chéo mẫu thuẫn giữa các văn bản) thì án lệ sẽ bù đắp khoảng trống đó. Tùy từng trường hợp mà Thẩm phán và Hội đồng xét xử sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp để đưa ra lập luận, lý giải về nội dung, phạm vi, đối tượng áp dụng của quy định còn có cách hiểu khác nhau hoặc luận giải về lý do lựa chọn, áp dụng một hoặc một số điều luật cụ thể để đưa ra phán quyết giải quyết vụ việc dân sự. Trong trường hợp bản án, quyết định đó được lựa chọn, thông qua để phát triển án lệ, thì những lập luận, lý giải nêu trên chính là án lệ. 3. Nguồn của án lệ Theo như Quyết định 74/QĐ-TANDTC phê duyệt đề án “phát triển án lệ của toàn án nhân dân tối cao” Toà án nhân dân tối cao lựa chọn những Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Quyết định giám đốc thẩm của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành có giá trị án lệ trình Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua. Những quyết định được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua là án lệ, được đưa vào Tuyển tập án lệ để phát hành. Toà án nhân dân tối cao lập kế hoạch xây dựng các Quyết định giám đốc thẩm sẽ có giá trị án lệ, trước khi xét xử giao cho một bộ phận lựa chọn, đề xuất những vụ án điển hình có những vấn đề phức tạp cần giải quyết về pháp luật trình Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Khi Quyết định giám đốc thẩm được ban hành về những vụ án đó, đương nhiên quyết định trở thành án lệ và được đưa vào “Tuyển tập án lệ” để phát hành. 13 4. Giá trị pháp lý của án lệ Như đã tìm hiểu trong phần quá trình phát triển của án lệ, Việt Nam có phần theo hướng hệ thống pháp luật civil law nên án lệ dù hiện hữu khá lâu trong hệ thống pháp luật nhưng vẫn chưa chính thức được áp dụng nhiều. Tuy nhiên thời gian gần đây án lệ đang dần chính thức được công nhận. Theo Điều 1 Nghị quyết 03/2015 : “Án lệ … được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.” Và tại khoản 2c Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 cũng có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “c) Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;” Như vậy có thể thấy án lệ bây giờ đã trở thành một thuật ngữ pháp lý chính thức được thừa nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Và án lệ cũng chính thức mang giá trị pháp lý được chính thức lựa chọn để các Toàn án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Đối với quy phạm pháp luật tính thứ bậc và hiệu lực ưu tiên áp dụng của án lệ cũng được xác định theo thứ bậc các cơ quan ban hành. Hệ thống pháp luật Việt Nam có thứ tự ưu tiên áp dụng các quy phạm pháp luật theo trật tự Hiến pháp, văn bản luật, văn bản dưới luật. Đối với án lệ cũng vậy, án lệ của tòa án cấp trên sẽ có giá trị bắt buộc các tòa án cấp dưới phải tuân theo. Theo Điều 3 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, hệ thống tòa án theo thứ bậc từ cao xuống thấp gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã và hệ thống tòa án quân sự. Vì vậy các án lệ được hình thành bởi các quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ có giá trị hướng dẫn áp dụng pháp luật cao hơn các án lệ của các tòa án cấp dưới. 5. Quy trình công bố Quy trình thông qua án lệ không đơn giản là việc lựa chọn án lệ dựa vào các tiêu chí đã nêu mà cần phải qua nhiều giai đoạn từ khâu rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ cho đến việc lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề 14 xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ; được Hội đồng tư vấn án lệ tổ chức phiên họp thảo luận; cho ý kiến về các nội dung của bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn làm án lệ sau đó án lệ mới được thông qua và công bố. Việc công bố án lệ phải đảm bảo các nội dung theo Điều 7 Nghị quyết 03/ 2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ của hội đồng thẩm phán TAND tối cao: • Tên của vụ việc được Toà án giải quyết; • Số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ; • Từ khoá về những vấn đề pháp lý được giải quyết trong án lệ; • Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Toà án có liên quan đến án lệ; • Vấn đề pháp lý có giá trị hướng dẫn xét xử được giải quyết trong án lệ. Sau khi Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua án lệ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố án lệ thì sẽ được công bố theo hai phương thức: • Đăng trên tạp chí tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao. • Gửi cho các Toà án và được đưa vào Tuyển tập án lệ xuất bản theo định kỳ 12 tháng. 6. Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam Về việc quy định cụ thể để áp dụng trên thực tiễn, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình, lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, bên cạnh đó công bố 6 án lệ đầu tiên sẽ được áp dụng trong xét xử kể từ ngày 1/6/2016. Trong 6 án lệ đầu tiên có 1 án lệ hình sự - tội giết người, 2 án lệ trong lĩnh vực đất đai, 2 án lệ về thừa kế, 1 án lệ về ly hôn - giải quyết tài sản. Hiện Việt Nam là một nước theo hệ thống luật thành văn. Do đó, văn bản quy phạm pháp luật vẫn có hiêu lực cao nhất. Án lệ, chỉ là nguồn bổ trợ cho hệ thống luật thành văn và không có giá trị hiệu lực bắt buộc thi hành. Việc sử dụng án lệ chỉ coi là thứ yếu sau khi đã áp dụng những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Tuy vậy, theo quy định tại Điều 8, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP thì khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, đảm bảo các vụ việc có tình tiết, sự kiện giống nhau thì kết quả giải quyết phải như nhau. 15 Nguyên tắc áp dụng án lệ cũng yêu cầu, nếu áp dụng án lệ thì bản án phải nêu tính chất, tình tiết vụ việc án lệ và vụ việc đang giải quyết, vấn đề pháp lý phải được viện dẫn, phân tích làm rõ. Nếu không áp dụng án lệ, phải phân tích lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp Luật pháp thay đổi hoặc do tình hình thực tế thay đổi khiến án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm có quyền không áp dụng án lệ và phải kiến nghị với Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét hủy bỏ. Việc áp dụng án lệ được cho là sẽ giúp việc xét xử công khai, minh bạch, hạn chế tình trạng áp dụng luật mỗi nơi một kiểu. Đặc biệt, các án lệ có thể giúp khắc phục những kẽ hở mà luật thành văn chưa quy định, tạo ra tiền lệ để xét xử những vụ án tương tự sau này. Từ đó, đảm bảo sự bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các thẩm phán, các đương sự, tạo ra sự công bằng trong xã hội. IV. SO SÁNH ĐỂ CHỈ RA NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA ÁN LỆ CỦA VIỆT NAM VÀ ÁN LỆ TRONG TRUYỀN THỐNG COMMON LAW NÓI CHUNG Như đã tìm hiểu Án lệ là nguồn luật quan trọng nhất của hệ thống các nước common law và cũng đang trở thành nguồn chính thức của hệ thống civil law và một số nước, trong đó có Việt Nam. Án lệ trong pháp luật Việt Nam và trong truyền thống common law có những khác biệt đặc trưng và bên cạnh đó cũng có những nét tương đồng. Nhóm nghiên cứu sẽ so sánh qua những tiêu chí sau để làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt đó. 1. Điểm tương đồng Án lệ đều là nguồn của luật pháp cả ở Việt Nam và các nước trong hệ thống common law. Án lệ được tạo ra từ các bản án quyết định pháp luật đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành và công bốđể các tòa án nghiên cứu và áp dụng trong xét xử, đều mang tính chuẩn mực. Án lệ có những yếu tố có thể làm cho một bản án trở thành căn cứ cho các quyết định sau này của tòa án là những 16 tình tiết thực tế, sự kiện giống nhau, hoặc nếu sự kiện khác nhau thì những nguyên tắc được áp dụng trong vụ án đầu tiên có thể được áp dụng đối với nhiều sự kiện khác nhau. Không phải bản án nào cũng có thể trở thành án lệ, để trở thành án lệ các bản án phải đáp ứng những điều kiện nhất định và nội dung đều có những nội dung chuẩn mực được lựa chọn qua một quy trình cụ thể gồm nhiều bước và được công bố rộng rãi. Đều có thể hủy bỏ hoặc thay thế nếu không phù hợp. 2. Điểm khác biệt Nhóm phân tích sự khác biệt qua những tiêu chí sau: a. Vai trò của án lệ.   Việt Nam Án lệ không được xem là nguồn luật cơ bản. Tòa án có trách nhiệm lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, còn việc làm luật thuộc về trách nhiệm của Quốc hội. Nguồn chủ yếu là luật thành văn hình thành từ các chế định cụ thể.  Các nước thuộc hệ thống Common law nói chung  Án lệ hình thành từ các vụ việc cụ thể được xem là nguồn luật cơ bản và bắt buộc áp dụng trong xét xử. Tòa án, đặc biệt là Thẩm phán có vai trò quan trọng trong việc làm luật và hoạch định chính sách.  Pháp luật thành văn có vị trí cao hơn án lệ nhưng thẩm phán Anh thường cố gắng tìm cách để áp dụng án lệ nhằm hạn chế tối đa sự áp dụng luật thành văn.  Luật thành văn có vị trí cao nhất đặc biệt là hiến pháp Hoa Kỳ. Tất cả các văn bản luật và án lệ nếu trái với Hiến pháp để sẽ bị tuyên bố là vi hiến. b. Tính bắt buộc áp dụng    Việt Nam Không bắt buộc áp dụng trong mọi vụ án xét xử. Chỉ những vụ án có các tình tiết chưa được quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã có quy định nhưng quy định này được hiểu theo nhiều cách khác nhau mới phải áp dụng.  Các nước thuộc hệ thống Common law nói chung  Tính bắt buộc áp dụng cao trong mọi vụ án xét xử hơn thể hiện qua nguyên tắc tiền lệ. 17 c. Tiêu chí lựa chọn án lệ.  Việt Nam Để được lựa chọn là án lệ phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:  Chứa đựng lập luận làm rõ quy định pháp luật có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong vụ việc cụ thể.  Có tính chuẩn mực.  Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau. CSPL: Điều 2 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP.  Các nước thuộc hệ thống Common Law nói chung Một bản án phải đáp ứng các yếu tố cơ bản sau đây để trở thành án lệ:  Tính mới. Thông thường, trong một vụ việc sẽ có hai vấn đề là vấn đề sự kiện và vấn đề pháp lý. Nội dung của bản án được coi là án lệ phải liên quan đến vấn đề pháp pháp lý. Tức là khi các vấn đề pháp lý đã rõ, thì thẩm phán áp dụng luật đã có sẵn, những bản án trong các vụ án này không tạo ra án lệ.Trái lại, vấn đề pháp lý nếu chưa có quy định từ trước thì vụ việc này được xét xử và sau đó được công nhận là án lệ. Ví dụ: Án lệ R. v. Elizabeth Manley, [1933] (CA) Vụ án này xảy ra vào năm 1933, liên quan đến cô Elizabeth Manley. Cô này đã trình báo với cảnh sát rằng có một người đàn ông đã đánh cô và lấy toàn bộ tiền bạc. Tuy nhiên, khi cảnh sát tiến hành điều tra đã phát hiện vụ việc trên là không có thật. Tòa án đã kết tội cô Elizabeth Manley với tội danh “làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng “. Tội danh này không có trong luật (Đây là nội dung liên quan đến vấn đề Pháp luật – a point of Law). Do đó, tòa án đã đưa ra hai lý do và sau đó hình thành nên tiền lệ. Thứ nhất, đặt người vô tội trước nguy cơ bị bắt giữ; Thứ hai, là tốn thời gian và công sức cho cảnh sát trong quá trình điều tra một vụ việc không có thật. Từ vụ án Alizabeth Manley đã hình thành nên một tiền lệ trong phán quyết của Tòa án “ Bất kỳ người nào đặt người vô tội vào tình trạng bị truy tố và làm cảnh sát phải 18 điều tra một vụ án không có thật thì bị buộc vào tội danh gây rối, ảnh hưởng đến trật tự công Từ vụ án này cho thấy, tội danh “gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng” chưa hề có trong mặt có nghĩa là hành vi của cô Manley trước khi có tội danh này rơi vào vấn đề pháp luật (đây cũng được gọi là “các vụ việc được giải quyết lần đầu”). Việc tòa án đưa ra tội danh này trong phán quyết đã làm ra án lệ và như vậy những hành vi tương tự như cô Manley sẽ bị áp dụng tội danh này7.  Phải có quan điểm. Thông thường những bản án tạo thành những án lệ phải thể hiện thái độ, quan điểm của thẩm phán hoặc của các thẩm phán trong hội đồng xét xử về các vấn đề pháp luật được đặt ra. Nếu không có quan điểm, đường lối giải quyết trong bản án thì không thể trở thành án lệ. Ví dụ: Án lệ: Moorgate Mercantili v Twitchings [1976].1.QB, 225, CA Trong vụ án này, Thẩm phán Lord Denning đã thể hiện quan điểm của ông đối với việc áp dụng chế định Estoppel (“ngăn không cho phủ nhận”) trong luật Anh một cách rất rõ ràng làm cơ sở để xử lý các vấn đề pháp lý được đặt ra trong vụ án này (xem chi tiết vụ án này ở phần thuật ngữ) và thuyết phục các bên, làm nên một bản án "thấu tình đạt lý", có giá trị to lớn về sau này8.  Phải xuất phát từ tranh chấp. Án lệ do thẩm phán tạo ra phải xuất phát từ tranh chấp cụ thể giữa các bên trong vụ án. Và khi nó được coi là án lệ thì sẽ được các thẩm phán viện dẫn, nhắc lại để phục vụ cho lập luận hợp lý của họ ở các vụ việc trong tương lai có những tình huống tương tự.  Phải có thẩm quyền. Không phải tòa án nào cũng tạo ra án lệ mà những bản án, quyết định thuộc các Tòa có thẩm quyền mới đáp ứng điều kiện để trở thành án lệ. Ví dụ: ở Anh việc hình thành án 7 Trích nguồn tham khảo “https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n_l%E1%BB%87_ph%C3%A1p”. 8 Trích nguồn tham khảo “https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n_l%E1%BB%87_ph%C3%A1p”. 19 lệ, hệ thống thứ bậc và hiệu lực án lệ gắn bó mật thiết với tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án. Cấp độ thấp nhất trong hệ thống Tòa án là tòa án địa phương, Tòa án quận, Tòa sơ thẩm ở các thành phố lớn. Gọi chung là các Tòa sơ cấp, phán quyết của các tòa sơ cấp không được coi là án lệ. Tòa cấp cao bao gồm 3 phân tòa là Tòa Công bình, Tòa Nữ hoàng, Tòa Gia đình. Phán quyết của tòa cấp cao dù chỉ là các phán quyết tại các phiên xét xử sơ thẩm nhưng các phán quyết đó có giá trị như án lệ. Án lệ của tòa cấp cao có giá trị bắt buộc đối với các tòa địa phương và tòa sơ thẩm ở các thành phố. Xét về mặt thứ bậc hiệu lực thì phán quyết của tòa cấp cao đương nhiên không phải là án lệ có tính bắt buộc đối với tòa án ở cấp cao hơn.  Phải được công bố và hệ thống hóa. Các phán quyết phải được công bố và hệ thống hóa. Việc công bố và hệ thống hóa án lệ phải tuân theo một trình tự thủ tục chặt chẽ.  Phải gắn với nguyên tắc tiền lệ. Tức là trước đó đã từng có nhiều bản án đưa ra cách giải quyết tương tự đối với những trường hợp tương tự, rồi dần hình thành nên một tiền lệ trong việc giải quyết các trường hợp đó. Mỗi tòa án bị buộc phải tuân thủ theo các quyết định của tòa cấp cao hơn trong cùng hệ thống hoặc của chính tòa đã tạo ra tiền lệ.Ví dụ: Ở các nhà nước liên bang như Mỹ, Úc, các tòa cấp dưới của các tiểu bang khi xét xử chỉ buộc phải tuân theo những phán quyết đối với những bản án của những vụ án tương tự của các tòa cấp trên thuộc tiểu bang mình. Những quyết định của tòa án thuộc hệ thống tòa án khác chỉ có giá trị tham khảo chứ không có tính bắt buộc. Tuy nhiên, đối với quyết định của tòa án cấp cao hơn của hệ thống tòa án khác sẽ có giá trị thuyết phục hơn trong việc tham khảo để tòa án quyết định bản án. Ví dụ: Trong liên hiệp Vương quốc Anh phán quyết của các tòa Scotland, Bắc Ailen và của Tòa án nước ngoài thuộc hệ thống thông luật cũng không thể trở thành tiền lệ đối với tòa án nước Anh, mặc dù trong một số trường hợp các phán quyết đó có thể có một giá trị tham khảo nhất định. Không phải mọi nội dung hay tất cả các phần trong một bản án được coi là án lệ đều có giá trị bắt buộc, mà chỉ có những phần chính – Ratio dicedendi (tiếng Latinh: Lý do để quyết định) mới có giá trị bắt buộc, và được tòa án xem 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Luật so sánh...
29
830
86