Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ luận án luật kinh tế-Hủy phán quyết trọng tài...

Tài liệu luận án luật kinh tế-Hủy phán quyết trọng tài

.PDF
39
857
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH Phan Thông Anh HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 62.38.01.07 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN THỊ MƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ Phản biện 1: ...................................................................................... ...................................................................................... Phản biện 2: ...................................................................................... ...................................................................................... Phản biện 3: ...................................................................................... ...................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trưởng Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh Vào hồi……….giờ……phút, ngày……tháng…..năm……… Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh hoặc Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................. 4 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ............................................................ 7 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI ................................................................................................... 10 2.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của việc hủy phán quyết trọng tài .............................................................................................. 10 2.3. Pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài ......................... 13 2.3. Nội dung của pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài .... 14 Chương 3: CĂN CỨ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI .......... 14 3.1. Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu ........................................................................................... 14 3.2. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài ..................................................................... 15 3.3. Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái quy định của pháp luật ............................................................................................ 15 3.4. Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài .............................................................................................. 17 3.5. Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam................................................................................... 18 Chương 4: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI ................................................................................... 19 4.1. Trình tự, thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài .................... 19 4.2. Trình tự, thủ tục liên quan đến thẩm quyền của Tòa án trong việc hủy phán quyết trọng tài.................................................... 22 Chương 5: HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI ................................................................................... 28 5.1. Khi phán quyết trọng tài bị hủy, những ưu điểm vượt trội của trọng tài sẽ không hiện hữu....................................................... 28 5.2. Những bất cập của pháp luật và giải pháp ................................. 29 KẾT LUẬN ..................................................................................... 32 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, cùng với sự mở của nền kinh tế, các hoạt động thương mại ngày càng phát triển cả ở trong nước và ở phạm vi quốc tế. Trong nước, hoạt động thương mại cũng ngày càng được mở rộng với những hình thức, phương thức kinh doanh mới đa dạng như nhượng quyền thương mại, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, kinh doanh dịch vụ logistics… Tranh chấp phát sinh vì vậy cũng ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về chủng loại và phức tạp hơn về nội dung. Để giải quyết tranh chấp về thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam đã ngày càng tín nhiệm trọng tài nhờ những ưu thế vượt trội của nó so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác. Tuy nhiên, có một thực tiễn là trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (“Luật TTTM 2010”) ra đời, tình trạng hủy phán quyết trọng tài (“PQTT”) ngày càng gia tăng. Điều này đã và đang làm giảm lòng tin của các thương nhân, của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài đối với việc giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài ở Việt Nam. Phải chăng các quy định của pháp luật Việt Nam về hủy PQTT còn tồn tại những bất hợp lý? Liệu có hay không những quy định của pháp luật Việt Nam đã và đang tạo ra sự tùy tiện trong việc hủy PQTT? So với pháp luật về hủy PQTT của các nước khác, pháp luật Việt Nam về vấn đề này có những bất cập như thế nào? Giải pháp nào để có thể hạn chế và giảm thiểu tình trạng hủy PQTT trong thời gian tới, nhằm một mặt đem lại lòng tin và sự yên tâm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi quyết định lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp về thương mại, mặt khác tạo sự tin tưởng để các doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn trọng tài Việt Nam làm cơ quan giải quyết tranh chấp từ các thương vụ có đối tác Việt Nam? Để có có câu trả lời cho những câu hỏi trên cần phải có sự nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và cụ thể cả về lý luận và thực 2 tiễn. Đó là lý do để NCS chọn vấn đề “Hủy phán quyết trọng tài” làm đề tài cho Luận án Tiến sĩ Luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hủy PQTT và nêu ra những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về hủy PQTT cùng những vướng mắc trong quá trình áp dụng, Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về hủy PQTT và đưa ra những kiến nghị nhằm hạn chế và giảm thiểu tình trạng hủy PQTT tại Việt Nam trong thời gian tới. Để đạt được mục đích nêu trên, Luận án có các nhiệm vụ cụ thể dưới đây: - Làm rõ những vấn đề lý luận về hủy PQTT; - Tìm hiểu các quy định của pháp luật một số nước về hủy PQTT; - Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về hủy PQTT; - Phân tích để làm rõ nguyên nhân vì sao tình trạng tòa án hủy PQTT ngày càng gia tăng tại Việt Nam trong những năm gần đây; - Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hủy PQTT và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm một mặt vừa hạn chế và giảm thiểu tình trạng hủy PQTT, mặt khác phát huy những tác động tích cực do việc hủy PQTT đem lại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến hủy PQTT, đặc biệt là nguyên nhân thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ hủy PQTT, trình tự, thủ tục hủy PQTT và hệ quả pháp lý của việc hủy PQTT. Luận án cũng phân tích các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia khác về hủy PQTT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, trong khuôn khổ của một Luận án tiến sĩ, nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung phân tích 04 vấn đề sau đây: (i). Một số vấn đề cơ bản về hủy PQTT (khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân hủy PQTT); (ii). Căn cứ hủy PQTT; (iii). Trình tự, thủ tục hủy PQTT; 3 (iv). Hệ quả pháp lý của việc hủy PQTT. Về không gian, Luận án tìm hiểu các quy định của pháp luật một số nước theo Common law và Civil law về hủy PQTT. Trong số các nước thuộc Common law, Luận án nghiên cứu pháp luật về hủy PQTT của Hoa Kỳ, Anh, Ấn Độ...; với các nước thuộc Civil law, Luận án nghiên cứu pháp luật của Pháp, Bỉ,... Về thời gian, khi đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về hủy PQTT, Luận án lấy mốc từ năm 2003 - năm Việt Nam ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 (“Pháp lệnh TTTM 2003”) - cho đến hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận án là sự kết hợp của các phương pháp pháp lý truyền thống, phương pháp so sánh luật học và phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Tùy từng chương, mỗi phương pháp sẽ được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác hoặc được sử dụng với vai trò chủ đạo phù hợp nội dung nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của Luận án Luận án có những điểm mới sau đây: Thứ nhất, đây là Luận án Tiến sĩ Luật học đầu tiên nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hủy PQTT và pháp luật về hủy PQTT. Thứ hai, Luận án đã phân tích những bất cập và những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về hủy PQTT, đặc biệt là những bất cập và những khó khăn trong việc áp dụng các quy định về căn cứ hủy PQTT và trình tự, thủ tục hủy PQTT. Thứ ba, Luận án nghiên cứu pháp luật về hủy PQTT của một số nước thuộc Common law (Hoa Kỳ, Anh…) và Civil law (Pháp, Bỉ…) nhằm một mặt để so sánh với pháp luật của Việt Nam, mặt khác để có cơ sở xây dựng luận cứ khoa học khi đề xuất kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hủy PQTT. Thứ tư, Luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hủy PQTT. 4 6. Kết cấu của Đề tài Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án gồm 05 Chương: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến Luận án Chương 2. Tổng quan về hủy phán quyết trọng tài Chương 3. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài Chương 4. Trình tự, thủ tục hủy phán quyết trọng tài Chương 5. Hệ quả pháp lý của việc hủy phán quyết trọng tài Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Ở nước ngoài, trong số các các công trình nghiên cứu về trọng tài, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hủy PQTT, tiêu biểu có công trình của các tác tác giả sau đây: Công trình của tác giả Allan H. Goodman - Luật sư, Thẩm phán Cục Dịch vụ Chung của Hoa Kỳ, Ban Kháng án Hợp đồng – có tên gọi: “Kỹ năng cơ bản cho trọng tài viên mới” (NXB Solomon Publications 1975, tái bản năm 1985); công trình có tên gọi: “Law and Practice of International Commercial Arbitration” của 04 tác giả là Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackgary và Constantine Partasides (do NXB Sweet & Maxwell tại London xuất bản năm 1986, tái bản lần thứ 4 năm 2004); công trình nghiên cứu có tên gọi: “Choice of law in international commecial arbitrantion” của tác giả Okezi Chukwumerjie (NXB Quorum Books, Westport 1994); công trình của các tác giả Mark Huleatt-James, Nicolas Gould, Phillip Capper có tên gọi: “International Commercial Arbitration: a handbook” (NXB LLP London 1996); năm 2009, công trình của tác giả Gary B. Born có nhan đề: “International commercial arbitration”, 5 bao gồm 02 phần: Phần thứ nhất nghiên cứu về lịch sử hình thành trọng tài TMQT và phần thứ hai phân tích về hoạt động giải quyết các tranh chấp về hợp đồng quốc tế của trọng tài quốc tế, trong đó nhấn mạnh về thủ tục tố tụng khi tranh tụng tại các tổ chức trọng tài TMQT. Bên cạnh các công trình nghiên cứu kể trên, còn có rất nhiều tác giả, nhà nghiên cứu pháp luật đã có những bài viết đăng trên các tạp chí liên quan đến vấn đề hủy PQTT. Có thể kể đến công trình: “Trọng tài và Toà án quốc gia – Xung đột và hợp tác: Mối quan hệ đang thay đổi giữa Toà án quốc gia và trọng tài thương mại quốc tế” (Arbitration and National Courrts: Conflict and Cooperation: The Changing Relation of National Courrts and International Commercial Arbitration) của 02 tác giả W. Michael Reisman và Heide Iravani đăng trên Tạp chí Hoa Kỳ về Trọng tài quốc tế (The American Review of International Arbitration) năm 2010; công trình Nơi giao nhau giữa tính hợp pháp và quyền năng trọng tài (At the crossroads of ligitimacy and arbitral autonnomy) đăng trên Tạp chí Hoa Kỳ về Trọng tài quốc tế (The American Review of International Arbitration) năm 2005 của tác giả Thomas E. Carbonneau; liên quan đến pháp luật Châu Á về vấn đề hủy PQTT, năm 2001, tác giả Li Hu có bài viết với nhan đề “Hủy phán quyết trọng tài ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” (Setting Aside an Arbitral Award in the People's Republic of China) đăng trên Tạp chí Hoa Kỳ về Trọng tài quốc tế (The American Review of International Arbitration)… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đã phân tích một cách tổng quan về hoạt động tố tụng trọng tài, hủy PQTT cũng như công nhận và thi hành PQTT. Tuy nhiên, các bài viết này chỉ nghiên cứu hủy PQTT như một bộ phận trong các công trình nghiên cứu chung về trọng tài mà chưa nghiên cứu vấn đề này một cách độc lập cũng như chưa đề ra được cách giải quyết cụ thể trong trường hợp một bên không thiện chí thi hành PQTT, cố tìm cách yêu cầu hủy phán quyết. Mặc dù vậy, đây là các tài liệu rất quý, giúp NCS có cơ sở tham khảo để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hủy PQTT 6 cũng như các quy định của pháp luật về hủy PQTT nhằm thực hiện Luận án của mình. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu hay sách chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hoàn chỉnh về vấn đề “Hủy phán quyết trọng tài”. Mặc dù vậy, vẫn có một số công trình nghiên cứu đơn lẻ về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hủy PQTT. Có thể kể đến như: Bài viết của tác giả Dương Thanh Mai “Mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Trọng tài” đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12 năm 1997; bài viết của tác giả Dương Đăng Huệ “Trọng tài kinh tế phi chính phủ ở Việt Nam: Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nó” đăng trên Thông tin Khoa học pháp lý (Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp) số 5 năm 1999; bài viết của tác giả Nguyễn Am Hiểu có nhan đề “Một số đặc điểm của pháp luật Trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5 năm 1997… Gần đây nhất, có các bài viết của tác giả Đỗ Văn Đại, cụ thể: bài viết tham luận Hội thảo “Hủy phán quyết trọng tài ở Việt Nam” vào năm 2015; bài viết “Hủy phán quyết trọng tài ở việt Nam: bất cập và hướng hoàn thiện”, trình bày trong Kỷ yếu tọa đàm “Hủy phán quyết trọng tài” ngày 20 tháng 01 năm 2015 do Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức cùng TAND Tp. Hồ Chí Minh và Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. 1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu Về vấn đề hủy PQTT, các công trình nghiên cứu trên đã nêu và phân tích một số vấn đề lý luận về hủy PQTT, như mục đích và ý nghĩa của việc hủy PQTT; căn cứ hủy PQTT; thủ tục và quy trình hủy PQTT; vấn đề hủy PQTT quốc tế; một số quan điểm luận giải cho việc một PQTT đã bị hủy bởi tòa án nơi trọng tài đưa ra phán quyết có thể được thi hành bởi Tòa án ở một nước khác. Tuy nhiên, các công trình kể trên vẫn còn bỏ ngỏ một số vấn đề sau: 7 - Chưa đi sâu phân tích để làm rõ bản chất và mục đích của hủy PQTT; chưa phân tích ảnh hưởng (tích cự và tiêu cực) của việc hủy PQTT đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động của trọng tài và đến bản thân các bên tranh chấp cũng như các trọng tài viên (TTV). - Chưa phân tích những bất cập của pháp luật Việt Nam về hủy PQTT, đặc biệt là những bất cập trong các quy định về căn cứ hủy PQTT và trình tự, thủ tục hủy PQTT. - Chưa nêu bật những khó khăn, những vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về hủy PQTT. - Chưa phân tích để làm rõ nguyên nhân vì sao tình trạng hủy PQTT ngày càng gia tăng tại Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi ban hành Luật TTTM 2010 cho đến nay và hệ quả pháp lý của hủy PQTT để từ đó có căn cứ đề xuất giải pháp cụ thể và có tính khả thi nhằm giảm thiểu tình trạng này trong thời gian tới. - Chưa nghiên cứu pháp luật về hủy PQTT của một số nước nhằm có cơ sở so sánh với pháp luật của Việt Nam và chưa đề xuất giải pháp vận dụng kinh nghiệm các nước trong việc hoàn thiện pháp luật về hủy PQTT. Đây cũng là những vấn đề mà Luận án phải tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề này cả về lý luận và thực tiễn. Từ những trình bày ở trên, có thể khẳng định đây là Luận án Tiến sĩ Luật học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu vấn đề về hủy PQTT. 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu Những câu hỏi đó là: Thứ nhất, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về hủy PQTT? PQTT có thể bị hủy dựa trên những căn cứ nào? Trình tự, thủ tục và thời gian hủy PQTT được quy định cụ thể như thế nào? Chính sách của Nhà nước đối với PQTT nói riêng và hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại (“TTTM”) nói chung có ảnh hưởng gì đến vấn đề hủy PQTT hay không? Việc hủy PQTT có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường kinh doanh, môi trường pháp 8 lý của Việt Nam và có tác động như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp của trọng tài, của các bên tranh chấp và của các TTV? Thứ hai, các quy định về hủy PQTT trong pháp luật hiện hành có những bất cập gì? Từ những bất cập trong pháp luật hiện hành dẫn đến thực tiễn áp dụng các quy định này có những khó khăn, vướng mắc gì cần phải tháo gỡ? Thứ ba, tòa án có vai trò, vị trí như thế nào trong việc hủy PQTT? Liệu trọng tài có thực sự được xem là cơ chế hỗ trợ đắc lực cho tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các PQTT bị hủy nhiều trong những năm gần đây? Có hay không sự can thiệp bất hợp lý của tòa án vào quá trình tố tụng của trọng tài và ra PQTT? Có cần thiết xây dựng thiết chế giám sát việc tòa án hủy PQTT hay không? Thứ tư, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm gì từ các nước để hạn chế tình trạng gia tăng việc hủy PQTT cũng như việc hủy PQTT không đúng như hiện nay? Từ những kinh nghiệm đó có thể đưa ra những giải pháp cụ thể nào đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về hủy PQTT? 1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết nghiên cứu thứ nhất: Phải chăng ở Việt Nam vẫn tồn tại một tư duy thiếu thiện chí về trọng tài và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tư duy này có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng hủy PQTT? Ảnh hưởng của chính sách tư pháp đối với hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong những năm gần đây chưa tương xứng với những kỳ vọng đặt ra. Việc tối ưu hóa PQTT chưa được pháp luật bảo vệ bằng những quy định, chế định cụ thể. - Giả thuyết nghiên cứu thứ hai: Phải chăng những quy định về hủy PQTT hiện nay còn có những bất cập, những lỗ hổng và đó chính là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng hủy PQTT. - Giả thuyết nghiên cứu thứ ba: Tòa án nên có vai trò như thế nào trong việc hủy PQTT? Phải chăng sự thiếu chia sẻ và sự can thiệp thái quá của tòa án trong việc hủy PQTT cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hủy PQTT ngày càng gia tăng. Có hay không sự 9 cạnh tranh không lành mạnh giữa tòa án và trọng tài dẫn đến sự can thiệp không phù hợp của tòa án đối với việc thi hành và hủy PQTT. - Giả thuyết nghiên cứu thứ tư: Việt Nam có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm của các nước để hạn chế tình trạng hủy PQTT đang ngày một gia tăng? Kết quả nghiên cứu: Trên cơ sở luận giải cho những giả thuyết nghiên cứu ở trên và chỉ ra những điểm bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về hủy PQTT cũng như làm rõ những khó khăn, những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng đồng thời tham khảo kinh nghiệm của các nước trong vấn đề này, Luận án đưa ra các luận cứ khoa học và các đề xuất cụ thể để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hủy PQTT và qua đó góp phần, một mặt làm giảm tình trạng hủy PQTT trong thời gian tới, đảm bảo giá trị hiệu lực, tính khả thi của PQTT, mặt khác tăng cường niềm tin của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài trong việc giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại tại các Trung tâm trọng tài ở Việt Nam. 1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu Luận án dựa trên cơ sở lý thuyết liên ngành khoa học xã hội, đó là mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và kinh tế, giữa cái chung và cái riêng, giữa ý thức xã hội và các tồn tại xã hội. Ngoài ra, Luận án cũng dựa trên cơ sở lý thuyết của ngành luật học, đó là lý thuyết về vai trò của Nhà nước, của cơ quan công quyền (như tòa án trong Luận án này); về nhà nước pháp quyền, về mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước (chuyên chính giai cấp), cụ thể là quyền tư pháp (trong Luận án này) với việc bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân (quyền của các bên tranh chấp, của trọng tài trong Luận án này). Bên cạnh đó, các cơ sở lý thuyết của pháp luật chuyên ngành cũng được Luận án chú trọng, cụ thể gồm: lý thuyết pháp luật, lý thuyết pháp lý Mác-xít, lý thuyết luật học phê phán… 1.2.4. Hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu cụ thể những quy định của pháp luật về hủy PQTT và thực tiễn thực thi hành ở Việt Nam. Khi nghiên cứu vấn đề hủy PQTT, Luận án phân tích, từ góc độ luật kinh tế, cả cơ 10 sở lý luận và cả thực tiễn áp dụng pháp luật về hủy PQTT, làm rõ việc hủy PQTT có những ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, của các tổ chức trọng tài và của xã hội. Luận án cũng phân tích từ góc độ pháp luật kinh tế, có so sánh, pháp luật của một số nước và cả thực tiễn hủy PQTT tại các nước đó để có cơ sở đánh giá về thực trạng pháp luật Việt Nam về hủy PQTT. Chương 2 TỔNG QUAN VỀ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI 2.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của việc hủy phán quyết trọng tài 2.1.1. Khái niệm về phán quyết trọng tài và hủy phán quyết trọng tài 2.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của phán quyết trọng tài Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010: “Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng Trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài”. Với khái niệm này, PQTT có một số đặc điểm sau: - PQTT là quyết định giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài của Hội đồng trọng tài (“HĐTT”). - PQTT là chung thẩm và có hiệu lực ràng buộc đối với các bên. - PQTT không thể được trình bày một cách tùy tiện mà phải tuân theo một quy định chung về hình thức văn bản cũng như nội dung theo quy định của pháp luật. 2.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hủy phán quyết trọng tài Hủy PQTT là một chế định của pháp luật TTTM, theo đó, một trong các bên tranh chấp được quyền yêu cầu tòa án bác PQTT nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp bị hủy theo quy định của pháp luật. Hủy PQTT có một số đặc điểm dưới đây: - PQTT có giá trị chung thẩm. - PQTT chỉ có thể bị hủy nếu thỏa mãn các quy định liên quan đến căn cứ hủy PQTT theo quy định của pháp luật TTTM. - Việc hủy PQTT phải tuân theo một trình tự và thủ tục chặt chẽ 11 do pháp luật quy định. - Cùng với quyết định hủy PQTT của tòa án, hàng loạt hệ quả sẽ phát sinh liên quan đến rất nhiều đối tượng như các bên tranh chấp, tổ chức trọng tài, HĐTT hoặc TTV duy nhất giải quyết vụ việc… 2.1.2. Bản chất và ý nghĩa của hủy phán quyết trọng tài Bản chất của việc hủy PQTT là PQTT đó sẽ bị hủy bỏ và không có hiệu lực thi hành đối với các bên tranh chấp. Ý nghĩa tích cực của việc hủy PQTT thể hiện ở chỗ việc hủy PQTT buộc tòa án phải cẩn trọng xem xét lại PQTT, xem xét kỹ đơn đề nghị hủy, xem xét từng căn cứ hủy và nếu PQTT đã vi phạm pháp luật, tức là có đủ căn cứ để tuyên hủy thì tòa án phải tuyên hủy PQTT. Tuy nhiên, việc hủy PQTT cũng có ý nghĩa tiêu cực: Với những PQTT bị hủy bỏ toàn bộ, việc hủy bỏ PQTT sẽ có tác động tiêu cực trước hết là đối với bên thắng kiện, cũng tức là bên mà khi PQTT được thực thi sẽ có lợi cho họ, bởi vì điều mà họ chờ đợi khi PQTT được thi hành sẽ không còn và nếu muốn bảo vệ quan điểm của mình thì họ lại phải bắt đầu một thủ tục mới kéo dài, tốn kém về cả thời gian và công sức là khởi kiện ra tòa án và điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: phá vỡ chiến lược và kế hoạch kinh doanh, xáo trộn về công việc, ách tắc về tài chính… uy tín và thương hiệu bị ảnh hưởng. 2.2. Nguyên nhân của việc hủy phán quyết trọng tài 2.2.1. Do bất cập của pháp luật Là một chế định của pháp luật về trọng tài, các quy định của pháp luật về hủy PQTT được ban hành liên quan đến hiệu lực của PQTT, căn cứ hủy PQTT, thủ tục hủy PQTT… và những quy định này được đặt trong mối quan hệ mật thiết với các quy định về thẩm quyền của trọng tài và của HĐTT; các quy định về hình thức và nội dung của TTTT; các quy định về TTTT vô hiệu; các quy định về quy trình và tố tụng trọng tài…, do đó việc quy định không rõ ràng, không đầy đủ hay thiếu cụ thể về những vấn đề này cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng yêu cầu hủy PQTT và cũng là nguyên nhân khiến cho tòa án dễ dàng tùy tiện hủy PQTT do việc xem xét căn cứ hủy PQTT trở nên 12 khó khăn trong thực tiễn áp dụng. 2.2.2. Do xung đột lợi ích của các bên tranh chấp Trong thực tế, không ít trường hợp bên thua kiện không tự nguyện thi hành PQTT, ngược lại, họ tìm mọi cách để yêu cầu tòa án hủy PQTT với hy vọng rằng PQTT sẽ bị hủy và như vậy họ sẽ thoát khỏi việc phải thi hành PQTT mà PQTT đó bất lợi cho mình. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bên thắng kiện muốn hủy PQTT. Đó là khi mà họ không hài lòng với PQTT được tuyên vì cho rằng lợi ích của mình vẫn chưa được bù đắp thỏa đáng theo quan điểm của họ so với bên thua kiện. Cuối cùng, cũng không loại trừ trường hợp cả hai bên, cả bên thắng và bên thua đều không thỏa mãn với PQTT và do đó, cả hai bên đều tìm cách để hủy PQTT với hy vọng tìm kiếm một cơ chế bảo vệ tốt hơn lợi ích của mình. Như vậy, chính sự xung đột về lợi ích của các bên tranh chấp là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng yêu cầu hủy PQTT. 2.2.3. Do năng lực chuyên môn của thẩm phán và trọng tài viên Về năng lực chuyên môn của TTV. Hiện nay, nội dung, hình thức cũng như chất lượng của PQTT phụ thuộc vào trình độ, sự hiểu biết, kỹ năng cũng như năng lực của TTV. Một cách tổng quan nhất, năng lực chuyên môn của TTV được đánh giá thông qua các tiêu chuẩn nhất định, như tiêu chuẩn về đạo đức, tiêu chuẩn về trình độ và kỹ năng, tiêu chuẩn về kinh nghiệm. Điều này đặt ra yêu cầu là TTV phải đáp ứng các tiêu chuẩn để làm TTV. Như vậy, nếu TTV không đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức, về tính độc lập, vô tư của TTV hoặc không thực hiện nghĩa vụ giải trình để chứng minh về sự vô tư của mình thì đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hủy PQTT và là nguyên nhân chủ quan do bản thân TTV gây ra. Năng lực chuyên môn của thẩm phán cũng là một trong những nguyên nhân của hủy PQTT, bởi vì nếu các thẩm phán không am hiểu về trọng tài, pháp luật về trọng tài và đặc thù của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài thì việc hủy PQTT có thể sẽ được xem xét một cách không thỏa đáng. 13 Bên cạnh đó, khi bên bị thua kiện trong PQTT cố tình tìm cách để yêu cầu hủy PQTT đối với những PQTT bất lợi cho họ bị hủy, họ sẽ tìm mọi cách tiếp cận với thẩm phán và có thể sử dụng cả nghệ thuật “đi đêm”, điều này cũng sẽ đẩy các thẩm phán vào tình trạng “khó” và từ đó ảnh hưởng đến việc ra quyết định hủy PQTT. Ngoài ra, có một vấn đề liên quan đến nguyên nhân chủ quan, đó là về nhận thức của thẩm phán. Ví dụ, ở Việt Nam vẫn tồn tại tình trạng là thẩm phán không thiện chí với trọng tài, không thiện chí với HĐTT, với các TTV vì cho rằng trọng tài ra đời sẽ cản trở việc giải quyết tranh chấp tại tòa án, đặc biệt là tranh chấp trong KDTM và do đó trong tư duy và nhận thức của thẩm phán thiên về hủy PQTT hơn là phải xem xét để nó không bị hủy. 2.3. Pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài 2.2.4. Khái niệm về pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài Hủy PQTT là một chế định đặc biệt trong pháp luật trọng tài. Đặc biệt vì dù nằm trong luật trọng tài nhưng nó lại đưa ra các quy định liên quan đến tòa án theo hướng trao khá nhiều quyền cho tòa án trong việc hủy PQTT: tòa án có thẩm quyền xem xét đơn yêu cầu hủy PQTT; tòa án có thẩm quyền ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ PQTT; tòa án có quyền trả lại PQTT để các TTV xem xét lại… Như vậy, chế định này đóng vai trò quan trọng không thể thiếu và trở thành nội dung quan trọng của pháp luật trọng tài. Đó là các quy định về hủy PQTT, cũng tức là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến việc hủy PQTT. Như vậy, pháp luật điều chỉnh hủy PQTT là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hủy PQTT. Đó là quan hệ giữa tòa án (bộ máy tư pháp của Nhà nước) với trọng tài (tổ chức phi nhà nước); giữa HĐTT, các TTV với các thẩm phán; giữa tòa án, trọng tài, thẩm phán, HĐTT, các thẩm phán và các TTV với các bên tranh chấp. Đây là những quan hệ có liên quan đến nhiều vấn đề của hủy PQTT đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh nhằm tạo khung pháp luật phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài nói chung và hủy PQTT nói riêng. 14 2.2.5. Đặc điểm của pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài. Pháp luật điều chỉnh hủy PQTT có hai đặc điểm chủ yếu dưới đây: Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài là lĩnh vực luật tư. Thứ hai, pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài là luật hình thức. 2.3. Nội dung của pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài Nội dung của pháp luật điều chỉnh hủy PQTT bao gồm hệ thống các quy định về hủy PQTT. Đó là các quy định về căn cứ hủy PQTT; về thẩm quyền của trọng tài và HĐTT; về thỏa thuận trọng tài (TTTT) vô hiệu; về quyền yêu cầu hủy PQTT của các bên; về hình thức, nội dung và thời hạn nộp đơn yêu cầu hủy PQTT; về quy trình, thủ tục hủy PQTT; về quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu hủy PQTT; về tòa án có thẩm quyền hủy PQTT và những quy định về quyền, nghĩa vụ của tòa án trong việc hủy PQTT… Như vậy, nội dung của pháp luật về hủy PQTT bao gồm nhiều vấn đề với nhiều quy định cụ thể và đa dạng. Chương 3 CĂN CỨ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI 3.1. Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu Từ những phân tích về điểm tích cực và hạn chế trong quy định về căn cứ hủy PQTT do không có TTTT hoặc TTTT vô hiệu cũng như thực tiễn thực thi căn cứ này tại Việt Nam trong thời gian qua, NCS đề xuất 03 giải pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ hủy PQTT này. Thứ hai, bổ sung cơ chế giám sát tòa án trong việc hủy PQTT Thứ ba, có chế tài xử lý đủ mạnh về kinh tế để loại bỏ và hạn chế tình trạng thẩm phán vận dụng sai các quy định của pháp luật về hủy PQTT. 15 3.2. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài 3.2.1. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài Căn cứ này được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010. Tuy nhiên, Luật TTTM 2010 không hướng dẫn cụ thể những tranh chấp như thế nào sẽ không thuộc thẩm quyền của HĐTT. Kiến nghị: Cần phải sửa lại Nghị quyết 01/2014 theo hướng loại bỏ sự “dẫn chiếu qua lại”, thay vào đó là nên đưa ra hướng dẫn cụ thể bằng cách chỉ rõ những trường hợp như thế nào được coi là không thuộc thẩm quyền của trọng tài, của HĐTT. 3.2.2. Phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị hủy Đây là căn cứ hủy PQTT mới được đưa vào Luật TTTM 2010 và tác giả cho rằng quy định này phù hợp với thực tiễn vì một mặt, nó mở rộng thêm căn cứ hủy PQTT để các bên tranh chấp yêu cầu mặt khác, nó cũng buộc các TTV phải nâng cao kỹ năng và cẩn trọng khi công bố PQTT, bởi vì nếu PQTT có nội dung không thuộc thẩm quyền của HĐTT thì nội dung đó sẽ bị hủy. 3.3. Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái quy định của pháp luật 3.3.1. Thành phần Hội đồng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với quy định của Luật Trọng tài thương mại Căn cứ này được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010 và được giải thích cụ thể tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 01/2014. Theo đó, PQTT bị hủy trong trường hợp các bên có thỏa thuận về thành phần HĐTT, quy tắc tố tụng trọng tài nhưng HĐTT thực hiện không đúng thỏa thuận của các bên hoặc HĐTT thực hiện không đúng quy định Luật TTTM 2010 mà tòa án xét thấy đó là 16 những vi phạm nghiêm trọng và cần phải hủy nếu HĐTT không thể khắc phục được hoặc không khắc phục theo yêu cầu của tòa án. Vấn đề đặt ra là thế nào là vi phạm nghiêm trọng? Quy định hiện hành không có sự giải thích rõ ràng và việc xem xét đến tính nghiêm trọng của sự vi phạm sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án. Điều này sẽ cho phép tòa án được “tự do” xác định, nếu tòa án “xét thấy” vi phạm đó là nghiêm trọng thì đó sẽ là “vi phạm nghiêm trọng” mà không có một căn cứ “trực quan” nào nên cũng sẽ dễ tạo cơ sở để tòa án có thể lạm quyền. Kiến nghị: Từ những phân tích này, tác giả đề xuất giải pháp sửa đổi Luật TTTM 2010 như của Pháp và kiến nghị bổ sung vào điểm b khoản 2 Điều 68 nội dung cụ thể như sau:“Nếu thành phần của HĐTT được thực hiện phù hợp với thỏa thuận của các bên nhưng trái với quy định của Luật TTTM 2010 (tức TTTT trái với quy định của pháp luật) và điều này có ảnh hưởng tới PQTT thì đây là căn cứ để hủy PQTT”. 3.3.2. Thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái quy định của Luật Trọng tài thương mại Căn cứ này được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010. Một số thủ tục tố tụng trọng tài thường bị vi phạm trong thực tế và là căn cứ để PQTT phổ biến hiện nay có thể kể đến như: thông báo của HĐTT gửi cho bị đơn không phải là giấy triệu tập hay việc tống đạt văn bản của HĐTT bị tòa án cho là “chưa hợp lệ”; việc triệu tập người làm chứng tham gia tố tụng trọng tài; việc đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng tố tụng… Thông qua việc phân tích một số vụ việc thực tiễn có liên quan đến hủy PQTT do thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận các bên hoặc trái luật, Luận án cũng đã phần nào làm rõ hơn thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về vấn đề này cũng như phân tích một số nguyên nhân của tình trạng này trong thực tế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan